1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm địa mạo động lực tỉnh lâm đồng

24 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 329 KB

Nội dung

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT, NHỮNG VÙNG CÓ NGUY CƠ NỨT ĐẤT, TRƯỢT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂM NGỪA, KHẮC PHỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN ĐỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỘNG LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG TP HỒ CHÍ MINH, 2010 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT, NHỮNG VÙNG CÓ NGUY CƠ NỨT ĐẤT, TRƯỢT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂM NGỪA, KHẮC PHỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN ĐỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỘNG LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN VIỆN ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN TP HỒ CHÍ MINH TP HỒ CHÍ MINH, 2010 MỞ ĐẦU Tỉnh Lâm Đồng là vùng núi và cao nguyên thuộc miền nâng tân kiến tạo. Những nét lớn của địa hình được phản ánh qua đặc điểm các kiến trúc hình thái: Khối núi – dãy núi; Bình sơn nguyên – Cao nguyên và thung lũng. Địa hình hiện tại của khu vực nghiên cứu là kết quả tác động tương hỗ của quá trình nội sinh và ngoại sinh nâng hạ tân kiến tạo, bóc mòn và tích tụ. động lực Địa mạo động lực là một trong các chuyên đề nghiên cứu về các tai biến địa chất, do đó nghiên cứu đặc điểm địa mạo động lực là nghiên cứu các tai biến địa chất môi trường mà chủ yếu là các nguy cơ tai biến, bao gồm các hiện tượng đã và đang xảy ra như nứt đất, trượt lở, sụp đổ đất đá, tai biến do lũ quét. Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tai biến địa chất, những vùng có nguy cơ nứt đất, trượt lở đất, lũ quét và các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ”sẽ tiến hành nghiên cứu chuyên đề: Địa mạo động lực tỉnh Lâm Đồng. Mục tiêu, nhiêm vụ và cơ sở pháp lý cũng như cơ sở khoa học của chuyên đề dịa mạo động lực như sau: 1. Mục tiêu và nhiệm vụ. a. Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm địa mạo nhằm xác định những vùng có nguy cơ tai biến địa chất và đưa ra các giải pháp phòng ngừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. b. Nhiệm vụ: Thu thập các thông tin về tai biến địa chất, khảo sát, thực địa, phân tích, đánh giá và tổng hợp các tác động tai biến địa động lực (nứt đất, trượt lở đất đai, lũ quét) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 2. Cơ sở pháp lý và khoa học. a. Cơ sở pháp lý: - Chuyên đề địa mạo động lực là một trong các chuyên đề nằm trong đề tài “Nghiên cứu tai biến địa chất, những vùng có nguy cơ nứt đất, trượt lở đất, lũ quét và các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài đã được Hội đồng Khoa học tỉnh Lâm Đồng thẩm định và UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt. - Hợp đồng chuyên môn giữa chủ nhiệm đề tài và tác giả chuyên đề. b. Cơ sở khoa học: - Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về địa chất địa mạo của các đề án đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản trên diện tích tỉnh - Lâm Đồng của các cơ quan nhà nước thuộc Tổng cục Địa Chất và cục Địa Chất Khoáng Sản Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã được phê duyệt, bao gồm: + Báo cáo địa chất – khoáng sản Nam Việt Nam và Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 từ năm 1975 – 1982, do Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương chủ biên. + Báo cáo địa chất – khoáng sản nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai tỷ lệ 1/200.000 tứ năm 1981 – 1987, do Nguyễn Đức Thắng chủ biên. + Báo cáo địa chất nhóm tờ Đà Lạt tỷ lệ 1/50.000 từ năm 1982 – 1995, do Nguyễn Văn Cường chủ biên. + Báo cáo địa chất – khoáng sản nhóm tờ Tây Sơn tỷ lệ 1/50.000 từ năm 1988 – 1994, do Nguyễn Quang Lộc chủ biên. + Báo cáo địa chất – khoáng sản nhóm tờ Vĩnh An tỷ lệ 1/50.000 từ năm 1995 – 1998, do Nguyễn Đức Thắng chủ biên. + Báo cáo địa chất – khoáng sản nhóm tờ Bắc Đà Lạt tỷ lệ 1/5000 từ năm 2000 – 2005, do Nguyễn Quang Lộc chủ biên. + Báo cáo ĐM – VPH khu vực Di Linh - Bảo Lộc tỷ lệ 1/50.000 từ năm 1987 – 1988, do Liên Đoàn Địa Chất 6 thực hiện. - Các báo cáo thăm dò khoáng sản của Nhà nước và của các công ty thực hiện từ năm 1985 đến nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: - Báo cáo quy hoạch khoáng sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Các báo cáo, bài báo về chuyên đề Địa mạo tân kiến tạo có liên quan đã xuất bản. + Các khảo sát nghiên cứu thực địa của tập thể tác giả chuyên đề địa mạo động lực và các chuyên đề khác của đề tài năm 2009 – 2010. Báo cáo chuyên đề Địa mạo động lực tỉnh Lâm Đồng gồm 5 phần chính như sau: A. Các kiến trúc hình thái. B. Các đơn vị địa mạo động lực cùng nguồn gốc động lực. C. Phân vùng địa mạo động lực. D. Đặc điểm tân kiến tạo và lịch sử phát triển địa hình. E. Các tai biến địa chất và định hướng phòng ngừa. Để hoàn thành báo cáo chuyên đề , tập thể tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của tập thể tác giả đề tài, các chuyên gia chuyên ngành và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn. A. CÁC KIẾN TRÚC HÌNH THÁI BẬC III – IV. Các hoạt động nội lực (nội sinh) là nguyên nhân chính để hình thành những nét cơ bản của địa hình, đó là các kiến trúc hình thái (KTHT). Một đơn vị kiến trúc hình thái là một đơn vị sơn văn (khối núi, dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, thung lũng…) kiến tạo độc lập trong đó có sự trùng khớp giữa địa hình và cấu trúc địa chất. Tùy theo kích thước kiến trúc hình thái được chia ra các bậc. Trong khu vực nghiên cứu được chia ra các kiến trúc hình thái bậc III và bậc VI có quan hệ gần gũi trục tiếp với các bề mặt được phân ra. Theo đặc điểm hình thai địa hình và cấu trúc địa chất trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng được chia ra các kiểu kiến trúc hình thái bậc III và IV. Từ các kiến trúc hình thái bậc III và IV được chia ra các kiến trúc hình thái bậc nhỏ hơn với các đặc điểm cụ thể thêm về độ cao địa hình, nền móng cấu tạo địa chất và các tính chất biểu hiện về quá trình nội ngoại sinh. Trên bản đồ các bậc kiến trúc hình thái được thể hiện qua các chữ số La Mã, trong đó ký hiệu (I) chỉ các kiến trúc hình thái bậc III và IV. Ký hiệu (I.1) chỉ kiến trúc hình thái bậc nhỏ hơn. Theo đặc điểm địa hình và cấu tạo địa chất, trên địa hình tỉnh Lâm Đồng được chia ra các đơn vị kiến trúc hình thái bậc III và IV và các bậc nhỏ hơn như sau: I. Khối và dãy núi khối tảng hình thành trên các đá xâm nhập và phun trào Mesozoi. Đơn vị kiến trúc hình thái này nằm trùng với phụ tầng kiến trúc trên thuộc tầng cấu trúc của thành hệ cấu trúc rìa lục địa kiểu Anđơ. Các kiến trúc hình thái này phân bố chủ yếu ở khu vực xung quanh Sơn nguyên Đà Lạt, phía Tây và Đông – Đông nam huyện Đam Rông, phía Tây bắc huyện Lâm Hà, phía Nam huyện Di Linh và phía Tây-Tây nam huyện Bảo Lâm. Các khối núi, dãy núi của cấu trúc hình thái này cao từ 750 – 2.100m. Các khối núi, dãy núi thuộc KTHT này được cấu thành bởi các đá xâm nhập và phun trào Mesozoi muộn bị phân cắt dịch chuyển và được nâng lên do hoạt động nâng tân kiến tạo. Hầu hết các đá này bóc lộ nhiều và bị phong hóa vỡ vụn hoặc tạo vỏ Sialit và Sialferit gồm sét bột, sét cát, bột cát nâu đò, nâu vàng có bề dày khá lớn (từ vài mét đến trên 10 mét). Các khối núi, dãi núi có phương kéo dài chủ yếu ĐB – TN, á kinh tuyến và bị các đút gãy kiến tạo khống chế. Đường phân thủy của các khối núi, dải núi lượn sóng thoải, tỏa tia phân nhánh theo các phương ĐB - TN, TB – ĐN, á vĩ tuyến và á kinh tuyến, độ phân cắt ngang đạt 0,5 – 1,5 km/km 2 , ở phần đỉnh, đến 1,5 – 2,5 km/km 2 ở phần sườn và chân sườn, độ phân cắt sâu đạt 450 – 650m/km 2 , mạng lưới xâm thực có dạng tỏa tia ôm quanh các khối núi hoặc cắt ngang sườn trên các dải núi. Trên bề mặt đỉnh còn sót lại các bề mặt san bằng hẹp, đó là các bề mặt san bằng cổ nhất, cao nhất của khu vực tỉnh Lâm Đồng, có tuổi Miocen (N1) và Pliocen sớm (N 1 2 ). Độ dốc sườn của các khối núi, dải núi này phần lớn dốc trên 30°, có nơi trên 40° hoặc tạo sườn vách dốc đứng chủ yếu thuộc kiểu sườn đổ lở, trượt lở, sạt lở, bóc mòn tổng hợp hoặc là sườn vách kiến tạo bị gia công bóc mòn, dưới chân sườn dốc thường tích tụ vật liệu do đổ lở gồm các đá tảng thô. Dựa theo độ cao có thể chia các khối núi và dải núi, khối tảng hình thành trên các đá xâm nhập và phun trào Mesozoi muộn thành hai KTHT bậc nhỏ hơn như sau: I.1. Khối và dải núi khối tảng cao trung bình (1.200 – 2.100m) phân bố chủ yếu ở khu vực các huyện Lạc Dương, Đam Rông, ĐB Đức Trọng, Bắc và Nam huyện Đơn Dương, Nam huyện Di Linh. I.2. Khối và dải núi khối tảng cao trung bình thấp (750 – 1.200m) phân bổ chủ yếu ở khu vực TB huyện Lâm Hà, Nam huyện Di Linh và phía Tây – TN huyện Bảo Lâm. II. Dải đồi và núi uốn nếp khối tảng hình thành trên các cấu trúc uốn nếp Mesozoi. Kiểu KTHT này thuộc phân bổ chủ yếu ở phía Bắc huyện Lạc Dương, Tây và Bắc huyện Đam Rông, phía Nam - ĐN huyện Đức Trọng, phía Nam huyện Di Linh, phía Bắc huyện Bảo Lâm, phía Bắc – ĐB các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đak Houai, có độ cao thay đổi từ (200 – 500m đến 1.200 – 2.100m). Cấu tạo nên dạng địa hình này là các đá trầm tích lục nguyên tuổi Jura giữa, gồm cát kết, bột kết, sắt kết. Đường phương của cấu trúc địa chất trùng với đường phương các dãy, dải núi là Đông Bắc, á kinh tuyến và á vĩ tuyến. Các đá trầm tích bị nứt nẻ, nén ép vò nhàu vỡ vụn do hoạt động phá hủy kiến tạo, các đá trầm tích thường bị phong hóa mạnh tạo vỏ Sialit, Sialferit gồm sét bột, cát bột nâu vàng, nâu đỏ có bề dày khá lớn từ vài mét đến 15 – 20 mét. Các dải đồi và núi thuộc KTHT này có bề ngang hẹp (1 – 2km) và kéo dài vài km đến trên 15km, đường phân hủy thường có dạng răng cưa hẹp. Tuy nhiên, vẫn có đoạn còn tồn tại di tích các bề mặt san bằng ở các độ cao khác nhau có tuổi từ Miocen đến Pliocen. Độ phân cắt ngang thay đổi từ 0,5 – 1,0 đến 3,5 – 4,0km/km 2 , nhìn chung có độ phân cắt ngang lớn hơn kiểu KTHT I.1. Độ phân cắt sâu thường từ 10 mét đến vài chục mét ở khu vực Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Houai đến 350 – 600m ở các khu vực còn lại, các sườn có độ dốc từ 10 – 30°. Do mạng lưới xâm thực dày nên bề mặt sườn khá phức tạp, có chỗ rất dốc (50 – 60°), các sườn thuộc KTHT này thuộc kiểu sườn xâm thực bóc mòn và xâm thực rửa trôi kèm theo sạt lở, trượt lở cục bộ. Mạng lưới thủy văn trong KTHT này có dạng cành cây hoặc lông chim với mật độ khá dày, nhưng không đồng đều, các thung lũng chủ yếu có dạng chữ “V” ít hơn là dạng chữ “U”. Theo các bậc địa hình, KTHT này được chia thành 3 KTHT bậc nhỏ hơn như sau: II.1. Dãy núi uốn nếp khối tảng cao trung bình (1.200 – 2.100m) phân bổ chủ yếu ở khu vực Bắc huyện Lạc Dương. II.2. Dãy núi uốn nếp khối tảng cao trung bình và thấp (750 – 1.200m) phân bổ chủ yếu ở khu vực huyện Đam Rông, Nam – ĐN huyện Đức Trọng, Tây và Nam huyện Di Linh, Bắc huyện Bảo Lâm. II.3. Dãy đồi và núi thấp uốn nếp khối tảng cao (200 – 500m) phân bố chủ yếu ở các khu vực Bắc, ĐB huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Houai. III. Bình sơn nguyên – Cao nguyên KTHT bình sơn nguyên – Cao nguyên là nét đặc thù độc đáo của địa hình tỉnh Lâm Đồng. Theo đặc điểm hình thái, cấu tạo nền địa chất các KTHT này được chia ra 3 kiểu KTHT cấp nhỏ hơn như sau: III.1. Bình sơn nguyên nâng vòm khối tảng rửa trôi bóc mòn: Phát triển chủ yếu trên các thành tạo magma xâm nhập và phun trào Mesozoi, đó là bình sơn nguyên Đà Lạt, có độ cao trung bình 1.500 – 1.600m, có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi lượn sóng thoải, cường độ phân cắt ngang đạt 0 – 3,5km/km 2 , phân cắt sâu 30 – 70m, 50 – 100m. Nhìn chung cường độ phân cắt ngang và phân cắt sâu không lớn, bề mặt đỉnh rộng nằm ngang hoặc dạng vòm, tạo điều kiện phát triển vỏ phong hóa Sialit, Sialferit với bề dày khá lớn ( 5 – 20m). Trên bề mặt bình sơn nguyên phát triển sườn ngắn thoải dốc 5 – 10° thuộc sườn rửa trôi bóc mòn là chủ yếu, và thường có các lưỡi trượt, cung trượt lở đất tại những khu vực có nhiều khe nứt, đứt gãy kiến tạo hoạt động mạnh, như ở khu vực phía Nam đỉnh Lang Bian, khu vực Đạ Chay-Long Lanh. III.2. Bình sơn nguyên uốn nếp khối tảng rửa trôi bóc mòn trên các cấu trúc uốn nếp Mesozoi, đó là Bình sơn nguyên – Cao nguyên Rlang Dja, phân bổ ở khu vực Tây Nam huyện Đam Rông, có độ cao 1.000 – 1032m được cấu tạo bởi các trầm tích lục nguyên tuổi Jura trung. Trên bề mặt các đá bị phong hóa mạnh tạo vỏ Sialit, Sialferit dày từ vài mét đến trên 20 mét, đây là dạng địa hình độc đáo của vùng được cấu tạo bởi các đồi lượn sóng thoải với bế mặt đỉnh thường rộng, sườn ngắn thoải (2°, 5° và 10°) thuộc kiểu sườn xâm thực rửa trôi, chia cắt sâu khá ổn định đạt < 50m/km 2 chia cắt ngang thấp (< 1km/km 2 ). Thuộc kiểu KTHT này còn có Bình sơn nguyên Dan Preum, phân bổ ở khu vực Bắc huyện Cát Tiên và TB huyện Bảo Lâm, có độ cao từ 400m – 500m – 600m – 700m – 850m. Ở khu vực này bề mặt của bình sơn nguyên khá bằng phẳng và nghiêng thoải về phía Tây Nam, trên đó có lớp phủ bazan Neogen – Đệ tứ mỏng. III.3. Cao nguyên Bazan: Trên diện tích tỉnh Lâm Đồng các cao nguyên Bazan phân bổ khá rộng, gồm cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc, cao nguyên Tân Hà, cao nguyên Kit Kout. Các cao nguyên này có độ cao 800 – 900m đến 1.100 – 1.200m. Phần lớn các cao nguyên núi lửa có bề mặt dạng vòm, cao ở phần trung tâm và thấp dần ra xung quanh, mạng sông suối dạng tỏa tia, cường độ phân cắt sâu 10m – 150m/km2, cường độ phân cắt ngang 0 – 1.5km/km 2 , có bề mặt đỉnh rộng bằng nghiêng thoải từ trung tâm ra xung quanh dốc 5° - 10° - 20°, thuộc sườn xâm thực rửa trôi, bề mặt lớp phủ bazan bị phong hóa Laterit, có nơi tạo vỏ Laterit Bocxit, dày 5m – 10m – 15m – 20m. Phần rìa các cao nguyên xuất hiện các sườn vách bóc mòn xâm thực khá rõ ràng, dốc ( > 30° - 40°) kèm theo các vách trượt lở, sạt phát triển. IV. Đồng bằng trũng và thung lũng.Trên địa bãn tỉnh Lâm Đồng phát triển một số KTHT kiểu đồng bằng trũng và thung lũng điển hình sau: IV.1. Đồng bằng trũng, thung lũng kiến tạo xâm thực có lớp phủ Bazan Đệ tứ lấp đầy. Kiểu KTHT này phát triển từ Đại Ninh qua Đức Trọng lên thác Prenn. Thực chất đây là trũng kiến tạo xâm thực Đức Trọng, Đơn Dương hình thành trên hệ thống đứt gãy Đơn Dương và Đức Trọng. IV.2. Thung lũng xâm thực - tích tụ Biên Hòa – Tuy Hòa: Phát triển dọc theo sông Krông Nô, Đam Rông, thung lũng Đa Queyon (Trà Năng), thung lũng sông Đa Dâng và chi lưu của chúng. Trong các thung lũng này đôi đoạn phát triển các thềm bậc I, II, III có tích tụ và bị xâm thực và sa khoáng vàng có điều kiện làm giàu tập trung tạo mỏ sa khoáng, các mỏ này đã và đang được khai thác triệt để càng tạo nên quá trình xâm thực phá hủy mạnh thêm. IV.3. Thung lũng tích tụ: Phát triển chủ yếu ở khu vực Cát Tiên, Đạ Tẻh. Thung lũng được mở ra rông ở phần hạ lưu nơi tiếp giáp với sông Đồng Nai. Trong thung lũng có tích tụ thềm và bãi bồi được người dân trồng cấy lúa, hoa màu. Đây là các thung lũng thấp, rất dễ bị lũ quét khi có mưa to kéo dài. B. CÁC ĐƠN VỊ ĐỊA MẠO ĐỘNG LỰC CÙNG NGUỒN GỐC VÀ TUỔI. Các quá trình ngoại sinh có xu hướng phá hủy, san phẳng địa hình, tạo các dạng địa hình nhỏ với kích thước khác nhau khảm trên các KTHT – đó là các trạm trổ hình thái (CTHT). Như vậy nghiên cứu địa mạo động lực chính là xác lập nguồn gốc phát sinh và phát triển các KTHT và CTHT. Các đơn vị địa mạo động lực chính là các bề mặt địa hình có cùng nguồn gốc và tuổi thành tạo. Địa hình hiện tại của khu vực nghiên cứu là kết quả tác động tương hỗ của quá trình nội sinh và ngoại sinh. Dưới tác động của quá trình nâng hạ tân kiến tạo, bóc mòn, tích tụ, các yếu tố địa hình trên diện tích tỉnh Lâm Đồng được hình thành rất phong phú. Theo các tài liệu thu thập, khảo sát tổng hợp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phân ra được 15 kiểu bề mặt địa hình (đơn vị địa mạo) thuộc hai nhóm nguồn gốc chính nội sinh và ngoại sinh. Ngoài ra trong khu vực còn có kiểu địa hình do nhân sinh. I. Địa hình thành tạo do nguồn gốc nội sinh. Các đơn vị địa mạo động lực có nguồn gốc nội sinh tạo ra do hoạt động kiến tạo, kiến trúc bóc mòn, núi lửa hoạt động. Các quá trình hoạt động nội sinh này đã tạo ra các bề mặt địa hình khá đa dạng, trong đó rõ nét nhất là các miệng núi lửa hình chóp nón, hình phễu âm, dương, các lớp phủ dung nham núi lửa (bazan) dạng vòm, dòng chảy kéo dài, các vách, sườn núi dốc đứng trên nền cấu trúc địa chất khác nhau. Thuộc nhóm địa hình có nguồn gốc nội sinh được chia ra các kiểu địa hình sau: I.1. Địa hình núi lửa. Địa hình do hoạt động núi lửa tạo ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, gồm các cao nguyên, các đồng bằng đồi hay những dải đất bằng phẳng kéo dài kèm theo các miệng núi lửa. Theo các két quả nghiên cứu trong đo vẽ bản đồ địa chất, thăm dò khoáng sản, cho thấy trong khu vực nghiên cứu có hai giai đoạn lớn hoạt động núi lửa Neogen – Đệ tứ và Đệ tứ. Trong mỗi giai đoạn hoạt động núi lửa tạo ra hình thái địa hình khác nhau. I.1.1. Bề mặt lớp phủ bazan Neogen – Đệ tứ bị phân cắt mạnh (1): Phân bố nhiều ở khu vực phía Bắc các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Houai, Nam Bảo Lâm, Nam Di Linh, rải rác ở phía Tây, Nam bình sơn nguyên Đà Lạt, Các bề mặt này khá bằng phẳng và hơi ngiêng về Tây Nam, bề dày của các lớp phủ bazan này không lớn (5 – 50m). Các lớp phủ bazan này phủ lên các bề mặt san bằng hoặc bề mặt các bình sơn nguyên. Trên bề mặt và rìa xung quanh của chúng bị phân cắt bởi mạng thủy văn và bị quá trình xâm thực rửa trôi. Bề mặt lớp phủ bazan bị phong hóa mạnh, tạo vỏ phong hóa phổ biến thuộc kiểu Sialferit dày 5 – 10m, có nơi lớp phủ bazan này bị phong hóa hoàn toàn. I.1.2. Bề mặt lớp phủ bazan Neogen – Đệ tứ bị phân cắt trung bình (2): Đó là các cao nguyên bazan Neogen – Đệ tứ Di Linh, Bảo Lộc, Tân Hà, Kit Kout. Các cao nguyên bazan này phân bố ở độ cao từ 800 – 900m đến 1.100 – 1.200m. Bề mặt cao nguyên có dạng vòm, cao ở trung tâm và thấp dần ra xung quanh. Trên bề mặt có mạng sông suối tỏa tia phân cắt bề mặt cao nguyên với cường độ phân cắt ngang phổ biến 0 – 1,5km/km 2 , phân cắt sâu 10 – 150m/km 2 . Bề mặt lớp phủ bazan bị phong hóa mạnh tạo vỏ Sialferit, có nơi tạo Laterit bocxit Tân Rai- Bảo Lộc, bề dày các vỏ phong hóa từ 5 – 15m, có nơi hơn 20m. Bề mặt các cao nguyên bazan bị phá hủy bởi quá trình xâm thực rửa trôi, ở phần rìa các cao nguyên quá trình xâm thực bóc mòn diễn ra mạnh mẽ kèm theo các vách trượt lở, sạt lở. I.1.3. Bề mặt lớp phủ bazan Đệ tứ bị phân cắt yếu (3): Phân bố chủ yếu theo dọc trũng Đơn Dương, Đức Trọng, Đinh Văn, độ cao phân bố 800 - 1.000m. Bề mặt lớp phủ bazan Đệ tứ khá bằng phẳng dạng lấp đầy thung lũng, trên bề mặt còn hiện diện nét nguyên thủy các miệng núi lửa (có khoảng 17 họng núi lửa). Điều này nói lên các họng núi lửa này khá trẻ, đây là đơn vị địa mạo cần được quan tâm đặc biệt bởi sự hồi sinh hoạt động bất kỳ lúc nào của các miệng núi lửa này. I.2. Địa hình thành tạo do kiến tạo, kiến trúc bóc mòn: Bao gồm các kiểu sau: I.2.1. Sườn vách kiến tạo bị bóc mòn gia công (4): Phát triển nhiều trên các kiến thức hình thái khối và dãy núi khối tảng phân bố tập trung ở xung quanh bình sơn nguyên Đà Lạt. Trong đó rõ nét nhất ở dọc theo thung lũng Đa Nhim, thung lũng Đức Trọng, núi Lang Bian. Các sườn vách kiến tạo chủ yếu có hướng kéo dài ĐB – TN là hệ quả của hoạt động đứt gãy kiến tạo hướng ĐB – TN. Dọc theo sườn kiến tạo, thung lũng có trắc diện dọc dốc, trắc diện ngang hẹp dạng chũ “V”. Đáy thung lũng lộ trơ đá hoặc tích tụ tảng, có nhiều thác ghềnh. Bề mặt sườn kiến tạo thẳng, dốc (35° – 40°), độ chênh cao sườn từ vài trăm mét đến 1.000m, có nơi tạo vách đá cao kéo dài. Thống trị trên sườn vách kiến tạo là quá trình xâm thực – đổ lở, sụp đổ, trượt lở. I.2.2. Sườn vách bóc mòn cấu trúc (5): Thể hiệc rõ nét nhất trên địa hình các họng núi lửa cổ (núi lửa Mesozoi) phân bố ở Hòn Giao và Gia Rích, cao 1.600 – 1.800m, sườn có độ dốc thay đổi 25° – 35°, các sườn vách phản ánh tính bền vững thạch học trong quá trình bóc mòn. II. Địa hình thành tạo do nguồn gốc ngoại sinh. Các yếu tố địa hình được hình thành bởi các quá trình ngoại sinh chủ yếu do hoạt động phong hóa bóc mòn, do tác động của thời tiết, do yếu tố trọng lực Trên diện tích tỉnh Lâm Đồng, địa hình được thành tạo do nguồn gốc ngoại sinh được chia ra hai kiểu: Kiểu địa hình được thành tạo bởi nguồn gốc bóc mòn và kiểu địa hình được thành tạo do quá trình tích tụ - xâm thực và tích tụ. II.1. Kiểu địa hình do bóc mòn chung. Thuộc kiểu địa hình do bóc mòn chung bao gồm các bề mặt san bằng và các bề mặt sườn. II.1.1. Các bề mặt san bằng: Trong hoạt động kiến tạo giai đoạn Cenozoi, địa hình khu vực tỉnh Lâm Đồng hình như được nâng lên liên tục. Mỗi lần địa hình được nâng lên rồi lại bị xâm thực bóc mòn phá hủy và để lại dấu tích các bề mặt san bằng. Do vậy mỗi bậc bề mặt san bằng đánh dấu một giai đoạn nâng lên của địa hình. Theo các tài liệu đo vẽ bản đồ địa mạo chính thống của Nhà nước, trên diện tích tỉnh Lâm Đồng đã xác định được 8 bậc bề mặt san bằng có tuổi từ Miocen sớm đến Pleistocen sớm, xen giữa chúng là các thời kỳ xâm thực, đổ lở và bóc mòn tổng hợp. Cụ thể là các bậc bề mặt san bằng sau: • Bề mặt san bằng cao 1.800 – 2.000m, tuổi Miocen sớm (N 1 1 ) (6.1). • Bề mặt san bằng cao 1.650 – 1.750m, tuổi Miocen muộn (N 1 2 ) (6.2). • Bề mặt san bằng cao 1.500 – 1.600m, tuổi Miocen muộn (N 1 3 ) (6.3). • Bề mặt san bằng cao 1.250 – 1.450m, tuổi Pliocen sớm (N 2 1 ) (6.4). • Bề mặt san bằng cao 1.000 – 1.200m, tuổi Pliocen giữa (N 2 2 ) (6.5). • Bề mặt san bằng cao 770 – 900m, tuổi Pliocen muộn (N 2 3 ) (6.6). • Bề mặt san bằng cao 550 – 720m, tuổi Pliocen muộn – Pleistocen sớm (N 2 3 -Q 1 1 ) (6.7). • Bề mặt san bằng cao 150 – 350m, tuổi Pleistocen sớm (Q 1 1 ) (6.8). Các bề mặt san bằng có độ cao càng cao thì tuổi càng cổ, bị xâm thực bóc mòn càng nhiều, diện tích còn sót lại càng nhỏ và ngược lại. Hầu hết các bề mặt san bằng có bề mặt địa hình khá bằng phẳng và bị phân cắt tạo ra các dải đồi lược sóng thoải. Bề mặt các bình sơn nguyên cũng là dấu tích của một bề mặt san bằng. Trên bề mặt san bằng là vỏ phong hóa của các đá gốc tạo bề mặt với bề dày khá lớn (2m – 5m – 10m), có khi trên 20m. Đặc biệt trên bề mặt các bình sơn nguyên Đà Lạt, Rlang Dja có vỏ phong hóa rất dày (> 10m đến trên 20m). Các quá trình rửa trôi bóc mòn đang diễn ra trên các bề mặt san bằng chiếm ưu thế, phần rìa các bề mặt san bằng có các quá trình xâm thực bóc mòn kèm theo các trượt lở, sạt lở. II.1.2. Các bề mặt sườn: Các bề mặt sườn chính là các đơn vị địa mạo động lực phổ biến nhất và chiếm diện tích lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, điều này phù hợp với đặc thù của tỉnh thuộc miền núi – cao nguyên và thung lũng. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều loại sườn có nguồn gốc thành tạo chủ yếu do ngoại sinh. Tuy nhiên vẫn có liên quan đến các hoạt động nâng hạ tân kiến tạo. Hầu hết các bề mặt sườn đều có quá trình phát sinh phát triển khá dài từ Neogen đến hiện nay. Dựa vào hình thái, mức độ phân cắt phá hủy và quá trình ngoại sinh chủ đạo, trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng được chia ra các kiểu sườn – vách chính như sau: - Sườn vách sụp đổ, đổ lở (7): Phát triển chủ yếu trên các KTHT khối và dãy núi khối tảng phân bố ở núi Bi Doup, núi Lang Biang, các dải núi phân bố dọc biên giới vối tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, các dải núi phân bố ở phía Tây – Tây Bắc và Nam – Tây Nam bình sơn nguyên Đà Lạt, cac dải núi ở phía TB Lâm Hà, phía Nam Di Linh và phía Tây Bảo Lâm, Bảo Lộc. Sườn và vách đổ lở, sụp đổ dốc >30°, có nơi trên 45°. Quá trình địa mạo động lực hiện tại là xâm thực kèm đổ lở, sụp đổ mạnh ở những nơi có vỏ phong hóa dày, vào mùa mưa , lũ thường xảy ra hiện tượng trượt lở đất đá, tạo nên các lưỡi trượt, gây mất ổn định địa hình. Thuộc kiểu sườn này thể hiện rõ nét nhất là đèo Bảo Lộc. - Sườn bóc mòn tổng hợp (8): Sườn bóc mòn tổng hợp phát triển chủ yếu trên địa hình thuộc các KTHT khối, dãy núi khối tảng được cấu thành từ các đá xâm nhập và phun trào Mesozoi, sườn có độ dốc 25° – 30°, sườn được thành tạo là kết quả nhiều quá trình xâm thực bóc mòn, trọng lực, rửa trôi bề mặt, đôi nơi có trượt lở, sạt lở kèm theo.Trên bề mặt sườn thường phát triển vỏ phong hóa vụn thô, lộ trơ đá gốc, hoặc vỏ phong nhóa kiểu Sialferit mỏng. - Sườn xâm thực - bóc mòn (9): Sườn xâm thực bóc mòn khá phổ biến, chúng là sản phẩm của các quá trình xâm thực phá hủy bởi mạng lưới thủy văn. Trên lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng loại sườn xâm thực bóc mòn phát triển mạnh trên khu vực các KTHT uốn nếp khối tảng được cấu thành từ các trầm tích lục nguyên, lục nguyên – cacbonat Mesozoi,phân bố ở khu vực Bắc huyện Lạc Dương huyện Đam Rông, phía Đông Nam huyện Đức Trọng, Nam huyện Di Linh, Bắc huyện Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Houai. Bề mặt sườn, dốc 20° – 40°, phần lớn >30°. Đặc biệt loại sườn này phát triển dọc theo thung lũng sông Đồng Nai – Đa Dâng, sườn các cao nguyên bazan Bảo Lộc, Di Linh, Tân Hà. Các quá trình xâm thực chia cắt đã tạo ra các thung lũng hẹp sườn dốc, dạng chữ “V” phổ biến. Trên mặt sườn xâm thực bóc mòn phát triển khá mạnh khe rãnh xâm thực và có khi kèm theo cả các quá trình trượt lở, sạt lở và có thể có cả đổ lở. Đặc biệt ở khu vực Bắc Lạc Dương và huyện Đam Rông, nơi có hoạt động đứt gãy kiến tạo mạnh. - Sườn xâm thực – rửa trôi (10): Loại sườn này thường phân bố ở phần chân các sườn xâm thực bóc mòn, nơi có độ dốc của sườn nhỏ hơn so với độ dốc của sườn xâm thực bóc mòn, thường phổ biến 20° – 30° (<30°). Phần sườn này chính là sản phẩm của quá trình xâm thực sâu gần đạt cơ sở, do vậy quá trình xâm thực - bóc mòn phần địa hình trên cao sẽ càng mở rộng diện phân bố sườn xâm thực rửa trôi. Trên bề mặt sườn xâm thực rửa trôi có các quá trình trượt lở, sạt lở kèm theo sự việc tiếp tục phát triển các khe rãnh xói. - Sườn rửa trôi bóc mòn (11): Bề mặt sườn rửa trôi bóc mòn có diện phân bố khá rộng rãi ở các bề mặtbình sơn nguyên chia cắt yếu (cao nguyên Đà Lạt, cao nguyên Rlang Dja) và các cao nguyên bazan Neogen Đệ tứ, ngoài ra chúng còn có mặt ở nhiều nơi khác trên các bềmặt san bằng như ở khu vực phía Nam Di Linh, phía Tây Lâm Hà, phía Bắc Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đak Houai…Quá trình ngoại sinh chủ yếu diễn ra trên sườn thuộc kiểu này phụ thuộc vào sự hoạt động của lớp nước trên mặt xuất hiên vào mùa mưa, loại sườn này ngắn, thoải ( <10° – 20°), thung lũng suối thường nông, có dạng chữ “U”. Do bề mặt các bình sơn nguyên có lớp vỏ phong hóa khá dày (>10 – 20m) lại bị phá hủy bởi đứt gãy kiến tạo nên bề mặt sườn rửa trôi bóc mòn thường xảy ra các lưỡi trượt lở, sạt lở phổ biến như ở khu vực Đạ Chay, Đạ Long (Lạc Dương). - Sườn rửa trôi - tích tụ (12): Phát triển thành các dải hẹp, kéo dài không liên tục dọc chân sườn vách dốc của các dải núi, điển hình như các dải sười thoải hẹp phân bố dọc rìa các thung lũng Đơn Dương, Đức Trong hoặc vài diện tích nhỏ dạng Pediment ở khu vực phía Đông Đam Rông, độ dốc của sườn rửa trôi tích tụ <5° – 10°. Sườn có tích tụ các sản phẩm deluvi, coluvi, có khi cả proluvi, kèm theo là quá trình xâm thực rửa trôi do các dòng chảy tạm thời hoặc phát triển các khe rãnh mương sói xâm thực như ở dải sườn phía Bắc – Tây Bắc thung lũng Đức Trọng. Loại sườn này còn được gọi là vạt gấu sườn tích. II.2. Kiểu địa hình tích tụ - xâm thực và tích tụ. Các kiểu địa hình có nguồn gốc hình thành do quá trình tích tụ - xâm thực và tích tụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chính là bề mặt các thềm và bãi bồi của sông, suối. Địa hình các thềm và bãi bồi này chủ yếu được hình thành trong giai đoạn Đệ tứ. II.2.1. Thềm tích tụ - xâm thực bậc I – II (13). [...]... ngăn ngừa, khắc phục trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Báo cáo đã được hoàn thành và đạt được các mục tiêu đề ra Báo cáo đã nêu sơ lược về đặc điểm các KTHT bậc III và IV, đặc điểm các đơn vị địa mạo động lực và phân vùng địa mạo động lực của tỉnh Lâm Đồng Theo đó trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phân ra được 4 KTHT bậc III và IV và 11 KTHT bậc nhỏ hơn (V và VI) Về các đơn vị địa mạo động lực được phân ra theo... mặt đồng nhất nguồn gốc), gồm 3 nhóm nguồn gốc chính: Nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh, từ đó đã xác định được 14 đơn vị địa mạo động lực cụ thể Từ các yếu tố KTHT và đặc điểm các đơn vị địa mạo động lực đã phân vùng địa mạo Theo đó trên lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng đã phân ra được 5 vùng và 20 phụ vùng địa mạo động lực Đồng thời báo cáo cũng đã nêu tóm tắt về đặc điểm tân kiến tạo và lịch sử phát triển địa. .. điểm tân kiến tạo và lịch sử phát triển địa hình tỉnh Lâm Đồng Một phần quan trọng của báo cáo địa mạo động lực là xác định các tai biến địa chất xảy ra trên vùng nghiên cứu và dự baó các vùng có nguy cơ tai biến địa chất để phòng ngừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Từ các kết quả nghiên cứu địa mạo động lực cho thấy trên diện tích tỉnh Lâm Đồng, chế độ hoạt động tân kiến tạo với xu hướng chung là nâng lên... vùng rừng đầu nguồn trên toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng, vì Lâm Đồng là vùng đầu nguồn của các lưu vực sông lớn của khu vực 5 Cần có quy hoạch trong khai thác khoáng sản và có sự quản lý chặt chẽ, vì trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hoạt động khai thác khoáng sản khá phát triển KẾT LUẬN Báo cáo đặc điểm địa mạo động lực là một trong các chuyên đề của đề tài “Nghiên cứu tai biến địa chất, những vùng có nguy... Các hoạt động này đã để lại dấu ấn khá rõ nét trên địa hình hiện tại của tỉnh Lâm Đồng Theo kết quả nghiên cứu đứt gãy kiến tạo của các nhà địa chất và kiến tạo cho thấy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có đủ 4 phương đứt gãy kiến tạo Trong đó các phương đứt gãy ĐB-TN và TB-ĐN là chủ yếu Các hệ phương đứt gãy này vẫn đang hoạt động với mức độ khác nhau Thể hiện rõ nét như trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đa số... TAI BIẾN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA Các vùng địa mạo của địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phản ánh một phần các kiến trúc, đặc điểm tân kiến tạo, tác động tương hỗ với quá trình ngoại sinh và xu hướng phát triển của địa hình Địa hình vùng nghiên cứu vẫn đang được nâng lên và chia cắt, quá trình sạt lở, trượt lở đất đá là rất đáng quan tâm Nên việc phân tích chi tiết các bậc địa hình, cấu trúc địa chất,... động kiến tạo, núi lửa phun, động đất đều là các quá trình hoạt động của vỏ trái đất Những hoạt động này gây ra các tai biến địa chất vô cùng lớn lao Những tai biến địa chất có liên quan đến các hoạt động nêu trên đều được coi là có nguồn gốc nội sinh Theo đặc điểm cấu trúc địa chất, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phát sinh và phát triển các hoạt động đứt gãy kiến tạo và núi lửa khá mạnh mẽ trong giai đoạn... bậc II (sông Đồng Nai, Đa Nhim, Cam ly) Trên các bề mặt cao nguyên bazan hay bình sơn nguyên có các thung lũng tích tụ tạo thành các trũng đầm lầy, các trũng đầm lầy này nhiều khi là khép kín, hoặc tạo thung lũng treo C PHÂN VÙNG ĐỊA MẠO ĐỘNG LỰC Theo đặc điểm KTHT và quan hệ giữa các bề mặt có nguồn gốc khác nhau, động lực và xu hướng phát triển của địa hình, có thể chia diện tích tỉnh Lâm Đồng thành... Các đặc điểm cơ bản của các vùng và phụ vùng được tóm tắt trong bảng 1 dưới đây D ĐẶC ĐIỂM TÂN KIẾN TẠO VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH Trên diện tích tỉnh Lâm Đồng, địa hình được hình thành và phát triển trên các cấu trúc địa chất tuổi Mesozoi là chủ yếu Qua các thời kỳ xâm thực – bóc mòn, các cấu trúc này bị phá hủy và đến nay ít được thấy các dạng địa hình nguyên sinh Mesozoi Trong Cenozoi địa hình... sáng tỏ các vấn đề địa mạo động lực, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất Các tai biến địa chất bao gồm các quá trình xói lở bờ sông, đổ lở, sụp đổ đất đá, nứt đất đá, trượt lở đất đá, lũ quét… Địa hình vùng Lâm Đồng chủ yếu là núi cao trung bình – thấp, bề mặt các bình sơn nguyên – cao nguyên và các thung lũng sông suối Trong đó địa hình núi chiếm phần lớn diện tích tỉnh, kế đến là các . chuyên đề Địa mạo động lực tỉnh Lâm Đồng gồm 5 phần chính như sau: A. Các kiến trúc hình thái. B. Các đơn vị địa mạo động lực cùng nguồn gốc động lực. C. Phân vùng địa mạo động lực. D. Đặc điểm tân. NGỪA, KHẮC PHỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN ĐỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỘNG LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN VIỆN ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN TP. và phân vùng địa mạo động lực của tỉnh Lâm Đồng. Theo đó trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phân ra được 4 KTHT bậc III và IV và 11 KTHT bậc nhỏ hơn (V và VI). Về các đơn vị địa mạo động lực được phân

Ngày đăng: 14/08/2015, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w