Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
387,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT PHẠM THANH LOAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI TRẮC (Dalbergia L. f.) Ở MỘT SỐ TỈNH CỦA VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62 42 01 11 Hà Nội, 2014 Luận án được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Huy Thái 2. PGS.TS. Phan Văn Kiệm Người phản biện 1: PGS.TS. Trần Minh Hợi Người phản biện 2: GS.TSKH. Trần Văn Sung Người phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại tầng 6, nhà A11, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2014 Có thể tìm luận án tại thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Chi Trắc (Dalbergia L. f.) thuộc họ Đậu (Fabaceae), trên thế giới có khoảng 100 loài, ở Việt Nam hiện đã thống kê được khoảng 27 loài. Chúng gồm phần lớn là cây gỗ lớn, gỗ trung bình, dây leo gỗ, cây bụi trườn. Một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) là cây cho gỗ có chất lượng cao như loài Trắc (D. cochinchinensis) và Cẩm lai (D. oliveri), hiện đã phải đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), phân hạng ở mức nguy cấp (EN). Do bị khai thác quá mức, nên loài Sưa (D. tonkinensis) đã phải đưa vào Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) và Danh mục của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đến nay, những nghiên cứu về thành phần hóa học đã phân lập và xác định được nhiều hợp chất hóa học từ một số loài thuộc chi Trắc (Dalbergia) như: D. cochinchinensis, D. frutescens, D. odorifera, D. parvifolia, D. oliveri, D. sisso, D. volubilis, Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Trắc (Dalbergia) thường gồm các lớp chất: flavonoid và isoflavonoid, trong số đó nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như: butein có hoạt tính chống oxi hóa mạnh (IC 50 : 3,3 µM); secundiflorol H có khả năng gây độc mạnh đối với các dòng tế bào ung thư: NCI-H187, KB, MCF-7 (IC 50 tương ứng là: 3,47, 4,18 và 5,37 µg/ml); formononetin kháng loài trùng roi, gây bệnh tiêu chảy Giardia intestinalis (IC 50 : 30 µg/ml). Hiện nay, người Trung Quốc đã và đang tìm mua với khối lượng lớn các loại gỗ Sưa (D. tonkinensis), Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc gai (D. vietnamensis) và Trắc dây (D. rimosa); song mục đích sử dụng lại vẫn còn đang là vấn đề cần được làm rõ. Bởi vậy, các loài kể trên đã và đang bị người dân khai thác tận lực để bán sang Trung Quốc. Hiện chúng đã bị cạn kiệt ngoài tự nhiên. Nghiên 2 cứu cơ sở khoa học để làm sáng tỏ giá trị của các loài nói trên và biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững là vấn đề cấp thiết. Ở Việt Nam những nghiên cứu đã có mới chủ yếu về phân loại và phân bố các loài trong chi Trắc (Dalbergia) (Gagnepain, 1916; Niyomdham và cộng sự, 1997; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Nguyễn Đăng Khôi (Nguyễn Tiến Bân-chủ biên), 2003; Võ Văn Chi, 2003). Các nghiên cứu về hóa học cũng mới chỉ bước đầu được tiến hành ở loài Sưa (D. tonkinensis) (Trần Anh Tuấn và cộng sự, 2009). Vì vậy, “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hóa học và khả năng sử dụng một số loài trong chi Trắc (Dalbergia L. f.) ở một số tỉnh của Việt Nam” là vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu của luận án - Xác định được đặc điểm sinh học của 10 loài và 3 thứ trong chi Trắc (Dalbergia) ở một số tỉnh của Việt Nam: Cọ khẹt (D. assamica), Cọ khẹt quả hẹp (D. assamica var. laccifera), Trắc một hạt (D. candenatensis), Trắc (D. cochinchinensis), Trắc hoàng đàn (D. hancei), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây (D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina), Trắc nhung trung bộ (D. velutina var. annamensis), Trắc nhung hổ phách đỏ (D. velutina var. succirubra), Trắc gai (D. vietnamensis) và nhân giống được 3 loài Sưa (D. tonkinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc (D. cochinchinensis). - Phân lập và xác định được một số hợp chất hóa học từ 3 loài trong chi Trắc (Dalbergia): Trắc gai (D. vietnamensis), Cẩm lai (D. oliveri) và Trắc (D. cochinchinensis). - Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết methanol từ gỗ ở 6 loài trong chi Trắc (Dalbergia), hiện phân bố ở một số tỉnh của Việt Nam: Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc dây (D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina) và Trắc gai (D. vietnamensis). 3 - Bước đầu xác định triển vọng sử dụng và đề xuất được giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học - Các kết quả nghiên cứu mới, những dẫn liệu mới có giá trị khoa học về sinh học, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 10 loài, 3 thứ trong chi Trắc (Dalbergia) ở một số tỉnh của Việt Nam. - Các kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ thực tiễn đời sống, sản xuất cho các ngành và địa phương về những vấn đề liên quan đến các loài của chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam. 4. Những điểm mới của luận án - Bổ sung và hoàn chỉnh các dẫn liệu sinh học của 10 loài và 3 thứ trong chi Trắc (Dalbergia) ở một số tỉnh của Việt Nam như: Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố trong nước, tình trạng, kỹ thuật nhân giống, giá trị sử dụng và biện pháp bảo tồn, nhiều ảnh và hình vẽ từ mẫu nghiên cứu của tác giả. - Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về khả năng sinh trưởng của loài Cẩm lai (D. oliveri) trong giai đoạn non tại khu vực trung du miền núi phía Bắc (tỉnh Phú Thọ). - Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về thành phần hóa học từ gỗ phần thân của 3 loài: Trắc gai (D. vietnamensis), Cẩm lai (D. oliveri) và Trắc (D. cochinchinensis) ở Việt Nam. Phát hiện được 2 hợp chất mới DV1, DV2 từ loài Trắc gai (D. vietnamensis); 2 hợp chất DO2, DO5 lần đầu tiên được phân lập và xác định từ loài Cẩm lai (D. oliveri); 4 hợp chất DC1, DC2, DC3, DC4 lần đầu tiên được phân lập và xác định từ loài Trắc (D. cochinchinensis). - Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về hoạt tính sinh học của 6 loài: Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc dây (D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina) và Trắc gai (D. vietnamensis) ở Việt Nam. 4 5. Bố cục của luận án Luận án gồm 130 trang: Mở đầu - 4 trang (1-4); Chương 1. Tổng quan tài liệu - 26 trang (5-30); Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - 12 trang (31-42); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận - 85 trang (43-127); Kết luận và kiến nghị - 3 trang (128-130); Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án (7); Tài liệu tham khảo (88) và các phụ lục. Còn có 31 bảng, 47 hình (13 hình vẽ các taxon) và 16 trang ảnh màu. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân loại các taxon trong chi Trắc (Dalbergia L. f.) 1.1.1. Nghiên cứu về phân loại chi Trắc (Dalbergia L. f.) 1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại chi Trắc (Dalbergia) trên thế giới Năm 1781, Linnaeus đã đặt tên chi Trắc là Dalbergia L. f., với 2 loài D. lanceolaris L. f. và D. monelaria L. f. Carvalho (1997), đã mô tả 39 loài thuộc chi Trắc (Dalbergia) ở Brazil trong đó có 3 loài mới. Bosser và Rabevohitra (2005) đã phát hiện ra 5 loài mới thuộc chi Trắc (Dalbergia) từ Madagascar. 1.1.1.2. Nghiên cứu về phân loại các loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam Gagnepain (1916) trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” đã nghiên cứu họ Đậu (Leguminosae), phân họ Papilionoideae, trong đó có chi Trắc (Dalbergia). Tác giả đã mô tả và lập khóa định loại cho 35 loài. Niyomdham và cộng sự (1997) trong “Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam” đã xây dựng khóa định loại và mô tả toàn bộ 29 loài, 8 thứ thuộc chi Trắc (Dalbergia); Việt Nam có 24 loài, 7 thứ. 5 Nguyễn Đăng Khôi (2003), trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (Nguyễn Tiến Bân-chủ biên) đã thống kê chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam có 27 loài và 7 thứ. Đây là tài liệu tương đối đầy đủ và danh pháp được tu chỉnh về các loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam. Phạm Hoàng Hộ (1991, 1999) đã nghiên cứu chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam, xác định có 44 loài và 3 thứ. Trần Đình Lý (chủ biên) trong “Cây có ích ở Việt Nam” (1993) đã thống kê 4 loài trong chi Trắc (Dalbergia) được sử dụng làm hàng mỹ nghệ cao cấp. Võ Văn Chi (2003) đã mô tả chi Trắc (Dalbergia) và loài; đặc điểm sinh thái, công dụng, hình vẽ của 15 loài và 6 thứ ở Việt Nam. Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 2 loài của chi Trắc (Dalbergia) là Trắc (D. cochinchinensis) và Cẩm lai (D. oliveri) ở mức nguy cấp (EN). Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) có 3 loài Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri) và Sưa (D. tonkinensis) ở mức sẽ nguy cấp (VU). 1.1.2. Đặc điểm sinh học của chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của chi Trắc (Dalbergia) Theo Niyomdham và cộng sự (1997), chi Trắc (Dalbergia) bao gồm các loài: Cây gỗ, cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách. Hoa màu trắng, đỏ hay tím; bộ nhị 9 hay 10; Bầu có đế, noãn ít, ngắn, cong; đầu nhụy nhỏ. Quả không mở, dài hay hình elip. Hạt từ 1-2 (-3), hình thận, dẹt, không có phôi nhũ. 1.1.2.2. Khóa định loại các loài trong chi Trắc (Dalbergia) Khóa định loại của Niyomdham và cộng sự (1997) xây dựng theo kiểu lưỡng phân, các đặc điểm đối lập, dễ sử dụng. 1.1.2.3. Giá trị sử dụng của các loài trong chi Trắc (Dalbergia) Trong số 27 loài và 7 thứ, có 21 loài và thứ hiện đã biết một vài giá trị sử dụng (chiếm 61,8 %). Trong đó, cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc có 12 loài (57,1 %); làm thuốc 10 loài (47,6 %); giá trị khác 9 loài (42,9 %): làm cảnh, cây chủ thả Cánh kiến đỏ,… 6 1.1.3. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) Hiện còn rất ít, mới có Vũ Xuân Phương và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài Sưa (D. tonkinensis) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc). Kết quả đã nhân giống thành công loài Sưa từ hạt, xác định được các điều kiện kỹ thuật để gieo trồng, chăm sóc, kỹ thuật trồng rừng,… 1.2. Những công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Trắc (Dalbergia) Các kết quả nghiên cứu đã được công bố về thành phần hóa học (185 hợp chất) của chi Trắc (Dalbergia) cho thấy sự đa dạng của các nhóm chất trong tự nhiên với: 49 isoflavone, 30 isoflavanone, 10 flavanone, 14 flavonone, 12 isoflavane, 2 flavane, 19 propanoid, 7 chalcone, 6 dẫn xuất coumarin, 6 lignan và 30 hợp chất khác. 1.3. Những công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Trắc (Dalbergia) 1.3.1. Hoạt tính chống oxi hóa Cheng và cộng sự (1998), hợp chất butein phân lập từ loài D. odorifera có tác dụng chống oxi hóa mạnh thông qua việc ức chế sắt gây ra gốc lipid peroxy (LOO • ) trong não chuột với giá trị IC 50 : 3,3±0,4 µM. Wang và cộng sự (2000) đã phát hiện ra các hợp chất 3′- methoxydaidzein, 2',3′,7-trihydroxy-4′-methoxyisoflavanone, vestitol, medicarpin và benzophenone 2,4-dihydroxy-5-methoxybenzophenone phân lập từ loài D. odorifera có hoạt tính chống oxi hóa mạnh. 1.3.2. Hoạt tính gây độc tế bào Theo Songsiang (2009), 2 hợp chất mucronulatol và dalparvinene phân lập từ gỗ loài D. parviflora có khả năng phát triển thành thuốc để phòng ngừa ung thư trên các dòng tế bào KB (ung thư biểu mô), NCI-H187 (ung thư phổi). 7 1.3.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định Khan và cộng sự (2000), đã chỉ ra rằng hợp chất formononetin phân lập từ loài D. frutescens kháng trùng roi Giardia intestinalis mạnh, với giá trị IC 50 : 30 µg/ml. Nghiên cứu của Beldjoudi và cộng sự (2003) cho thấy, bốn hợp chất được phân lập từ gỗ loài D. louvelii: 7,4′-dihydroxy-3′-methoxyisoflavone, (R)-4-methoxydalbergione, obtusafuran và isoliquiritigenin có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 10 loài và 3 thứ thuộc chi Trắc (Dalbergia L. f.), họ Đậu (Fabaceae) tại một số tỉnh ở Việt Nam. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm sinh học một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) - Điều tra, nghiên cứu, thu thập tiêu bản, mẫu vật của 10 loài và 3 thứ thuộc chi Trắc (Dalbergia) phân bố ở một số tỉnh của Việt Nam: Cọ khẹt (D. assamica), Cọ khẹt quả hẹp (D. assamica var. laccifera), Trắc một hạt (D. candenatensis), Trắc (D. cochinchinensis), Trắc hoàng đàn (D. hancei), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây (D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina), Trắc nhung trung bộ (D. velutina var. annamensis), Trắc nhung hổ phách đỏ (D. velutina var. succirubra), Trắc gai (D. vietnamensis). - Mỗi loài được giới thiệu về danh pháp (tên khoa học, synonym), tên Việt Nam; trích dẫn tài liệu đầu tiên và một số tài liệu quan trọng; mô tả hình thái; mẫu nghiên cứu; sinh học, sinh thái; phân bố; giá trị; tình trạng. Kèm theo 13 hình vẽ, 16 ảnh và 10 bản đồ phân bố. 8 2.2.2. Nhân giống một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) Nhân giống 3 loài: Sưa (D. tonkinensis), Cẩm lai (D. oliveri) và Trắc (D. cochinchinensis) từ hạt và hom cành. 2.2.3. Phân lập, xác định cấu trúc hóa học một số hợp chất từ gỗ của 3 loài và thử hoạt tính sinh học từ dịch chiết methanol của 6 loài trong chi Trắc (Dalbergia) - Phân lập, xác định cấu trúc hoá học một số hợp chất từ gỗ phần thân (gồm giác và lõi) của 3 loài Trắc gai (D. vietnamensis), Cẩm lai (D. oliveri) và Trắc (D. cochinchinensis). - Thử hoạt tính sinh học: Gây độc tế bào, chống oxi hoá và kháng vi sinh vật kiểm định từ dịch chiết MeOH của 6 loài: Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc dây (D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina) và Trắc gai (D. vietnamensis). 2.2.4. Triển vọng sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam - Triển vọng sử dụng một số loài trong chi Trắc (Dalbergia). - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài trong chi Trắc (Dalbergia). 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Điều tra, thu thập mẫu vật, giám định tên và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các loài trong chi Trắc (Dalbergia) - Điều tra, thu thập mẫu vật được tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 4/2014. Các mẫu nghiên cứu được thu thập từ 7 tỉnh, thành tại Việt Nam: Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. - Mẫu vật nghiên cứu phân loại là cành, lá, hoa, quả của loài thực vật, được thu thập và xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật, có đủ tiêu chuẩn xác định tên khoa học. Đồng thời cũng thu thập mẫu vật là hạt, hom cành để thử nghiệm nhân giống; mẫu vật gỗ để tách chiết, [...]... lý số liệu Số liệu được xử lý trên Excel, SPSS 16.0 và phần mềm Table curve 2D phiên bản 4.0 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm sinh học của 10 loài và 3 thứ thuộc chi Trắc (Dalbergia) Trong số 10 loài và 3 thứ nghiên cứu, có 3 loài là cây gỗ lớn, 1 loài và 1 thứ là cây gỗ trung bình, 4 loài và 2 thứ là cây bụi trườn, 2 loài dây leo thân gỗ Có 9 loài và 1 thứ đã biết giá trị sử dụng. .. giống hữu tính và hoạt tính sinh học của cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) ở Việt Nam Tạp chí Khoa học – Công nghệ, 20(3): 38-41 2 Phạm Thanh Loan, Trần Huy Thái, Trần Thế Bách (2011), Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Trắc (Dalbergia L f.) ở Việt Nam Hội nghị khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ IV, tr 1201-1206 3 Phạm... trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam 3.7.1 Triển vọng sử dụng một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam Chi Trắc (Dalbergia) trong Hệ Thực vật Việt Nam rất đa dạng và phong phú Đây là nguồn tài nguyên thực vật quan trọng không chỉ về vật liệu gỗ có chất lượng cao, mà còn là nguồn dược liệu phong phú và đầy tiềm năng nếu được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống 3.7.1.1 Giá trị về gỗ - Các loài. .. tiên được phân lập và xác định cấu trúc từ loài Trắc (D cochinchinensis) Hình 3.47 Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ gỗ loài Trắc (D cochinchinensis) 3.6 Hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam 3.6.1 Hoạt tính gây độc tế bào Các dịch chi t MeOH từ loài 6: D cochinchinensis, D oliveri, D rimosa, D tonkinensis, D velutina và D vietnamensis đã được đánh... µg/ml); từ loài Trắc dây (D rimosa) ức chế được chủng S aureus (MIC: 200 µg/ml) 5 Trên cơ sở các kết quả đã thu được, bước đầu đề xuất một số định hướng nghiên cứu tiếp theo, nhằm sử dụng có hiệu quả kết hợp với bảo tồn và phát triển bền vững một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam KIẾN NGHỊ 1 Ngoài 3 loài Trắc (D cochinchinensis), Cẩm lai (D oliveri), và Sưa (D tonkinensis); các loài Trắc gai... vietnamensis), Trắc dây (D rimosa) là nguồn nguyên liệu có giá trị trong việc nghiên cứu và sử dụng các loài nêu trên trong phòng, chống một số chủng vi sinh vật gây hại cho con người, vật nuôi và cây trồng 21 - Thời gian gần đây, loài Trắc dây (D rimosa) đã bị khai thác ồ ạt để bán cho thương lái Trung Quốc Vì thế, cũng cần có những nghiên cứu sâu và đầy đủ về hóa học, dược lý, công dụng của loài Trắc. .. tục nghiên cứu dược lý chuyên sâu hơn về hoạt tính sinh học của các hợp chất có triển vọng như DO3, DO4 và dịch chi t MeOH từ gỗ loài Trắc (D cochinchinensis) DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Phạm Thanh Loan, Trần Huy Thái, Nguyễn Quang Hưng, Trần Minh Hợi, Lê Mai Hương (2011), Một số đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng nhân giống hữu tính và hoạt tính sinh học của. .. tonkinensis), Trắc hoàng đàn (D hancei), Trắc lá me (D pinnata), Trắc dây (D rimosa) KẾT LUẬN 23 1 Trong quá trình điều tra, nghiên cứu đã thu thập mẫu vật, mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố và giám định tên khoa học cho 10 loài và 3 thứ trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam, bao gồm các dạng thân gỗ (4 loài và 1 thứ) là: Cọ khẹt (D assamica), Cọ khẹt quả hẹp (D assamica var laccifera), Trắc. .. đàn (D hancei), Trắc lá me (D pinnata), Trắc dây (D rimosa) - Các kết quả nghiên cứu về hóa học và thử hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) cho thấy: + Hai hợp chất DO3: (6aS,11aS)-medicarpin và DO4: (6aS,11aS)-8-hydroxymedicarpin phân lập từ gỗ loài Cẩm lai (D oliveri) rất có triển vọng, nếu được tiếp tục nghiên cứu dược lý và lâm sàng theo hướng ứng dụng và có thể phát triển... gỗ, nhất là các loài cho giá trị kinh tế đặc biệt như Sưa (D tonkinensis), Trắc (D cochinchinensis), Cẩm lai (D oliveri) và các loài cho nguyên liệu làm thuốc như Trắc hoàng đàn (D hancei), Trắc lá me (D pinnata), Trắc dây (D rimosa),… Vì thế, chúng đang bị cạn kiệt ngoài tự nhiên - Các kết quả điều tra, nghiên cứu 10 loài và 3 thứ trong chi Trắc (Dalbergia) tại một số tỉnh ở Việt Nam đã cho thấy: . trên 10 loài và 3 thứ thuộc chi Trắc (Dalbergia L. f. ), họ Đậu (Fabaceae) tại một số tỉnh ở Việt Nam. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm sinh học một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) -. ( -) 50 ( -) ( -) 200 ( -) ( -) ( -) D.o ( -) ( -) 50 ( -) ( -) 200 200 ( -) D.r ( -) 200 ( -) ( -) ( -) ( -) ( -) ( -) D.t ( -) ( -) ( -) ( -) ( -) ( -) ( -) ( -) D.ve ( -) ( -) 100 ( -) ( -) ( -) 200 ( -) D.vi ( -) 100 ( -). Việt Nam. Sách Đỏ Việt Nam (200 7) có 2 loài của chi Trắc (Dalbergia) l Trắc (D. cochinchinensis) và Cẩm lai (D. oliveri) ở mức nguy cấp (EN). Danh l c Đỏ Việt Nam (200 7) có 3 loài Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm