Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Bùi thị hằng đặc điểm địa danh đông sơn thanh hóa CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN Ngời hớng dẫn khoa học: ts. đoàn hoài nguyên Vinh - 2011 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọ đề tài và mục đích nghiên cứu tr. 4 2. Lịch sử vấn đề tr. 5 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu tr. 6 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu tr. 7 5. Đóng góp của luận văn tr. 7 6. Bố cục của luận văn tr. 8 Chương 1. Cơ sở lí thuyết về địa danh và địa danh Đông Sơn 1.1. Một số cơ sở lí thuyết tr. 9 1.1.1. Địa danh và địa danh học tr. 9 1.1.1.1. Khái niệm địa danh tr. 9 1.1.1.2. Vấn đề phân loại địa danh tr.10 1.1.1.3. Về nhiệm vụ và chức năng của địa danh học tr. 12 1.1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học tr. 13 1.2. Những vấn đề về điạ bàn, địa danh Đông Sơn tr. 13 1.2.1. Địa bàn Đông Sơn tr. 13 1.2.1.1. Vị trí địa lí tr. 13 1.2.1.2. Về thành phần dân cư tr. 14 1.2.1.3. Về lịch sử - văn hóa tr. 15 1.2.1.4. Về kinh tế - xã hội tr. 17 1.2.2. Địa danh Đông Sơn tr. 18 1.2.2.1. Lần theo dấu vết lịch sử tr. 18 1.2.2.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh Đông Sơn tr. 31 1.3. Tiểu kết chương 1 tr. 35 2 Chương 2. Đặc điểm cấu tạo địa danh Đông Sơn 2.1. Phương thức định danh và cấu tạo địa danh tr. 36 2.1.1. Vấn đề phương thức định danh tr. 36 2.1.2. Cấu tạo địa danh tr. 38 2.1.2.1. Giới thuyết chung tr. 38 2.1.2.2. Mô hình cấu trúc phức thể đia danh Đông Sơn tr. 40 2.1.2.3. Quan hệ giữa thành tố chung (A) với thành tố riêng (B) tr. 40 2.2. Đặc điểm cấu tạo địa danh Đông Sơn tr. 41 2.2.1. Thành tố chung (A) tr. 41 2.2.1.1. Khái quát về thành tố chung tr. 41 2.2.1.2. Thành tố chung trong địa danh Đông Sơn tr. 41 2.2.2. Thành tố riêng (B) tr. 52 2.2.2.1. Khái quát về thành tố riêng tr. 52 2.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành tố riêng tr. 53 2.2.3. Nhận xét tr. 65 2.3. Tiểu kết chương 2 tr. 66 Chương 3. Đặc điểm ý nghĩa của địa danh Đông Sơn 3.1. Vấn đề ý nghĩa và cách phản ánh thực tại của địa danh tr. 68 3.1.1. Vấn đề ý nghĩa và cách xác định ý nghĩa của địa danh tr. 68 3.1.1.1. Vấn đề ý nghĩa của địa danh tr. 68 3.1.1.2. Phương pháp xác định ý nghĩa của các địa danh tr. 70 3.2. Đặc điểm ý nghĩa của địa danh Đông Sơn tr. 71 3.2.1. Phạm vi hiện thực mà địa danh Đông Sơn phản ánh tr. 71 3.2.2. Các nhóm ý nghĩa trong địa danh Đông Sơn tr. 73 3.2.2.1. Nhận xét chung tr. 73 3.2.2.2. Các nhóm ý nghĩa của địa danh Đông Sơn tr. 74 3.3. Về sự biến đổi và vấn đề văn hóa trong địa danh Đông Sơn tr. 93 3 3.3.1. Địa danh là những tài liệu ngôn ngữ xưa nhất tr. 93 3.3.2. Vấn đề văn hóa trong địa danh Đông Sơn tr. 94 3.4. Tiểu kết chương 3 tr. 95 KẾT LUẬN tr. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO tr. 100 PHỤ LỤC (Bảng kê địa danh Đông Sơn) 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Địa danh bao giờ cũng có những mối quan hệ gắn bó, những tác động qua lại với văn hóa, lịch sử, địa lí và dân cư, ngôn ngữ nơi nó tồn tại. Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan đó sẽ giúp người nghiên cứu phác thảo được bức tranh toàn cảnh về cơ cấu và sự giao thoa giữa các yếu tố có ảnh hưởng lẫn nhau trên một vùng đất từ quá khứ đến hiện tại. Đặc biệt, nghiên cứu địa danh cũng là đối tượng và nhiệm vụ của một phân môn ngôn ngữ học, đó là danh học. 1.2. Địa danh cũng là đơn vị cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, hoạt động và chịu tác động theo cơ chế ngôn ngữ, vậy nên cũng góp phần phản ánh đời sống ngôn ngữ. So với vốn từ chung có sự tồn tại lâu dài, địa danh có ưu thế ngay cả khi đối tượng được gọi tên đã biến mất hay đã thay đổi đặc tính cơ bản quyết định tên gọi. Còn nữa, địa danh hình thành, tồn tại và biến đổi không chỉ do các tác động của ngôn ngữ mà còn do các tác động ngoài ngôn ngữ (đặc điểm văn hoá, sự tiếp xúc, hoà trộn . các tộc người). Do đó, sự tồn tại của một địa danh, đôi khi, chứa đựng rất nhiều những biến đổi văn hoá, phong tục, tập quán, liên quan đến cách nghĩ, cách cảm, cách tư duy của một vùng địa lí - dân cư hay của một quốc gia thống nhất. 1.3. Do tiếng Việt có sự tiếp xúc với tiếng Hán hàng ngàn năm, tiếp xúc với tiếng Pháp gần một trăm năm, cho nên, những địa danh có nguyên lai từ những ngôn ngữ có phổ hệ khác nhau có thể cung cấp tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt nói chung, nghiên cứu diễn trình ngữ âm tiếng Việt trong lịch sử nói riêng. 5 1.4. Đông Sơn Thanh Hoá là một vùng đất có lịch sử lâu đời, nơi có trống đồng Đông Sơn - biểu tượng của văn minh Đại Việt. Đông Sơn lại là huyện có sự đa dạng về địa hình; diện mạo, cảnh quan và những dấu tích lịch sử - văn hoá khá đậm nét. Do đó, cứ liệu địa danh Đông Sơn có thể xem như những ví dụ tương đối điển hình về địa danh Thanh Hoá nói riêng, địa danh Việt Nam nói chung. Vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn khảo sát Đặc điểm của địa danh Đông Sơn làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về địa danh nói chung Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến địa danh: lịch sử, cấu tạo, ý nghĩa, cách thức đặt tên, sự biến đổi của địa danh, . Trên thế giới và ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về địa danh. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh đã được quan tâm từ lâu, được thể hiện qua các công trình sưu tầm, thu thập, tìm hiểu nguồn gốc như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Lịch triều hiến chương loại chí và Hoàng Việt dư địa chí (Phan Huy Chú), Phương Đình dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu), . Nghiên cứu địa danh từ góc độ ngôn ngữ chỉ xuất hiện ở thời hiện đại. Với bài báo Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Hoàng Thị Châu (1998) được xem là người đầu tiên nghiên cứu địa danh từ góc nhìn ngôn ngữ. Những công trình tiếp sau của bà cũng nghiên cứu địa danh theo hướng này nhưng chủ yếu gắn liền với phương ngữ. Từ đó, dưới góc nhìn ngôn ngữ học, có nhiều luận án, luận văn khảo sát địa danh gắn với một địa bàn cụ thể như Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (Nguyễn Kiên Trường), Địa danh ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Lê Trung Hoa), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (Từ Thu Mai), Các địa danh ở Nghệ An nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Nguyễn Văn Đạm), Về địa danh Cửa Lò (Trần Trí Dõi), Địa danh Hội An dưới góc độ ngôn ngữ (Trịnh Thị Như Thuỳ), . Tác giả Nguyễn Văn Âu với hai công 6 trình Địa danh Việt Nam (1993) và Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam (1993) đã hệ thống hóa một cách ngắn gọn lí thuyết địa danh và một số vấn đề địa danh học Việt Nam. Các tác giả Bùi Thiết (1997, 1999), Trần Thanh Tâm và Huỳnh Đình Kết (2001), Đinh Xuân Vịnh (2002) đã lần lượt cho ra đời các công trình từ điển địa danh một số địa phương, sổ tay địa danh, địa danh lịch sử văn hóa… 2.2. Những nghiên cứu về địa danh Thanh Hoá Địa danh thuộc tỉnh Thanh Hoá được nói đến trong các tài liệu như Lịch sử Thanh Hoá, 2 tập (Nxb KHXH, H. 2000), Lịch sử thành phố Thanh Hoá (Đinh Xuân Lâm, Vũ Đức Nghi, Nxb Giáo dục, H. 1998), Địa chí thành phố Thanh Hoá (Nxb VHTT, H. 2000), . Trong các tài liệu trên, một số địa danh thuộc tỉnh Thanh Hoá được xem xét dưới góc nhìn lịch sử hình thành, sự biến đổi . Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay mới chỉ có một công trình nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Khảo sát các địa danh ở thành phố Thanh Hoá từ góc độ ngôn ngữ học của anh Nguyễn Văn Dũng (Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Vinh, Vinh, 2006). Về địa bàn Đông Sơn, trong công trình Địa chí huyện Đông Sơn (2006), phần viết về địa lí hành chính có nói đến tên huyện và sở lị huyện Đông Sơn, địa danh làng xã trước năm 1945 và những thay đổi từ 1945 đến nay nhưng được nhìn nhận từ góc độ lịch sử. Do đó, khảo sát địa danh Đông Sơn (Thanh Hoá) nhìn từ góc độ ngôn ngữ học là một đề tài mới, có tính cấp thiết. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh ở khu vực huyện Đông Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hoá. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Thống kê, phân loại, xác lập hệ thống địa danh Đông Sơn 7 - Phân tích, miêu tả các phương thức định danh về cấu tạo và ý nghĩa của các đơn vị địa danh Đông Sơn. - So sánh đối chiếu với một số địa danh ngoài khu vực, bước đầu tìm hiểu nguồn gốc, đặc trưng văn hóa nhằm góp thêm tư liệu vào nghiên cứu phương ngữ và lịch sử tiếng Việt. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn tư liệu Tư liệu khảo sát là hệ thống địa danh trong 19 xã và 2 thị trấn. Tư liệu được thu thập từ hai nguồn: - Do chúng tôi thu thập qua các đợt điều tra điền dã. Phương pháp điều tra gồm điều tra trực tiếp trên thực địa và điều tra trong các văn bản hành chính có ở huyện và các xã, thị trấn trong huyện. - Từ trong các tài liệu, các công trình của những người đi trước. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để xử lí vấn đề theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây: - Dùng phương pháp thống kê ngôn ngữ học - Dùng phương pháp so sánh đối chiếu. - Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp. 5. Đóng góp của luận văn - Lần đầu tiên, hệ thống địa danh Đông Sơn được khảo sát một cách đầy đủ, có hệ thống, qua đó làm nổi rõ các mặt địa lí, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư . của một vùng đất địa linh nhân kiệt. - Hệ thống địa danh Đông Sơn được xem xét từ đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa và sự biến đổi, từ việc đối sánh với một số địa danh ngoài khu vực, luận văn làm sáng rõ đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá của địa danh. Các kết quả của luận văn có thể là những gợi ý vài điều cần thiết trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. 8 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn triển khai thành ba chương: Chương 1. Cơ sở lí thuyết về địa danh và địa danh Đông Sơn Chương 2. Đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa địa danh Đông Sơn Chương 3. Vài nét về nguồn gốc và sự biến đổi địa danh Đông Sơn 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH ĐÔNG SƠN 1.1. Một số cơ sở lí thuyết 1.1.1. Địa danh và địa danh học 1.1.1.1. Khái niệm địa danh Địa danh là một loại đơn vị nằm trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Cũng như các tên riêng nói chung, mỗi địa danh ra đời đều gắn liền với lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của một cộng đồng. Địa danh cũng như các sản phẩm ngôn ngữ khác chịu sự tác động, chi phối của các quy luật ngôn ngữ về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp. Thuật ngữ địa danh xuất phát từ tiếng Hi Lạp gồm topos (vị trí) và omoma/ onyma (tên, gọi). Đó là những tên gọi địa lí tạo thành một hệ thống riêng, tồn tại trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ trên thế giới. Hiện tại, chưa có một định nghĩa có tính phổ quát về địa danh, bởi vì, mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận khái niệm này với những sắc thái riêng. Theo A.V.Xuperanxkaja, địa danh là Toàn bộ những tên gọi địa lí, đôi khi còn có những tên gọi khác: danh mục (danh sách), bắt nguồn từ tiếng la tinh nomencratura (ghi tên), và những địa điểm, mục tiêu địa lí, đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị, xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ đều có tên gọi /Dẫn theo Nguyễn Văn Âu, [6]/. Còn theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh [1] thì địa danh là tên gọi các miền đất. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [41], địa danh được hình dung rất đơn giản: tên đất, tên địa phương. Các tác giả Nguyễn Văn Âu (1993), Lê Trung Hoa (1991), Nguyễn Kiên Trường (1996)… cũng có cách hiểu khác nhau về địa danh. Tác giả Nguyễn Văn Âu cho rằng: địa danh là tên đất gồm: tên sông, núi, làng mạc… hay là tên các địa phương, các dân tộc [6,5]. 10