I. BỐI CẢNH CỦA MÔI TRƯỜNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐỊNH
1. Dự báo biến động về môi trường, thị trường ngành dệt may thời kỳ hậu
WTO
Ngành dệt may luôn là một trong mười ngành hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Với lợi thế so sánh hơn các nước khác như nguồn lao động, diện tích đất đai và nguồn nguyên liệu. Nhưng lợi thế đặc biệt đó chính là nguồn lao động, Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào; trình độ văn hóa khá; có khả năng tiếp thu nhanh khoa học, công nghệ hiện đại; giá nhân công lại rẻ. Chính yếu tố này đã tạo ra một lợi thế đặc biệt cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Vai trò to lớn của ngành là mang lại một khối lượng lớn việc làm cho người lao động đồng thời tạo ra thu nhập cho quốc gia thông qua xuất khẩu. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt trên 5,8 tỉ USD, tăng 22 % so với năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt khoảng 2,2 tỉ USD, tăng 25 % so với năm 2005.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, khi cánh cửa đã mở ra, rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là hạn ngạch đã được dỡ bỏ nhưng các chính sách bảo trợ tứ phía Nhà nước cũng không còn. Ngành dệt may Việt Nam đang có những thuận lợi to lớn nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cái được lớn nhất của ngành Dệt May là các rào cản xuất khẩu vào Mỹ đối với sản phẩm dệt may sẽ được xóa bỏ. Các doanh nghiệp dệt may không phải lo chạy hạn ngạch. Với những doanh nghiệp trước kia không có hạn ngạch thì nay có nhiều khả năng tiếp cận với thị trường
Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại
may mặc Mỹ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mỹ rồi, việc không còn hạn ngạch sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm thời đang bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ đến năm 2008 do sau khi gia nhập WTO, nước này đã gia tăng quá nhanh sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ, buộc Mỹ phải áp hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, từ nay đến năm 2008, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Nhưng ngược lại, mặt trái của WTO là các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Điều lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp dệt may chính là sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt hơn, bởi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng bị dỡ bỏ. Dù ngay từ năm nay, thuế nhập khẩu vải và hàng may mặc từ các nước ASEAN đã giảm xuống còn 5%, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm dệt may Việt Nam lại nằm ở những nước ngoài khối ASEAN như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Pakistan, Trung Quốc và ấn Độ… Hiện tại, hàng dệt may nhập từ các nước không thuộc khối ASEAN đang phải chịu thuế suất rất cao, 50% với sản phẩm may và 40% với sản phẩm dệt. Nhưng khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, mức thuế trên sẽ giảm xuống còn tối đa là 15%, do đó, các doanh nghiệp dệt và may sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở thị trường nội địa.
Trong xuất khẩu, Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh về giá với các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc thì ngay trong thị trường nội địa, hàng Trung Quốc giá rẻ cũng là nỗi lo lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nói đến cạnh tranh với hàng Trung Quốc, chắc chúng ta không thể vượt qua được bởi Trung Quốc chủ động được các nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, trong khi chúng ta phải nhập khẩu tới 80% các nguyên, phụ liệu.
Đặc biệt, Mỹ đã áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu của VN từ tháng 1 năm nay - ngay sau khi VN gia nhập tổ chức Thương mại thế giới. Điều
Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại
nay gây tâm lý nghi ngại cho các nhà nhập khẩu, là môt khó khăn to lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Tóm lại, các ngành hàng, thương hiệu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu gia nhập WTO. Điều này đã được minh chứng trong thời kỳ hậu WTO của Trung Quốc, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này không vượt qua được sức ép cạnh tranh đã phải phá sản, hàng triệu người lao động mất việc làm. Để tăng cường khả năng cạnh tranh, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp dệt may phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn để hạn chế những nhược điểm của mình.