ĐÓI GIẢM NGHÈO
An ninh lương thực và nghèo đói là hai vấn đề luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu đảm an ninh lương thực tức là góp phần giảm số lượng người nghèo và ngược lại giảm số lượng người nghèo sẽ góp phần tăng khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy trong chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo của mình Việt Nam luôn coi trọng tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và kết hợp hài hoà giữa hai vấn đề này nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là xoá đói giảm nghèo, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển ổn định và bền vững. Trong các nội dung về đảm bảo an ninh lương thực của Việt nam , Việt Nam luôn kết hợp giữa việc bảo đảm an ninh lương thực gắn với công tác xoá đói giảm nghèo nhăm thực hiện mục tiêu của mình với các cơ chế chính sách phù hợp. Đặc biệt là trong chính sách về sản xuất lương thực.
1. Sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực hướng xoá đói giảm nghèo nghèo
Thực hiện sản xuất Lương thực để đảm bao an ninh lương thực Việt Nam đã sử dụng một loạt các cơ chế, chính sách, chiến lược phù hợp và đã dành được kết quả đáng khen, từ một nước thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Việt Nam nhìn chung đã đảm bảo được an ninh lương thực nhưng không phải hoàn toàn, ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo… vẫn còn thiếu lương thực và đòi hỏi chúng ta phải có chính sách hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực ở những vùng này. Trong các chính sách về sản xuất lương thực như chính sách đất đai, chính sách quy hoạch sản xuất…để tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã đem lại năng suất, sản lương cao, từ đó sẽ đảm bao an ninh lương thực, sản xuất lương thực ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực nó con giúp cho người sản xuất lương thực có lương thực dư thừa họ co thể mang đi bán
hay trao đổi từ đó tăng thêm thu nhập giúp đảm bảo cuộc sống. Khi cuộc sống ổn định người dân không còn lo lắng về vấn đề ăn nữa họ sẽ yên tâm tăng gia sản xuất, và tìm cách làm ăn, vượt nghèo và vươn lên thoát nghèo. Hàng loạt các chính sách về sản xuất lương thực, nông thôn được đầu tư về giao thông, thuỷ lợi, điện giống … sẽ giúp cho người dân có điều kiện để phát triển sản xuất, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Để đảm bảo an ninh lương thực Nhà nước ta đã thực hiện hàng loạt các chính sách như là: ổn định đất lúa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chính sách tín dụng cho người nghèo, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách giáo dục, hướng dẫn làm ăn…nhằm mục tiêu đáp ứng lương thực tại chỗ, tận dụng các điều kiện tư nhiên sẵn có của vùng, tận dụng lợi thế của vùng để sản xuất ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng hướng tới đảm bao an ninh lương thực một các bền vững từ đó cũng giúp người dân nhận thức được và hướng cho họ cách làm ăn, dậy nghề cho họ để họ có thể thoát đói trước tiên sau đó tiến tới thoát nghèo. Đó cũng chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta tiến tới xoá đói giảm nghèo, đưa đất nước tiến lên, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phát triển một cách bền vững và ổn định. Với các chính sách như là chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì những vùng như là vùng núi , vùng sâu vùng xa, vùng biện giới hải đảo…có diện tích gieo trồng lương thực ít, có kỹ thuật canh tác thấp và đặc biệt những nơi này không có điều kiện sản xuất lương thực nên chuyển từ trồng các cây trồng truyền thống sang trồng các cây trồng khác cho năng suất, sản lượng cao hơn nhằm đảm bao an ninh lương thực và cũng đồng thời tiến tới xoá đói giảm nghèo.
2. Chính sách thị trường lương thực và lưu thông lương thực nhằm cân bằng cung cầu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực hướng bằng cung cầu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo
Trong quá trình đảm bảo an ninh lương thực thì chính sách thị trường và lưu thông lương thực là rất quan trọng. Chính sách này sẽ đảm bảo được cho người dân tiếp cận được với lương thực.
Bất cứ một nơi nào muốn đảm bảo an ninh lương thực mà thị trường lương thực không phát triển hay kém phát triển thì người dân nơi đó để tiếp cận được với lương thực chỉ có thể theo hướng đó chính là tự cung cấp lương thực, mà việc tự cung cấp lương thực chỉ thuận lợi cho những vùng có điều kiện về sản xuất lương thực, còn những vùng không có điều kiện sản xuất lương thực như vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo thì việc tiếp cận lương thực theo cách đó là không hợp lý, sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói chung và nghèo đói về lương thực. Chính vì vậy cần phải phát triển thị trường lương thực ở những vùng này nũa, để người dân tiếp cận được với lương thực đảm bảo cuộc sống và yên tâm sản xuất. Vậy thị trường lương thực phát triển sẽ giúp người dân đảm bảo được an ninh lương thực và từ đó cũng tiến tới giải quyết đói nghèo, thị trường lương thực phát triển sẽ tạo cơ hội cho người dân tham gia vào thị trường, họ tham gia buôn bán, trao đổi, thực hiện lưu thông lương thực và họ sẽ kiếm được tiền làm tăng thu nhập góp phần ổn định cuộc sống và hướng thoát khỏi đói nghèo.
Thị trường lương thực phát triển giúp ổn định cung cầu lương thực, bình ổn giá cả, tạo điều kiện cho người nghèo cũng tiếp cận được với lương thực đảm bảo an ninh lương thực, người dân không phải lo lắng về vấn đề đói lương thực họ yên tâm tăng gia sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như là giống mới, kỹ thuật chăn nuôi theo hướng công nghiệp, kỹ thuật canh tác theo hướng hiện đại … làm tăng năng suất, sản lượng khi đó họ
không chỉ tự đảm bảo an ninh lương thực chi chính mình mà còn dư thừa để trao đổi, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống tiến tới xoá đói giảm nghèo.
Bảng 3. Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng (%)
2001 2002 2003 2004
CPI chung
Tăng giảm hàng năm
Chỉ số giá cả hàng lương thực Tăng giảm hàng năm
Chỉ số giá cả thực phẩm Tăng giảm hàng năm
100,8 +1,4 105,9 +15,0 100,5 +1,2 104,0 +3,2 102,6 -3,1 107,9 +7,4 103,0 -1,0 102,9 +0,3 102,9 -4,6 109,5 +6,3 114,3 +11,1 117,1 +13,8
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật để đảm bao an ninh lương thực sẽ tác động tới xoá đói giảm nghèo bao an ninh lương thực sẽ tác động tới xoá đói giảm nghèo
Đảm bảo an ninh lương thực nhà nước đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng như là: xây dựng đường xá, cầu cống, thuỷ lợi kênh mương ruộng đồng, ngoài ra còn đầu tư xây dựng các kho, các bến bãi, chợ …là các cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn nhằm chuyển giao công nghệ, đảm bảo cho cả sản xuất và lưu thông lương thực đảm bao an ninh lương thực. Đây chính là điều kiện thuận lợi để người dân nắm bắt lấy cơ hội để vươn lên thoát nghèo và làm giầu. Việc đảm bảo cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ giúp cho người dân yên tâm sản xuất và họ còn có cơ hội tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp thu cách làm ăn mới để họ học hỏi và làm theo từ đó giúp họ thoát nghèo.
Cơ sở hạ tầng phát triển giúp giao lưu buôn bán, trao đổi giữa các vùng sẽ không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực mà còn giúp lưu thông lương thực giữa các vùng sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân, giúp họ ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đã có kết quả hết sức thiết thực, không chỉ có thể giúp người dân đảm bảo được lương thực cho mình mà còn tự giúp mình thoát khỏi nghèo đói và có thể tiến tới
làm giàu. Đây là chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt đến mục tiêu xây dựng đất nước tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hóa, phát triển ổn định và bền vững.