trên sông Đăk Mi và Vu Gia bị biến động
- Gây xói lỡ bờ, bồi lấp
Sau khi thủy điện Đăk Mi 4 xây dựng, vào mùa khô hầu như toàn bộ sông Đăk Mi bị cạn, còn lượng nước trên Vu Gia giảm đáng kể và độ rộng mặt nước cũng giảm nhiều. Vì vậy, trước khi mùa lũ đến, độ liên kết giữa các lớp đất đá dưới lòng sông Đăk Mi và Vu Gia giảm do các tác động phong hóa vật lý và hoạt động khai thác vàng. Chính vì vậy,khi thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ với dòng chảy mạnh sẽ dễ dàng cuốn trôi lớp đất đá dưới lòng sông cuốn theo dòng chảy. Dòng chảy xiết, kết hợp với các vật liệu rắn trong dòng chảy đã gây ra những tác động vật lý đối với các bờ vực sông mạnh hơn so với bình thường, từ đó gây ra các hiện tượng sạt lở bờ sông.
Dọc sông Đăk Mi và sông Vu Gia, các đoạn bờ sông có độ dốc cao và kết cấu chủ yếu là đất hoặc đất đá, những đoạn bờ sông này hầu hết đều bị sạt lở mạnh kể từ khi thủy điện Đăk Mi 4 xây dựng cho đến nay. Trước năm 2011 đoạn bờ sông Đăk Mi phía đường Quốc Lộ 14 A, đoạn qua xã Cà Dy hầu như không bị sạt lở do dòng chảy lũ, tuy nhiên mới từ năm 2012 đến 2014 bờ
- Page 49
sông này bị sạt lở bình quân từ 5 - 15 m/năm. Còn ở sông Vu Gia, hầu hết bờ sông ở phía Đại Hưng, Đại Lãnh đã bị sạt lở với mức bình quân từ 5 đến 10 m tính từ năm 2012 đến năm 2014.
Hình 4.14: Bờ sông Đăk Mi, đoạn chảy qua
xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bị sạt lở
Hình 4.15: Bờ sông Vu Gia, đoạn chảy qua
xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bị sạt lở
Tuy nhiên, khi tốc độ dòng chảy lũ giảm, động năng dòng chảy giảm thì các chất rắn trong dòng chảy sẽ bồi lắng lòng sông và bờ thoải của sông. Điều này có thể nhìn thấy rõ ở sông Vu Gia, đoạn qua xã Đại Hồng, xã Đại Lộc. Từ trước năm 2008, đoạn sông này không có bất kỳ cồn cát hay gò cát nào, lòng sông chủ yếu là bùn, còn hai bên bờ sông là đất phù sa. Nhưng từ năm 2009 - 2011, thì khoảng 30 % đoạn sông này xuất hiện cồn cát, gò cát, và từ năm 2012 đến 2014 thì các gò cát, cồn cát xuất hiện gần như 100 % trên đoạn sông này, lòng sông và bờ sông được bồi lấp bởi cát thay vì phù sa.
- Page 50
Hình 4.17: Sông Đăk Mi, đoạn chãy qua xã Cà Dy bị bồi lấp bỡi cát sạn
- Làm giảm độ màu mỡ của đất sản xuất nông nghiệp
Trước khi thủy điện Đăk Mi 4 xây dựng, vào mùa lũ sông Đăk Mi vận chuyển một khối lượng lớn đất phù sa từ thượng nguồn bồi đắp cho các đồng ruộng hai bên bờ sông ở hạ nguồn. Nhưng sau khi thủy điện này xây dựng, thì nó không những không bồi đắp phù sa cho hạ nguồn, mà còn vận chuyển đất đá bồi lấp các đồng ruộng ở hạ nguồn, làm giảm độ màu mỡ của các đồng ruộng này.
Ở hai bên bờ sông Đăk Mi, đoạn chảy qua xã Cà Di và Thành Mỹ, trước đây người dân thường tận dụng các bãi đất bồi hai bên bờ sông để sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên từ năm 2012 - 2014 thì họ không thể trồng các loại cây nông nghiệp trên những vùng đất này được nữa vì đất toàn cát và đá. Còn ở khu vực Đại Hồng, huyện Đại Lộc, rất nhiều đồng ruộng và đất hoa màu của người dân bị cát bồi lấp, chủ yếu là trong thời gian 2012 đến 2014. Điều này đa làm tăng chi phí sản xuất của người dân khi họ phải tưới nước nhiều hơn, mất công để làm đất hơn, phải đầu tư phân bón nhiều hơn, nhưng năng suất vẫn giảm so với trước đây.
Hình 4.18: Bãi bồi bên sông Đăk Mi, nơi
trước đây người dân thường trồng bắp, đậu
Hình 4.19: Cát bồi lấp đất trồng màu
- Page 51
Trước đây, hai bên bờ sông không bị xói mòn, cát sạn lấp và đất hai bên bờ sông có nhiều phù sa và luôn có nước tưới nên người dân thường trồng các loại rau, đậu ngô, cây ăn quả, cây keo và xoan hai bên bờ sông. Nhưng bây giờ không trồng được cây gì ở hai bên bờ sông hết do bờ sông thường xuyên bị sạt lở vào mùa lũ, còn những nơi không bị sạt lở thì bị bồi lấp bởi cát, sạn.
Ông A Lăng Đinh, Xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
4.1.2.4. So sánh những tác động thực tế so với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến dòng lũ các sông hạ lưu