Biến đổi dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia

Một phần của tài liệu Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4 (Trang 36)

Việc đánh giá những biến đổi dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia được thực hiện dựa trên 3 cơ sở: 1) Các ý kiến và số liệu từ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam; phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc; phòng Nông nghiệp thị trấn Thạnh Mỹ và ủy ban nhân dân xã Cà Dy; 2) Thảo luận với 3 nhóm cộng đồng sống hai bên sông Đak Mi và Vu Gia (1. Người dân ở thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn - cộng đồng sống cách chân đập thủy điện Đăk Mi 7 km; 2. Người dân ở xã cà Dy, huyện Nam Giang - cộng đồng sống

ở hạ lưu sông Đăk Mi; 3. Người dân thôn Đông Phước và Dục Tịnh, xã Đại Hồng, huyện Đại

Lộc - cộng đồng sống ở trung lưu sông Vu Gia); và 3) Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa của người dân ở thôn Nước Lang, thôn Đông Phước và người dân ở thôn Dục tịnh và cuối cùng là dựa trên quá trình điều tra, quan sát thực địa của nhóm nghiên cứu.

a. Biến động dòng chy kit ca sông Đăk Mi

Sông Đăk Mi (Nước Mỹ) nằm trong hệ thống Vu Gia - Thu Bồn. Lưu vực, tính đến tuyến đập nằm trong khoảng 15°15’ Vĩ độ Bắc và 107°45’ - 107°57 Kinh độ Đông, với diện tích lưu vực vào khoảng 1125 km2. Sông chảy theo hướng Nam - Bắc, với chiều dài 76 km2 (tính từ thượng nguồn - ranh giới tỉnh Gia Lai đến chỗ hơp với Sông Cả - ở hạ lưu) độ dốc lòng sông khoảng 26,7%o và độ cao trung bình của lưu vực vào khoảng 950m. Phần thượng nguồn ngoài dòng chính là sông Nước Mỹ, sông còn các phụ lưu là các suối nhỏ như suối nước Mec, suối Xa Oai, suối Nước Chè, suối Blau…..; Tuyến nhà máy thủy điện xả nước xuống ngọn Thu Bồn, với diện tích lưu vực vào khoảng 30,4 km2, chiều dài sông 7 km, độ dốc dòng sông 26,3% và cao độ trung bình của

- Page 37 lưu vực vào khoảng 320m.

Trước đây khi chưa có thủy điện Đăk Mi 4, dòng chảy nhỏ nhất trên các lưu vực sông Đăk Mi và Vu Gia phần lớn rơi vào tháng IV; những năm ít, hoặc mưa nhỏ không có lũ tiểu mãn vào tháng V, tháng VI thì dòng chảy kiệt nhất xuất hiện vào tháng VII, VIII.

Mùa kiệt thường được chia ra hai thời kỳ

• Thời kỳ dòng chảy ổn định nhất từ tháng I đến tháng IV. Dòng chảy chủ yếu do nước trữ trong lưu vực cung cấp, nên có xu hướng giảm dần.

• Thời kỳ dòng chảy không ổn định, từ tháng V đến tháng VII

Tuy nhiên, kể từ năm 2011 đến nay, dòng chảy kiệt trên sông này thay đổi hoàn toàn. Cụ thể, dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi gần như xảy ra quanh năm, trừ thời gian mưa lũ.

Mực nước của sông Đăk Mi trong mùa kiệt đã giảm một cách đáng kể sau khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước. Trước đây, khi thủy điện chưa tích nước, mực nước trên sông Đăk Mi khá cao, độ sâu trung bình của mực nước tại Bến Giằng, xã Cà Dy khoảng 5 m (kết qu tho lun nhóm vi người dân xã Cà Dy). Vì vậy, thuyền có thể đi lại một cách thuận tiện trên sông Đăk Mi đoạn chảy qua xã Cà Dy. Nhưng kể từ khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước, vào mùa kiệt sông Đăk Mi hầu như bị khô, không có nước chảy,trên sông chỉ thấy xuất hiện một số vũng nước động và thỉnh thoảng có các dòng nước nhỏ chảy len dưới các khe đá. Có thể nói rằng, sông Đăk Mi bây giờ đã trở thành con sông chết trong hầu hết cả năm vì không có nước chảy, chỉ ngoại trừ vào thời gian mùa mưa lũ (từ tháng 09 đến tháng 12).

Như vậy, thủy điện Đăk Mi 4 đã làm thay đổi chế độ dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi khi làm thay đổi thời gian bắt đầu dòng chảy kiệt trong năm sớm hơn trước đây (tháng 1 thay vì tháng 3 trước đây) và làm giảm lưu lượng nước của dòng chảy kiệt gần như 100 %.

- Page 38

Hình 4.2. Chị Đỗ Thị Toàn (người dân sống tại thôn Rô, xã Cà Dy, huyện Nam Giang

hơn 13 năm) đang chỉ mực nước thông thường của sông Đăk Mi trong mùa khô trước khi có đập thủy điện Đăk Mi 4

- Page 39

Biến động dòng chy kit ca sông Vu Gia

Sông Vu Gia là một sông lớn ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Sông bắt nguồn từ vùng núi ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam và ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum. Phần thượng nguồn ở Phước Sơn được gọi là Đăk Mi, sông chảy theo hướng Nam lên Bắc. Khi qua địa bàn phía

Đông huyện Nam Giang, sông được gọi

là sông Cái. Tại đây, nó nhận một chi lưu lớn ở phía Tây (tả ngạn), đó là sông Giằng. Bắt đầu khi chảy sang huyện Đại Lộc, sông được gọi là Vu Gia và có dòng chảy theo hướng Đông-Tây. Sông Vu Gia chảy đến địa phận xã Đại Hòa ở phía Tây Đại Lộc thì tách ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía Bắc hội lưu với sông Cầu Đỏ, một đi về phía Nam hội lưu với sông Thu Bồn. [Wikipedia]

Hình 4.3. Sông Vu Gia, đoạn qua huyện Đại Lộc,

tỉnh Quảng Nam

Với vị trí như trên, nên sông Vu Gia không những bị tác động của thủy điện Đăk Mi 4, mà còn chịu tác động của các thủy điện khác trên sông Giằng, như thủy điện A Vương, sông Bung 2, sông Bung 4 và sông Côn 2. Trong 10 năm trở lại đây, dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có nhiều biến động, nó không chỉ có biến động về mực nước theo mùa như trường hợp sông Đăk Mi, mà còn biến động về mực nước theo ngày đêm. Dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có hai thời điểm biến động lớn đó là năm 2008 và năm 2012.

Trước năm 2008, dòng chảy kiệt của sông Vu Gia từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Nhưng từ năm 2009 đến 2011, dòng chảy kiệt bắt đầu xuất hiện sớm hơn, từ tháng 01 đến tháng 08. Và từ năm 2012 đến nay, thời gian dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia nhiều hơn, nó không chỉ xảy ra từ tháng 01 - 08, mà còn xảy ra một số ngày không có mưa trong các tháng 09 - 12.

Theo các mốc thời gian trên, mực nước của dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có xu hướng giảm dần. Cụ thể, từ năm 2008 trở về trước, độ sâu trung bình của dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia ở bến đò 14, xã Đại Hồng khoảng 2 - 5 m, và độ rộng của sông ở đây vào khoảng 200 m và trên sông không thấy bất kỳ cồn cát nào. Nhưng, từ năm 2009 - 2011, mực nước sông tại đây giảm đi đáng kể, với độ sâu trung bình chỉ còn 2 m và bề rộng của sông chỉ vào khoảng 140 m, trên sông đã xuất hiện một số cồn cát. Còn từ năm 2012 đến 2014, mực nước rất thấp, chỉ dưới 1m và độ rộng của sông chưa đến 100 m. Từ năm 2009 đến năm 2014, mực nước dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có nhiều biến động theo ngày đêm, đặc biệt là từ năm 2012 đến nay. Cụ thể, tại bến đò 14, xã Đại Hồng, mực nước vào ban đêm có thể dâng cao lên 2 m, nhưng buổi ngày thì hạ xuống dưới 1m. [Các s liu được trích dn t kết qu tho lun nhóm vi người dân thôn Đông Phước và Dc Tnh, xã Đại Hng].

- Page 40

Như vậy, có thể khẳng định rằng thủy điện Đăk Mi 4 đã góp phần làm thay đổi chế đố dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia. Cụ thể, nó đã làm giảm lưu lượng nước trên sông, làm cho dòng chảy kiệt xuất hiện sớm hơn.

Hình 4.4: Sông Đăk Mi, đoạn chảy qua thôn Pà Dồn, xã Cà Dy ngày 14/06/2014

Một phần của tài liệu Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)