Xây dựng kế hoạch đo lường kết quả khuyến mại

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 62)

I. BỐI CẢNH CỦA MÔI TRƯỜNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐỊNH

7. Xây dựng kế hoạch đo lường kết quả khuyến mại

Marketing tổng hợp

Đây là hoạt động nhằm xây dựng kế hoạch đo lường tác dụng của các nỗ lực xúc tiến thương mại nhưng công tác này vẫn chưa được thực hiện tại công ty dệt Minh Khai. Trên thực tế hoạt động công ty cũng không có bất kỳ hoạt động nào để đo lường kết quả khuyến mại gây khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả cũng như xây dựng kế hoạch cho các chu kỳ tiếp theo của hoạt động xúc tiến thương mại

Phần lớn các kế hoạch xúc tiến thương mại của công ty dệt Minh Khai được xây dựng một cách rời rạc, không có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau làm giảm hiệu quả của các hoạt động này.

IV. ĐÁNH GÍA CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ỞCÔNG TY DỆT MINH KHAI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

1. Ưu điểm

 Công ty dệt Minh Khai bước đầu đã có một quy trình hoạch định marketing khá hoàn chỉnh.

 Với sự phát triển của về số lượng các phương tiện truyền thông đại chúng và tình phổ biến của nó, bằng chính sách hợp lý trong việc lựa chọn các phương tiện của công ty, do đó việc truyền đi những thông điệp của mình đến khách hàng khá thuận tiện và hiệu quả.

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

 Công ty tạo được những mối quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín trong kinh doanh.

2. Nhược điểm

 Tuy có một quy trình hoạch định khá hoàn chỉnh, nhưng nội dung của từng bước lại chưa hoàn chỉnh do thiếu các dữ liệu về môi trường, thị trường ngành, đối thủ cạnh tranh…Do vậy hoạt động xúc tiến thương mại còn thiếu tính chuyên nghiệp.

 Công ty chưa có phòng ban chuyên trách dành cho hoạt động Marketing, dẫn đến các hoạt động bị chồng chéo.

 Công ty chưa có nhân viên chuyên ngành về marketing dẫn đến trình độ hiểu biết, kinh nghiệm về các hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao.

 Sự phối hợp giữa các công cụ xúc tiến của công ty chưa đồng bộ, do đó hiệu quả tác động đến công chúng mục tiêu chưa cao.

3. Nguyên nhân

 Marketing xúc tiến thương mại còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

 Công ty chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện Marketing xúc tiến thương mại, mà chỉ có cán bộ phòng kế hoạch – thị trường thực hiện công tác này dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI

I. BỐI CẢNH CỦA MÔI TRƯỜNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐỊNHHƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI TRONG THỜI HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Dự báo biến động về môi trường, thị trường ngành dệt may thời kỳ hậuWTO WTO

Ngành dệt may luôn là một trong mười ngành hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Với lợi thế so sánh hơn các nước khác như nguồn lao động, diện tích đất đai và nguồn nguyên liệu. Nhưng lợi thế đặc biệt đó chính là nguồn lao động, Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào; trình độ văn hóa khá; có khả năng tiếp thu nhanh khoa học, công nghệ hiện đại; giá nhân công lại rẻ. Chính yếu tố này đã tạo ra một lợi thế đặc biệt cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Vai trò to lớn của ngành là mang lại một khối lượng lớn việc làm cho người lao động đồng thời tạo ra thu nhập cho quốc gia thông qua xuất khẩu. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt trên 5,8 tỉ USD, tăng 22 % so với năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt khoảng 2,2 tỉ USD, tăng 25 % so với năm 2005.

Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, khi cánh cửa đã mở ra, rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là hạn ngạch đã được dỡ bỏ nhưng các chính sách bảo trợ tứ phía Nhà nước cũng không còn. Ngành dệt may Việt Nam đang có những thuận lợi to lớn nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cái được lớn nhất của ngành Dệt May là các rào cản xuất khẩu vào Mỹ đối với sản phẩm dệt may sẽ được xóa bỏ. Các doanh nghiệp dệt may không phải lo chạy hạn ngạch. Với những doanh nghiệp trước kia không có hạn ngạch thì nay có nhiều khả năng tiếp cận với thị trường

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

may mặc Mỹ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mỹ rồi, việc không còn hạn ngạch sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm thời đang bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ đến năm 2008 do sau khi gia nhập WTO, nước này đã gia tăng quá nhanh sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ, buộc Mỹ phải áp hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, từ nay đến năm 2008, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.

Nhưng ngược lại, mặt trái của WTO là các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Điều lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp dệt may chính là sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt hơn, bởi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng bị dỡ bỏ. Dù ngay từ năm nay, thuế nhập khẩu vải và hàng may mặc từ các nước ASEAN đã giảm xuống còn 5%, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm dệt may Việt Nam lại nằm ở những nước ngoài khối ASEAN như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Pakistan, Trung Quốc và ấn Độ… Hiện tại, hàng dệt may nhập từ các nước không thuộc khối ASEAN đang phải chịu thuế suất rất cao, 50% với sản phẩm may và 40% với sản phẩm dệt. Nhưng khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, mức thuế trên sẽ giảm xuống còn tối đa là 15%, do đó, các doanh nghiệp dệt và may sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở thị trường nội địa.

Trong xuất khẩu, Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh về giá với các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc thì ngay trong thị trường nội địa, hàng Trung Quốc giá rẻ cũng là nỗi lo lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nói đến cạnh tranh với hàng Trung Quốc, chắc chúng ta không thể vượt qua được bởi Trung Quốc chủ động được các nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, trong khi chúng ta phải nhập khẩu tới 80% các nguyên, phụ liệu.

Đặc biệt, Mỹ đã áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu của VN từ tháng 1 năm nay - ngay sau khi VN gia nhập tổ chức Thương mại thế giới. Điều

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

nay gây tâm lý nghi ngại cho các nhà nhập khẩu, là môt khó khăn to lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Tóm lại, các ngành hàng, thương hiệu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu gia nhập WTO. Điều này đã được minh chứng trong thời kỳ hậu WTO của Trung Quốc, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này không vượt qua được sức ép cạnh tranh đã phải phá sản, hàng triệu người lao động mất việc làm. Để tăng cường khả năng cạnh tranh, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp dệt may phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn để hạn chế những nhược điểm của mình.

2. Dự báo biến động của môi trường xúc tiến thương mại thời gian tới

Hoạt động xúc tiến thương mại ở Việt Nam còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Cho đến nay nước ta vẫn chưa có một tổ chức xúc tiến thương mại cấp quốc gia, trong khi đó một số nước trong khu vực đã có từ lâu như JETRO của Nhật Bản, KOTRA của Hàn Quốc. Chính vì vậy, việc phát triển của Marketing xúc tiến thương mại ở nước ta còn nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều ban ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động có liên quan và cụ thể là các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của xúc tiến thương mại đối với quá trình sản xuất kinh doanh.

Hệ thống luật pháp của Việt Nam quy định về Marketing xúc tiến thương mại hiên nay đã khá đồng bộ và đầy đủ. Chúng ta đã biết đến một số văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực hoạt động này như:

- Nghị định 194/CP quy định về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.

- Nghị định 1788/CP quy định về tăng cường quản lý thiết bị thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hóa, du lịch…

- Nghị định 32/1999 quy định về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội trợ triển lãm.

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

Có một thực tế hiện nay ở Việt Nam đó là do sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua những quy định của pháp luật, có những hành vi gian lận trong kinh doanh, thậm chí đưa ra những thông tin quảng cáo sai sự thật, quảng cáo nói quá, đánh lừa người tiêu dùng. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng trực tiếp đên tâm lý người tiêu dùng, khiến họ không tin vào các chương trình quảng cáo, khuyến mại. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám thực hiện các hoạt động xúc tiến vì lo ngại người tiêu dùng không tin tưởng vào các hoạt đông này.

Mục tiêu phát triển của nước ta tới năm 2010 đó là tiến hành sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung quy định về hoạt động xúc tiến thương mại, nhà nước sẽ chấn chỉnh để hoạt động này đi vào nề nếp. Qua đó người tiêu dùng sẽ có cái nhìn mới về hoạt động xúc tiến thương mại.

Việc nhà nước tạo hành lang pháp lý quản lý về Marketing xúc tiến thương mại cũng được chú trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Động thái này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các hoạt động xúc tiến thương maị vào nước ta, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam.

Hiện nay nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng các chương trình xúc tiến một cách quy mô và cụ thể. Hiện tại một số hoạt động xúc tiến ở nước ta đã đem lại hiệu quả cao như: quảng cáo, các cuộc hội chợ triển lãm, các hoạt đông khuyến mại như: giảm giá, tặng quà…

3. Định hướng phát triển của công ty dệt Minh Khai trong thời gian tới

3.1. Mục tiêu

•Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh của ngành Dệt may Việt nam.

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

•Tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU và Mỹ.

•Củng cố và tăng thị phần thị trường nội địa.

•Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GTXS Công nghiệp bình quân từ 17% đến 18%.

3.2. Định hướng phát triển của công ty dệt Minh Khai.

Để có thể đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững và đạt được mục tiêu đề ra thì công ty phải chú trọng đến việc phát triển thị trường. Sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, có chính sách thu hút nhân tài, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ bán hàng, tiếp thị mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.

Công ty thực hiện chiến lược cơ cấu lại sản phẩm. Đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như khăn ăn sẽ được giảm dần trong thời gian tới, đồng thời tăng các sản phẩm có giá trị cao như khăn Jacquard, áo choàng tắm. Với sự cơ cấu lại sản phẩm như vậy công ty sẽ đảm bảo mức độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp theo kế hoạch với mức độ tăng trưởng về số lượng sản phẩm không cao.

3.2.1. Định hướng phát triển thị trường

Ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố và tăng thị phần nội địa. - Thị trường xuất khẩu: Trên cơ sở tăng cường thị trường truyền thống là Nhật Bản. Công ty sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khu vực EU, Mỹ và các nước khác… Hiện nay, công ty đã có một số khách hàng ở Mỹ, Đức và Đan mạch. Tuy kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực này còn khiêm tốn nhưng đây là nguồn khách hàng tiêu thụ tiềm năng của công ty. Ngoài ra công ty còn có một bộ phận liên doanh với Bộ Quốc Phòng Lào. Với mối quan hệ này, công ty có khả năng tiếp cận thị trường Lào để tiêu thụ các sản phẩm khăn bông của công ty và xuất khẩu chuyển tiếp sang thị trường Thái Lan là nguồn tiêu thụ sản phẩm mà các tư thương Việt Nam đang cung cấp.

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

- Thị trường nội địa: Trong thời gian qua, công ty đã có quan tâm đến thị

trường tiêu thụ nội địa, nhưng do đặc thù của công ty trước đó thị trường nội địa không được chú trọng nên tỷ trọng tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 15 % doanh thu.

Trong thời gian tới, công ty xác định đây là một thị trường tiềm năng, tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn. Dân số nước ta với hơn 80 triệu người, GDP/ người ước tính đến năm 2010 là 800 – 1000 USD thì thị trường nội địa sẽ rất hấp dẫn cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường nội địa, công ty dệt Minh Khai sẽ tập trung củng cố mạng lưới tiêu thụ hiện có, trên cơ sở phát triển thêm các kênh phân phối khác như: bán hàng qua mạng, bán hàng tại nhà…

3.2.2. Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Công nghệ kỹ thuật của ngành dệt may Việt Nam nói chung và của công ty dệt Minh Khai nói riêng vẫn còn lạc hâu so với các nước trong khu vực như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Do đó, công ty dệt Minh Khai luôn chú trọng đầu tư cho công nghệ kỹ thuật. Để đảm bảo việc tăng sản lượng các loại sản phẩm theo đúng yêu cầu tốc độ tăng trưởng, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, công ty chọn giải pháp đầu tư chiều sâu kết hợp vơi đầu tư mở rộng. Trong những năm qua công ty đã đầu tư được một phần đáng kể vào một số công đoạn then chốt trên dây chuyền công nghệ còn lạc hậu góp phần nâng cao trình độ công nghệ của công ty.

Trên cơ sở đó từ nay đến năm 2010, công ty dự kiến đầu tư một số thiết bị máy móc như sau:

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp thương mại

STT Dự án đầu tư Kế hoạch thực hiện Vốn đầu tư (USD) Nguồn vốn Ghi chú

1 Máy dệt kim đan

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI (Trang 62)