Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4

65 412 1
Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO KỸ THUẬT XEM XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 Dự án “Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các công trình thủy điện tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt Nam” Huế, tháng 8 năm 2014 - Page 2 Dự án “Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các công trình thủy điện tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt Nam” TÊN HOẠT ĐỘNG XEM XÉT VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 BÁO CÁO KỸ THUẬT Người báo cáo: Lê Anh Tuấn - Trần Bá Quốc - Nguyễn Bắc Giang - Trần Mai Hương Người tham gia: Phan Thị Ngọc Thúy - Nguyễn Lê Vân Phương - Trà Tiến - Page 3 - Page 4 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Chương 1: MỞ ĐẦU 6 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 6 1.2. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 7 1.2.1. Mục tiêu của dự án 7 1.2.2. Nội dung nghiên cứu của dự án 7 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu 7 1.2.4. Tiến trình thực hiện dự án 8 1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 10 Chương 2. KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 12 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KTXH KHU VỰC 12 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 12 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Nam 13 2.3. KHÁI QUÁT VỀ THỦY ĐIỆN DAKMI 4 15 Chương 3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 16 3.1. ĐÁNH GIÁ VIỆC CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 16 3.1.1. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng 16 3.1.2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành 3.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO THỰC HIỆN 22 3.2.1. Đánh giá việc thực hiện các nội dung chương trình giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng 23 3.2.2. Đánh giá việc thực hiện chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 26 3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 30 Chương 4. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂKMI 4 35 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY SÔNG ĐĂKMI VÀ SÔNG VU GIA 35 4.1.1. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY KIỆT SÔNG ĐĂK MI VÀ SÔNG VU GIA 35 4.1.1.1. Một số nội dung liên quan đếndòng chảy kiệt được đề cập đến trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 35 4.1.1.2. Biến đổi dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia 36 4.1.1.3. Một số tác động đến môi trường và đời sống người dân do dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và Vu Gia bị biến động 40 4.1.1.4. So sánh những dự báo tác động đến môi trường trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 với những tác động thực tế 46 - Page 5 4.1.2. Tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến chế độ dòng chảy lũ sông Đăk Mi và sông Vu Gia 47 4.1.2.1 Một số nội dung liên quan đếndòng chảy lũ được đề cập đến trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 47 4.1.2.2. Biến động dòng chảy lũ trên sông Đăk Mi và Vu Gia 47 4.1.2.3. Một số tác động đến môi trường và đời sống người dân do biến động dòng chảy lũ trên sông Đăk Mi và Vu Gia bị biến động 48 4.1.2.4. So sánh những tác động thực tế so với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến dòng lũ các sông hạ lưu 51 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN ĐỘNG VẬT THỦY SINH 51 4.2.1. Một số nội dung liên quan đến hệ động vật thủy sinh được đề cập đến trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 51 4.2.2. Biến động động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia 52 4.2.3. Nguyên nhân biến động số lượng và thành phần động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia 55 4.2.4. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia 56 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN THẢM THỰC VẬT THỦY SINH 57 4.3.1. Một vài nhận xét về nội dung liên quan đến hệ thực vật thủy sinh được đề cập trong báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 57 4.3.2. Biến động thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia 58 4.3.3. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia 58 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 61 - Page 6 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN Việc phát triển kinh tế ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua đã và đang làm gia tăng nhu cầu năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng này, Chính phủ Việt Nam (GOV) tiến hành phát triển nền công nghiệp thủy điện với mong muốn cung cấp hai phần ba nguồn năng lượng cho quốc gia. Tại khu vực miền Trung Việt Nam trong hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện với nhiều quy mô và công suất khác nhau đã và đang được lập kế hoạch và thi công, đặc biệt là khu vực từ các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên và Tây Nguyên. Nhìn chung, thủy điện hiện nay đang đóng góp khoảng 35% đến 40% nguồn năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các nhà máy thủy điện ở miền Trung Việt Nam đang tạo nhiều hệ luỵ về môi trường và xã hội và chính người dân địa phương đang phải đối mặt với nhiều hậu quả bất lợi đến sự phát triển bền vững trong toàn bộ khu vực. Chính phủ Việt Nam đã có các công văn quy định rằng môi trường tự nhiên cần được bảo vệ khỏi những tác động tiêu cực từ việc phát triển công nghiệp một cách tràn lan và không được kiểm soát. Nghị định 29/2011/ND-CP (Cung cấp đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường) đưa ra một loạt các đánh giá môi trường có thể được thực hiện trước khi phê duyệt các dự án xây dựng để đi đến sự chấp thuận. Thông tư 26/2011_TT-BTNMT cung cấp chi tiết về những đánh giá này để hướng dẫn chính quyền địa phương và các ứng viên thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) nhận thấy có những lỗ hổng đáng kể và không nhất quán giữa các quá trình đã được thực hiện trên thực tế trong thời gian qua và quá trình được quy định bởi Chính phủ. Để nâng cao nhận thức của các bên liên quan về những sự khác biệt giữa hai quy trình này, vào năm 2013, CSRD đã cung cấp một báo cáo đối lập giữa quá trình phê duyệt và cam kết của Chính phủ về phúc lợi môi trường với kế hoạch phát triển thủy điện cho các lưu vực sông ở Quảng Nam và Quảng Bình, và chúng tôi đã trình bày những phát hiện đó cho các bên liên quan. Mục đích của dự án là nâng cao nhận thức của công đồng về khoảng cách và sự khác biệt đó đồng thời khuyến khích các cơ quan chính phủ, người vận hành nhà máy thủy điện và cộng đồng địa phương làm việc chặt chẽ hơn trong tương lai gần với sự hướng dẫn chi tiết của Chính phủ. Dự án cũng hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng để giúp họ chủ động hơn trong việc bày tỏ mối quan tâm về các đập thủy điện và hệ sinh thái sông đến chính quyền địa phương và cộng đồng người dân nơi đây. Trong dự án nghiên cứu năm 2013, điều nhận thấy là vấn đề phát triển thủy điện ở tỉnh Quảng Nam cũng như mật độ của các dự án thuỷ điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là rất cao và cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện đầy đủ. Trong khi đó, hướng dẫn hiện hành của chính phủ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh quy định rõ ràng rằng các hoạt động bảo vệ môi trường cần được kiểm tra và nếu có bất kỳ sự sai phạm nào khác nào sẽ bị chế tài. Đáng chú ý là các cộng đồng địa phương có thể được huy động tham gia vào quá trình thẩm tra. - Page 7 Do đó, trong năm 2014, dự án mong muốn tập trung đánh giá việc thực hiện và giám sát các cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM, cụ thể cho các nhà máy thủy điện. Bằng cách thiết lập một danh sách kiểm tra và hướng dẫn rõ ràng để hỗ trợ giám sát tác động môi trường đang diễn ra, hướng tới việc đảm bảo các nhà máy thủy điện đang hoạt động ở thời điểm hiện tại được thường xuyên theo dõi tác động môi trường. Dự án cũng có kế hoạch nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan nhằm khuyến khích tăng cường hành động hướng vào việc thực thi và giám sát một cách có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường. 1.2. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.2.1. Mục tiêu của dự án Mục tiêu nghiên cứu của dự án bao gồm: - Có được thông tin về mức độ thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Đak Mi 4; - Biết được thông tin về các tác động và mức độ giải quyết những tác động tiêu cực đến môi trường và sinh kế của người dân khu vực của thủy điện Đăk Mi 4 trong quá trình vận hành. 1.2.2. Nội dung nghiên cứu của dự án Nội dung nghiên cứu của dự án bao gồm: (1) Đánh giá việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và sau khi nhà máy thủy điện vận hành; (2) Đánh giá chất lượng môi trường nước trước và sau khi nhà máy thủy điện vận hành; (3) Đánh giá các tác động đến môi trường của thủy điện Đak Mi 4 sau khi vận hành. 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đánh giá các nội dung cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 được thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1. Nội dung đánh giá các cam kết bảo vệ môi trường Hoạt động Nội dung đánh giá Thời gian Không gian 1/ Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau khi nhà máy thủy điện Đăk mi 4 vận hành Biện pháp giảm thiểu: a/ Ô nhiễm nguồn nước: thu dọn sinh khối b/ Tác động đến chế độ dòng chảy: đảm bảo dòng chảy kiệt ở hạ lưu đạt 2 m 3 /s [1] c/ Tác động đến lĩnh vực kinh tế-xã hội: sinh kế và thu nhập của người dân, tái định cư, hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng, - Sau 2 năm thủy điện vận hành - Khu vực lòng hồ thủy điện Dak Mi4 - Khoảng cách từ đập chính đến hạ lưu khoảng 40 km (Thạnh Mỹ) -Khu vực tái định cư - Page 8 Hoạt động Nội dung đánh giá Thời gian Không gian hệ thống cấp nước, thoát nước d/ Tác động đến hệ sinh thái: phủ kín diện tích đất bị mất 2/ Đánh giá việc thực hiện chương trình giám sát môi trường khi dự án đi vào thực hiện - Nội dung của chương trình giám sát - Mức độ thực hiện so với nội dung báo cáo đã xây dựng/đề xuất chương trình giám sát - Sau 2 năm thủy điện vận hành - Khu vực lòng hồ và các sông chính sau đập - Khoảng cách từ đập chính đến hạ lưu khoảng 40 km 2/ Đánh giá chất lượng môi trường nước trước và sau khi dự án đi vào vận hành Các thông số chất lượng nước: - pH, TSS, BOD 5 , COD, Tổng N, Tổng P, E.Coli, T.Coliform - Sau 2 năm thủy điện vận hành - Khu vực lòng hồ và các sông chính sau đập (Thạnh Mỹ đến huyện Đại Lộc) - Khoảng cách từ đập chính đến hạ lưu khoảng 40 km - Phạm vi đánh giá các tác động đến môi trường của thủy điện Đăk Mi 4 bao gồm: + Đánh giá tác động của thủy điện đến chế độ dòng chảy kiệt của sông Đak Mi 4 và sông Vu Gia + Đánh giá tác động của thủy điện đến động vật thủy sinh: chỉ đề cập động vật thủy sinh ở sông Đăk Mi và sông Vu Gia thuộc các xã Phước Hòa (huyện Phước Sơn), xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc). + Đánh giá tác động của thủy điện đến thực vật thủy sinh: chỉ đề cập thực vật thủy sinh ở sông Đăk Mi và sông Vu Gia thuộc các xã Phước Hòa (huyện Phước Sơn), xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc). 1.2.4. Tiến trình thực hiện dự án (i) Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện dự án: từ 1/4/2014 đến 30/7/2014, trong đó các mốc thời gian thực hiện được nêu ở bảng 1.2 - Page 9 Bảng 1.2. Các mốc thời gian thực hiện dự án STT Thời gian Nôi dung 1 4/2014 Xây dựng đề cương nghiên cứu 2 5/2014 Khảo sát sơ bộ 3 10/6/2014 -14/6/2014 Điều tra thu thập thông tin 4 1/7/2014 - 20/7/2014 Viết các báo cáo chuyên đề 5 31/7/2014 Seminar nội bộ 6 1/8/2014 - 20/8/2014 Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu (ii) Tổ chức thực hiện Khái quát hóa quá trình tổ chức thực hiện dự án được trình bày ở hình 1.2. Hình 1.2. Tổ chức triển khai thực hiện dự án - Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) (iii) Các thành viên tham gia thực hiện - Thành viên tham gia thực hiện dự án được thể hiện ở bảng 1.3 Chuẩn bị Khảo sát sơ bộ Điều tra, khảo sát chi tiết Thu thập, điều tra thông tin Làm việc với các huyện, xã Xử lý thông tin, số liệu Viết các báo cáo chuyên đề Điều tra, khảo sát bổ sung Seminar nội bộ Lập báo cáo tổng kết Hoàn chỉnh báo cáo Hội thảo tham vấn nội bộ Điều tra, khảo sát bổ sung - Page 10 Bảng 1.3. Thành viên tham gia thực hiện hoạt động nghiên cứu STT Họ và tên Chức danh Đơn vị công tác 1. Lê Anh Tuấn Viện phó Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (Đại học Cần Thơ) 2 Nguyễn Bắc Giang Giảng viên Trường Đại học Khoa học Huế 3 Trà Tiến Chuyên viên Chi cục Bảo vệ Môi trường Quảng Nam 4 Trần Mai Hương Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) 5 Nguyễn Lê Vân Phương Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) 6 Phan Thị Ngọc Thúy Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) 7 Trần Bá Quốc Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) Trong quá trình thực hiện dự án này, nhóm tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, Ban Phòng chống Lụt bão tỉnh, Chi cục Kiểm Lâm, Phòng Nông nghiệp và Phòng TNMT của các huyện (Nam Giang, Đại Lộc, Phước Sơn ), UBND các xã (Cà Dy, Phước Hòa, Đại Hồng, ), người dân sống xung quanh khu vực bị ảnh hưởng đã tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành dự án. (iv) Các công việc đã thực hiện của dự án Các công việc đã thực hiện của dự án như sau: Dự án bắt đầu triển khai thực hiện từ ngày 1 tháng 4 năm 2014, đến nay đã hoàn thành xong nhóm hoạt động 1: Xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của thủy điện Đăk Mi 4, với các hoạt động như: • Hoạt động 1.1: Nghiên cứu tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của thủy điện Đăk Mi 4. • Hoạt động 1.2: Tiến hành chuyến đi thực địa tại thủy điện Dak Mi 4 nhằm thu thập thông tin về tính đầy đủ của báo cáo ĐTM và việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường • Hoạt động 1.3: Chuẩn bị 1 báo cáo để làm nổi bật những thiếu sót trong cam kết bảo vệ môi trường được nêu trong ĐTM so với việc tiến hành thực hiện giám sát cam kết bảo v ệ \môi trường trong thực tế (Dự án thủy điện Đăk Mi 4) 1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Các nguồn tài liệu, số liệu được sử dụng để phục vụ dự án được khai thác từ các nguồn: + Báo cáo giám sát môi trường qua các năm của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 + Các văn bản xác nhận hoàn thành các hạng mục công trình + Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đăk Mi 4 - Các đơn vị, ban ngành, cung cấp thông tin gồm: [...]... nhiều hình thức hỗ trợ cho hoạt động này 3.1.2 Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành Việc thực hiện đánh giá các biện pháp giảm thiểu được thực hiện thông qua báo cáo giám sát môi trường hàng năm và biên bản kiểm tra việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam (1) Giảm thiểu đến môi trường nước - Xử lý nước thải... gian của các sông tương đối đồng nhất, đặc biệt tại các năm nước trung bình và năm nước lớn 4.1.1 TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY KIỆT SÔNG ĐĂK MI VÀ SÔNG VU GIA 4.1.1.1 Một số nội dung liên quan dòng chảy kiệt được đề cập đến trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 Trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đăk Mi 4 (ĐTM Đăk Mi 4), nội dung dự báo các tác động của thủy điện. .. 2012 thực hiện 1 lần vào tháng 11 năm 2012 Căn cứ vào nội dung cam kết thực hiện chương trình giám sát môi trường trong báo cáo ĐTM và số lần thực hiện các đợt giám sát môi trường trong các năm từ 2009 đến 2012 (xem bảng 2) cho thấy, năm 2009 chủ dự án chỉ thực hiện 1 đợt giám sát môi trường, năm 2010 thực hiện 2 đợt giám sát và trong năm 2011, năm 2012 thực hiện 1 đợt giám sát cho mỗi năm, do đó việc. .. nông nghiệp của người dân (xem chi tiết các tác động ở chương 4) 3.2 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG Vào thời điểm lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, chương trình giám sát môi trường là một trong những nội dung của báo cáo ĐTM được quy định theo luật Bảo vệ môi trường 1993 và Nghị định 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi... nước sang ngọn Thu Bồn, Đăk Mi 4B và 4C tận dụng lại nguồn nước sau nhà máy Đăk Mi 4A và phụ lưu của sông ngọn Thu Bồn để phát điện Các mốc thời gian thực hiện công trình thủy điện Đăk Mi 4 liên quan đến việc đánh giá các biện pháp giảm thiểu: - Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi đ4 ã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua và ban hành quyết định vào ngày 08/12/2005 -... sau: - Page 22 3.2.1 Đánh giá việc thực hiện các nội dung chương trình giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng Thông qua buổi làm việc trực tiếp với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam, nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 và trên cơ sở tài liệu thu thập được cho thấy, chương trình giám sát môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi được thực hiện vào năm 2009 Chủ dự án đã thực hiện chương trình giám sát trong... chính thức hòa lưới điện Quốc gia - Page 15 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1 ĐÁNH GIÁ VIỆC CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Công trình thủy điện Đăk Mi 4 nằm trên dòng Đăk Mi thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Công trình được khai thác theo sơ đồ 3 bậc: bậc trên Dakmi 4A sử dụng nguồn nước của sông Đăk Mi để tạo thành hồ chính trên sông Đăk Mi và một đường hầm... 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường Báo cáo ĐTM của công trình thủy điện Đăk Mi 4 Quảng Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và ra quyết định thông qua ngày 18/12/2005 và công trình chính thức khởi công xây dựng vào năm 2007 Thời gian tích nước và vận hành phát điện vào năm 2012 Các nội dung của chương trình giám sát môi trường được Chủ dự án thực hiện như... sát môi trường được chủ dự án thực hiện lần đầu vào năm 2009 thì các thành phần môi trường chưa được thực hiện gồm: chất lượng môi trường không khí; hệ động thực vật; hệ thủy sinh (cá) Trong năm 2010 các thành phần môi trường được giám sát gồm : chất lượng môi trường không khí (xung quanh, khí thải, nước sản xuất); Chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm; Vi khí hậu; thủy văn công trình (mực nước) và. .. phần, chất lượng loài + Năm đầu sau khi kết thúc Nội dung thực hiện (1) Năm 2012 Không thực hiện (2) Năm 2013 -Đợt 1 Không thực hiện - Đợt 2 Không thực hiện - Đợt 3 Không thực hiện Ghi chú (1) Năm 2012 Không thực hiện (2) Năm 2013 Đợt 1: không thực hiện Đợt 2: không thực hiện Đợt 3: không thực hiện Hệ thủy sinh, cá (1) Năm 2012: không thực hiện + Thông số: thành phần, (2) Năm 2013 chất lượng loài - . Quảng Bình và Quảng Nam, Việt Nam” TÊN HOẠT ĐỘNG XEM XÉT VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 BÁO CÁO KỸ THUẬT Người báo. những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia 56 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN. trong cam kết bảo vệ môi trường được nêu trong ĐTM so với việc tiến hành thực hiện giám sát cam kết bảo v ệ môi trường trong thực tế (Dự án thủy điện Đăk Mi 4) 1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1.3.1.

Ngày đăng: 13/08/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan