Kiểu thị trường – sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 54)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HOẠCH ĐỊNH XÚC TIẾN THƯƠNG

1. Công chúng mục tiêu của công ty dệt Minh Khai

6.1. Kiểu thị trường – sản phẩm

Thị trường kinh doanh của công ty gồm hai thị trường là thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Thị trường nước ngoài: Công ty có xuất khẩu sản phẩm sang các nước Nhật

Bản, Mỹ, EU, Đài Loan và một số nước châu Phi. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu sau đó đến Mỹ chiếm 10%, còn lại là các nước khác. Do đó hoạt động xúc tiến thương mại mới chỉ được công ty triển khai ở thị trường Nhật Bản, các thị trường còn lại chưa được quan tâm nhiều. Qua nghiên cứu tập quán tiêu dùng, thói quen mua bán, truyền thống văn hóa, kênh phân phối công ty đánh giá tầm quan trọng giảm dần của các công cụ xúc tiến thương mại đối với thị trường Nhật Bản như sau: marketing trực tiếp, quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng.

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

Biểu hình 2.8: Tầm quan trọng tương đối của các công cụ XTTM được công ty dệt Minh Khai thiết lập tại thị trường Nhật Bản

Thị trường trong nước: Công ty chủ yếu tập trung khai thác thị trường trong

nước với sản phẩm màn tuyn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh, đời sống nhân dân đang ngày được nâng cao, do đó nhu cầu sử dụng các loại khăn bông, khăn tắm và áo choàng tắm cũng không ngừng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty. Tuy nhiên thị trường trong nước vẫn còn khá mới mẻ với những sản phẩm khăn tắm, áo choàng tắm đòi hỏi công ty phải có một hệ thống xúc tiến thương mại phù hợp. Công ty đã lên kế hoạch thiết lập một hệ thống xúc tiến với tầm quan trọng giảm dần theo thứ tự sau: quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mại, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng. Cụ thể công ty phân ngân sách cho từng công cụ theo tỷ lệ sau: quảng cáo chiếm 40% tổng ngân sách, 25 % ngân sách dành cho marketing trực tiếp, 15% ngân sách dành cho khuyến mại, còn lại bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp mỗi công cụ chiếm 10%. Quảng cáo Khuyến mại Bán hàng trực tiếp Quan hệ công chúng Marketing trực tiếp

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

Biểu hình 2.8: Tầm quan trọng của các công cụ xúc tiến thương mại với thị trường trong nước của công ty dệt Minh Khai.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w