Giai đoạn Đệ tứ (Q):

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 28)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÀ VỎ PHONG HÓA

4.3.3-Giai đoạn Đệ tứ (Q):

Đầu Đệ tứ, các dãy núi, sơn nguyên, thung lũng về cơ bản đã được hình thành với bình đồ chung như ngày nay. Các thung lũng chia cắt phá hủy các dãy núi, sơn nguyên hoàn thành trắc diện dọc theo các thung lũng cấp lớn, phát triển các thềm và bãi bồi. Các

quá trình xâm thực và tích tụ, xảy ra quá trình phun trào vào Pleistocen giữa. Phong hóa cơ học và hóa học phát triển. Có thể chia 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ Pleistocen sớm (Q11):

Địa hình nâng cao 200-400 m, pediment hóa san bằng, tạo đồng bằng bóc mòn Krông Pha (An Sơn) và các bề mặt bóc mòn dọc thung lũng, cao tương đối 50-100 m. Phát triển vỏ phong hóa cơ học, kiểu vỏ sialit, sialferit chứa kaolin và các mảnh vụn đá.

+ Thời kỳ Pleistocen giữa-muộn (Q12-3):

Phun trào Pleistocen giữa gồm bazan dày 50-100 m trên các vùng Đức Trọng, Cam Ly, Đà Lạt. Địa hình nâng cao thêm 20-30 m, xâm thực tích tụ tạo bậc thềm III trong các thung lũng Đa Queyon, Cam Ly, Đa Nhim,… Các thung lũng khác vẫn phát triển xâm thực bóc mòn. Trong các tích tụ thềm có vàng, casiterit, saphir,…

+ Thời kỳ Pleistocen muộn (Q13):

Phun trào Pleistocen muộn gồm bazan có địa hình nâng cao. Quá trình xâm thực tích tụ tạo bậc thềm II trong các thung lũng Đa Queyon, Cam Ly, Đa Nhim,… Các thung lũng khác vẫn phát triển xâm thực bóc mòn.

+ Thời kỳ Holocen (Q2):

Núi, cao nguyên, sơn nguyên vẫn phát triển quá trình xâm thực bóc mòn. Dọc thung lũng phát triển hệ thống thềm bậc I và bãi bồi, tích tụ dày 10 m. Trong các tích tụ có kèm một số khoáng sản kim loại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 28)