1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đề tài HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI

93 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Ngoài việc triển khai một sản phẩm tốt, định giá hấp dẫn và đưa được đếnkhách hàng mục tiêu, hiện nay hoạt động Marketing hiện đại còn đòi hỏi cáccông ty phải xúc tiến thương mại với tập

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY KINH DOANH 1. Khái niệm về hoạch định xúc tiến thương mại. 1.1. Xúc tiến thương mại. 1.1.1. Khái niệm xúc tiến thương mại. Ngoài việc triển khai một sản phẩm tốt, định giá hấp dẫn và đưa được đến khách hàng mục tiêu, hiện nay hoạt động Marketing hiện đại còn đòi hỏi các công ty phải xúc tiến thương mại với tập khách hàng trọng điểm một cách phù hợp, hữu hiệu và văn minh. Xét trên góc độ thương mại có thể tồn tại rất nhiều những hoạt động Marketing tập trung xung quanh vấn đề xúc tiến và trong nhiều tình thế hiệu lực của hoạt động này có tác dụng quyết định đến hiệu quả của hành vi mua bán hàng hóa. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm xúc tiến thương mại trong kinh doanh và xã hội, người viết xin dẫn một số khái niệm như sau: + Định nghĩa về xúc tiến thương mại, một tác giả người Mỹ - giáo sư Tom Cannon viết: “Xúc tiến thương mại là một quá trình thiết lập sự nhất trí đồng cảm có tính công chúng hoặc cá nhân về một tư duy giữa người gửi và người nhận”. + Các nhà kinh tế của các nước Đông Âu cho rằng: “Xúc tiến là một công cụ chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu tạo ra được sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của tập khách hàng tiềm năng về hàng hóa và dịch vụ”. Hoặc “là một hoạt động có chủ đích, có liên quan đến việc mở rộng tư duy về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích thực hiện và khuyếch trương việc mua bán hàng hóa trên thị trường”. 3 Xuất phát từ góc độ công ty kinh doanh cho phép tổng hợp định nghĩa sau về xúc tiến thương mại: “là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc, triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing – mix đã lựa chọn của công ty”. 1.1.2. Mô hình xúc tiến thương mại. Các nhà quản trị marketing cần hiểu được sự xúc tiến hoạt động như thế nào. Một quá trình xúc tiến liên quan đến 9 yếu tố sau: •Người gửi: là bên gửi thông điệp cho bên còn lại ( còn được gọi là nguồn truyền thông). •Mã hóa: là tiến trình chuyển ý tưởng thành các biểu tượng. •Thông điệp: tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi. •Kênh truyền thông: gồm các kênh truyền thông qua đó thông điệp truyền đi từ người gửi đến người nhận. •Giải mã: là tiến trình người nhận quy ý nghĩa cho các biểu tượng do người gửi truyền đến •Người nhận: là bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến. •Đáp ứng: là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp. •Phản hồi: là một phần sự đáp ứng của người nhận được thông tin trở lại cho người gửi. Mô hình dưới nhấn mạnh những yếu tố chủ yếu trong quá trình xúc tiến thương mại. Các công ty phải biết mình đang muốn nhắm đến những khách hàng trọng điểm nào, và muốn có những đáp ứng nào. Công ty phải khéo léo trong việc mã hóa thông điệp, trong đó có tính đến việc khách hàng trọng điểm sẽ giãi mã những thông điệp đó như thế nào. Công ty phải truyền các thông điệp qua những kênh truyền thông nào để đạt đến được tập khách hàng trọng điểm.Công ty 4 phải triển khai những kênh phản hồi sao cho có thể biết được phản ứng của khách hàng đối với thông điệp xúc tiến của mình. Biểu hình 1.1: Mô hình quá trình xúc tiến thương mại 1.1.3. Năm công cụ chính của xúc tiến thương mại.  Quảng cáo: Là bất kỳ một hình thức giới thiệu gián tiếp và khuếch trương các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ, do một người (tổ chức) nào đó muốn quảng cáo chi tiền ra để thực hiện.  Marketing trực tiếp: Là hình thức sử dụng thư tín, điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và triển vọng hay yêu cầu họ đáp ứng lại.  Khuyến mại: Là những khích lệ ngắn hạn dưới hình thức thưởng để khuyến khích dùng thử hoặc mua một sản phẩm hay dịch vụ.  Quan hệ công chúng và truyên truyền: Bao gồm các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao và bảo vệ hình ảnh của một doanh nghiệp hay những sản phẩm và dịch vụ nhất định nào đó.  Bán hàng trực tiếp: Là hình thức giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng. Người gửi Người nhận Mã hóa Thông điệp Kênh truyền thông Giải mã Nhiễu tạp Phản hồi Đáp ứng 5 Quảng cáo Khuyến mại Quan hệ công chúng Bán hàng trực tiếp Marketing trực tiếp Ấn phẩm và quảng cáo truyền thanh Thi, trò chơi, đánh cá, xổ số Họp báo Trình diễn bán hàng Catalog Bao bì ngoài Giảm giá Nói chuyện Gửi thư từ Bao bì trong Mẫu chào hàng Hội thảo Hội nghi bán hàng Marketing từ xa Phim ảnh Hội chợ và triển lãm thương mại Báo cáo hàng năm Các chương trình khen thưởng Mua bán qua máy tính Áp phích và tờ rơi Trình diễn Các cuộc bảo trợ Mẫu chào hàng Mua bán qua truyền hình Sách mỏng và tờ gấp Bớt tiền đối hàng cũ Đóng góp từ thiện Hội chợ và triển lãm Sách niên giám Phiếu mua hàng Vận động hành lanh Pan-nô Tài trợ lãi suất thấp Tạp chí của công ty Bảng hiệu Giải trí Các sự kiện Tái quảng cáo Phiếu thưởng Trưng bày tại cửa tiệm Bán kèm có bớt giá Tư liệu nghe nhìn Thưởng và quà tặng Biểu tượng và logo Biểu hình 1.2: Các công cụ xúc tiến thương mại thông thường 1.2. Khái niệm về hoạch định xúc tiến thương mại. Hoạch định xúc tiến thương mại là một quá trình lập kế hoạch xúc tiến thương mại bao hàm việc định hướng khách hàng trọng điểm, xác định mục tiêu xúc tiến và đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong, bên ngoài của doanh 6 nghiệp, từ đó thiết kế các chiến lược xúc tiến thương mại tốt nhất cho mỗi thị trường và sản phẩm trong một thời gian xác định. Biểu hình 1.3: Mô hình hoạch định xúc tiến thương mại 2. Tầm quan trọng của xúc tiến thương mại. Hiện nay, xúc tiến thương mại là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp thương mại. Đối với mỗi quốc gia, xúc tiến thương mại một mặt tạo cơ hôi cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hóa gia tăng. Mặt khác thông qua xúc tiến thương mại, mỗi quốc gia có điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế với các quốc gia khác. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, xúc tiến thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp thương mại có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong và ngoài nước. Thông qua xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, thiết lập hợp lý các quan hệ kinh tế trong mua bán hàng hóa. Hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để nhanh chóng phát triển kinh doanh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quyết định công chúng mục tiêu và đánh giá sự chấp nhận hiện thời Quyết định mục tiêu Quyết định ngân sách Quyết định phối thức xúc tiến Quyết định nội dung thông điệp Quyết định kênh truyền thông Mã hóa Truyền tải thông điệp Đáp ứng Nhận và giải mã Phản hồi 7 Xúc tiến thương mại là yếu tố quan trọng kết nối cung và cầu gần nhau hơn hay nói cách khác là đưa khách hàng đến gần hơn với công ty kinh doanh và ngược lại. Đối với người tiêu dùng, xúc tiến thương mại kích thích họ tiêu dùng nhiều hơn, mua với khối lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới. Thông qua xúc tiến thương mại người tiêu dùng có thêm nhiều kênh thông tin giao tiếp với doanh nghiệp nhằm hiểu rõ về doanh nghiệp, có cơ hội để tìm kiếm những hàng hóa phù hợp nhất với mình. Ngược lại, các doanh nghiệp thương mại lại có khả năng hướng dẫn được thị hiếu của khách hàng. Xúc tiến thương mại làm cho bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hóa vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý và rất nhiều trường hợp qua xúc tiến thương mại các nhà quản trị tạo ra được lợi thế về giá bán. 3. Vị trí của xúc tiến thương mại với Marketing-mix. Xúc tiến là một trong bốn thành phần hợp thành Marketing – mix, đó là công cụ mà các công ty thường dùng để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình và thông tin đến khách hàng về sản phẩm. Nó có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với các thành phần còn lại trong Marketing – mix. Đối với sản phẩm, xúc tiến thương mại thông tin các lợi thế của sản phẩm, tăng số lượng bán của sản phẩm hiện có, thu nhập thông tin để phát triển sản phẩm mới…; đối với giá cả xúc tiến thông tin đến khách hàng trọng điểm giá thành sản phẩm, chiết giá và giảm giá, sự ưu tiên với việc mua với số lượng lớn hoặc đang trong thời gian khuyến mãi sẽ cho mức giá khác nhau… Xúc tiến tạo điều kiện cho công ty tổ chức kênh được hiệu quả và hợp lý. 4. Các yêu cầu cơ bản của xúc tiến thương mại ở công ty kinh doanh.  Đảm bảo tính định hướng khách hàng. Khi chương trình xúc tiến thương mại được thực hiện thì nhà kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ xem mặt hàng mà khách hàng đang ưa chuộng nhất và cần thiết nhất đối với người tiêu dùng, những mặt hàng nào mà khách hàng đang 8 hướng tới nhiều nhất. Không những thế, vì tính định hướng khách hàng xuất phát từ cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khách hàng mục tiêu, cho nên doanh nghiệp có thể dựa vào nguyên tắc này để đo lường mức độ hiệu quả của chương trình xúc tiến thương mại.  Đảm bảo tính khoa học. Xúc tiến thương mại muốn thành công và mang tính khoa hoc đòi hỏi nhà hoạch định phải thành thạo trong kỹ thuật quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp và truyên truyền. Khi triển khai những công cụ trong chương trình xúc tiến thương mại phải có một thời gian cụ thể, không được qua dài hoặc quá ngắn.  Đảm báo tính pháp lý và thông lệ kinh doanh. Chương trình xúc tiến thương mại khi triển khai phải đảm bảo tính pháp lý và thông lệ kinh doanh. Khi thực hiện công ty cần chấp hành các thủ tục giấy tờ, luật lệ kinh doanh của Nhà Nước ban hành, để triển khai chương trình phải có giấy phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.  Đảm bảo tính sáng tạo và nghệ thuật. Xúc tiến thương mại không phải là các ngành nghệ thuật. Tuy nhiên để thực hiện được các chương trình quảng cáo khuyến mại, doanh nghiệp phải dùng các loại hình nghệ thuật: kỹ xảo truyền hình, hiệu ứng hình ảnh… do đó xúc tiến thương mại phải đảm bảo tính nghệ thuật  Đảm bảo tính phối hợp mục tiêu. Nếu muốn thành công xúc tiến thương mai phải phối hợp với tất cả mục tiêu marketing và mục tiêu chung của công ty. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY KINH DOANH 1. Môi trường vĩ mô. 1.1. Môi trường dân số học. Yếu tố môi trường vĩ mô đầu tiên mà các nhà quản trị Marketing cần quan tâm là dân số, vì dân số tạo nên thị trường. Người làm Marketing cần chú ý khi 9 nghiên cứu phân bố dân số theo khu vực địa lí và mật độ dân cư; xu hướng di dân, phân bố dân số theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỉ lệ sinh đẻ, tỉ lệ tử vong, chủng tộc và cấu trúc tôn giáo. Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp nói chung và các hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về địa lí, cơ cấu về trình độ học vấn của dân cư… 1.2. Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua. Người mua là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, do đó các nhà quản trị Marketing phải lưu ý các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như: thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hay vay mượn để có các chương trình xúc tiến thương mại cho hiệu quả. 1.3. Môi trường tự nhiên. Mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng và được sản xuất từ nguồn nguyên liệu riêng thích ứng với mỗi vùng miền khí hậu và tình trạng ô nhiễm khác nhau. Xúc tiến phải tùy thuộc vào từng vùng mà công ty có những chương trình xúc tiến phù hợp để đạt được mục tiêu cho công ty. 1.4. Môi trường khoa học – công nghệ. Môi trường công nghệ tác động đến quản trị Marketing rất đa dạng, tùy thuộc vào khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc các mối đe dọa. Môi trường khoa học – công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu. Do nó không xuất hiện đều đặn theo thời gian mà phụ thuộc vào những phát minh, sáng chế bộc phát của con người qua một quá trình. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, mẫu mã, hình dạng… của sản phẩm; nó có thể trợ giúp cho nhà hoạch định Marketing thu nhận thông tin và thiết kế các chiến lược Marketing đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian 10 hơn. Mặt khác, môi trường khoa hoc – công nghệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế xây dựng chương trình xúc tiến mà cụ thể là quảng cáo, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật việc thiết kế các hình ảnh quảng cáo trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật các hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ bó hẹp ở thị trường nội địa mà được mở rộng ra toàn cầu. Theo đó, thương mại không chỉ đơn thuần là các tác nghiệp trực quan trong cuộc sống mà còn “ảo” do hệ thống mạng toàn cầu Internet tạo ra, mang lại doanh thu hàng tỉ đô la với chi phí rất thấp. 1.5. Môi trường chính trị và pháp luật. Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm tình hình chính trị và các quy định, luật lệ gây ảnh hưởng cũng như ràng buộc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty. Đặc biệt các luật này ảnh hưởng tương đối nhiều đến hoạt động xúc tiến do vậy các nhà quản trị Marketing phải nắm rõ các luật lệ về thông tin quảng cáo như cấm quảng cáo phóng đại, không đúng sự thật lừa bịp người tiêu dùng, nội dung của quảng cáo không được đả phá cũng như nói xấu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh… Các luật định này giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau lành mạnh hơn, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và giữa các công ty với nhau. Ngoài ra sự thay đổi về chính trị và pháp luật cũng ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu và hoạt động của công ty. Vậy nên các nhà làm marketing phải luôn luôn nắm bắt nghiên cứu các chế định, văn bản dưới luật, luật lệ mới để ra quyết định phủ hợp cho chương trình xúc tiến của mình. 1.6. Môi trường văn hóa – xã hội. Xã hội, trong đó người ta sinh ra và lớn lên, là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn của chính họ cũng như những tiêu chuẩn được xã hội thừa nhận. Do đó những chuẩn mực về văn hóa là một trong những yếu tố cần được xem xét nghiêm túc trong thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại. 2. Môi trường vi mô. 11 2.1. Môi trường nội tại của doanh nghiệp. Môi trường nội tại của doanh nghiệp được hiểu là nền văn hóa, được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành của doanh nghiệp. Nó bao gồm các yếu tố: - Mục tiêu của doanh nghiệp: Trên cơ sở phân tích khách quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp và những yếu tố tác động của môi trường, những cơ hội và nguy cơ trong tương lai thì doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng mục tiêu hoạt động của mình. Mục tiêu đó phải chỉ rõ đích phấn đấu của doanh nghiệp trong tương lai và nó thường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu định lượng như: doanh thu, mức tăng lợi nhuận, mức tăng thị phần… nhưng cũng có thể diễn đạt bằng các chỉ tiêu như: chất lượng sản phẩm dịch vụ, uy tín, danh tiếng… - Tiền vốn : Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng là nhà quản trị phải biết sử dụng có hiệu quả đồng vốn đầu tư của mình, nó được phản ánh trên các chỉ tiêu: tốc độ hoàn trả vốn, hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nó phản ánh thực lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra. - Nhân sự: Con người là yếu tố quyết định mọi sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó các nhà quản trị cần phải quan tâm đặc biệt đến công tác nhân sự, mọi hoạt động quản trị suy cho cùng là quản trị con người. Doanh nghiệp phải quan tâm tới các chỉ tiêu rất cơ bản như: số lượng lao động, trình độ lao động, năng suất lao động, thu nhập… 12 [...]... của các công cụ xúc tiến, thông điệp và công chúng đã buộc các công ty phải nghĩ đến việc sử dụng đầy đủ hơn và theo cách mới hơn đồng thời phối hợp hài hòa các công cụ xúc tiến Xúc tiến marketing tổng hợp sẽ đảm bảo sự nhất quán hơn thông điệp và tạo ra được tác dụng lớn hơn đến mức tiêu thụ CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HOẠCH ĐỊNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH... Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI 1 Giới thiệu chung về công ty - Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai - Tên viết tắt tiếng Việt: Công ty Dệt Minh Khai - Tên tiếng Anh: Minh Khai Textile Limited Company - Tên giao dịch: MIKHATEX 31 - Trụ sở: 423 – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội - Điện thoại: 04.8624271 - Email:... phát triển của công ty dệt Minh Khai Công ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 đã trải qua những giai đoạn phát triển rất phức tạp - Giai đoạn 1970-1980 Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty có tên gọi là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay Khi mới đi vào hoạt động, công ty gặp rất nhiều... để mở rộng thị trường sang khu vực Âu- Mỹ Năm 2005, công ty đã nhận thêm phần vốn nhà nước tại công ty dệt kim Hà Nội, bao gồm hai bộ phận: - 12.240.000.000 VNĐ là phần 51% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần dệt kim - 3.047.482.128 VNDD là vốn góp liên doanh tại công ty liên doanh 20 tháng 1 (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Cũng trong năm 2005, công ty dệt Minh Khai đã triển khai chuyển đổi sang Công ty. .. của công ty dệt Minh Khai, tuy có lúc thăng trầm, song công ty đã lớn mạnh Có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp địa phương của Hà Nội, đóng góp một phần lớn vào GDP của địa phương, đặc biệt tạo việc làm cho người lao động thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận 3 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty dệt Minh Khai 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty dệt. .. đầu, công ty phải khắc phục vấn đề hình ảnh xấu Hai thước đo nêu trên có thể được kết hợp nhau để hiểu rõ hơn bản chất của thách thức đối với công việc xúc tiến thương mại của công ty đối với khách hàng 2 Xác định mục tiêu xúc tiến thương mại Khi công chúng mục tiêu đã được nhận diện, nhà hoạch định xúc tiến thương mại phải xác định được lời đáp ứng mà mình muốn nhận từ công chúng Tất nhiên phản ứng... tiến của công ty Có bốn phương pháp phổ biến được sử dụng để xác định ngân sách khuyến mại: 5.1 Phương pháp căn cứ khả năng 21 Dựa vào tiềm lực kinh tế và tình hình tài chính hiện tại của công ty mà các nhà quản lý lấy đó để ra quyết định cho ngân sách xúc tiến thương mại Phương pháp này có ưu điểm khi mà nền kinh tế khó khăn và mức bán của công ty là thấp mà tiềm lực của công ty là lớn thì công ty có... giới công chúng cũng như đối với các thị trường người tiêu dùng Mỗi doanh nghiệp thường có các giới công chúng sau: • Công chúng tài chính: Các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp • Công luận: Doanh nghiệp phải gieo được lòng tin trong các tổ chức công luận, đặc biệt là báo chí, truyền thanh, truyền hình… • Công. .. khuyến mại dựa vào một số yêu cầu sau: + Ngân sách xúc tiến thương mại phải tương ứng với nguồn lực của công ty + Tìm hiểu sự đáp ứng lại của khách hàng khi bán sản phẩm dịch vụ + Đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình xúc tiến + Nghiên cứu sự tác động qua lại của mỗi phương tiện xúc tiến khác nhau cho mỗi cặp sản phẩm thị trường + Tìm hiểu sự phản hồi của đối thủ cạnh tranh với chương trình xúc tiến. .. trường và đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại trên cơ sở nắm vững thông tin thương mại và tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về công tác xuất nhập khẩu + Tổ chức, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại - Phòng Tổ chức – Hành chính: + Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên . 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY KINH DOANH 1. Khái niệm về hoạch định xúc tiến thương mại. 1.1. Xúc tiến thương mại. 1.1.1 hình 1.2: Các công cụ xúc tiến thương mại thông thường 1.2. Khái niệm về hoạch định xúc tiến thương mại. Hoạch định xúc tiến thương mại là một quá trình lập kế hoạch xúc tiến thương mại bao hàm. định xúc tiến thương mại 2. Tầm quan trọng của xúc tiến thương mại. Hiện nay, xúc tiến thương mại là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp thương

Ngày đăng: 12/08/2015, 11:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w