Đặc điểm địa danh Đông Sơn (Thanh Hóa)

MỤC LỤC

Những vấn đề về địa bàn, địa danh Đông Sơn (Thanh Hóa) 1. Địa bàn Đông Sơn

Cụ thể: tổng Thọ Hạc có 29 xã, thôn, vạn, giáp: thôn Đông, thôn Đông Sơn (thuộc xã Đông Sơn), thôn Đồng Cầu, thôn Thổ Sơn, thôn Đại Côi (thuộc xã Đồng Côi), thôn Định Hướng, thôn Bái Thượng (thuộc xã Vân Nhưng Thượng), thôn Hồ, thôn Sơn Viện (thuộc xã Thôn Viện), giáp Vĩnh Quần, thuộc xã Phong Mĩ, giáp Ngọc Huyền, giáp Mân Trung, Nam Ngạn, thuộc xã Vân Nhưng Thái, thôn Lễ Xá (thuộc xã Đông Hương), thôn Đồng Lễ, thôn Quốc Thích, Thọ Hạc, Ái Sơn, vạn Ái Sơn, thôn An Biên thuộc xã Bố Vệ, thôn Vệ Yên, thôn Kiều Đại, thôn Hương Bào Ngoại, thôn Hương Bào Nội, thôn Dương Xá, thôn Mật Sơn, thôn Quảng xá, thôn Phú Cốc, thôn Phú Cốc Hạ. Thôn Vinh Hoa (thuộc xã Quang Chiếu), thôn Ngòi giáp, thôn Văn Ba, thôn Đa Sĩ, thôn Chiếu Thượng, thôn Chiếu Trung, thôn Thọ Lộc, thôn Thạch Đường, thôn Đội Trung (huộc xã Quảng Chiếu), thôn Phú Bật, Quảng Xuyên, thôn Xuân Đài, thôn Văn Vật, thôn Miếu (thuộc xã Trường Hựu), thôn Thiếu Sơn, thôn Phú Xá (thuộc xã Xích Lạc), thôn Mai, thôn đồng đức, thôn Sơn Lương, thôn Hoàng Sơn, thôn Bái Vượng (thuộc Quang Chiếu thượng), thôn Đăng Khôi, thôn Hoàng Lạp, thôn Phù Lưu (thuộc xã Phù Lưu), thôn Viện Giang, thôn Viện Giang, thôn Vạn Giang., thôn Phù Lưu Đông (thuộc xã hoạch), Quảng Nạp, thôn Thọ Vực, thôn Thượng, thôn Đồng Duệ, thôn Nhuệ, thôn Đóng, thôn Văn.

Tiểu kết chương 1

Ví dụ: xã Đông Hưng, làng Tân Sơn, xóm Đại Đồng, thôn Hạnh Phúc…; đình Phương Chính, đền Văn Thánh, chùa Yên Hòa, cầu Tràng Tuế… Trong loại hình địa danh tự nhiên, số lượng các địa danh có nguồn gốc Hán Việt là không nhiều lắm, có 90 trường hợp, chiếm 13,4%. Do đó, mục tiêu đặt ra đối với việc nghiên cứu địa danh, một mặt phải đạt được những vấn đề chung về địa danh, đồng thời, quan trọng hơn là phải chỉ ra được những nét riêng về các mặt cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi của các đơn vị địa danh khu vực khảo sát.

Phương thức định danh và cấu tạo địa danh 1. Vấn đề phương thức định danh

Có hàng loạt cách hiểu và thuật ngữ hóa cho vấn đề này như: phương thức cấu tạo, cách cấu tạo tên gọi, luật định danh, nguyên tắc đặt tên, các phương thức đặt địa danh… Theo Nguyễn Kiên Trường [59], trong nhiều trường hợp, cấu tạo địa danh được hiểu khá hẹp, chỉ được hiểu một trong hai phương diện sau đây: 1/ cấu trúc nội bộ (tức cấu tạo ngữ pháp), 2/ nguyên tắc đặt tên, dựa vào hay gọi theo cái gì (tức là lí do đặt tên). Từ thực tế đó, tác giả Nguyễn Kiên Trường [59] đề nghị dùng thật ngữ phương thức định danh để chỉ hai nội dung chủ yếu sau đây: 1/ Việc đánh giá hoặc ý đồ gán cho các thuộc tính của đối tượng địa lí cả về nội dung lẫn hình thức, kèm theo là sự lựa chọn những thuộc tính cơ bản hoặc được xem là quan trọng nhất, cần yếu nhất để đặt tên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách tư duy, quan điểm, tâm lí, văn hóa của các chủ thể.

Đặc điểm cấu tạo địa danh Đông Sơn 1. Thành tố chung (A)

Ví dụ: núi Nhồi, sông Kênh Bắc, kênh Đô, đập Lục Giang, hang Rơi, bãi Vác, cồn Cấu, xóm Nam, thôn Thọ Phật, làng Trung Đông, chợ Bôn, đình Phương Chính, chùa Nghiêm Hoa, đền Cao Sơn đại vương, nghè Vinh, lăng Quận Mẫu… Trong khi đó, số lượng thành tố chung có cấu tạo phức gồm hai âm tiết trở lên ít hơn hẳn. Ví dụ: nhà lưu niệm Lê Khả Phiêu, đài liệt sĩ Đông Sơn, nhà văn hóa Đông Vinh… Kết quả khảo sát cho thấy, các thành tố chung chỉ loại hình địa lí tự nhiên đều có cấu tạo đơn (âm tiết), còn những thành tố chung có cấu tạo phức gồm hai âm tiết trở lên là ở loại hình địa danh cư trú hành chính hoặc các công trình nhân văn. Chẳng hạn, cỏc thành tố sông và cầu có chức năng phân biệt loại hình vừa có chức năng hạn định một cách cụ thể trong các phức thể địa danh như sông Hoàng và cầu Hoàng, sông Tân Thành và cầu Tân Thành… Tương tự, nhờ có có sự hạn định của các thành tố chung như chợ, bến xe… mà ta phân biệt được loại hình và tên riêng một cách cụ thể trong các phức thể địa danh.

Chúng tôi có chung quan điểm với Phan Xuân Đạm, vì chuyển hóa là việc chuyển đổi vị trí của thành tố chung nào đó (cầu, bãi, đồng, chùa…) vào thành tố riêng (thành tố riêng có cấu tạo đơn) hoặc vào một yếu tố của tên riêng (thành tố riêng) trong trường hợp thành tố riêng có cấu tạo phức gồm hai yếu tố trở lên để tạo ra một phức thể địa danh mới.

Tiểu kết chương 2

Thông qua cách gọi tên các đối tượng địa lí ở thành tố chung đã góp phần phản ánh những nét khác biệt về địa hình tự nhiên, về các công trình nhân văn, qua đó thể hiện màu sắc văn hóa địa phương. Trường hợp những thành tố riêng có cấu tạo phức bằng cách ghép các yếu tố thì cũng tuân thủ các quan hệ ngữ pháp tiếng Việt (ba quan hệ: chính phụ, đẳng lập và chủ vị).

Vấn đề ý nghĩa và cách phản ánh hiện thực của địa danh 1. Vấn đề ý nghĩa và cách xác định ý nghĩa của địa danh

Người nghiên cứu không nên tuyệt đối hóa vấn đề ý nghĩa hay chức năng phản ánh hiện thực của địa danh vì những lí do sau đây: Thứ nhất, nhiều địa danh ra đời gắn với sắc thái biểu cảm, tâm lí, nguyện vọng của người định danh mà không phải phản ánh bản chất của đối tượng. Vấn đề này đã được tác giả Nguyễn Kiên Trường [59] nêu ra thành một giải pháp có tính đồng bộ như sau: 1/ Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ nhưng có chú ý đến sự biến đổi của chúng theo thời gian; 2/ Dùng phương pháp so sánh lịch sử để xác lập mối quan hệ ngữ âm của các đơn vị có liên quan (giữa địa danh và danh từ chung), từ đó phục nguyên dạng cổ của tên gọi trong những trường hợp có thể cần thiết.

Đặc điểm ý nghĩa của địa danh Đông Sơn

Từ những kiến giải như trên, chúng ta có thể thống nhất rằng: các đối tượng mà địa danh phản ánh là rất rộng lớn nhưng tựu trung, nội dung phản ánh của nó hướng đến hai mảng hiện thực: mảng hiện thực khách thể tồn tại xung quanh con người với các đối tượng địa lí vô tri vô giác và mảng hiện thực trong tư duy, tình cảm, ước vọng của con người ở từng vùng địa phương qua các mỗi thời đại. Chẳng hạn: xã Triệu Xá, tức là nhà họ Triệu (tổng Thanh Khê) nay là xã Đông Tiến, xã Doãn Xá, tức là nhà họ Doãn (tổng Tuyên Hoá) nay là xã Đông Khê, xã Y Xá, tức là nhà họ Y (tổng Tuyên Hóa) nay là xã Đông Văn, xã Ngô Xá, tức là nhà họ Ngô (tổng Thọ Hạc) nay là xã Đông Lĩnh… Hàng loạt công trình xây dựng gắn với văn hóa tâm linh của các dòng họ ở Đông Sơn được thể hiện qua các đơn vị địa danh như: từ đường họ Lưu, từ đường họ Lê, từ đường họ Nguyễn (Đông Anh), từ đường họ Lê (Đông Hòa), từ đường họ Lê Khả, từ đường họ Phạm (Đông Khê), từ đường họ Tô (Đông Lĩnh), từ đường họ Lê, từ đường họ Nguyễn (Đông Ninh), từ đường họ Thiều (Đông Thanh), từ đường họ Nguyễn, từ đường họ Vũ (Đông Xuân), từ đường họ Phạm, từ đường họ Nguyễn, từ đường họ Lê, từ đường họ Lê Đình (Đông Yên). Ở Thanh Hóa nói chung, Đông Sơn nói riêng, các thần nhà trời được thờ phổ biến là Đế Thích thần quân, Tiên Đồng Ngọc Nữ, Văn Xương đế quân, Liễu hạnh công chúa, công chúa Hoa Nương, bà chúa Thượng Ngàn… Các địa danh đền thờ Thánh Mẫu thượng đẳng tối linh (Đông Anh), chùa Quan Thánh (Đông Hưng), đền thờ Đế Thích (làng Ngọc Tích, Đông Thanh), đền Quang Chiếu (làng Đa Sĩ, Đông Vinh) thờ Thiên Bồng Đô Nguyên súy… đều liên quan đến tín ngưỡng thờ thiên thần.

Đậu, chùa Yên Hòa, chùa Rào, chùa Chuông, chùa Cáo, chùa Không, chùa Cánh, chùa Hạc, chùa Lọc, chùa Vạn Phúc, chùa Quan Thánh, chùa Nhà Thánh, chùa Hinh Sơn, chùa Nấp, chùa Thạch Khê, chùa Mũi Bút, chùa Thái Lai, chùa Nghiêm Hoa, Chùa Phú Hưng, Chùa Đậu, chùa Bãi Sau, chùa Nam, chùa Đào, chùa Tra, chùa Nấp, chùa Sơn… Trong hệ thống chùa Đông Sơn, các chùa lớn là chùa Thái Lai (Đông Lĩnh), chùa Nam (Đông Tân), chùa Mao Xá (Đông Minh), chùa Phú Hưng (Đông Hòa), chùa Yên Hòa, chùa Đào, chùa Đậu (Đông Anh), chùa Sơn, chùa Nấp (Đông Hưng).

Tiểu kết chương 3

Chẳng hạn, các thành tố chung: xã, làng, thôn, xóm, phường, giáp, trang, vạn, sở chỉ đơn vị hành chính dân cư nhỏ nhất ở Đông Sơn, đặc biệt là các yếu tố trang, vạn, sở là cách phân cắt hiện thực rất chi tiết của Đông Sơn. Các kết quả nghiên cứu đặc điểm ý nghĩa trong hệ thống địa danh Đông Sơn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về ngữ nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh, phản ánh chức năng gọi tên của vốn từ chung tiếng Việt.