Nguyên nhân biến động số lượng và thành phần động vật thủy sinh trên sông Đăk

Một phần của tài liệu Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4 (Trang 55)

và sông Vu Gia

Nguyên nhân chính dẫn đến biến động các loài động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia là do thay đổi chế độ dòng chảy trên các con sông này (xem mục 4.1), từ đó dẫn đến những thay đổi môi trường làm ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh trên hai con sông này. Có 3 nguyên nhân trực tiếp làm biến động động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia:

1. Không gian sống bị thu hẹp

Như phân tích ở mục 4.1.1. Biến động dòng chy kiết sông Đăk Mi và Vu Gia cho thấy: Kể từ khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước, vào mùa kiệt, sông Đăk Mi hầu như bị khô và không có nước chảy. Vì vậy, trên sông này chỉ thấy xuất hiện một số vũng nước đọng và thỉnh thoảng có các dòng nước nhỏ chảy len dưới các khe đá. Có thể nói rằng, sông Đăk Mi bây giờ đã trở thành con sông chết trong hầu hết cả năm vì không có nước chảy, chỉ ngoại trừ vào thời gian mùa mưa lũ (từ tháng 09 đến tháng 12). Điều đó đồng nghĩa, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng, vào mùa kiệt, môi trường sống của các loài động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi chỉ còn lại ở một số vũng nước đọng trên sông này.

Đối với sông Vu Gia, việc lấy đi của sông Vu Gia gần 1,2 tỷ m3 nước/năm, thủy điện Đăk Mi 4 đã làm giảm chế độ dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia một cách đáng kể, từ đó làm giảm không gian sống của các loài động vật thủy sinh trên sông. Không gian sống này vừa bị giảm theo diện tích mặt nước và vừa giảm theo tầng nước của sông. Theo kết quả nghiên cứu tri thức bản địa

- Page 56

của người dân Đại Hồng thì tại bến đò 14, xã Đại Hồng, thì từ năm 2012 đến năm 2014, độ rộng lòng sông ở đây giảm hơn 60 m, từ hơn 140 mét xuống còn 80 m; độ sâu trung bình giảm gần 2 m (giảm từ 2,7 m xuống còn chưa đến 1 m).

2. Nguồn thức ăn giảm

Trong chuỗi thức ăn của các động vật thủy sinh thì trầm tích và cỏ thủy sinh được xem là một mắt xích rất quan trọng. Với việc làm giảm cung cấp phù sa, tăng bồi lấp cát và ô nhiễm làm chết các thực vật thủy sinh ở hạ lưu sông Đăk Mi và Vu Gia, thủy điện Đăk Mi 4 đã làm giảm nguồn thức ăn cho các động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia.

3. Môi trường sống bị thay đổi

Như phân tích ở mục 4.1. Tác động ca thy đin Đăk Mi 4 đến chếđộ dòng chy sông Đăk Mi và sông Vu Gia cho thấy, việc xây dựng đập thủy điện Đăk Mi 4 đã làm ảnh hưởng rất lớn

đến chế độ dòng chảy sông Đăk Mi và sông Vu Gia kể cả về mùa kiệt và mùa lũ. Về mùa kiệt,

sông Đăk Mi hầu như không có nước chảy, còn dòng chảy sông Vu Gia giảm đáng kể, từ đố làm giảm tốc độ dòng chảy so với trước đây, đồng thời làm tăng nhiệt độ nước sông vào những ngày nắng nóng. Còn về mùa lũ, những lúc nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ đã làm cho tốc độ dòng chảy của hai sông này mạnh hơn so với trước đây.

Bên cạnh đó, việc xây dựng đập thủy điện Đăk Mi 4 còn làm thay đổi môi trường hóa học trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia, khi nước trong lòng hồ bị ô nhiễm do thối rữa xác động thực vật được xã về hai con sông này. Một khía cạnh khác gây ô nhiễm môi trường hóa học trên sông Đăk Mi và Vu Gia là do hoạt động khai thác vàng trên hai sông Đăk Mi, khi sông Đăk Mi thường xuyên bị khô vào mùa kiệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khai thác vàng diễn ra, hoạt động này đã thải ra các chất thải làm ô nhiễm môi trường nước trên sông Đăk Mi và Vu Gia.

Một phần của tài liệu Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4 (Trang 55)