Thềm xâm thực tích tụ của sông:

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 25)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÀ VỎ PHONG HÓA

4.2.2.8-Thềm xâm thực tích tụ của sông:

+ Thềm xâm thực tích tụ bậc IV tuổi Pleistocen sớm (aQ11): dọc thung lũng sông Đa Queyon, thềm IV cao 35-50 m, bị chia cắt rửa trôi tạo thành các đồi thấp lượn sóng. Phía nam cầu Đại Ninh, thềm gồm sét bột, cát sạn màu trắng loang lổ nâu chứa ilmenit, zircon, leucoxen, monazit, anata và saphir (2 hạt/10dm3). Ở Pang Tiên (Đà Lạt) thềm IV có độ cao 100 m, gồm cát cuội sạn màu nâu vàng dày 0,5 m. Thềm cắt vào bề mặt san

bằng Pliocen muộn. Ở Cam Ly thềm này bị bazan Pleistocen giữa và thềm III cắt, tạo vách.

+ Thềm xâm thực tích tụ bậc III (aQ13): chủ yếu ở các thung lũng: Cam Ly, Da Tan, Đa Nhim, Đa Queyon, Ma Nôi. Theo đặc điểm tân kiến tạo có thể phân biệt:

- Thung lũng sông Cam Ly: thềm tạo thành dải hẹp (5-50 m), kéo dài (1-1,5 km) ở Thái Phiên, Chi Lăng, Hồ Xuân Hương, Mang Ling; độ cao thềm tương đối 8-15 m; chiều dày tích tụ 2-7 m. Cấu tạo thềm ở Chi Lăng, gồm: phần trên là sạn cát sét dày 1,8 m; phần dưới là dăm sạn cát sét chứa casiterit (5-8 g/dm3), dày 2 m. Cấu tạo ở đập Mang Ling, gồm: phân bố trên lớp cát bột sét màu đỏ dày 5,5 m là lớp bột sét cát màu trắng dày 1,5 m (có thể chứa vàng và laterit).

- Thung lũng sông Đa Nhim và sông Đa Queyon: thềm rộng 20-50 m, kéo dài vài trăm mét đến 4 km; tạo dải không liên tục ở hai bên thung lũng; độ cao tương đối 10-26 m, tích tụ dày 4-11 m. Cấu tạo thềm gồm: phần trên là bột sét cát sạn loang lổ dày 1-10m; phần dưới là cuội dăm sạn dày 0,5-4,0 m. Ở cầu Đại Ninh, thềm chứa saphir. Ở thung lũng Đa Queyon chứa vàng (0,1-2,5 mg/10cm3). Ở thung lũng sông Ma Nôi, thềm rộng vài chục mét đến 1,5 km; cao tương đối 8-12 m; tích tụ thềm dày 1-6 m; cấu tạo gồm: phần trên là bột sét cát sạn dày 0,5-2,0 m, phần dưới là cuội sạn cát dày 0,3-4,0 m. Thềm III này cắt vào thềm IV (35-40 m) và bị thềm II cắt.

* Địa hình tích tụ: phân bố nơi các thung lũng sông suối và rìa trũng kiến tạo xâm thực. Theo nguồn gốc, gồm có:

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 25)