Đề tài : Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A LỜI MỞ ĐẦU 4
B NỘI DUNG 6
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 6
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 6
1 Cơ sở lý luận về an ninh lương thực 6
1.1 Khái niệm về an ninh lương thực 6
1.2 Vai trò của an ninh lương thực 9
1.3 Đặc điểm về đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta 12
1.4 An ninh lương thực trong chuẩn nghèo mới 14
2 Cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo 15
2.1 Khái niệm về đói nghèo 15
2.2 Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo đói ở nước ta 16
2.3 Nguyên nhân của nghèo đói 17
II NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 18
1 Bài học kinh nghiệm về đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh 18
2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện và chỉ đạo chương trình an ninh lương thực và hướng tới xoá đói giảm nghèo của Tỉnh Yên Bái 26
PHẦN 2 THỰC TRẠNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 28
I THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 28
1 Thực trạng về đảm bảo an ninh lương thực 28
1.1 Đánh giá về mức độ đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay 29
1.2 Đánh giá thực trạng về việc tiếp cận với lương thực của người nông dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn 33
2 Thực trạng về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 36
II CÁC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC 41
1 Tổng quan về các chính sách đảm bao an ninh lương thực quốc gia thời kỳ 2001-2005 41
Trang 21.1 Giữ ổn định đất lúa, mở rộng diện tích trồng ngô; đầu tư chiều sâu, thâm canh, sử dụng giống mới chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu
thị trường trong nước và xuất khẩu 42
1.2 Đảm bao nhu cầu cung cấp nước để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp 43
1.3 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn 43
1.4 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 44
1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại hàng nông sản 45
1.6 Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ 45
1.7 Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn 45
1.8 Hỗ trợ quá trình đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển các thành phần kinh tế 46
1.9 Thực hiện các chương trình dự án phát triển công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn, ổn định dân cư 46
1.10 Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 47
1.11 Đồng thời với các chính sách phát triển chung, phối hợp liên ngành và địa phương thực hiện các chính sách đặc thù, gắn tăng trưởng với xoá đói giảm nghèo trên từng địa bàn, trong từng cộng đồng dân cư 47
2 Tình hình thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thời kỳ 2001-2005 47
2.1 Về sản xuất lương thực thực phẩm 47
2.2 Về thị trường lương thực và thực phẩm 50
2.3 Về tiếp cận lương thực 52
III TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC ĐẾN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 53
1 Sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực hướng xoá đói giảm nghèo 54
2 Chính sách thị trường lương thực và lưu thông lương thực nhằm cân bằng cung cầu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo 55
3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật để đảm bao an ninh lương thực sẽ tác động tới xoá đói giảm nghèo 57
IV NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO .58
1 Những kết quả đạt được về an ninh lương thực 58
1.1 Về sản xuất lương thực 58
1.2 Về thị trường lương thực và lưu thông lương thực 59
1.3 Về tiếp cận lương thực 60
Trang 32 Những thách thức (những vấn đề đặt ra) về an ninh lương thực 61 PHẦN 3 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
VIỆT NAM 63
I ĐỊNH HƯỚNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 63
1 Định hướng chiến lược tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực 63
2 Định hướng về xoá đói giảm nghèo 64
II CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 65
1 Quy hoạch sản xuất 65
2 Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế 65
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa 66
4 Giải pháp thị trường lương thực 67
C KẾT LUẬN 69
PHỤ LỤC 70
Trang 4A LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ kỹ thuật, điện tử viễnthông, với khả năng và trí tuệ của mình con người đã làm được nhiều điều kỳdiệu trong nhiều lĩnh vực khoa học như là: Vũ trụ hàng không, điện tử tin học,hoá học, sinh học… đó chỉ là những thành công, những thành tựu mà conngười đã đạt được, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó thì còn có nhiềuvấn đề bất cập khó khăn mà đòi hỏi con người cần phải giải quyết Một trongnhững vấn đề bất cập đó chính là vấn đề nghèo đói vá an ninh lương thực.Điều tưởng như nghịch lý ấy lại là một sự thất nó vẫn đang tồn tại song songvới quá trình phát triển của con người và nó vẫn thách thức con người trongquá trình phát triển kinh tế xã hội để đi tới một xã hội văn minh tốt đẹphơn.Trên thực tế nghèo đói và an ninh lương thực nó đang thách thức conngười như là một "điểm nóng", một đề tài thời sự được cả loài người quantâm
Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội để đi lên chủ nghĩa
xã hội hiện nay, thì vấn đề nghèo đói và an ninh lương thực đã được Đảng vàNhà nước đặc biệt quan tâm và coi trọng Nó được xem là chiến lược để pháttriển bền vững nền kinh tế, đưa nền kinh tế đất nước tiến lên trở thành nềnkinh tế có trình độ công nghiệp hoá hiện đại hoá cao, sánh vai với các nướctrên thế giới Với quan niệm" nghèo đói và vấn đề an ninh lương thực là hailĩnh vực có mối quan hệ biện chứng với nhau, đảm bao an ninh lương thựctức là góp phần giảm số lượng người nghèo và ngược lại giảm số lượng ngườinghèo sẽ góp phần tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lương thực" Mốiquan hệ này càng có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, vớimục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam trước mắt là giảm tình trạng nghèo về lươngthực, thực phẩm
Với nhận thức và quan niệm về nghèo đói và an ninh lương thực nhưvậy Việt Nam đã tìm mọi cách để phát triển đất nước, và trong quá trình phát
Trang 5triển của mình việc trước tiên là phải giải quyết vấn đề an ninh lương thực vànghèo đói, là nguyên nhân cản trở, kìm hãm sự phát triển của quốc gia Chính
vì vậy, Việt Nam đã tập trung vào giải quyết vấn đề này và đã đạt được nhữngthành tựu to lớn và được thế giới công nhận Từ một nước thiếu lương thựctrầm trọng, phải nhập khẩu lương thực hàng năm đã trở thành nước xuất khẩugạo thứ hai thế giới, từ một nước có tỷ lệ hộ nghèo gần 40% năm 1998 naychỉ còn 6,5% năm 2005 (chuẩn nghèo cũ ) Tuy vậy hiện nay những thành tựu
đó cũng mới chỉ là bước đầu, nhưng không phải cứ nước nào sản xuất lươngthực nhiều và xuất khẩu lương thực là đã đảm bảo được an ninh lương thực,Việt Nam cũng không ngoại lệ, hiện nay vấn đề an ninh lương thực và nghèođói đang đặt ra nhiều thách thức cho Nhà nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH
và đòi hỏi cần có những chính sách và cơ chế phù hợp để giải quyết, và làmthế nào để đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo có hiệu quả
Trong quá trình thực tập tại Văn phòng Chương trình Xoá đói giảmnghèo và việc làm quốc gia - Bộ Lao động & Thương binh Xã hội em đã tập
trung nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay" làm đề
tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Để hoàn thành đề tài này em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
của giáo viên PGS.TS Phạm Văn Khôi cùng toàn thể các cô, các chú trên
Văn phòng đã giúp em hoàn thành đề tài này Do trình độ, khả năng và thờigian ngắn, đặc biệt do kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài của emkhông trách khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy cô cùng bạn đọc đónggóp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6B NỘI DUNG
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN NINH
LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓI GIẢMNGHÈO
1 Cơ sở lý luận về an ninh lương thực
1.1 Khái niệm về an ninh lương thực
Quan điểm về an ninh lương thực:
Khoá họp lần thứ 8 của Uỷ ban lương thực thế giới đã đúc rút kinhnghiêm hoạt động thực tiễn và nhấn mạnh quan điểm về an ninh lương thực.Quan điểm về an ninh lương thực được hiểu theo nghĩa rộng và toàn diện.Cần khắc phục quan điểm phiến diện bấy lâu cho rằng, an ninh lương thựcđồng nhất với giản đơn với việc mở rộng canh tác lương thực, an ninh lươngthực là nhiệm vụ của người sản xuất lương thực Với quan điểm lệch lạc đó,người ta không đề ra được những chính sách đồng bộ và đã làm cho an ninhlương thực ngày càng xấu thêm và thêm nghiêm trọng
Ở mỗi quốc gia cụ thể có đặc điểm tự nhiên, kinh tế, khoa học, vănhoá… khác nhau chính vì thế quan điểm về an ninh lương thực ở từng quốcgia cụ thể cũng sẽ phải cụ thể hoá theo các đặc điểm phù hợp đó, nhằm phùhợp và có các giải pháp, chính sách và phát huy hiệu quả và đạt kết quả caotrong việc đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia mình Như vậy quanđiểm về an ninh lương thực ở các quốc gia là khác nhau nhưng quan điểmchung về an ninh lương thực, bao gồm năm nội dung cơ bản sau:
Một là: Đảm bảo an ninh lương thực không có nghĩa là chỉ tập trung
vào việc đẩy mạnh sản xuất lương thực, mặc dù đó là điều kiện tiên quyết.Trên thực tế, an ninh lương thực không chỉ đơn thuần như vậy Bởi lẽ, ởnhững nơi trong cùng một quốc gia thì cùng có những điều kiện tự nhiên, kinh
Trang 7tế, xã hội, văn hoá … khác nhau vì thế nó sẽ kéo theo về quá trình sản xuấtlương thực cũng sẽ khác nhau về kỹ thuật, về phương pháp …, mặt kháckhông phải khi nào, chỗ nào cũng có thể sản xuất được lương thực Vì thế chỉtập trung vào sản xuất lương thực thì cũng chỉ tập trung được ở một số nơi cóđiều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực, nên để đảm bảo an ninh lươngthực cho các nơi khác sẽ gây ra khó khăn nên không chỉ đơn thuần là tậptrung sản xuất lương thực là đảm bảo được an ninh lương thực mà còn phảikết hợp như là lưu thông, buôn bán, trao đổi, hình thành thị trường lươngthực, có các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo lương thực cho mọi người ở mọinơi, mọi lúc Khi đó mới đảm bảo được an ninh lương thực.
Hai là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người không
bị đói, kể cả nạn đói thông thường và đói vi chất hiện đang đe doạ trên 2 tỷngười trên thế giới Mục tiêu cấp bách là phải đảm bảo và giảm được một nửa
số người đang suy dinh dưỡng vào năm 2006 Như vậy trong việc đảm bảo anninh lương thực thì nhiệm vụ quan trọng đó là làm thế nào để mọi người dù ởđâu, nơi nào thì cũng không bị đói kể cả đói thông thường và đói vi chất Đóithông thường đó chính là tình trạng một bộ phận dân cư không được đáp ứngnhững nhu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống như thiếu ăn (lương thực, thựcphẩm) về số lượng hay là không có đủ chất dinh dưỡng như đạm, canxi… đóchính là đói vi chất Như vậy trong nội dung này đòi hỏi đảm bảo an ninhlương thực là phải đảm bảo lương thực cho mọi người dân cả về số lượng vàchất lượng tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống, tồn tại, phát triển và lao động
Ba là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo ổn định cung - cầu
trong những điều kiện biến động như: Khi xẩy ra thiên tai, mất mùa, lúc giáphạt, khi có chiến tranh hay xung đột chính trị, xã hội, sắc tộc … Một loạt bàihọc về thực tế trong những năm qua ở nhiều nước Châu Phi, Châu Á và MỹLa-tinh buộc người ta phải đặc biệt lưu ý vấn đề này Thực tế cho thấy, hàngnăm, hàng chục triệu tấn lương thực cứu trợ của cộng đồng quốc tế cho các
Trang 8khu vực này Tuy rất quan trọng nhưng cũng chỉ làm dịu bớt phần nào nạn đói
và bất an an ninh lương thực đang diễn ra nghiêm trọng ở hàng loạt các nước
Việt Nam mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng thực
tế Việt Nam nằm trong vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, lụt lội… gây mấtmùa và gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân vì thế nội dung này hiện nayViệt Nam rất quan tâm và làm khá tốt, đối phó được mọi tình huống đượccộng đồng thế giới công nhận và khen ngợi
Bốn là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người tiếp
cận đủ lương thực Khả năng tiếp cận này có thể thực hiện theo hướng sảnxuất (tự cung tự cấp) hoặc theo hướng thương mại (mua hay nhập khẩu lươngthực) Mỗi hướng tiếp cận đều phải có điều kiện thoả đáng Hướng thứ nhất,phải có các điều kiện thuận lợi như đất đai, nước tưới tiêu, khí hậu, vốn, côngnghệ, chương trình phát triển nông nghiệp thích hợp Hướng thứ hai, cần phải
có khả năng thực lực về tài chính để nhập khẩu lương thực ở cấp quốc giacũng như mức thu nhập ở cấp hộ gia đình để mua đủ số lượng lương thực cầnthiết Việt Nam có các điều kiện theo hướng thứ nhất, đó chính là việc tự cungcấp lương thực để đảm bảo an ninh lương thực cho mình hơn nữa Việt Namhiện nay cũng đã tận dụng tốt ưu thế này thể hiện ở kết quả mà nhưng nămqua Việt Nam đạt được
Năm là: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người ở mọi
nơi, mọi lúc có đủ lương thực đồng thời sử dụng lương thực có hiệu quả để
có thể duy trì được mức dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe lâu dài
Khái niệm về an ninh lương thực
Từ việc nghiên cứu những quan điểm và nhận thức về an ninh lươngthực toàn cầu trên ta đi đến định nghĩa về an ninh lương thực như sau: "Anninh lương thực là khả năng tất cả mọi người ở mọi lúc có đủ lương thực choviệc duy trì cuộc sống khoẻ mạnh và đáp ứng yêu cầu hoạt động thể chất bình
Trang 9thường, kể cả hoạt động lao động của con người" An ninh lương thực có haimặt của cùng một vấn đề là sự sẵn có lương thực và khả năng kiếm đượclương thực.
Qua định nghĩa trên thì nội dung chính của việc đảm bảo an ninh lươngthực bao gồm: Việc cung cấp lương thực, phân phối lương thực và khả năngtiếp cận với lương thực Lương thực cần thích hợp về mặt văn hoá và thoảđáng về dinh dưỡng Đây sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc đạt được an ninhlương thực trong thời đại ngày nay
Để tiếp tục trả lời câu hỏi thế nào là có an ninh lương thực? Theo FAO
đó là "khi lương thực luôn sẵn có, khi tất cả mọi người đều có phương tiệntiếp cận lương thực, khi lương thực đó thoả đáng về mặt dinh dưỡng, cả về sốlượng, chất lượng, chủng loại và khi lương thực đó được chấp nhận trongkhuôn khổ một nền văn hoá nhất định" Đây là định nghĩa được hầu hết tổchức phi chính phủ và các tổ chức canh nông hoạt động trong lĩnh vực anninh lương thực chấp nhận, trừ một vài bảo lưu, hơn nữa đây còn được coi làmột quyền con người và tuyên ngôn quyền con người của Liên hợp quốc cũngnhư công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đều bao hàm nội dungbảo đảm quyền được có lương thực
1.2 Vai trò của an ninh lương thực
Đảm bảo an ninh lương thực sẽ giúp cho mọi người đều được tiếp cậnvới lương thực Một quốc gia có phát triển bền vững hay không thì trước tiênquốc gia đó phải có một nền chính trị ổn định, một nên kinh tế phát triển vàmột nền văn hoá đặc trưng phù hợp… nhưng để có được điều đó thì trước tiênquốc gia đó phải duy trì cuộc sống của các công dân trên lãnh thổ của mình đểthực hiện các công việc, duy trì sự hoạt động của cả quốc gia vì vậy muốnduy trì được điều đó đòi hỏi các quốc gia sẽ phải quan tâm đến đời sống củacác công dân về mọi mặt như ăn, uống , ở, mặc, đi lại… để họ yên tâm làmviệc và giúp quốc gia đó phát triển
Trang 10Vấn đề quan trọng trước tiên đó chính là giải quyết vấn đề ăn chongười dân, đòi hỏi các quốc gia phải có các chính sách, chiến lược về lươngthực, để đảm bảo an ninh lương thực hay nói cách khác thì các quốc gia phảiđảm bảo là mọi người dân trong quốc gia mình sẽ được tiếp cận với lươngthực, có đủ lương thực để đảm bảo duy trì cuộc sống và duy trì công việc.Vậy đảm bảo an ninh lương thực sẽ có vai trò hết sức quan trọng, nó sẽ giúpcho mọi người đều được tiếp cận với lương thực Ở mỗi vùng khác nhau thìviệc tiếp cận lương thực lại theo các hướng khác nhau, như ở thành thị khôngsản xuất được lương thực thì hướng tiếp cận là mua bán, trao đổi (thươngmại), còn ở các vùng như nông thôn sản xuất được lương thực nên việc tiếpcận với lương thực sẽ theo hướng tự cung, tự cấp Các vùng núi, vùng sâu,vùng xa vừa sản xuất tự cung tự cấp, vừa thương mại trao đổi lương thực do ởkhu vực này sản xuất lương thực có năng suất thấp, diện tích gieo trồng ít, kỹthuật canh tác thấp kém, đi lại khó khăn nên tình trạng thiếu lương thựcthường xuyên xẩy ra gây nên tình trạng đói về lương thực Điều này càng thểhiện rõ vai trò của việc đảm bảo an ninh lương thực, nó không chỉ giúp ngườidân tiếp cận được với lương thực ở mọi lúc, mọi nơi mà nó còn góp phần ổnđịnh về chính trị và kinh tế… quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống cho ngườidân giúp người dân duy trì cuộc sống và yên tâm hơn để có thể làm việc vàgiúp thoát khỏi nghèo đói.
Đảm bảo an ninh lương thực sẽ giúp cho các quốc gia đối phó được vớicác biến động đột xuất như là thiên tai, hạn hán, chiến tranh, xung đột Trongthực tế, từ xưa đến nay nếu như quốc gia nào không đảm bảo được an ninhlương thực khi xảy ra những biến động đột ngột sẽ không thể nào mà đói phókịp sẽ gây nên những sự bất ổn về mọi mặt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đếndiệt vong của quốc gia Ví dụ đơn thuần như việc đột nhiên xảy ra chiến tranh
mà quốc gia đó không đảm bảo an ninh lương thực, không dự trữ được lươngthực thì sẽ không đáp ứng được lương thực cho người dân, cho binh lính sẽ
Trang 11dẫn đến lòng dân không yên, binh lính không chiến đấu được … Còn nếu nhưđột biến xảy ra bão lũ mà việc đảm bảo an ninh lương thực không kịp thời cóthể dẫn đến nạn đói và có thể làm cho nhiều người chết vì đói khi bão lũ kéodài mà không được sự trợ giúp của Chính phủ vì thế Chính Phủ phải đảm bao
an ninh lương thực để đáp ứng mọi tình huống xẩy ra
Đảm bảo an ninh lương thực giúp cân bằng cung cầu thị trường lươngthực, ổn định giá cả Trên thực tế hiện nay cung cầu lương thực ít biến động
do các quốc gia đều có các phương pháp và chính sách đảm bảo an ninhlương thực cho quốc gia mình, trừ một số quốc gia ở Châu Phi ở đây chúng
ta muốn nói đến vai trò quan trọng của việc đảm bảo an ninh lương thực đóchính là việc điều tiết cung cầu lương thực giữa các quốc gia, giữa các vùng.Nhờ có đảm bảo an ninh lương thực với những chính sách và chiến lược hợp
lý nên lương thực đã đến và đảm bảo, ít xảy ra biến động về cung cầu cũngnhư giá cả lương thực giúp cho người dân sử dụng lương thực yên tâm hơn vàtích cực làm việc, giúp cho các quốc gia, các vùng phát triển một cách bềnvững và ổn định
Đảm bảo an ninh lương thực nhằm thực hiện nhanh quá trình xoá đóigiảm nghèo Trên thế giới hiện nay vấn đề nghèo đói vẫn đang là vấn đề nóngbỏng, đặc biệt là các quốc gia phát triển với tỷ lệ nghèo còn cao và đòi hỏi cácquốc gia trong quá trình phát triển kinh tế đất nước phải tìm mọi cách để giảmnghèo, giảm dần khoảng cách giữa các vùng Ở Việt Nam, hiện nay trong quátrình xoá đói giảm nghèo của mình thì việc giải quyết đẩu tiên đó chính làgiảm nhanh vấn đề nghèo về lương thực, thực phẩm để giải quyết vấn đề ăncho nhân dân, để họ yên tâm làm việc và thực hiện nhiệm vụ của mình, thúcđẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo
Đảm bảo an ninh lương thực cấp cơ sở tạo điều kiện để chuyển đổi cơcấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn khi đảm bảo
an ninh lương thực thì chúng ta phải làm từ cấp cơ sở, bởi lẽ đối tượng để
Trang 12chúng ta tác động chính là nông dân và họ đều sinh sống ở nông thôn và họsản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy đảm bảo được an ninh lương thực cấp
cơ sở sẽ tạo điều kiện để chuyển đổi và phát triển kinh tế ở nông thôn khiđảm bảo an ninh lương thực chúng ta thực hiện sản xuất lương thực, đặc biệt
là thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nó sẽ đem lại hiệu quảkinh tế cao, có đủ lương thực đảm bảo cho người dân có lương thực để dùng
và có thể đem bán và sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo điều kiện pháttriển kinh tế xã hội, và thực hiện chiến lược công nghiệp hoá nông nghiệpnông thôn Đảm bảo an ninh lương thực cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói riêng và pháttriển đất nước nói chung, nó sẽ đảm bảo sự ổn định, sự bền vững khi đấtnước ta tiến lên xã hội chủ nghĩa
1.3 Đặc điểm về đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên sản xuất lương thực củanước ta có tính chất vùng rõ rệt nên việc đảm bảo an ninh lương thực cũng sẽ
có tính chất vùng Việc đảm bảo an ninh lương thực ở mỗi vùng khác nhau làkhác nhau, do ở mỗi vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khácnhau Đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là việc đảm bảo cho người dân
đủ ăn, phải lo cho họ khi họ thiếu ăn mà việc quan trọng là với những điềukiện của mỗi vùng thì phải có các chiến lược, chính sách cụ thể hợp lý để họ
tự cung, tự cấp hay nói cách khác là họ tự đảm bảo lương thực cho mìnhnhằm duy trì cuộc sống Chúng ta đảm bảo an ninh lương thực đối với nhữngvùng cụ thể sẽ phải có các công cụ cụ thể nhằm đảm bảo an ninh lương thựctốt nhất, ít công nhất và rẻ nhất, chẳng hạn như một vùng nào đó sản xuất lúagạo không hiệu quả tất yếu xảy ra lương thực không đủ ăn, bị đói nhưngchính sách lại không phù hợp vẫn cứ bắt họ phải cấy lúa, vậy thì tình trạngđói là đương nhiên Với tình huống cụ thể này thì ta phải có phương pháp đểgiải quyết như chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đổi
Trang 13hướng sang trồng cây khác có hiệu quả hơn, kinh tế hơn, chuyển sang chănnuôi Như vậy không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực mà còn giúp chongười dân thoát được cảnh nghèo đói truyền kiếp.
Do thu nhập giữa các vùng, các địa phương là khác nhau và có sựchênh lệch nên đảm bảo an ninh lương thực đói với từng vùng, từng địaphương đối tượng là khác nhau
Khu vực thành thị thu nhập cao, việc đảm bảo an ninh lương thựckhông còn là việc đảm bảo vấn đề ăn về số lượng nà còn đảm bảo an ninhlương thực còn phải là cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã và văn hoá, đảmbảo về dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực ở trình độ cao
Khu vực nông thôn, đồng bằng có thu nhập thấp nhưng ở khu vực nàylại sản xuất được nhiều lương thực nên vấn đề đói về lương thực cũng khôngđáng quan tâm vì thế đảm bảo an ninh lương thực ở khu vực này tiến dần tớităng thu nhập cho họ, sử dụng lương thực chất lượng , có dinh dưỡng cao và
sử dụng lương thực sạch, huy động dự trữ phòng trừ các tình huống xảy ra
Vùng núi, vùng sâu, vùng xa, có thu nhập thấp, đói về lương thực xẩy
ra thường xuyên nên cần phải đảm bảo an ninh lương thực trước tiên là về sốlượng, giúp họ có lương thực để duy trì cuộc sống và tích cực thoát nghèo, tự
lo được cho mình
Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới gió mùa nên đảm bảo an ninhlương thực có đặc điểm là đảm bảo an ninh lương thực với các biến động độtxuất do những yếu tố khách quan đem lại như hạn hán, lũ lụt, mất mùa…Thực tế cho thấy ở Việt Nam thời tiết luôn biến động thất thường mưa, bão,
lũ, hạn hán thường xuyên xẩy ra nên trong chương trình đảm bảo an ninhlương thực của Việt Nam luôn quan tâm tới tình huống này nhằm đáp ứnglương thực kịp thời cho người dân khi xẩy ra các tình huống đột suất từ đónhằm ổn định về kinh tế, chính trị đất nước, đưa đất nước phát triển bền vững
Trang 141.4 An ninh lương thực trong chuẩn nghèo mới
Điều chỉnh chuẩn nghèo mới, hay là xác định một đường nghèo mới đểxây dựng mục tiêu giảm nghèo cho giai đoạn 2006 – 2010 là một yêu cầukhách quan Việt Nam đạt tốc độ giảm nghèo nhanh ở trong giai đoạn 2001 –
2005, trung bình mỗi năm giảm 2,5% và ước tính, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống6,5% vào năm 2005 so với mục tiêu đề ra là 10%, có thể nói chuẩn nghèo cũkhông còn phù hợp trong giai đoạn 2006 – 2010 Mặt khác chính chuẩn nghèo
là hoạt động có tính tiến trình Trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của ViệtNam
Hội nhập quốc tế và khu vực đang đặt ra một yêu cầu đối với Việt Nam
có chuẩn nghèo “ngang bằng” với khu vực, trong khi ngân hàng thế giới(WB) khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo ở mức 2USD / ngày (sức mua tươngđương), đối với các nước đang phát triển, chuẩn nghèo của Trung Quốc,philipiner đã ở mức 2USD, còn ở Thái Lan, Malaysia đã ở mức 3USD Thìchuẩn nghèo áp dụng Việt Nam tương đương mới chỉ là 0,95USD ở khu vựcmiền núi, 1,2USD ở khu vực nông thôn và đồng bằng, 1,7USD ở khu vựcthành thị, vì vậy chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 được xây dựng trên cơ
sở quan trọng nhất là “mức chi tiêu của hộ gia đình” trong năm 2005 tỷ lệnghèo bình quân chỉ còn 6,5% nhưng với chuẩn nghèo mới thì tỉ lệ này lên tới26% tương đương 4,6 triệu hộ nghèo cả nước Đặc biệt ở vùng núi thì tỉ lệnghèo cho những vùng này là vào khoảng 70 – 75% Đặt ra vấn đề là phảiđảm bảo những nhu cầu thiết yếu cho họ việc trước tiên đó là giải quyếtnghèo về lương thực Vậy đảm bảo an ninh lương thực trong chuẩn nghèomới là đảm bảo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực đểduy trì cuộc sống theo quy định tiêu chuẩn mới nhằm nâng cao mức sống chodân cư
Trang 152 Cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo
2.1 Khái niệm về đói nghèo
Thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ và nhận định nghèo khổtheo bốn khía cạnh về thời gian, không gian, giới và môi trường
Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sốngdưới “chuẩn” trong một thời gian dài để phân biệt với số người nghèokhổ tình thế Ví như những người thất nghiệp, những những người quánghèo do suy thoái kinh tế hoặc do thiên tai, dịch hoạ, tệ nạn xã hội …
Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn nơi có đông dân
số sinh sống Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ởcác nước đang phát triển đang có xu hướng gia tăng
Về giới: Nghèo đói là phụ nữ đông hơn nam giới Những hộ gia đìnhnghèo nhất là những hộ do phụ nữ là chủ hộ Trong các hộ nghèo đói
do đàn ông làm chủ hộ thì phụ nữ khổ hơn nam giới
Về môi trường: Phần lớn người nghèo đều sống ở những vùng sinh tháikhắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sự xuống cấp về môitrường đều đang ngày càng trầm trọng thêm
Từ bốn phía khía cạnh trên Liên hiệp quốc đưa ra hai khái niệm chính
về đói nghèo như sau:
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởngnhững nhu cầu cơ bản tối thiểu Nhu cầu cơ bản tối thiếu cho cuộc sống
là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở giao tiếp xã hội, vệsinh, y tế và giáo dục Ngoài ra nhu cầu cơ bản nêu trên còn bao gồmquyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dướimức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét
Trang 162.2 Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo đói ở nước ta
Đặc điểm đối tượng nghèo: Sau gần 20 năm đổi mới, thu nhập và mứcsống cảu đại đa số người dân đã dược cải thiện, vì vậy đối tượng nghèo đóicũng có sự thay đổi Truớc đây do nguồn lực hạn chế nên chương trìnhthường tập trung vào giải quyết cho đối tượng nghèo về lương thực- thựcphẩm Nay mức sống tăng lên nên mức sống phi lương thực, thực phẩm ( nhucầu về nhà ở,chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, giáo dục văn hoá, đi lại )cũngtăng thêm và nhiệm vụ của chương trình là hỗ trợ để giảm bớt đối tương ghèophi lương thực, thực phẩm - nghèo tương đối Cơ hội tiếp cận và thụ hưởngthành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt giữa nhóm giàu và nhómnghèo, do sự phân hoá giàu nghèo
Tuy vậy ở một số vùng đồng bào các dân tộc nghèo đói vẫn rất đadạng, thể hiện:
Tình trạng thiếu ăn hàng năm từ 1- 2 tháng, chủ yếu ở vùng đồngbào các dân tộc thiểu số, vùng lũ lụt, hạn hán ước tính mõi năm cũngphải có 1 triệu lượt người thiếu ăn, chiếm khoảng 5% họ nghèo theochuẩn mới và 1,2% số hộ toàn quốc
Trong số các ngôi nhà tạm còn khoảng 500.000 hộ; tài sản đồdùng lâu bền không có hoặc có nhưng giá trị thấp, hầu hết hộ nghèodân tộc tài sản ở mức 1-2 triệu
Không có điện để sử dụng trong sinh hoạt 21% và phải sử dngjnguồn nức tự nhiên sông,suối hồ ao
Người nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất: năm 1993khoảng 8% hộ nông dân không có đất sản xuất, năm 1998 khoảng 9%nhưng đến ăm 2002 là 11% tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2005, tậptrung vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long 39%, Đông Nam Bộ31%, Tây Nguyên 3%, Duyên Hải Miền Trung 9%
Trang 17 Thiếu điều kiện cơ bản để sản xuất , hạ tầng cơ sử kém pháttriển, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu vốn chưa tiếp cận được thị trườngtiêu thụ sản phẩm.
Thiếu kiến thức sản xuất do tình độ văn hoá kém, mù chữ(15,2%), hoạt dộng chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm - ngư - nghiệp,không có chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở những hộnghèo là bằng không
Tập quán lạc hậu, nhất quán ma chay, cưới xin lãng phí và tốnkém Nhiều hộ ở dân tộc khi tổ chức ma chay còn bán cả trâu,bò muabằng tiền của vốn vay ngân hàng để nhờ thầy lang
Người dân nhập cư đô thị thì không có việc làm ổn định, thunhập thấp, chưa được bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chămsóc sức khoẻ, giáo dục, một bộ phận con cái của họ vẫn lang thangkiếm sống
2.3 Nguyên nhân của nghèo đói
Nguyên nhân khách quan là xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta khiđổi mới thấp, do phải trải qua 30 năm chiến tranh, nguồn nhân lực của nhànước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địaphương và điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở một số vùng
Nguyên nhân chủ quan: Do tác động của chính sách chi tiêu cho y tế,giáo dục và chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chưacân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế(giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa khu vực nông thôn với khu vực thànhthị) Do bản thân người nghèo có trình độ văn hoá thấp, gia đình đông con,phong tục tập quán lạc hậu
Trang 18II NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNGTHỰC HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1 Bài học kinh nghiệm về đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện an ninhlương thực gắn với xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 2001-2005 Hà tĩnh đãquyết tâm thực hiện và kết hợp thành công giữa đảm bảo an ninh lương thực
và xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt hai chương trình: chương trình đảm bảo
an ninh lương thực và chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo
và việc làm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Các kết quả đạt đượccủa Hà Tĩnh trong thực hiện chương trình an ninh lương thực hướng tới xoáđói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005:
Về sản xuất lương thực:
Diện tích cây lương thực đã được quy hoạch ổn định 110.000 ha, sảnlượng lương thực có hạt từ 420.315 tấn năm 2001 đã tăng lên 495.300 tấnnăm 2005 (tăng 17,8%), lương thực bình quân đầu người từ 331 kg/người/năm vào năm 2001 tăng lên gần 400kg/người/năm vào năm 2005
Đã góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo hướng tớixoá hết nghèo về lương thực của tỉnh Người dân không phải lo về vấn đềlương thực tức là vấn đề ăn nữa họ có thời gian để làm việc khác và tìm cáchlàm giàu, con em họ sẽ được đi học, họ dược các can bộ giúp đỡ cả về kinhnghiệm và công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn…từ đó người dân tự vươn lênthoát nghèo và hướng tới làm giầu vì thế sản xuất lương thực có hiệu quả làđiều kiện tiền đề cho việc đảm bảo an ninh lương thực và từ đó hướng tới xoáđói giảm nghèo
Về thực phẩm:
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để đảm bảo lấy sức kéo( đối vớitrâu, bò), đồng thời nâng cao sản lượng thịt gia súc, gia cầm theo hướng sind
Trang 19hoá đàn bò và nạc hoá đàn lợn So với năm 2001, năm 2005: đàn trâu 116.596con, tăng 16,6%; đàn bò 181.839 con tăng 22,8% , đàn lợn 416.130 con tăng24,1%, đàn dê 20.400 con tăng 58,9% , đàn hươu 11.340 con tăng 43,5% ,đàn gia cầm 4.158.000 con tăng 15% Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sảnxuất nông nghiệp từ 29,73% năm 2001 lên khoảng 32% năm 2005, hàng nămcung ứng khoảng 40.000 tấn thịt hơi các loại
Ngoài lượng thịt gia súc gia cầm, các loại rau đậu thực phẩm khác kháphong phú, diện tích và sản lượng đều tăng So với năm 2001 thì năm 2005sản lượng lạc đạt 35.053 tấn, tăng 39,6% sản lượng vừng đạt 540 tấn tăng19,5%, sản lượng rau đậu đạt 68.900 tấn , tăng 10%
Với kết quả đạt dược về sản xuất thực phẩm Hà tĩnh đã đảm bảo được
an ninh lương thực không chỉ về lương thực mà còn đảm bảo cả về thựcphẩm, đảm bảo về vấn đề dinh dưỡng cho mọi người dân,giúp đảm bảo sứckhoẻ đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất…
Về sức khoẻ và dinh dưỡng
Sự phát triển của kinh tế nói chung mà đặc biệt là sự tăng nhanh về sốlượng và chất lượng lương thực, thực phẩm nên đời sống của nhân dân khôngngừng được cải thiện một cách rõ rệt
Mức cung cấp năng lượng bình quân đầu người không ngừng tăng lên,năm 2001: 1.976kcalo/người/ngày; năm 2005: 2.350 kcalo/ngươi/ngày
Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dược giảm đáng kể, đặc biệt làtrẻ em dưới 5 tuổi Năm 2001: tỷ lệ suy dinh dưỡng là 36,2%; năm 2005 giảmxuống còn xấp xỉ 18,78%
Về việc đảm bảo an ninh lương thực tác động tới xoá đói giảmnghèo
Chương trình an ninh lương thực của tỉnh trong 5 năm qua đã góp phầnkhông nhỏ trong việc giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 24,71% năm 2001 xuống còn
Trang 2012,6% năm 2004, mỗi năm giảm trung bình gần 3% (theo chuẩn nghèo cũ) từviệc đảm bảo an ninh lương thực thì đã tác động rất lớn tới việc giảm nghèo ởtỉnh và đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong
5 năm qua
Về lưu thông dự trữ lương thực
Lương thực hàng hoá của nông dân hàng năm lưu thông trên thị trườngxấp xỉ 10 vạn tấn, giá bình quân thóc từ 2.200-2.500 đồng/ kg
Ngoài việc cung cấp lương thực cần thiết cho người dân trong tỉnh,hàng năm công ty lương thực đảm bảo thu mua dự trữ theo chỉ tiêu giao là
500 tấn/ năm
Với những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chương trình vìmục tiêu an ninh lương thực và chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đóigiảm nghèo và việc làm, Hà Tĩnh đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị vì mục tiêu an ninh lươngthực và xoá đói giảm nghèo
Mục tiêu an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo phải đưa vào nghịquyết củ tỉnh uỷ Đặc biệt vấn đề an ninh lương thực được tỉnh Hà Tĩnh xácđịnh là mục tiêu hàng đầu, là cơ sở để phát triển bền vững, ổn định xã hội làtiền đê để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác trong quá trình phát triểnkinh tế của tỉnh, mà trước tiên là mục tiêu xoá đói giảm nghèo Trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh phát triển kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá hiện đại hoá thì trước tiên phải giải quyết được đòi nghèo, ngay cảviệc giải quyết đói nghèo mà còn chưa được thì không thể phát triển côngnghiệp dược vì vậy Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ làn thứ XIII nhiệmkỳ(1991-1995) đã xách định:" Tập trung sản xuất nông nghiệp, coi trọng sảnxuất lương thực, thực phẩm Phấn đấu đến hết năm 1995 đạt 30-33van tấnlương thực, đưa bình quân lương thực đầu người đạt 250kg/người/năm" Tiếp
Trang 21sau đó Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ làn thứ XIV nhiệm kỳ (1996-2000)
đã đè ra: " Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm cơ bảnlâu dài để ổn định đời sống và tăng trưởng kinh tế Phát triển mạnh , toàn diệnNông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đảm bảo an ninhlương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo", và phát triển kinh tế của tỉnh theohướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển bền vững và ổn định Nghịquyết Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ (2001-2005) tiếp tục khẳng định" tiếptục coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là trong điểm"
Trên cơ sở nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh đề ra các chỉ tiêu cụthể, các giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện, các chính sách khuyến khích pháttriển nông nghiệp nông thôn và bố trí kinh phí nhằm thực hiện các chính sách
đã ban hành
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất thì phải phát huy được vai trò của cácđoàn thể chính trị - xã hội cùng tham gia, đặc biệt là vai trò của hội phụ nữ vàhội nông dân Trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ chiếm một vai tròhết sức quan trọng, là lực lượng lao động chủ yếu trong phát triển trồng trọt,chăn nuôi Trong những năm qua, sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đãchủ động ký nghị quyết liên tịch với Tỉnh đoàn, Hội nông dân, Hội phụ nữ để
tổ chức tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi, phát động mạnh mẽ các phong tràothi dua lao động sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ vay vốn mở rộng sảnxuất, góp phần giải quyết việc làm,xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu
Phải làm tốt công tác quy hoạch
Quy hoạch diện tích sản xuất cây lương thực ổn định để có điều kiệnthâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, đảm bảo sản xuất
đủ lương thực(tính sẵn có) Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp nôngthôn được tiến hành với phương châm đất nào cây ấy, phát huy lợi thế so sánhcủa từng vùng, phát triển cả trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề nông thôn,tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, lấy hiệu quả kinh tế làm đầu, nhằm mục
Trang 22đích tăng thu nhập cho bà con nông dân ( tính ổn định ) giúp bà con vượtnghèo và vươn lên làm giàu Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp nôngthôn cần phải gắn chặt với thực hiện cuộc vân động chuyển đổi ruộng đấtnông nghiệp Chuyển đổi ruộng đất dựa trên cơ sở vận động nhân dân tự giácthoả thuận, quy hoạch vùng sản xuất gắn liền với quy hoạch thuỷ lợi, quyhoạch bờ vùng, bờ thửa, quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn, từngbước thực hiện tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nôngthôn, đảm bao lưu thông phân phối lương thực thực phẩm, đặc biệt là vùngsâu, vùng xa.
Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtcho phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là xây dựng hệ thống thuỷ lợi
và phát triển hệ thống giao thông nông thôn
Đây là hoạt động hết sức quan trọng nhằm mang lại hiệu quả thiết thực
vì mục tiêu an ninh lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo, vì nó đã tạo ra
cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất lương thực thực phẩm Ngoài những côngtrình xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước, thì đối với các công trình xâydựng hạ tầng nông thôn, cần phân cấp quản lý, giao quyền chủ động về tàichính, huy động nhân lực, năng lực sẵn có, quyền chủ động sáng tạo trongđiều hành cho địa phương, gắn với cộng đồng dân cư, với người hưởng lợi.Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh trongnhững năm qua đã khẳng định: khi một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân,đem lại lợi ích trực tiếp cho người hưởng lợi thì sẽ huy động được tối đa sứcdân, đạt được những kết quả to lớn Vậy kinh nghiệm cho thấy muốn pháttriển kinh tế của tỉnh lâu dài và bền vững thì việc phát triển cơ sở hạ tầngnông thôn là hết sức quan trọng, nó là tiền đề, là nền tảng cơ bản cho sự pháttriển kinh tế của vùng và của tỉnh, nố không chỉ giúp đảm bảo an ninh lươngthực mà còn giúp bà con nông dân xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàuchính trên mảnh đất quê hương mình, nó sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã
Trang 23hội của nông thôn noi riêng và của tỉnh nói chung, vì thế nên đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn là mục tiêu chiến lược trong quá trình phát triển kinh
tế và trong chiến lược thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đó làchương trình: Đảm bảo an ninh lương thực và chương trình mục tiêu quốc giaxoá đói giảm nghèo và việc làm nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thựchương tới xoá đói giảm nghèo giúp bà con vươn lên làm giàu từ chính mảnhđất quê hương mình
Về công tác chỉ đạo sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thựchương tới xoá đói giảm nghèo
Trong sản xuất không làm theo kiểu phông trào, phải lấy hiệu quả kinh
tế làm đầu, tránh việc bằng mọi giá để tăng sản lượng lương thực, đặc biệt làsản xuất lúa lai trên nền đất không phù hợp Việc xây dựng các dự án sản xuấtĐông xuân, hè thu và vụ Đong được xây dựng từ cơ sở lên có sự tham giađóng góp ý kiến của cộng đồng dân cư, của chính quyền cấp huyện, xã chonên sát với thực tiễn, tính khả thi cao
Công tác giống được tiến hành đồng thời theo hai hướng: Một mặtnghiên cứu, khảo nghiệm những giống lúa mới, giống ngô, giống lạc, có năngsuất cao, chất lượng tốt phù hợp với đồng ruộng Hà Tĩnh vào sản xuất; mặtkhác tổ chức thực hiện chương trình giống lúa nhân dân Hàng năm tỉnh bố tríkinh phí trên 1 tỷ đồng cho chương trình giống lúa nhân dân Trên địa bàn 11huyện thị đều có quy hoạch các điểm sản xuất giông lúa nhân dân, nhờ đóhàng năm bà con nông dan chủ động sản xuất được trên 70% giống lúa xácnhận, giải quyết dứt điểm tình trạng lấy thóc thịt ra làm giống vì vậy đã gópphần quan trọng vào việc đảm bảo sản lượng lúa hàng năm và còn dự trữ, giảiquyết và đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh vên không còn tình trạng đói
về lương thực người dân yên tâm và tích cực vươn lên làm giàu Trong nhữngnăm vừa qua thì tỉnh ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực còn tích cực thựchiện các chương trình của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu đáng
Trang 24kể góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế từ đó tích cực giảmnghèo thể hiện ở tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vong 5 năm.
Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ là một điều hết sức có ý nghĩa trong sảnxuất lương thực trên đất Hà Tĩnh; nó đã làm thay đổi tập quán sản xuất lâuđời của nông dân, chuyển hẳn từ sản xuất vụ mùa bấp bênh sang vụ Hè thuchắc ăn, né tránh được bão lũ, lụt lội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi chosản xuất cây vụ Đông, đặc biệt là cây ngô đông trên đất 2 lúa, đưa vụ Đôngthành vụ sản xuất chính Qua đó sản lượng lương thực ngày một tăng lên cả
về số lượng và chất lượng qua đó đảm bảo được an ninh lương thực và hươngdần tơi xoá đói giảm nghèo ở một số địa phượng còn gặp khó khăn, và trướctiên là giải quyết vấn đề đói về lương thực cho những vùng này Giúp họ thoátnghèo và vươn lên làm giàu rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa các vungtrong tỉnh
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao năng lực cán bộ khuyếnnông 3 cấp, đặc biệt là khuyến nông viên cơ sơ
Phát huy vai trò của khuyến nông viên cơ sở và tăng cường hoạt độngcủa câu lạc bộ khuyến nông cấp thôn Chính đây là lực lượng và là nơi đểchuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho bà con nông dân, vì vậy cần bố tríkinh phí để nâng cao năng lực cũng như hỗ trợ cho lực lượng khuyến nôngviên cơ sở Đây chính là trọng tâm của việc đảm bảo an ninh lương thực từ đó
sẽ thúc đẩy tự túc lương thực và giúp bà con tư thoát nghèo dựa vào chính bảnthân mình và sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cơ sở
Phương thức xây dựng mô hình, các tiếp cận, chuyển giao phải phù hợpvới đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ tập quán canh tác của ngườidân Việc xây dựng mô hình nhất thiết phải gắn với hộ nông dân, nông dângóp vốn, ngày công lao động, Nhà nước chỉ hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư chủyếu Khi xây dựng mô hình có hiệu quả thì tiến hành các buổi hội thảo đầu bờ
để trao đổi học tập kinh nghiệm, phối hợp liên kết cộng đồng để triển khai ra
Trang 25diện rộng giúp nông dân không chỉ ở trong địa phương mà còn nhiều nơikhác cùng tham gia khi có hiệu quả, nhất là với những khu vực có điều kiệnsản xuất khó khăn và thường xuyên xẩy ra nạn đói về lương thực, như cácvung Tây Nguyên, Miền Núi, Bãi Bồi ven biển… sẽ giúp các vùng này xâydựng các mô hình sản xuất và giúp họ xoá được đói , giảm tỷ lệ hộ nghèo vàvương lên làm giàu
Kết hợp đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, đặc biệt là thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng Ở Hà Tĩnh, trong những năm qua NgànhNông Nghiệp và PTNT đã phối hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh thựchiện chuyên mục" Nông nghiệp nông thôn " và chuyên mục " cùng vơi nhànông làm giàu " nông dân đã học được nhiều kinh nghiệm qua các chuyênmục này Đây chính là bài học kinh nghiệm quý báu mà Hà Tĩnh đúc rút rakhi thực hiện các chương trình của Nhà nước nhằm thực hiện đảm bao anninh lương thực đẻ hướng tới xoá đói giảm nghèo
Áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất Năm 2004-2005, tỉnh
Hà Tĩnh đã triển khai Dự án áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuấtnông nghiệp và phát triển nông thôn chương trình đã phát huy hiệu quả vàgiúp ích lớn cho công cuộc đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảmnghèo của tỉnh
Đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xâydựng nông thôn mới
Phong trào xoá nhà tranh dột nát, xây dựng quỹ vì người nghèo đã cónhiều cách làm hay, khơi dậy sức sống nội lực trong dân, dân đồng tình, dânủng hộ, dân làm Từ đó giúp dân ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp, yêntâm lao động sản xuất và tự thân vươn lên
Về giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân giúp nông dân nângcao cuộc sống Ngoài đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, đào tạo
Trang 26nghề, thì giải pháp xuất khẩu lao động là giải pháp mang lại hiệu quả cao.Việc xuất đi lao động nước ngoài đã làm giảm chi lương thực nội địa, tăng thunhập đáng kể cho một bộ phận dân cư, góp phần đảm bảo an ninh lương thực
và xoá đói giảm nghèo
2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện và chỉ đạo chương trình an ninh lương thực và hướng tới xoá đói giảm nghèo của Tỉnh Yên Bái
Qua quá trình tổ chức chỉ đạo chương trình an ninh lương thực hướngtới xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái, rút ra một số kinh nghiệm sau:
Chương trình an ninh lương thực là một chương trình lớn củaquốc gia và của tỉnh, đòi hỏi cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cáccấp, các ngành để chương trình đạt được mục tiêu đề ra Đây chính làviệc thể hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp Bộ ngành và địaphương nhằm đạt được mục tiêu về đảm bảo an ninh lương thực từ đóhướng tới xoá đói giảm nghèo và giúp người dân vươn lên làm giàu
Có sự hoạt động đều đặn, chủ động, tích cực của các thành viên,trong đó sở Nông nghiệp và PTNT là chủ lực, và phải có các ý tưởngtham mưu cho cơ quan thực hiện nhằm mang lại hiệu quả khi thực hiện,thường xuyên đưa ra kế hoạch hoạt động từng quý,từng năm để giúp Uỷban an ninh lương thực tổ chức chỉ đạo thực hiện mang lại hiệu quảkinh tế cao và đạt được mục tiêu đề ra đó là đảm bảo được an ninhlương thực của tỉnh từ đó hướng tới xoá đói giảm nghèo, đặc biệt lànhững nơi khó khăn về sản xuất lương thực tránh tình trạng đói lươngthực
Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều giữa các đơn vị cơ sở
và tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo và tổ chức các cuộc tham quantrong và ngoài nước để nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn chocác cán bộ tham gia chương trình, sẽ đem lai hiệu quả khi thực hiện và
Trang 27giúp giảm được chi phí khi người quản lý thực hiện có chuyên môn kỹthuật.
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc tổ chức, chỉ đạothực hiện chương trình an ninh lương thực, đồng thời tranh thủ sự giúp
đỡ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm thực hiện cóhiệu quả chương trình tại tỉnh Yên Bái
Kiên quyết chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trongphát triển sản xuất nông nghiệp để giải quyết an ninh lương thực.Không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất lương thực Nê phải đẩy nhanhsản xuất các cây trồng, vật nuôi có thu nhập cao Đồng thời phải chútrọng việc sản xuất lương thực tại chỗ nhằm đảm bảo an ninh lươngthực tại chỗ từ đó hướng tới xoá đói giảm nghèo
Mở rộng hệ thống các chợ nông thôn là một vấn đề quan trọng đểgiao lưu kinh tế mở ra khả năng tiếp cận lương thực Ở nông thôn ngườinông dân ở nhưng nơi không có điều kiện sản xuất lương thực thì nơi để
họ tiếp cận được với lương thực chính là chợ vì thế hệ thống chợ nôngthôn có vai trò hết sức quan trọng tỏng việc tạo điều kiện cho người dântiếp cận được với lương thực, hơn nữa sẽ tạo điều kiện tang thu nhậpcho một số hộ tư thương buôn bán ở thị trường này giúp họ làm giàu từtương mại và góp phần xoá đói giảm nghèo và đưa thương mại pháttriển lên vùng sâu, vùng xa…
Trang 28PHẦN 2 THỰC TRẠNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC TỚI XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
I THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ ĐÓIGIẢM NGHÈO
1 Thực trạng về đảm bảo an ninh lương thực
Đánh giá về thực trạng an ninh lương thực toàn cầu năm 2004, tổ chứcnông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) nhận xét: “Mặc dù các cố gắnggiảm nghèo đói ở các nước đang phát triển chưa đáp ứng được mục tiêu củahội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực (1996) và mục tiêu phát triểnthiên niên kỷ (MDGS) là giảm một nửa số người nghèo đói trên thế giới vàonăm 2015, nhưng khả năng đạt được mục tiêu vẫn còn nhiều triển vọng Bởi
vì, đã có hơn 30 quốc gia chiếm gần một nửa dân số thuộc các nước đang pháttriển trên thế giới, có thể chứng minh về khả năng đẩy nhanh tiến độ giảmnghèo và những bài học quý báu được rút ra từ đây là làm thế nào để đạt đượcmục tiêu đề ra
Việt Nam không những năm trong danh sách các nước nói trên, bởinhững thành tích đầy ấn tượng về đảm bảo an ninh lương thực và xoá đóigiảm nghèo đạt được trong thời gian qua, mà còn là một trong những nước điđầu trên thế giới trong việc đảm bảo tính hiện thực của mục tiêu của hội nghịthượng đỉnh thế giới về lương thực và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mới
Trang 29Bảng 1 Một số chỉ tiêu chính về thực trạng an ninh lương thực
% dân số suy dinh dưỡng (số liệu FAO)
Số dân suy dinh dưỡng (SL FAO)
Số dân suy dinh dưỡng (số liệu chính phủ)
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ vân
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi còi cọc
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi gầy còm
%
%
%
% Tuổi
%
%
15,1 19 11,6 28,4 32,0 7,2 26,4 68,6 2,6 4,2
1999 1999 2003 2003 2003 2003 2003 2002 2002 2000
14,7 19 10,9 26,6 30,7 7,0 26,0 71,3 2,5 3,5
2000 2000 2004 2004 2004 2004 2004 2003 2004 2004
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
1.1 Đánh giá về mức độ đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay
Năm 2004 Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ghi nhận
về sản xuất lương thực, thực phẩm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dịchbệnh lan rộng đàn gia cầm Sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 39,3 triệutấn, tăng hơn năm trước hơn 1,6 triệu tấn Không những đảm bảo nhu cầulương thực trong nước, dự trữ quốc gia mà còn đóng góp cho nhu cầu quốc tếhơn 4 triệu tấn gạo, khôi phục vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, năm
2003 Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 3
Trang 30Bảng 2 Kết quả sản xuất và cung cấp lương thực - 2004
466,1427,3
102,0100,4124,9
39.32335.8683.454
479,4437,3
104,3103,8110,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nông nghiệp tiếp tục được mùa, sản lượng lương thực có hạt tăng mức
kỷ lục, tăng với tốc độ nhanh so với năm trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ranăm 2005 Tốc độ tăng về sản xuất lương thực cao hơn nhiều so với tốc độtăng dân số(1,4%) Lương thực bình quân tính trên đầu người tăng nhanh từ466,1 kg lên 479,4 kg năm 2004
Sản xuất lúa đã chuyển theo hướng giảm dần diện tích, tăng năng suất
và chất lượng gạo để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuấtkhẩu Diện tích gieo trồng lúa năm 2004 giảm 9.000 ha so vơi năm 2003, chủyếu là diện tích đất nhiễm phèn , mặn, thiếu nước, hoặc bị ngập úng trong vụmùa được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng mầu, cây công nghiệp, cây
ăn quả có lợi hơn Năng suất lúa bình quân đạt 48,2 tạ/ ha/ vụ trong năm
Trang 312004, tăng 1,8 tạ/ha So với năm 2003 Nhờ đó sản lượng lúa tăng từ 34,6triệu tấn năm 2003 lên 35,9 triệu tấn năm 2004.
Tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng mục tiêu an ninh lương thực vẫnđảm bảo, một trong những giải pháp mà Việt Nam đang chọn đó là mở rộngdiện tích lúa lai Diện tích lúa lai được phát triển khá nhanh ở miền Bắc, tăng
từ 8 nghìn ha năm 2001 lên hơn 600 nghìn ha năm 2004 Đặc biệt chiến lượctạo giống lai có thời gian sinh trưởng từ 90 -100 ngày để trồng lúa trước vàsau mùa lũ ở Đồng Bằng sông Cửu Long là một thành công được nhiều nướctrong khu vực quan tâm và đánh giá cao Từ chỗ phải nhập khẩu đến nay ViệtNam đã sản xuất được một phần lúa lai và phấn đấu tự sản xuất khoảng 70%nhu cầu vào năm 2010
Nét mới trong sản xuất lương thực hiện nay còn thể hiện ở sự chuyểndịch cơ cấu sản lượng, tăng dần tỷ trọng ngô, giảm tỷ trọng lúa, điện tích ngôđạt hơn 990 ngàn ha, năng suất đạt 34,9 tạ /ha, sản lượng đạt 3,5 triệu tấn tỷtrọng ngô trong sản lượng lương thực đã tăng 7,8% năm 2003 lên 8,8% năm
2004 Ngô đã trở thành mặt hàng nông sản quan trọng phục vụ công nghiệpchế biến thức ăn chăn nuôi thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thức ăn chochăn nuôi quy mô công nghiệp đang tăng nhanh
Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu tiếp tục có nhiều khởisắc So với năm 2003, sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu đềutăng: Sản lượng lạc tăng 13,7 % , đỗ tương tăng 5% , cao su tăng 11,3%, chềtăng 8,6% ca phê tăng 4,8%, hạt tiêu tăng 7,6%, hạt diều tăng 24% … đã gópphần trăng đáng kể khối lượng nông sản xuất khẩu và công nghiệp chế biến
Về sản xuất thực phẩm thì ngành chăn nuôi vẫn duy trì được tốc độtăng khá dù dịch cúm gia cầm xẩy ra hàng loạt và trên diện rộng vào đầu năm
2004 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi đã có những nét chuyểnbiến mới, hướng về sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nhiều hơn Chăn nuôi trâu
bò phục vụ cầy kéo giảm, đàn bò thịt, sữa tăng nhanh, tỷ lệ giống lai chiếm
Trang 32đáng kể trong tổng đàn Năm 2004 cả nước có 4,9 triệu con bò, tăng 11,7% sovới năm 2003, trong đó đàn bò sữa chiếm gàn 98 nghìn con, tăng 20%so vớinăm 2003 Đàn lợn đạt 26,1 triệu con, tăng 5,1% Sản lượng thịt hơi các loạiđạt 2,5 triệu tấn, tăng 7,6%so với năm 2003 Năm 2004, tỷ trọng chăn nuôitrong cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt 21,6 % tuy thấp hơn năm 2003 nhưngcao hơn các năm trước.Việt Nam đặt mục tiêu đưa tỷ trong ngành chăn nuôi20% hiện nay lên trên 30% vào năm 2010 Đẻ đạt được điều này Việt Namphải đẩy mạnh chăn nuôi quy mô trang trại, chăn nuôi theo phương thức côngnghiệp, mặt khác chăn nuôi theo phương thức hộ nhỏ vẫn được tiếp tục đẩymạnh.
Lĩnh vực lâm nghiệp tuy vẫn còn khó khăn nhưng kết quả trồng rừng,chăm sóc và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ Diện tích trồng rừng tập trung đạt
180 ngàn ha, bằng năm 2003 Sản lượng gỗ khai thác đạt 2,5 triệu m3, tăng1% so vơi năm trước Diện tích rừng bị cháy, bị phá giảm 26,8% Tỷ lệ chephủ của rừng tăng từ 35% lên 36,7% năm 2004 n, chủ yếu là tăng diện tíchtrồng rừng
Sản lượng thuỷ sản năm 2004 tăng 8,2% so với năm trước, trong đóthuỷ sản nuôi trồng tăng 16,9%, thuỷ sản đáng bắt trăng 35% Diện tích nuôitrồng quy mô công nghiệp được mở rộng ở nhiều địa phương, phong trào nuôi
cá bề , cá hầm,đặc sản baba, lươn , ếch tiếp tục phát triển Kim ngạch xuấtkhẩu thuỷ sản đạt trên 2,35 tỷ USD tăng 7% so với năm trước
Với những kết quả đạt được của Việt Nam về sản xuất và cung cấplương thực như trên thì đã phần nao nói lên mức độ đảm bảo an ninh lươngthực cho nhân vì vậy Việt Nam đang đi lên một cách ổn định về mọi mặt đạcbiệt là về kinh tế và xã hội, tình trạng thiếu lương thực vẫn còn nhưng chỉ là
tỷ lệ ít và dần được khắc phục tình trngj nghèo về lương thực đã được Đảng
và Nhà nước hết sức quan tâm và cố găng giải quyết tình trạng cấp bách này,
Trang 33tiếp tục hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và phát triển nhanh ổn địnhnền kinh tế, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong năm 2004 đời sống các tầng lớp dân cư Việt Nam ở các vùngmiền trên cả nước tiếp tục được cải thiện hơn trước, tỷ lệ nghèo đói tiếp tụcgiảm nhanh nhờ sản xuất phát triển, giá cả nông sản, thực phẩm tăng, công tácgiải quyết việc làm, cho vay vốn sản xuất và chương trình xoá đói giảm nghèođược thực hiện có hiệu quả Theo chuẩn nghèo của ngân hàng thế giới (WB),
tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm từ 28.9% năm 2002 xuống còn 24,1%năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm giảm từ 9,9% xuống còn7,8% trong các năm tương ứng (2002-2004) Theo chuẩn nghèo của Bộ laođộng-TBXH năm 2004 cả nước hiện còn hơn 1,4 triệu hộ nghèo chiếm 7,9%
số hộ trong cả nước Nhiều địa phương không còn hộ đói về lương thực, tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhanh Số hộ thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt, giảm 32,4% sovới năm 2003 và tập trung chủ yếu ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
1.2 Đánh giá thực trạng về việc tiếp cận với lương thực của người nông dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn.
Để đánh giá được thực trạng về việc tiếp cận lương thực của người dân
ta sẽ đánh giá vấn đề này theo từng vùng, từng khu vực
Trước hết ở khu vực đồng bằng Khu vực này về vấn đề sản xuất
lương thực là hết sức thuận lợi, vì khu vực này có điều kiên thuận lợi
về sản xuất lương thực nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực khôngđang ngại gì, chỉ phải đảm bảo an ninh lương thực trong những tìnhhuống đột xuất xẩy ra như là hạn hán mất mùa … để nhằm tránh tănggiá lương thực và cứu trợ về giống để người nông dân tiếp tục duy trìsản xuất kinh doanh.khu vực này có thu nhập kha ổn định, thị trườnglương thực cũng khá phát triển nên việc tiếp cận với lương thực luônđược dẩm bảo Vì vậy để đánh giá tình trạng tiếp cận lương thực của
Trang 34Việt Nam hiện nay và có những vấn đề cần giải quyết, đó chính là việcđánh giá việc tiếp cận của nông dân các vùng không có điều kiện sảnxuất lương thực như là vùng núi, vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới hảiđảo…
Khu vực miền núi, vùng sâu,vùng xa, vùng biên giới hải đảo… là
những nơi có diều kiện sản xuất lương thực không thuận lợi vì thế tìnhtrạng đoi về lương thực là thường xuyên xẩy ra ở khu vực này Có rấtnhiều nguyên do dẫn đến việc khu vực này xẩy ra tình trạng thiếulương thực ta sẽ đánh giá một số nguyên do cơ bản sau dẫn đến tìnhtrạng người dan các khu vực này còn khó khăn trong việc tiếp cậnđược với lương thực
Do điều kiện tự nhiên không phù hợp với việc sản xuấtlương thực và khi sản xuất lương thực thì không có hiệu quả cácđiều kiện tự nhiên ở đây quan trọng nhất là đất để sản xuất nôngnghiệp ( sản xuất lương thực) những vùng núi, vùng sâu, vùng
xa thì có địa hình chủ yếu là đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp ít,người dân chủ yếu sinh sống bàng việc phát lương làm dãy để,trồng trọt và năng suất cây trông lại kém, hơn nữa trình độ canhtác lại lạc hậu, trình độ văn hoá thấp… khiến cho việc tiến hànhsản xuất lương thực không có hiệu quả, trình độ dân trí thấp,người dân lai đẻ đông con diện tích sản xuất lương thực ít dẫnđến tình trạng đói lương thực thường xuyên Khu vực này thịtrường lương thực lại chưa phát triển hay mới phát triển ở trình
độ thấp, chỉ ở hình thức là chợ nhỏ, chợ phiên Giao thông đi lạikhó khăn, việc vận chuyển lương thực là hết sức khó bởi vậythiếu lương thực là điều đương nhiên, đói là dĩ nhiên,và đâychính là thực trạng về việc đảm bảo an ninh lương thực ở ViệtNam đang chưa giải quyết được, tình trang người dân khu vực
Trang 35này bị đói lương thực vẫn thường xuyên xẩy ra và nó đang là bàitoán nhức nhối cho các nhà lãnh đạo Nhà nước ta trong côngcuộc phát triển đất nước và đem công bằng dân chủ cho ngườidân trong cả nước.
Một nguyên nhân cũng khá quan trọng dẫn tới việc các hộnông dân khu vực này không tiếp cận được với lương thực, đóchính là giá cả lương thực quá đắt so với thu nhập của ngườidân vì thế hộ không có tiền để mua lương thực, việc giá cảlương thực đắt cũng không thể chánh khỏi vì do nhiều yếu tốkhách quan như: Giao thông đi lại khó khăn dẫn đến cước vậnchuyển lớn,và tư thương thì lại ép giá… làm cho giá cả tăngcao và khả năng tiếp cận để có đủ lương thực sử dụng là hạnchế, nên việc xẩy ra tình trang đói lương thực là tất nhiên đòihỏi các cơ quan, ban ngành của Chính phủ, của Nhà nước cần cóbiện phấp giải quyết để đảm bảo an ninh lương thực và hướngtới xoá đói giảm nghèo ở các khu vực này
Ở cá khu vực này do điều kiện giao thông đi lai lại khókhăn, sản xuất lương thực thì không có hiệu quả, thị trườnglương thực không phát triển… dẫn đến việc không có lươngthực nhiều khi nông dân có tiền nhưng không có lương thực đểmua và tình trạng thiếu lương thực lại xẩy ra thường xuyên gâyđói, vì vậy người dân không có điều kiện để làm các công việckhác và họ chỉ lo làm sao để có đủ lương thực để ăn, vì vậy tìnhtrạng đói nghèo sẽ khó mà giải quyết được khi mà vấn đề anninh lương thực còn chưa được đảm bảo đòi hỏi các cơ quanban ngành cần có biện pháp phù hợp hỗ trợ cho nông dân giúp
họ đảm bảo được lương thực để duy trì cuộc sống
Trang 362 Thực trạng về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005
Nghèo đói và vấn đề an ninh lương thực là hai vựcluôn có mối quan hệ biện chứng với nhau Chính vì vậy, trong 5 nămqua (2001-2005) cùng với việc thực hiện chiến lược về an ninh lươngthực, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện chiến lược anninh lương thực, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục chỉ đạo thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo với mục tiêu:Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2005(chuẩn nghèo cũ)
Để thực hiện được mục tiêu đó, cùng với việc bổ xung, sửa đổi hệthống chính sách xoá đói giảm nghèo như: chính sách cho vay ưu đãi,hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở, đất ở, nướcsinh hoạt, chính sách y tế, giáo dục… chính phủ Việt Nam đã ưu tiênđầu tư vốn cho chương trình, huy động nguồn lực đóng góp của cộngđồng và quốc tế, và chỉ đạo kiên quyết nhằm thực hiện dược mục tiêu
đề ra
Kết quả xoá đói giảm nghèo đến cuối năm 2005:
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm chỉ còn khoảng 6,5% (xấp xỉ 1,1triệu hộ) vượt mục tiêu đề ra Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trongvòng 5 năm từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống còn 6,5%năm 2005, bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn hộ (đến cuốinăm 2004 có: 2 tỉnh, thành phố không còn hộ nghèo, 18 tỉnh tỷ
Trang 37xoá đói giảm nghèo đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, trong đó NSTW 3.000
tỷ đồng (14,28%), NSĐP 2.500 tỷ đồng (11,90%); huy động từ cộngđồng 1500 tỷ đồng (7,14%); từ lồng ghép các chương trình, dự án2.000 tỷ đồng (9,52%) và tín dụng 12.000 tỷ đồng (57,14%) Ngườinghèo tiếp cận được thuận lợi và có hiệu quả hơn từ các chính sách trợgiúp của nhà nước về điều kiện kinh tế (tín dụng, hướng dẫn cách làm
ăn, dậy nghề ) và các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục nướcsạch…) người nghèo đã được từng bước tham gia vào quá trình thựchiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo (xác định đối tượng, nhu cầu, lập kếhoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát)
Chính vì vậy, kết quả thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèokhông những chỉ là một trong những thành tựu đạt được mà còn đượccộng đồng quốc tế ghi nhận
Thực trạng nghèo đói theo chuẩn nghèo cũ (2001-2005) màchương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo đạt được: Tỷ lệ hộnghèo giảm nhanh: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 đã ghi nhận
“Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là một trong những câuchuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” Tỷ lệ hộ nghèo giảmnhanh trong vòng 5 năm từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống còn8,3% năm 2004 (1,44 triệu hộ), bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn