1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc

58 569 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc Phân biệt một số loài trong chi ehretia p browne được dùng làm thuốc

Trang 1

B ộ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

ĩ ữ C S 0 3 Ĩ O ỉ ữ C S

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI

EHRETIA P.BROWNE Được DÙNG LÀM THUỐC

Bọ môn Thực vạt Thời gian thực hiện: 03/2007 - 05/2007

HÀ NỘI THÁNG 05 NĂM 2007

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới Th.s Hoàng Quỳnh Hoa và T.s Đố Quyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn

em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.

Em xỉn gửi lời cảm ơn tới các giảng viên, kỹ thuật viên bộ môn Thực vật, bộ môn Dược liệu, bộ môn Dược học cổ truyền trường Đại Học Dược Hà Nội, Ban lãnh đạo, cán bộ phòng khoa học Vườn Quốc Gia Cúc Phương và các cán bộ Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.

Đ ể cố được thành quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu, Đảng Uỷ nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo trường Đại Học Dược Hà Nội, trường Đại Học Y Khoa Thái Nguyên cùng gia đình, người thân, bạn bè và tập thể lớp CT 38 đã hết lòng giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2007

Nguyễn Thị Mai Hương

Trang 4

M ỤC LỤC

1.1.1 Đặc điểm họ vòi voi (Boraginaceae) 2

1.1.2 Đặc điểm của chi Ehretia P.Brovvne 2

1.1.3 Đặc điểm và phân bố một số loài thuộc chi Ehretia P.Browne 3

1.2 Tác dụng và công dụng của chi Ehretia P,Browne 7

1.3 Các nghiên cứu về hoá học cùa chi Ehretia P.Browne 8

Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 10

2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu 10

Trang 5

ĐẶT VÂN ĐỂ

Chi Ehretia p Browne có tên Việt Nam là Cườm rụng (Cùm rụm, Dót), thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae) Trên thế giới, chi này bao gồm khoảng 50 loài, trong đó đa số là mọc hoang dại ờ những vùng nhiệt đới ở Việt Nam, chi Ehretia có khoảng 7 loài, trong đó có một số loài được sử dụng làm thuốc Chi Ehretia phân bố chủ yếu ở miền núi và trang du miền Bắc, miền

Trung và một số tỉnh miền Nam Theo kinh nghiệm dân gian, một số loài thuộc chi này được dùng làm thuốc chữa các bệnh hậu sản, xương khớp, cảm

mạo, ung nhọt và tiêu chảy Đặc biệt, có loài thuộc chi Ehretia được sử dụng

để phối hợp điều trị các bệnh ung bướu

Theo điều tra sơ bộ về dược dân tộc học của một số loài thuộc chi

Ehretia ờ Ninh Bình và Hoà Bình, cây Cườm rụng (E acuminata R Br.) được

nhân dân địa phương sử dụng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh hậu sản; cây Xạ

đen {E asperula Zoll, et Mort.) được dùng phối hợp trong một số bài thuốc

chữa ung thư

Để góp phần nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về nguồn gốc

dược liệu thuộc chi Ehretia, chúng tôi tiến hành khóa luận này với các mục

tiêu sau:

1.Phân biệt đặc điểm hình thái thực vật một số loài trong chi Ehretia p

Browne

2.Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học chính của loài E acuminata R Br

ở Cúc Phương (Ninh Bình), so sánh vói loài E asperula Zoll, et Mort, ở Hòa

Bình

Trang 6

PHẦN 1 - TỔNG QUAN

1.1 THỰC VẬT

1.1.1 Đặc điểm của họ Vòi voi (Boraginaceae)

Cây cỏ lâu năm, hai năm hoặc một năm, cây leo gỗ, cây bụi hoặc cây

gỗ, thường có nốt sần nhỏ màu trắng dọc theo thân Lá đơn, mọc so le, ít khi mọc đối, không có lá kèm Cụm hoa dạng xim nhiều hay ít lưỡng phân, hoặc dạng ngù, ở nách lá hoặc ở ngọn; hoa nhỏ trắng hay vàng, ít khi là cụm hoa đcín, lá bắc tồn tại hoặc không có Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều; đài

hình chuông hay hình trụ, với 5 lá đài dính nhiều hay ít ở gốc; tràng hoa cánh

hợp, dạng ống, hình chuông hoặc gần hình bánh xe, với 5 răng hay thùy, có khi có vẩy hay túm lông ở họng tràng; 5 nhị; bầu trên gồm 2 lá noãn, mỗi lá

noãn chứa 2 noãn, 2 hoặc 4 ô, vòi nhụy đơn ở giữa các lá noãn, đầu nhụy

nguyên hoặc chia thùy Quả hạch chứa 1- 4 hạch nhỏ hoặc quả tách thành 4 hay 2 hạch khô, hạt có hoặc không có nội nhũ

Họ Boraginaceae bao gồm 6 phân họ: Bomgimceae; Hydrophylloiceae, Heliotropioỉdeae; Cordioideae; Lennooideae và Ehretỉoideae với tổng cộng 148

chi, 2740 loài, phân bố rộng khắp thế giói, ở Việt Nam họ này có khoảng 35

loài, thuộc 15 chi, trong đó có chi Ehretia p Brovvne [5], [7], [16], [20].

1.1.2 Đặc điểm của chi Ehretìa p Browne

Cây gỗ hoặc cây bụi Lá mọc so le, nguyên hoặc có răng, có cuống Cụm hoa xim nhiều hay ít lưỡng phân, hoặc dạng ngù, ở nách lá hoặc ở ngọn; hoa nhỏ, trắng hay vàng Đài có 5 thùy; ống ngắn Tràng hình chuông hoặc gần hình bánh xe; ống ngắn hình trụ hoặc rộng ra ở đỉnh; thùy 5, lợp tròn nụ, trải ra và gập xuống Nhị 5, đính trên ống, xen kẽ cánh hoa; bao phấh xoan hay thuôn, lồi, hướng trong, mở bởi hai kẽ nứt Nhụy gồm 2 lá noãn; bầu hình

Trang 7

cầu hoặc gần cầu; noãn 4; vòi nhụy ở ngọn thành cột, chẻ đôi nhiều hay ít ở

đỉnh, có khi chẻ từ gốc, gần hình cầu, hạt 4 hoặc ít hơn do bị thui, chứa trong

1 hoặc 2 nhân, mọc đứng, có phôi không nhiều [5], [16]

Theo một số tài liệu về thực vật ở Việt Nam [5], [7], [19], các loài được liệt kê thuộc chi Ehretia p Browne bao gồm: E acuminata R Br.; E dentata Courchet.; E longiflora Champ.; E macrophylla Wall, ex Roxb.; E thyrsiflora (Sieb et Zucc.) Nakai.; E laevis Roxb.; E asperula Zoll et Mor.;

E longifolia Champ, in Hook, và E dichotoma Bl [5], [7].

1.1.3 Đặc điểm và phân bố một số loài thuộc chi Ehretia p Browne ở

Việt Nam

I.I.3.I Ehretìa acuminata R Br [5], [7], [19]

Tên địa phương: Cườm rụng nhọn, Lá giáp/ lá ráp, Cùm rụm nhọn

Cây gỗ nhỏ hay trung bình, cao 10 - 20 m; vỏ màu vàng xám; cành nhỏ hình trụ, có nhiều lỗ bì trắng nhạt Lá đơn mọc so le, phiến lá hình bầu dục hay hình trứng ngược, dài 7 -15 cm, rộng 3 - 5 cm, đầu nhọn, gốc tù hay hình nêm, mép có răng, mỏng, không lông, gân bên 6 - 9 đôi, cuống lá dài 1,5-3 cm

Cụm hoa hình chùy ở ngọn hay ở nách lá gần đầu cành, dài 8 - 2 0 cm Hoa nhỏ, màu trắng, không cuống, rất nhiều và thơm Đài hoa hình chuông, 5 thùy màu lục; tràng hình ống, 5 thùy, nhị 5, bầu không lông 2 ô, mỗi ô chứa 2

noãn Quả hạch hình cầu, đường kính 3 - 5 mm, khi chín màu đỏ

Cây mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thưòng xanh, ở độ cao dưới 700m Thường mọc ven rừng, trong thung lũng, sát đưòfng đi Cây chịu bóng, mọc nhanh Tái sinh chồi hoặc hạt đều tốt Mùa hoa khoảng tháng 3-4, mùa quả khoảng tháng 6-7

ở Việt Nam, loài Ehretia acuminata R Brwone gặp ở các tỉnh miền núi

và trung du phía Bắc Loài này có ở các nước khác như: Ấti Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Lào

Trang 8

1.1.3.2, Ehretm thyrsiflora (Sieb, et Zucc) Nakai [5], [7]

Tên đồng nghĩa: E acuminata R Br var obovata (Lindl) lohnst.

Tên địa phương; Cườm rụng hoa chùy

Cây nhỏ, cao 3 - 15 m, cành nhỏ không lông Lá mỏng như giấy, hình bầu dục, hình trứng ngược hoặc bầu dục hẹp, dài 7 - 1 6 cm; rộng 3,5 - 8 cm, đầu có mũi tù, gốc nhọn hay tròn, mép có răng nhỏ, mặt trên có lông ngắn thưa thớt, mặt dưới gần như không lông, cuống lá dài 0,8 - 2,2 cm Cụm hoa chùy ở ngọn và nách lá, dài cỡ 20 cm, có lông ngắn Hoa có hương thơm, đài hoa hình chuông, dài 1,5 mm, 5 thùy, tràng hoa màu trắng, thùy 5, dài 2 - 3

mm, ống dài cỡ 1 mm, nhị 5, đính trên ống tràng, dài 3 mm, vòi nhụy 2 thùy Quả hạch màu vỏ quít, gần hình cầu, đường kính cỡ 4 mm

Loài này có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam ở nước

ta, gặp ở Hoà Bình Cây mọc trên gò đồi, trong rừng trên đất núi ỏ độ cao 400m trở lên

1.1.33 Ehretìa dentata Courchet [5], [7], [19]

Tên địa phương: Cườm rụng răng, Cùm rụm răng

Cây nhỏ mọc trườn, cành mảnh không lông Lá mọc so le, phiến lá hình trái xoan thon rộng ở phần trên, dài 5 - 10 cm, có răng thưa ở phần trên, mặt trên xanh đậm, cuống lá dài 5 - 7 mm Cụm hoa xim nhỏ mang 2 - 3 hoa, lá dài 4,5 mm, tràng hoa hình thúng rộng 7 mm, cánh hoa mở rộng, nhị có chỉ nhị phình to ở gốc, bầu không lông, vòi nhụy 2, rời Quả hạch to 5 mm, có một nhân chứa một hạt

Cây mọc hoang ở rừng còi, đất khô nóng ven biển Cây trồng mọc khoẻ, chịu bóng một phần, ở Việt Nam, phân bố ở Đồng Nai (Trị An, Phước Thành)

và vùng biển miền Trung

Trang 9

1.1.3.4 Ehretìa longiflora Champ [5]

Tên địa phương: Cườm rụng hoa lá dài, Dót hoa lá dài

Cây nhỏ, cao 5 - 15 m, cành không lông Lá có phiến hình bầu dục, xoan ngược, hình trứng ngược hay hình bầu dục, dài 7 - 18 cm, rộng 4 - 7 cm, màu lục, không lông Cụm hoa dạng ngù ở ngọn và nách lá, rộng 3 - 5 cm, phân nhánh, đài hoa dài cỡ 2 mm, không lông, có 5 thùy, hình trứng, dài 2 -3,5 mm, ống tràng dài 7 - 1 0 mm, nhị 5, đính trên ống tràng, bầu không lông,

có 2 đầu nhụy Quả hạch mãu tím sậm, gần hình cầu, đường kính 7 - 1 0 mm

Loài này có thể gặp ở nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ở nước ta loài này được phân bố từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới Thanh Hoá

1.1.3.5 Ehretìa macrophylla Wall, ex Roxb [5], [7], [19]

Tên đồng nghĩa; E dicksonii Hance.

Tên địa phương: Cườm rụng lá to, Dót lá to

Cây gỗ nhỏ cao tới lOm, không lông Lá có phiến xoan ngược hình bầu dục, dài 9 - 18 cm, rộng 5 - 1 0 cm, đầu có mũi tù, gốc thon từ trên cuống, mặt trên ráp có lông, mép có răng, gân bên 5 - 7 đôi, cuống dài 2 - 3 cm

Cụm hoa chùy ở ngọn cao 10 cm, nhánh dài 6 - 7 cm Hoa có đài dài 4

mm, xẻ thùy đến một nửa, có lông ngắn, tràng hoa có 5 thùy màu trắng dài 3 -

5 mm, ống dài 6,5 mm, nhị 5, vòi nhụy 2 Quả hạch vàng, gần hình cầu, đường kính khoảng 1,5 cm, chứa 2 nhân tròn to 8 -9 mm

Trên thế giới, loài này có thể gặp ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn

Độ ở nước ta, phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

1.1.3.6 Ehretìa asperula Zoll & Mor [7]

Tên đồng nghĩa; E hanceana Hemsl.

Tên địa phương: Dót

Trang 10

Cây bụi nhỏ, cao Im Lá có phiến bầu dục, thon, kích thước 4 - 10 X 2 -

5 cm, đầu tù, gốc tròn, mép có răng hoặc nguyên, gân phụ 6 cặp, cuống dài 1,7 cm Cụm hoa chùy ở đầu cành, có vài lá nhỏ ở gốc, nhánh dài, đài có lông, thùy 5, cao l,5m, tràng có ống ngắn, nhị 5, bầu không lông Quả tròn, to 4 - 5

mm, có 4 rãnh, hạt 4

Phân bố ở Hạ Long (Quảng Ninh), Hà Nội.

I.I.3.7 Ehretỉa longifolia Miers [7]

Tên địa phương; Dót lá dài

Cây bụi nhỏ, cao 3 - 4 m, cành không lông, láng Lá có phiến bầu dục xoan ngược, to 12 -15 X 4 - 7 cm, gân phụ 5 - 6 cặp, không lông, cuống dài 12

- 17 mm Cụm hoa ngù, ở ngọn và nách lá Hoa caọ 1 cm, đài 5 răng dài bằng ống, tràng trắng, ống không lông, cao 6 - 7 mm, thùy 4 - 6 , nhị 5, gắn trên miệng tràng, bầu không lồng,

2.13.8 Ehretìa laevis Roxb [7], [19]

Tên địa phương; Dót láng

Cây gỗ lớn đến 25 m, cành không lông, láng Lá có phiến bầu dục, kích thước 1 0 - 1 2 x 6 - 7 cm, đầu tù tròn, gốc tù, không lông, gân phụ có 6 - 7 cặp, cuống 1, 5-3 cm Cụm hoa chia nhánh, mang xim hình bọ cạp có lông, nụ cao

3 mm, cuống 1 - 3 mm, đài hình chuông, 5 răng, vành có ống 2 mm, thùy 1,5

mm, nhị 5, bầu có lông Quả tròn, kích thước 3 - 4 mm, có 4 cạnh, 4 hạt

Cây gặp ở Lào.

1.13.9 Ehretìa dichotoma Bl [7]

Tên đồng nghĩa: E laevis var, canariensis (Cl.) Gagn.

Tên địa phương: Dót lưỡng phân

Trang 11

Cây gỗ to, cành mảnh, không lông Lá có phiến bầu dục thon, dài 10 -

20 cm, mép nguyên, không lông, gân phụ 5 - 7 cặp, cuống dài 1,5 cm Cụm hoa chia nhánh mang xim hình bọ cạp dài 1 - l,5cm, đài cao 1 mm, 5 răng, vành cao 3 mm, có ống dài hơn thùy, nhị 5 gắn trên miệng ống, vòi nhụy dài 2

mm Quả nhân cứng to 3 - 4 mm

Cây gặp ở vùng Sài Gòn thòi trước,

1.2 TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CHI EHRETIA p BROWNE

ở Việt Nam, theo kinh nghiệm dân gian, một số loài thuộc chi Cườm

rụng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh Rễ cây Cườm rụng hoa lá dài (E longiflora Champ.) được dùng làm thuốc trị đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh

đẻ Toàn cây Cườm rụng hoa chuỳ {E thyrsiflora Nakai.) có tác dụng trị

phong thấp đau xưofng, sa tử cung, thoát giang, lá của loài này có thể trị cảm mạo, thiên đầu thống, lõi cây trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, sưng đau,

mụn nhọt sưng đỏ, vỏ thân trị viêm ruột ỉa chảy Rễ cây Dót lá to {E macrophylla Wall, ex Roxb.) có tác dụng lợi sữa, giải độc, trị tê thấp [5], [7].

Trên thế giới, đặc biệt ở một số nước vùng Nam Á, Đông Nam Á, nhân

dân cũng sử dụng chi Ehretia p Browne làm thuốc điều trị theo y học cổ

truyền, ở Pakistan, người ta sử dụng các cây thuộc chi này để điều trị một số bệnh như ỉa chảy, ho, thưoíng hàn, đau răng, dạ dày và bệnh lây truyền qua

đường sinh dục [18] Bột rễ của E rígida (Thund.) Druce được dùng để trị vết

thưcmg nhỏ trên da, đắp lên bụng và ngực để giảm đau và chữa đau mật ở gia

súc Dịch ép lá của E silvatica Gurke được nhỏ vào vết thương để cầm máu

và lá dùng để băng bó vết thương Cây E amoena Klotzsch, còn được dùng để

chữa đau lưng [18]

ở Philippin, nước sắc của rễ và thân cây E phillipinensis A.DC được

dùng để súc miệng hoặc lá được đắp lên vùng mặt bị sưng Lá tươi hoặc vỏ có

Trang 12

thể đắp lên vùng bị sưng đau Dịch sắc vỏ thân và rễ có thể dùng để uống trong các trưòfng hợp đại tiện ra máu Dịch chiết methanol của vỏ thân cây này

có tác dụng kháng histamine rất mạnh Bên cạnh đó, dịch ép vỏ thân của loài

E acuminata R Br được dùng để hạ sốt [18].

Từ rễ loài cây E mircophylla Lam chiết suất ra được 5 chất có tác

dụng chống dị ứng Theo kinh nghiệm dân gian cây này có thể dùng chữa

giang mai, giải độc khi ngộ độc cây cỏ Lá của E microphylla Lam được

nghiên cứu có tác dụng kháng viêm và acid rosmarílic là một trong các thành phần chính có tác dụng ở cây này Dịch chiết cồn ethylic của cây này cho tác

dụng ức chế nhẹ hệ thần kinh Rễ của cây E buxifolia Roxb thường dùng để

vệ sinh phụ nữ sau khi sinh con Lá tươi được ép để uống hoặc dùng ngoài để

hạ sốt, giúp ra mồ hôi Lá được dùng chữa ỉa chảy trong các trưcmg hợp đại tiện ra chất nhày lẫn máu v ỏ rễ được dùng để uống có thể cầm máu trong trường hợp bị rắn độc cắn [18]

Năm 2004, theo nghiên cứu của ICiran Iqbal, cây E obtusifolia có tác

dụng ức chế men lipoxygenase, một loại enzyme có vai trò quan trọng gây ra các rối loạn như hen phế quản, viêm và thúc đẩy sự phát triển một vài loại tế bào ung thư trên cơ thể người [18]

1.3 CÁC NGHIÊN c ú u VỀ HOÁ HỌC CỦA CHI EHREIA p BROWNE

ở Việt Nam cho tói nay chưa có nghiến cứu nào về thành phần hoá học

của chi Ehretia (Cườm rụng).

Trên thế giới, nghiên cứu về chi Ehretia bắt đầu từ năm 1953 khi T Koyama công bố về allatoin và sucrose từ vỏ cầy E thyrsiflora Nakai Năm

1971, Desai và cộng sự đã tuyên bố về sự có mặt của baurenol, một triterpen

từ một vài loài khác nhau thuộc chi Ehretia p Browne Năm 1980, Agarwal

và cộng sự đã mô tả một hợp chất thiên nhiên mới được chiết xuất từ phần trên

Trang 13

mặt đất của E mircophylla Lam là microphyllone, cùng với baurenol và acid

ursolic Cùng năm đó, Suri và cộng sự đã nghiên cứu trên một loài khác là

Ehretia aspera Willd và chiết xuất ra được một alcaloid có cấu trúc

pyrolizidin mới là eretinine, 7-ỡ-(p-methoxybenzoyl)-retronecanol Năm

1987, Rimando và cộng sự đã công bố tìm thấy acid rosmarinic, astragalin,

a-amiryl và ß-amiryl từ dịch chiết methanol của lá cây E microphylla Lam

Năm 1994, Simpol và cộng sự đã công bố 3 hợp chất mới là cyanoglycosid ehretioside A l, ehretioside A2, và ehretioside A3 từ phân đoạn n- Buthanol

của E phillipinensis A.DC., Cũng từ loài này, nhóm nghiên cứu đã chiết được

ehtiroside B và methyl rosmarinate từ phân đoạn ethylacetate [18]

Năm 1996, Selvanayagam và cộng sự đã chiết xuất từ vỏ rễ của E buxifolia Roxb chất ehretianone là một chất quinoid xanthene mới Ngoài ra

một hỗn hợp sterol bao gồm: ß-sitosterol, stigmasterol, a-spinasterol, campesterol và cholesterol cũng đã tìm thấy trong nghiên cứu này [18 ]

Năm 2004, Kiran Iqbal đã nghiên cứu loài E obtusifolia Höchst, và

phân lập được 10 hợp chất, trong đó có 3 chất mới và 7 chất lần đầu tiên phát

hiện được ở chi Ehretia p Browne Ba hợp chất mới là methyl 2-0- la- O- vanillactate; caffeic anhydride và trans 4- hydroxycyclohexyl-2-ớ-p-

feruloyl-coumaroyl ß-D -glucopyranoiside [18]

Trang 14

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHUDNG PHÁP NGHIÊN c ú u

2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu

2.1.1.1 Nguyên liệu tươi

- Dược liệu thu hái ở VQG Cúc Phương - Ninh Bình, bao gồm:

o Mẫu cành tươi mang hoa, quả (CRl) để làm tiêu bản mẫu cây khô phân tích hình thái và giám định tên khoa học

o Mẫu cành tươi mang lá để nghiên cứu hoá học Dược liệu đem phơi sấy khô ở nhiệt độ 45°c, nghiền nhỏ cho vào túi PE đóng kín để noi khô ráo Một phần dược liệu tươi được cắt thành từng đoạn nhỏ, bảo quản trong cồn 70°

- Thòi điểm thu hái:

o Lần 1: Ngày 22 tháng 11 năm 2006

o Lần 2: Ngày 26 tháng 04 năm 2007

2.1.2.2 Tiêu bản cây khô

* Tham khảo 23 tiêu bản các loài thuộc chi Ehretia ở:

- Phòng tiêu bản, Bộ môn Thực vật, Trường Đại Học Dược Hà Nội

Vườn Quốc Gia Cúc Phưcỉng - Ninh Bình

- Bảo tàng Thực vật - Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật

- Bảo tàng Thực vật - Khoa Sinh - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên -

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Danh mục tiêu bản tham khảo được trình bày trong phụ lục 1

2.1.2 Phương tiện nghiên cứu

2.I.2.I Các máy móc và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu

- Kính hiển vi quang học LEICA với các VK 4x, lOx, 40x, lOOx tại Bộ

môn Thực vật -Trường Đại Học Dược Hà Nội

Trang 15

- Kính lúp soi nổi Kruss - optronic tại Bộ môn Thực vật - Trường Đại

Học Dược Hà Nội

- Máy ảnh kỹ thuật số Canon - Power Shot S40 tại Bộ môn Thực vật -

Trường Đại Học Dược Hà Nội

- Phần mềm đồ họa Adobe Photoshop 7.0

- Bộ dụng cụ phân tích hình thái thực vật tại Bộ môn Thực vật - Trường

Đại Học Dược Hà Nội

- Bộ dụng cụ chiết Soxhlet tại Bộ môn Thực vật -Trường Đại Học Dược

Hà Nội

- Máy cất quay BUCHIROTAVAPOR R-200 tại Bộ môn Dược liệu

Trường Đại Học Dược Hà Nội

Máy xác định độ ẩm Precisa HA60 tại Bộ môn Dược liệu - Trường Đại Học Dược Hà Nội

- Máy đo phổ MS HP 5898B tại Viện Hoá học - Trung tâm Khoa học tự

nhiên và Công nghệ Quốc Gia

2.I.2.2 Hoá chất

- Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu hoá học đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

- Dung môi: Ethanol, Methanol, n-hexan, n-buthanol, Ethylacetat,

Chloroform

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

2.I.3.I Nghiên cứu về thực vật

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái bằng phương pháp mô tả phân tích [4]

- Giám định tên khoa học bằng phương pháp mô tả so sánh

o Sử dụng các khoá phân loại tới họ và chi theo nguyên tắc lưỡng phân [16]; [19]

Trang 16

o Đối chiếu vói mô tả trong các tài liệu chuyên sâu về thực vật [5]; [7]; [16].

o So sánh, đối chiếu với các mẫu tiêu bản trong phòng tiêu bản HNIP (Bộ môn Thực vật-Trường Đại Học Dược Hà Nội), HNU (Khoa Sinh - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội) và lEBR (Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật - Trung tâm Khoa học tài nguyên và công nghệ Quốc gia)

- Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu:

o Vi phẫu các bộ phận lá, thân được cắt, tẩy, nhuộm kép [4]

o Quan sát cấu tạo vi phẫu cành, lá dược liệu bằng kính hiển vi [4]

2.I.3.2 Nghiên cứu về hoá học

- Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong dược liệu theo tài liệu: Bài

giảng Dược liêu, tập 1 và 2 [2] Thực tập Dược liệu - phần hoá học [3]; Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc [6]

Định tính bằng SKLM, dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 (Merck)

- Xác định hàm lưcmg cắn trong từng phân đoạn bằng phuofng pháp cân

- Phân lập các chất bằng sắc ký cột:

o Chất nhồi cột: Cân 10-14g Silicagel G (cỡ hạt 16 - 30|im), được hoạt

hoá ở 110°c trong 1 giờ

o Cách nhồi cột: Theo phương pháp nhồi cột ướt Đổ một ít chloroform vào cột, lót bông ở đáy cột Cho từ từ Silicagel đã được hoạt hoá vào, vừa cho vừa gõ nhẹ Rửa sạch thành cột bằng chloroform

Trang 17

o Cột sắc ký: Cột thủy tinh có khoá và lắp đậy kín, kích thước 2 X

50cm, rửa sạch, sấy khô, tráng cột bằng chloroform Lắp thẳng đứng cột trên giá Vặn chặt khoá lại

- Đo phổ MS tại Viện Hóa Học, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công

nghệ quốc gia

2.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT

2.2.1 Đặc điểm thực vật một số loài trong chi Ehrería p Browne

2.2.1.1 Đặc điểm thực vật và tên khoa học cây Cườm rụng

Cây Cườm rụng thu hái ở VQG Cúc Phương - Ninh Bình (CRl) đã được làm tiêu bản mẫu khô, nộp tại phòng tiêu bản HINP- Trường Đại Học Dược

Hà Nội, với mã số tiêu bản; HINP/15151/07

a Đặc điểm hình thái thực vật

Cây gỗ nhỡ, cao 5-10 m vỏ cây màu nâu, sần sùi, nứt dọc Cành nhỏ

nhẵn, có nhiều lỗ bì trắng nhạt Lá đơn, mọc so le, cuống lá dài khoảng 1,5 2.5 cm, gốc cuống lá hơi tía Lá hình trứng, kích thước 9 - 1 5 x 3 - 5 cm, gốc

-tù lệch, mũi nhọn, mép khía răng cưa nhỏ hướng về ngọn lá, 5 cặp gân hình lông chim

Hoa nhỏ, màu trắng, thơm Cụm hoa chùm bông, dài khoảng 10 cm, cành mang cụm hoa có lông Hoa đều, lưỡng tính, cao khoảng 5 mm, đường kính hoa nở khoảng 5 mm Hoa không cuống Đài 5, màu xanh, hàn liền, cao2.5 mm, ống đài 2 mm, có lông nhỏ Tràng 5, màu trắng, hàn liền, cao 3,5

mm, ống tràng cao 2 mm, khi nở cánh xòe rộng, gập xuống gần đài hoa Bộ nhị 5, đính trên ống tràng, dài khoảng 4,5 mm, bao phấn 2 ô, hưốfng trong, nứt dọc, đính lưng Bầu hình cầu, vòi nhụy dài khoảng 2,5 mm, chẻ đôi ở 1/3 chiều dài phía trên Bầu 2 ô, mỗi ô chứa 2 noãn

Quả hình cầu, khi còn non màu xanh, đưòfng kính khoảng 2 mm, khi chín có màu đỏ cam

Trang 18

Hình 2.1 Ảnh chụp đặc điểm hình thái cây Cườm rụng (CRl).

a Cây Cườm rụng tại VQG Cúc Phương; b Cành mang hoa; c Cụm hoa; d

Mổ xẻ tràng hoa; e Quả (d, e: ô kẻ kích thước Imm)

b Đặc điểm vi học

> Vi phẫu M: - , r.L

i¿bciofunn Gân lá: Biểu bì trên cấu tạo từ một hàngVchữ nhật, biểu từ dưổi cấu tạo

một hàng i ế íiào hình tròn, kích thước rất nhỏ, xếp xít nhau, đều đặn Mô mềm gồm các tế bào mỏng, hình tròn hoặc đa giác, kích thước to nhỏ khác nhau, xếp lộn xộn, bên trong các tế bào mô mềm có một vài tinh tìiể Canxioxalat hình khối Các (Mm sợi nằm rải rác Bó gỗ xếp thành một cung

gồ lớn nằm giữa gân lá, bao bên ngoài là cung libe Cung libe gỗ uốn cong ở hai phía bên trên

Phiến lá: Biểu bì trên gồm một lớp hình chữ nhật xếp sít nhau Tế bào

biểu bì dưới nhỏ hott Sát biểu bì trên là một lớp mô giậu hình chữ nhật xêp vuông góc với bề mặt lá Riía dưới mô giậu là một lớp mô xốp

Trang 19

Hình 2.2 Ảnh chụp vi phẫu lá cây CRl.

1 Biểu bì trên; 2 Mô giậu trên; 3 Mô xốp; 4 Biểu bì dưới; 5 Tinh thể Canxi oxalat; 6 Sọd libe; 7 Gỗ; 9 Mô mềm

Hình 2.3 Ảnh chụp vi phẫu thân cây CRl.

1 Bần; 2 Mô mềm vỏ; 3, Sợi libe; 4 Libe cấp 2; 5 Gỗ cấp 2; 6 Mô mềm

ruôt

Trang 20

> Vi phẫu thân

Mặt cắt vi phẫu thân hình tròn, từ ngoài vào trong có: Biểu bì ở phần

thân non hoặc bần ở phần thân già Ngoài lớp bần thưòỉng có lỗ võ Sát biểu bì

là phần mô mềm vỏ gồm các tế bào hình đa giác xếp lộn xộn, phần mô mềm

sát libe gỗ có nhiều tinh thể Canxioxalat hình khối Libe cấp 2 cấu tạo từ

những tế bào nhỏ, xếp thành một vòng tròn liên tục không đều, phía ngoài có

các bó sọi libe Các mạch gỗ xếp thành hàng bên trong libe, Mô mềm ruột cấu

tạo bởi các tế bào hình trứng hoặc đa giác, có thành mỏng, kích thước lớn

c Giám định tên khoa học

> Theo Thực vật chí Đông Dương [19], xác định mẫu CRl thuộc họ

Boraginaceae.

4 Hoa không đều, hạt không cố nội nhũ.

4 ’ Hoa âều hoặc Qần đều, nội nhữ nhỏ hoặc cố nhiều.

5 Đính noần Qốc.

6 Quầ cố 4 hạch hay cố 4 hạch riềng biệt, vòi phẩn nhiều ỏ ạổc

ß o rä0in a cea e.

> Theo Thực vật chí Đông Dương [19], xác định tới chi:

1 2 -4 núm nhụy riêng biệt.

2 2 núm nhụy, vòi nhụy, vòi hình sợi chỉ Quả thịt

E h rßtia.

> Theo Thực vật chí Trung Quốc [16], xác định tới chi:

6a Vòi nhụy chia 2, cố 2 núm nhụy.

Trang 21

7a Vòi nhụy chia làm 2 nhánh nửa trền, vỏ cỊ^ul trong khôn^ chia, có

dạng hình trứng Phiến lá có <đốm trẩn^

C arm ona

7b Vòi nhụy chia 2 ỏ phẩn trên; vỏ ợỊ^uả trong chia làm 2 ngăn, mểi ngăn

có 2 hạt; hiếm khỉ chia làm 4 n^ăn, mỗi ngăn có 1 hạt; phiến lá không cố

E h rfftia

> r^eơ r^ỊTc vậí c^ỉ Trung Quốc [16], xác định tới loài:

1a Lá khía răng; vỗ í^uả tron^ chia 2 khoang, mỗí ô chứa 2 hạt.

2a Lá nhắn, khía răn^, hướng lên trền; thùy ấà\ hơn Ốri0; cỊ^uả hạch

kính 3 - 4 m m E a cu m in a ta

Sơ bộ kết luận mẫu nghiên cứu Cườm rụng thu hái ở Cúc Phưcmg (CRl)

có tên khoa học là: Ehretia acuminata R Br.

2.2.1,2 Phân biệt đặc điểm hình thái thực vật các mẫu tiêu bản cây khô

Tiến hành quan sát trên 23 tiêu bản thuộc 7 loài, tại 4 phòng tiêu bản thực vật Các đặc điểm hình thái được mô tả trong bảng 2.1

Các đặc điểm khác biệt về thân, lá và hoa được tóm tắt trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Khác biệt hình thái của các mẫu tiêu bản chi Ehretia

TT Tên khoa

học

Tên VN

Đăc điểm Thân,

Cành có nhiều nốt sần màu trắng

Hình trứng, đầu lá nhọn, cuống lá dài, mép lá có răng cưa nhỏ, không lông, gân bên 7 đôi Kích thước 7-15x3-5cm, cuống lá dài 2- 3cm

Cụm hoa chùm xim Hoa đều, mẫu

5, bô nhi 5

2 E longiflora

Champ

Cườmrụng

Thânnhẵn

Đầu lá tù, mép lá nguyên, cuống lá dài,

Cum hoa

Trang 22

Tên khoa

học

Tên VN

Đặc điểm

Thân,

hoa lá dài

gân bên 6 đôi Kích thước lOxScm, cuống

lá dài 2,5cm

E.tsiangỉi

lohnst

Thânnhẵn

Phiến lá rộng hình trứng, mép lá có răng cưa to, đầu lá nhọn, mép lá nguyên, cuống

lá dài, gân bên 6 - 7 đôi, Kích thước 14x6- 7cm, cuống lá l-2cm

E asperula

Zoll, et Mort Dót.

Thânleo,nhẵn

Lá hình trứng, đầu lá nhọn, mép lá nguyên, gân bên 6 đôi, cuống lá dài Kích thước 5- 10x3-5cm, cuống lá dàil- l,5cm

Cụm hoa xim, Hoa đều, mẫu

5, bộ nhị5

E serata

Roxb

Thânnhẵn

Lá dài, thuôn, đầu lá hơi nhọn, mép lá nguyên, cuống ngắn, gân bên 6 đôi Kích thước 12x5 cm, cuống

lá dài 2cm

Cụm hoa xim

E laevỉs

Roxb

Dótláng

Thânnhẵn

Đầu lá tù, mép lá nguyên, cuống ngắn, gân bên 7 đôi Kích thước 12x5-7cm, cuống

Thânnhẵn

Lá hình trứng, đầu lá hoi nhọn, mép có răng cưa nhỏ, cuống dài, gân bên 6 đồi Kích thước 15x4- 8cm, cuống lá dài 2- 3cm

Cụm hoa xim ở ngọn cành

Trang 23

Hình 2.4 Tiêu bản E acuminata Hình 2.5 Tiêu bản E asperula

Hình 2.6 Tiêu bản E ỉaevis Hình 2.7 Tiêu bản E longiflora

Trang 24

Hình 2.8 Tiêu bản E serata Hình 2.9 Tiêu bản E thyrsiỷolia

Hình 2.10 Tiêu bản E tsiangii

Ảnh các mẫu tiêu bản chi Ehretia

Trang 25

Nhận x é t :

Các loài quan sát đều có đặc điểm tương tự như mô tả trong các tài liệu kinh điển

- Các mẫu khác nhau trên các đặc điểm: mép lá (nguyên / răng cưa /

thuỳ) ; kích thước lá; bề mặt có / không lông

- Các đặc điểm tương đối đồng nhất bao gồm: cách mọc so le; số cặp

gân; kiểu cụm hoa và hoa nhỏ

2.2.2 Nghiên cứu thành phần hoá học của cây Cườm rụng (Ehretia

acuminata R Br.)

2.2.2.I Định tính các nhóm chất hữu cơ

Kết quả định tính các nhóm chất chính trong lá và cành cây Cườm rụng

loài E acuminata R, Br được trình bày ở bảng 4.

Bảng 2.2 Kết quả định tính các nhóm chất chính trong lá và cành cây

Cườm rụng (CRI) bằng phản ứng hoá học

stt Nhom*chất* Phản ứng định tính Kết quả Kết luận

Phản ứng với AICI3 3% trong cồn +++ +++

3 Glycosid tim Phản ứng Liebermann - - Không có

Trang 26

stt Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận

Lá Thân

Hiện tượng phá huyết -

-5 Anthranoid Phản ứng Botrager - - Không có

8 Acid hữu cơ Phản ứng với Na2C0 3 + + Có

9 Acid amin Phản ứng với rr Ninhydrin 3% + + Có

1 0 Đường khử Phản ứng với TT Fheling + + Có

1 1 Chất béo Vết mờ trên giấy lọc - - Không có

13 Caroten Phản ứng với H2SO4 đặc - - Không có

14 Polysaccharid Phản ứng với Lugol - - Không có

Ghi chú: (-): Phản ứng âm tính; (+): Phản ứng dương tính

(++): Phản ứng dưorng tính rõ; (+++): Phản ứng dương tính rất rõ

Trang 27

Nhận xét:

Qua các phản ứng định tính, chúng tôi thấy trong lá và cành đều chứa flavonoid, tanin, đường khử, acid amin, acid hữu cơ Trong đó, flavonoid cho phản ứng dương tính rõ nhất

22 2 2 Quy trình chiết và chiết phân đoạn

Cân chính xác 50 g bột dược liệu cho vào túi giấy lọc, đặt túi vào bình Soxhlet Chiết bằng methanol tuyệt đối đến khi dịch chiết trong suốt và không cho phản ứng với NaOH 0,1N Dịch chiết methanol thu được đem cất thu hồi dung môi dưới áp xuất giảm thu được cắn (cắn Methanol)

Hoà tan cắn với một lượng vừa đủ nước nóng, thu được dịch chiết nước Đem dịch chiết nước lắc lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, Chloroform, Ethylacetat và n-buthanol, với mỗi loại dung môi lắc kỹ 3 lần, mỗi lần 20ml thu được 4 phân đoạn dịch chiết Các phân đoạn đem cất thu hồi dung môi thu được cắn ký hiệu là A, B, c,

D tương ứng

Trang 28

Dịch chiết n-hexa Dịch chiết nước

Trang 29

- Cân chính xác khoảng 50 g bột dược liệu đã xác định độ ẩm Chiết theo

sơ đồ 2.11 Cắn các phân đoạn thu được đem sấy ở nhiệt độ 60° c tới khối lượng không đổi.Với mỗi mẫu dược liệu, quá trình chiết được lặp lại 3 lần Hàm lượng cắn là kết quả trung bình của 3 lần thực nghiệm, Xác định hàm lượng cắn trong từng phân đoạn bằng phưoỉng pháp cân Hàm lượng cắn được tính theo công thức sau:

m

Mx(100 % - h%)Trong đó: F; Hàm lượng cắn (%)

m: Khối lượng cắn thu được (g)M: Khối lượng dược liệu đem định lượng (g)h: Độ ẩm dược liệu (%)

- Kết quả 3 lần định lượng ở cành và lá được trình bày trong bảng 2.3 và 2.4

Bảng 2.3: Hàm lượng cắn cành C R l trong từng phân đoạn

Ngày đăng: 13/08/2015, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w