Một số tác động đến môi trường và đời sống người dân do dòng chảy kiệt trên

Một phần của tài liệu Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4 (Trang 40)

Đăk Mi và Vu Gia b biến động

a. Tác động đến môi trường và đời sng người dân do biến động dòng chy kit trên sông

Đăk Mi

- Tác động đến h sinh thái thy sinh. Trước năm 2011, hệ sinh thái thủy sinh trên sông Đăk Mi là hệ sinh thái thủy sinh môi trường nước chảy thường xuyên. Trên sông có nhiều loài động vật ưa sống trong môi trường nước chảy, trong sạch. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi chặn dòng tích nước thì nhiều loại động vật thủy sinh ở hạ lưu đập thủy điện Đăk Mi 4 bị giảm dần về số lượng và sản lượng, trong đó có một số loài đã bị biến mất.

Trước năm 2011, khu vực thượng nguồn sông Đăk Mi, đoạn chảy qua khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Mi 4 (thuộc xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) có 22 loài cá thường xuất hiện, bên cạnh đó còn có nhiều loại động vật sống dưới nước khác như tôm, cua, ốc… Trong đó, có một số loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam như cá Chình Hoa (Anguilla marmorata), cá Chiên (Bagarius). Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng tích nước thì số lượng và sản lượng các loài động vật thủy sinh ở khu vực hạ lưu đập thủy điện Đăk Mi 4 bị giảm dần và có nhiều loài biến mất. Hiện nay, chỉ có một số loài động vật thủy sinh còn xuất hiện ở khu vực này là cá rô phi, cá chép, cá tràu, tôm, cua. Tuy nhiên, chúng chỉ có sau khi đập thủy điện Đăk Mi 4 xả đập.[Kết qu nghiên cu tri thc bn địa ca người dân Nước Lang. Chi

- Page 41

tiết xem mc 5.2 và ph lc II.2]

Hình 4.5: Loài cá Chình và cá Chiên thường xuất hiện tại sông Đăk Mi, đoạn thượng nguồn

đập thủy điện Đăk Mi 4 trước nắm 2011- Hình ảnh được người dân thôn Nước Lang xác nhận Tương tự, đoạn sông Đăk Mi ở hạ lưu - đoạn chảy qua xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cũng có nhiều loại động vật thủy sinh vào thời điểm đó. Cụ thể có khoảng 18 loài cá thường xuất hiện, trong đó có 2 loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam là cá Chình (Anguilla marmorata) cá Chiên (Bagarius) và nhiều loại động vật thủy sinh khác như tôm, cua, ba ba, rái cá… Nhưng đến thời điểm hiện tại thì chỉ còn 7 loài cá với khối lượng không đáng kể, các loài động vật khác hầu như đã biến mất. Đặc biệt có một loài động vật mới xuất hiện ở khu vực này, đó là loài đỉa. [Kết qu tho lun nhóm và điu tra bng hi người dân xã Cà Dy. Chi tiết xem mc 5.2 và ph lc II.3].

Hình 4.6: Loài đỉĩa xuất hiện tại đoạn sông Đăk Mi chảy qua xã Cà Dy kể từ năm 2012 -

Hình ảnh được người dân xác nhận qua internet

Đối với các thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi 4, thì trước đây hầu như không có. Tuy nhiên, bây giờ xuất hiện một số rong tảo ở các vũng nước đọng trên sông này.

- Làm gim ngun nước tưới tiêu và nước sinh hot ca người dân

Trước năm 2011, nguồn nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt của người dân sống hai bên sông Đăk Mi chủ yếu là lấy từ sông Đăk Mi. Tuy nhiên sau khi thủy điện Đak Mi chặn dòng, người dân hầu như không tiếp cận được nguồn nước từ sông Đăk Mi để tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt, vì nguồn nước từ sông Đăk Mi vừa ít, vừa bị ô nhiễm.

Sau khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước thì người dân hầu như không thể sử dụng nước từ sông Đăk Mi để sinh hoạt do nước trên sông luôn đục và hôi kể cả vào mùa mưa cũng như mùa nắng.

- Page 42

Nguyên nhân chính của vấn đề này là sau khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước, dòng sông Đăk Mi gần như trơ đáy và đây là điều kiện để các hoạt động khai thác vàng phát triển mạnh. Hoạt động khai thác vàng đã đào xới lòng sông làm cho dòng nước bị ô nhiễm bùn cát, kết hợp với các hóa chất sử dụng trong khai thác vàng,trong lúc dòng sông không có đủ nước chảy để trung hòa và vận chuyển các chất độc cũng như bùn cát đó. Vì vậy, sông Đăk Mi càng ngày càng bị ô nhiễm.

Hình 4.7. Hoạt động khai thác vàng trên sông Đăk Mi, đoạn chảy qua xã Cà Dy

- Tác động đến vic đi li, vn chuyn trên sông

Với độ sâu trung bình của sông Đăk Mi vào mùa kiệt là 5 m, nên thuyền có thể đi lại một cách thuận tiện trên con sông này vào thời gian chưa có đập thủy điện Đăk Mi 4. Tại thời điểm đó, trên địa bàn xã Cà Dy có trên 150 thuyền thường đi lại, vận chuyển trên sông này. Các thuyền này thường được dùng để để người dân đi lại, vận chuyển các nông phẩm mà người dân sản xuất được từ nương rẫy về nhà, cũng như giao thương trao đổi buôn bán với miền xuôi, hoặc dùng để đi đánh bắt cá dưới sông Đăk Mi. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng thì 100 % các thuyền này không sử dụng được trên sông Đăk mi vào mùa kiệt vì sông hầu như bị trơ đáy.

Ông A Lăng Đinh, người dân xã Cà Dy cho biết:

Trước khi có thy đin người dân ở đây thường dùng thuyn đểđi li, vn chuyn lúa, ngô, ci, đi t x này sang xã khác. Nhưng bây gi hoàn toàn bỏ đi thuyn, ch dùng thuyn vào mùa lũ. Thay vào đó thì gánh hoc đi b, không dùng xe máy được do đi qua sông. Do sc người yếu hơn nên gim s lượng vn chuyn. V và con cũng không giúp được. Trước đây, v con có th giúp được do dùng thuyn. Dn đến gim năng sut sn xut do đi li không thun tin và không vn chuyn nhiu được.

b. Tác động đến môi trường và đời sng người dân do biến động dòng chy kit trên sông Vu Gia

- Tác động đến h sinh thái thy sinh

Trước năm 2008, trên sông Vu Gia thường xuất hiện 48 loài cá và nhiều loài khác như tôm, cua, ốc…, trong đó có 2 loại cá nằm trong sách đỏ Việt Nam là cá chình và cá Chiên. Tuy nhiên, số lượng cũng như sản lượng của các loài tôm, cá này giảm một cách nhanh chóng tính từ năm

- Page 43

2008 đến nay. Hiên nay, trên sông Vu Gia chỉ còn xuất hiện 3 loại cá: cá rô phi, cá mảng, cá lưới, với sản lượng rất ít. [S liu nghiên cu tri thc bn địa ca người dân thôn Đông Phước và Dc Tnh. Xem thêm thông tin chi tiết mc 5.2 ]

- Page 44 - Tác động đến vic đi li, vn chuyn trên sông

Trước năm 2009, với độ sâu trung bình của sông Vu Gia vào mùa kiệt là 5 m và từ năm 2009 - 2011 độ sâu trung bình khoảng 2 m, nên thuyền có thể đi lại một cách thuận tiện trên con sông này vào thời gian chưa có đập thủy điện Đăk Mi 4. Tại thời điểm đó, trên địa bàn xã Đại Hồng có trên 120 thuyền thường đi lại, vận chuyển trên sông. Các thuyền này thường được dùng để để người dân đi lại, vận chuyển hành khách, cũng như giao thương trao đổi buôn bán, hoặc dùng để đi đánh bắt cá dưới sông Đăk Mi. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng số lượng thuyền được sử dụng trên sông này giảm dần, hiện nay chỉ con khoảng 10 chiếu thuyền còn hoạt động ở đây vì mực nước sông quá thấp, đặc biệt là vào ban ngày.

Hình 4..8: Thuyn chy trên cát ti bến đò 14, sông Vu Gia, xã Đại Hng, huyn Đại Lc, tnh Qung Nam

- Tác động đến vic cung cp nước tưới và nước sinh hot

Dọc sông Vu Gia có trên 3000 ha lúa và 2400 ha đất màu, trong đó 100 % diện tích đất trồng lúa và 70 % diện tích đất trồng màu là sử dụng nước tưới từ sông Vu Gia. Trước năm 2008 nguồn nước từ sông Vu Gia thường cung ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân huyện Đại Lộc. Trong thời gian này hiện tượng thiếu nước sản xuất vào mùa hè rất ít xảy ra, nếu có thì các hoạt động chống hạn thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, do mực nước sông Vu Gia vào mùa hè thường xuống thấp nên đã tác động rất nhiều đến việc cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất trong khu vực này, đặc biệt là từ năm 2012. Như thời gian chống hạn sớm hơn (từ tháng 3), phải lắp đặt thêm các trạm bơm nước, đào kênh dẫn nước bể hút nước, các máy bơm nước phải hạ bể hút bình quân từ 1 - 1,5 m, các máy bơm phải nối thêm ống hút nước, hoặc đóng giếng tại đồng… Ví dụ: Để máy hút nước ở Cầu Kho, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc có thể hút nước, người ta phải đào thêm một kênh dẫn nước dài 150 m, nối thêm ống hút nước dài 11 m. [Kết qu phng vn đại din phòng Nông nghip huyn Đại Lc].

- Page 45

Hình 4.9: Máy bơm nước từ giếng nước ngầm

được đào ngay trên ruộng của người dân xã Đại Hồng

Hình 4.10: Trạm máy bơm nước trên sông

Vu Gia

Tôi là Phm Th Bay, năm nay 50 tui. Tôi có chng và 4 người con, 2 con trai và 2 con gái. Con trai đầu tiên 29 tui hin nay đang đi làm công nhân, đứa con gái tiếp theo đã ly chng và hin nay làm công nhân, đứa con trai th 3 hin nay đã 24 tui, hc xong nhưng chưa xin

được vic, đứa con gái út năm nay 20 tui đang hc cao đẳng. Kinh tế gia đình chúng tôi và vic nuôi con ăn hc đều ph thuc vào vic làm nông mà c th là trng rau màu ngô và đậu

bãi bn ven sông này.

Nhà tôi có tt thy 3 sào đất hin nay đang trng bp và thuê thêm 1 mu đang trng đậu xanh. 1 mu bng 10 sào vi giá thuê là 10 triu/ năm. 2 năm nay cây không được mùa vì hn hán, sông thì cn nên bãi bi cũng không được m ướt mà khô hn. Vi h thng tưới tiêu

được nhà nước h tr t 3 năm nay chúng tôi cũng tranh th tưới cây đểđảm bo năng sut nhưng giá đin quá cao 5,000đ/ 1 số đin nên khiến cho chúng tôi phi b rt nhiu chi phí cho tưới tiêu. Tuy nhiên, cũng phi công nhn là giá c th trường my năm nay cũng không

được cao như trước. My năm trước có khi tôi lãi t 500,000đ - 1,000,000đ/ sào.

Vic thiếu nước sn xut là điu đáng lo nht ca chúng tôi hin nay. Theo kinh nghim ca tôi thì thiếu nước là do thi tiết và thy đin và hu hết người dân làng tôi cũng suy nghĩ

như tôi.

My năm trước ởđây cũng b hn hán nhưng my năm gn đây li có thêm thy đin đóng nước, nên mc dù có h thng nước ca Nhà nước h tr và chúng tôi cũng mua máy v bơm như mô tơ hút không lên ni. Nếu trước đây ch cn bơm khong 4 tiếng thì bây gi phi tăng lên 8 tiếng mi được. C thđể xong đám đất nhà tôi thay vì tôi phi bơm 2 ngày như trước

đây thì gi tôi phi bơm lên đến 4 ngày.

- To điu kin cho cây Mai Dương phát trin

Trước khi có các đập thủy điện trên thượng lưu sông Vu Gia và Đăk Mi, hai bên bờ sông Đăk Mi cũng như sông Vu Gia có rất ít cây Mai Dương vì người dân luôn tận dụng các bãi đất bồi hai bên sông để sản xuất nên cây Mai Dương không có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, sau khi các thủy điện trên thượng nguồn của các con sông này xây dựng đã làm bồi lấp cát sạn lên

- Page 46

nhiều bãi bồi hai bên sông nên người dân không sản xuất ở đây được nữa, bên cạnh đó, các bãi đất cát mới cũng được hình thành do lòng sông bị thu hẹp là điều kiện cho cây Mai Dương sinh trưởng và phát triển.

Hình 4.11. Cây Mai Dương phát triển dọc sông Vu Gia, đoạn chạy qua xã Đại Hồng,

huyện Đại Lộc

Một phần của tài liệu Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)