Đất ngập nước có nguồn gốc bưng sau đê của sông Đồng Nai và phụ lưu

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 39)

TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU

5.2.1-Đất ngập nước có nguồn gốc bưng sau đê của sông Đồng Nai và phụ lưu

Đây là các trầm tích sông - đầm lầy hoặc đầm lầy, than bùn,… phát triển trên bưng sau đê ở dọc hai bên sông Đồng Nai và một số nhánh sông lớn phụ lưu sông Đồng Nai như La Ngà, Đa Nhim,…. Ở hạ lưu sông, bưng sau đê có đáy là biển nông ven bờ, còn ở phần trung lưu về thượng lưu, thường có đáy là đầm lầy hoặc trên nền đá gốc phong hóa. Nước trong than bùn hay đầm lầy là nước ngọt.

Kết quả phân tích bào tử phấn hoa của một mẫu đầm lầy - than bùn ở bưng sau đê cho thấy tỉ lệ phần trăm của ba thành phần chính như sau:

- Bào tử dương xỉ : 38 %

- Phấn hoa hạt trần : 2 %

- Phấn hoa hạt kín : 60 %

Bào tử dương xỉ chiếm số lượng nhỏ với các đại biểu: Ráng đại, Ráng vi quần. Đặc biệt phong phú các đại biểu không xác định chi thuộc họ Polypodiaceae.

Phấn hoa hạt kín thường gặp thuộc về các họ: Hoà thảo, họ Cói, họ Sim.

Tóm lại, thực vật tạo than của than bùn bưng sau đê chủ yếu là thực vật Dương xỉ và các đại biểu thuộc các họHòa thảo, họ Cói, họ Sim.

* Các khu vực tiêu biểu:

Sông Đồng Nai thuộc tỉnh Lâm Đồng có các đoạn sông tiêu biểu, khá phát triển đơn vị trầm tích bưng sau đê (hay trầm tích sông - đầm lầy) và trầm tích sông tuổi Holcen ở các đoạn:

- Sông Đa Nhim (đoạn dưới đập Đa Nhim đến xã Lạc Lâm, huyện Lạc Dương) có diện phân bố trầm tích sông và sông - đầm lầy dọc hai bên sông kéo dài hơn 20 km, chiều rộng thung lũng sông nơi hẹp nhất khoảng vài trăm mét, nơi rộng nhất hơn 2 km.

- Sông Đồng Nai (đoạn cát Tiên đến Đạ Huoai) có trầm tích sông và sông - đầm lầy phân bố dọc hai bên sông kéo dài khoảng gần 40 km, nơi hẹp nhất khoảng vài trăm mét, nơi rộng nhất đến khoảng 4 km (khu vực huyện Cát Tiên).

Đây là 2 đoạn sông mang ảnh hưởng kiến tạo, bị sụt tương đối so với vùng lân cận. Do đó, mực gốc địa phương (hay mực xâm thực cơ sở) được nâng cao, làm sông phát triển mạnh quá trình xâm thực ngang. Kết quả là sông mở rộng lòng sông và bãi bồi cũng như các trũng đầm lầy sau đê. Trầm tích đầm lầy thường là sét chứa nhiều hữu cơ hoặc than bùn hoặc sét than.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 39)