báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4
Phần dự báo tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến hệ thực vật được đề cập từ trang 55 - 56 của báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4, trong đó có dự báo về một số tác động do việc xây dựng thủy điện này đến thảm thực vật trong khu vực lòng hồ, như làm ngập khoảng 1.100 ha trong
- Page 58
khu vực lòng hồ, trong đó chủ yếu là diện tích đất trảng cỏ, nương rẫy và rừng tự nhiên; hình thành một hệ sinh thái mới, hệ sinh thái lòng hồ…Tuy nhiên, bản báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 không đưa ra bất kỳ thông tin nào liên quan đến hiện trạng các loại thực vật thủy sinh ở khu vực hạ lưu đập và những dự báo về các tác động của việc xây dựng đập thủy điện này đến các loại thực vật thủy sinh đó.
4.3.2. Biến động thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia
Với đặc điểm đáy lòng sông chủ yếu là đá và nước chảy thường xuyên, nên trước khi thủy điện Đăk Mi xây dựng, sông Đăk Mi không có các loài rong tảo. Nhưng sau khi thủy điện Đăk Mi xây dựng, vào mùa kiệt với sông Đăk Mi hầu như không có nước chảy hình thành một số vũng nước động, đây là điều kiện phát triển một số loài tảo ở các vũng nước này. Như vậy, có thể nói việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đã làm xuất hiện một số loài tảo ở một số vũng nước động trên sông Đăk Mi vào mùa kiệt.
Đối với sông Vu Gia, trước năm 2008, trên sông có 5 loài cỏ thủy sinh (theo tên gọi địa phương: rong đuôi chồn, rong đĩa, rong câu, meo và cỏ lùm), các loài cỏ này phân bố đều khắp và chiếm khoảng 90% diện tích lòng sông. Theo người dân địa phương, công dụng chủ yếu của các loài cỏ thủy sinh này là: 1) Thức ăn cho cá, tôm, 2) Nơi sinh sản và trú ẩn cho các loài tôm cá và 3) Nguồn thức ăn cho một số loài gia súc, gia cầm như vịt, heo. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2011, các loài cỏ thủy sinh này giảm dần và gần như biến mất. Như vậy, có thể nói với việc đập thủy điện Đăk Mi 4 bắt đầu tích nước vào năm 2011, lúc các loài cỏ thủy sinh trên sông Vu Gia đã tuyệt chủng thì đập thủy điện hầu như không có bất cứ tác động nào đến thảm thực vật trên sông Vu Gia.
4.3.3. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện
Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia.
Bảng 4.5. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện
Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia
STT Vấn đề Dự báo Thực tế
1 Xác định thành
phần và số lượng các loài thực vật thủy sinh ở sông Đăk Mi và sông Vu Gia giai đoạn trước khi xây đập thủy điện Đăk Mi 4
Báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 không có bất cứ thông tin nào về hiện trạng các loài cỏ thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia.
- Trên sông Đăk Mi không có cỏ thủy sinh sống chìm.
- Trên sông Vu Gia có 5 loài cỏ thủy sinh sống chìm và phân bố hầu hết trên sông Vu gia, với khoảng 90 % diện tích lòng sông có các loài cỏ này.
- Page 59
2 Tác động đến
thành phần các loài động vật
Không đưa ra dự báo - Xuất hiện tảo trong các vũng nước đọng trên sông Đăk Mi vào mùa kiệt. - Không gây ra tác động đến cỏ thủy sinh trên sông Đăk Mi.
- Page 60
KẾT LUẬN
Qua quá trình điều tra, khảo sát, đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và các tác động của thủy điện Đăk Mi trong quá trình hoạt động có thể rút ra một số kết luận như sau:
(1) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu: Trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Đăk Mi, chủ dự án (công ty Cổ phần thủy điện Đăk Mi) đã thực hiện những nội dung của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM. Tuy nhiên mức độ thực hiện chưa được đầy đủ đối với các biện pháp đảm bảo lưu lượng nước vào mùa khô là 2 m3/s sau cửa xả; đảm bảo diện tích đất sản xuất cho người dân ở khu tái định cư; giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái
(2)Thực hiện chương trình giám sát môi trường: Chủ dự án (công ty Cổ phần thủy điện
Đăk Mi) đã thực hiện chương trình giám sát môi trường từ giai đoạn xây dựng đến gia đoạn vận hành nhà máy thủy điện. Tuy nhiên, một số đợt trong các năm của giai đoạn xây dựng không thực hiện chương trình giám sát môi trường. Các giám sát về sinh thái thủy không được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012
(3) Các tác động đến dòng chảy của thủy điện Đăk Mi : Thủy điện Đăk Mi 4 đã làm thay đổi chế độ dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi khi làm thay đổi thời gian bắt đầu dòng chảy kiệt trong năm sớm hơn trước đây (tháng 1 thay vì tháng 3 trước đây) và làm giảm lưu lượng nước của dòng chảy kiệt gần như 100 %. Đồng thời, thủy điện này đã góp phần làm thay đổi chế đố dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia. Cụ thể, nó đã làm giảm lưu lượng nước trên sông, làm cho dòng chảy kiệt xuất hiện sớm hơn. Bên cạnh đó, thủy điện Đăk Mi 4 còn làm chế độ dòng chảy lũ, như lũ có thể xuất hiện trong những ngày nắng, tốc độ dòng chảy lớn đến mức tàu thuyền không thể đi lại trên sông, nước lũ dâng lên nhanh và thời gian lũ kéo dài, có lúc kéo dài đến 12 giờ.
(4) Các tác động đến động thực vật thủy sinh: Việc xây dựng và vận hành thủy điện Đăk Mi 4 là một trong những nguyên nhân chính làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh trên sông này và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước, tác động đến việc sản xuất nông nghệp, đi lại của người dân sống hai bên sông Đăk Mi. Và là một một trong những nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực tương tự đối với môi trường và cuộc sống người dân sống hai bên sông Vu Gia.
- Page 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng công ty đầu tư phát triên đô thị và khu công nghiệp. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Đăk Mi 4, tháng 9 năm 2005
[2]. Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy điện Đakmi 4. Xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
[3] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 1 năm 2009). Phước Sơn 07/2009
[4] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 2 năm 2009). Phước Sơn 03/2010
[5] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 1 năm 2010). Phước Sơn 07/2010
[6] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 2 năm 2010). Phước Sơn 01/2011
[7] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 1 năm 2011). Phước Sơn 10/2011
[8] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 2 năm 2011). Phước Sơn 01/2012
[9] Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo kết quả giám sát môi trường dự án thủy điện
Đăk Mi 4 (đợt tháng 11 năm 2012), Quảng Nam 12/2012
[10] Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 (đợt 1 năm 2013), Quảng Nam 3/2013
[11] Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 (đợt 2 năm 2013), Quảng Nam 6/2013
[12] Công ty cổ phần thủy điện Đak Mi. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 (đợt 3 năm 2013), Quảng Nam 12/2013
[13] Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. 12/2013
[14] Biên bản kiểm tra hiện trường sau khai thác tận dụng gỗ lòng hồ công trình thủy điện Đăk Mi 4, ngày 7/12/2009
[15] Văn bản kiểm tra hiện trường ngày 24/5/2011
[16] Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội (CSRD). Báo cáo nghiên cứu Qúa trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn_Quảng Nam và sông Long Đại_ Quảng Bình.
- Page 62
PHỤ LỤC
I. PHỎNG VẤN CÁC SỞ BAN NGÀNH
PV1_ Chi Cục BVMT & MT Quảng Nam
1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của thủy điện Đăk Mi 4 từ năm 2007 đến nay? 2. Quy trình giám sát việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của thủy điện Đăk Mi 4 nói riêng và các thủy điện khác nói chung trền địa bàn tỉnh Quảng Nam là như thế nào? Có điểm nào hạn chế/ rào cản cho việc thực hiện giám sát này? Kiến nghị?
3. Các nghiên cứu/báo cáo về tác động môi trường do thủy điện Đăk Mi 4 gây ra đối với sông Đăk Mi và Vu Gia?
PV 2_Trung tâm PCLB
Đánh giá tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến chế độ dòng chảy
1. Dòng chảy kiệt/lũ trên sông Đăk Mi và Vu Gia diễn ra vào thời gian nào? Các thông số liên quan đến lưu lượng, tốc độ dòng chảy ở các con sông đó? Tài liệu thủy văn của các sông này?
2. Khác nhau về dòng chảy kiệt và lũ giữa thời điểm trước và sau khi có đập thủy điện
Đăk Mi 4?
3. Những thay đổi này có tác động như thế nào đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân? (Việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 nói riêng và các thủy điện khác trên thượng lưu sông Vu Gia nói chung đã làm thay đổi chếđộ dòng chảy trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia như thế nào?)
4. Bản đăng ký quy trình vận hành của thủy điện Đăk Mi 4 do ai thực hiện? Theo đánh giá của a/c thì quy trình này có hợp lý hay không?
5. Quy trình vận hành thực tế của thủy điện Đăk Mi 4 có thực hiện đúng theo quy trình vận hành đã được phê duyệt hay không?
6. Việc giám sát quy trình vận hành này do ai thực hiện? Thực hiện như thế nào? 7. Quá trình giám sát có gì thuận lợi/khó khăn không?
PV3_ Chi cuc Lam Nghiep Quang Nam
Tác động của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến thảm phủ thực vật và động vật
1. Diện tích lưu vực lòng hồ là bao nhiêu?
2. Diện tích thảm phủ thực vật bị mất do việc xây dựng nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 là bao nhiêu?
3. Thủy điện Đăk Mi 4 đã thực hiện trồng lại rừng như cam kết trong ĐTM hay chưa? Trồng lại như thế nào (ai trồng, trồng bao nhiêu ha, ởđâu)?
4. Việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 có tác động như thế nào đến hệđộng thực vật xung quanh lòng hồ không, đặc biệt là những loài quý hiếm nằm trong danh mục sách đỏ?
- Page 63
PV4_So NN Quang Nam
1. Những tác động do thủy điện Đăk Mi 4 gây ra đối với ngành nông nghiệp ở lưu vực sông Đăk Mi và Vu Gia như thế nào?
2. Bổ sung thêm các thông tin còn thiếu trong cuộc phỏng vấn TT PCLB.
PV5_Phong NN Dai Loc; PV6_Phong NN Thanh My
Đánh giá tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến chế độ dòng chảy
1. Dòng chảy kiệt/lũ trên sông Vu Gia diễn ra vào thời gian nào? Các thông số liên quan
đến lưu lượng, tốc độ dòng chảy ở các con sông đó? Có tài liệu thủy văn của các sông này hay không?
2. Khác nhau về dòng chảy kiệt và lũ giữa thời điểm trước và sau khi có đập thủy điện Đăk Mi 4?
3. Những thay đổi này có tác động như thế nào đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân? (Việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 nói riêng và các thủy điện khác trên thượng lưu sông Vu Gia nói chung đã làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia như thế nào?)
4. Những tác động do cát, sạn, đá … gây nên qua các giai đoạn như thế nào? (Bồi lấp ruộng; Sạt lỡ bờ sông; Bồi lấp lòng sông) Khu vực 2004 - 2010 2010 - 2012 2012 - 2014 Đồng ruộng Bờ sông Lòng sông Khác
Đánh giá tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến hệ thực vật
1. Đánh giá những biến động thực vật thủy sinh trên sông Vu Gia do tác động
của thủy điện Đăk Mi 4. Thời gian
Tên loại thực vật/rong dưới sông Đăk Mi?
Sống ởđâu/phân
bố như thế nào Sản lượng công d
ụng của các loài 2004 - 2010
2010 - 2012 2012 - 2014
- Page 64
2. Đánh giá những biến động của thảm thực vật hai bến bờ sông Vu Gia do tác động của thủy điện Đăk Mi 4
Thời gian Tên loại thực vật hai bên bờ sông?
Sống ởđâu/phân bố như thế nào Sản lượng Công dụng của các loài 2004 - 2010 2010 - 2012 2012 - 2014
II. THẢO LUẬN NHÓM CỘNG ĐỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG
TL1. Dai Hong, Thanh My
STT Nội dung Phương pháp/dụng cụ Thời gian
1 Vẽ lát cắt về biến động mức nước sông Vu Gia theo mùa qua các thời kỳ (2004 - 2010 _dòng chảy tự nhiên); 2010 - 2012_hồ thủy điện tích nước; 2012 - 2014_thủy điện vận hành. - Chia nhóm thảo luận và vẽ (5 người). - Giấy A0, bút màu. 30 p 2 Việc thay đổi cế độ dòng chảy như thế đã gây ra những tác động gì đối với người dân? Vì sao? Thúc đẩy thảo luận và ghi lại theo biểu bảng 1. 60 p 3 Một số tác động do dòng chảy rắn (đá, cát, sạn) từ việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 Thúc đẩy thảo luận và ghi lại theo biểu bảng 2. 30p 4 Những tác động của việc xây dựng thủy điện
đến thực vật thủy sinh trên sông?
- Thảo luận nhóm (những người đánh bắt cá) theo hướng dẫn của biểu bảng 3. - Giấy A0, bút long. 30 p 5 Những tác động của việc xây dựng thủy điện
đến thảm thực vật hai bên bờ sông?
- Thảo luận nhóm (những người làm nông/đánh bắt cá) theo hướng dẫn của biểu bảng 4. - Giấy A0, bút long. 30 p 6 Những tác động của việc xây dựng thủy điện
đến động vật thủy sinh trên sông
- Thảo luận nhóm (những người đánh bắt cá) theo hướng dẫn của biểu bảng 5. - Giấy A0, bút long.
- Page 65
B1. Giới thiệu tổng quan nội dung
B2. Chia nhóm (2 - 3 nhóm), Nhóm đánh bắt cá (1; 4; 6); Nhóm những người làm nông nghiệp (2; 3; 5).
B3. Thúc đẩy các nhóm thực hiện các nội dung. B4. Các nhóm trình bày kết quả.
III. PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG
CS1: Dai Hong, Thạnh Mỹ 1. Tác động của thủy điện đến việc đánh bắt thủy sản của người dân. Thể hiện các
biến động giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện về các chỉ tiêu: Hình thức đánh bắt, sản lượng đánh bắt, các loài đánh bắt được, số người tham gia đánh bắt, những khó khăn/thay đổi trong cuộc sống gia đình giauwx 2 thời điểm?
2. Tác động của thủy điện đến việc đi lại, vận chuyển. Thể hiện sự khác nhau giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện về các chỉ tiêu: Số lượng các loại phương tiện vận chuyển trên sông, ý nghĩa của các loại phương tiện đó, những khó