CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 70)

TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

1. Quy hoạch sản xuất

Quy hoạch diện tích sản xuất cây lương thực ổn định để có điều kiện thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, đảm bảo sản xuất đủ sản lượng lương thực ( tính sẵn có ). Công tác quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp nông thôn được tiến hành với phương châm đất nào cây ấy, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, phát triển cả trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề nông thôn, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, lấy hiệu quả kinh tế làm đầu, nhằm mục đích tăng thu nhập cho bà con nông dân. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn cần gắn chặt với thực hiện cuộc vận động chuyển đói diện tích cây trồng, diện tích đất nông nghiệp. Chuyển đổi ruộng đất dựa trên cơ sở vận động nhân dân tự giác thoả thuận, quy hoạch vùng sản xuất gắn liền với quy hoạch thuỷ lợi quy hoạch bờ vùng , bờ thửa, quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thâm canh, cơ giới hoá tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp

2. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở đây chủ yếu là chuyển đổi cơ câu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn nhằm đảm bảo an ninh lương thực và hướng tơi giúp người dân thoát nghèo và tiến tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nhũng khu vực này. Những khu vực như là khu vực miền núi, khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực bãi bồi ven biển, khu vực biên giới hải đảo, các khu vực đặc biệt khó khăn khác… có điều kiện tự nhiên về sản xuất một số cây lương thực không phù hợp và sản xuất không có hiệu quả như là: sản xuất lúa nước,trồng ngô… là không có năng suất, thì sẽ chuyển đổi sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn và nhà nước sẽ giúp đỡ về giống và kỹ thuật, như một số cây ăn quả, cây công nghiệp, cây mía … sẽ cho năng suất cao hơn, hiệu quả hơn,

từ đó đảm bảo được an ninh lương thực tại chỗ, một số có điều kiện về nuôi trồng thuỷ sản như là các vung ven biển, các vùng đất trũng,các đàm , hồ… thì thích hợp chăn nuôi thuỷ sản thì nhà nước khuyến khích chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và nhà nước sẽ hỗ trợ về kỹ thuật… nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân, từ đó đảm bảo an ninh lương thực và hương tới xoá đói giảm nghèo , giúp bà con nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương mình.

Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thủ công nghiệp, phát triển các lang nghề chuyền thống nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập giải quyết lương thực cho nông dân, tiến tới xoá đói giảm nghèo. Nhà nước hiện đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu vực nông thôn, khu vực miền núi nhằm phát triển cồng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển các thị trường ở nông thôn, phát triển giao lưu buôn bán, đặc biệt là trong lĩnh vực lương thực thực phẩm vùa nhằm đảm bảo an ninh lương thực vừa nhằm giúp bà con xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế các vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn…

Phát triển thị trường lương thực nông thôn đảm bao cung cấp và lưu thông lương thực, qua đó đầu tư các cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn phát triển thêm các dịch vụ nhằm phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, xoá nghèo đói. Hiện nay nhà nước đang có rất nhiều các công trình nhằm phát triển hệ thống thị trường nông thôn với các dự án cụ thể. Xây dựng hệ thống chợ nông thôn nhằm lưu thông lương thực giúp bà con tiếp cận được với lương thực và phát triển các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy sự phát triển của các tư thương kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa bằng cách chuyển giao công nghệ, sử dụng các loại giống mới, thâm canh tăng vụ , sử dụng kỹ thuật canh tác hiện

đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản xuất lúa. Với giải pháp này thì hiện nay mới chỉ áp dụng được ở những nơi có điều kiện và còn ở những vùng không có điều kiện sản xuất lương thực thì bước đầu chỉ có thể áp dụng các công nghệ sinh học, tạo giống nhằm nâng cao năng suất và bảo vệ cây trồng nhằm tăng sản lượng giúp giải quyết về số lượng lương thực đảm bảo đủ lương thực, còn về lâu dài thì cần phải phát triển toàn diện và không chỉ chú trọng tới việc đảm bảo an ninh lương thực cho mình mà còn hương tới sản xuất lương thực để bán dể lưu thông hau chính là cần phải tiến tới sản xuất hàng hoá, để làm giầu.

4. Giải pháp thị trường lương thực

Tiêu thụ lương thực nhằm nâng cao hiệu quả. Đây là giải pháp khá quan trọng nhằm mục tiêu đó chính là việc nhờ vào việc tiêu thụ lương thực để đem lại hiệu quả cho sản xuất lương thực. Đầu ra luôn là vấn đề quan trọng trong sản xuất lương thực, khi đảm bảo được đầu ra là có lãi, người nông dân yên tâm sản xuất , và đầu tư vào sản xuất lương thực nhằm kiếm lời … Hơn nữa khi tiêu thụ lương thực phát triển thì các vùng không có điều kiện sản xuất lương thực sẽ có lợi và sẽ tiếp cận được với lương thực sẽ đảm bảo được an ninh lương thực , qua đó giúp người dân yên tâm làm ăn kinh tế và tự thoát nghèo.

Cung ứng lương thực ở vùng khó khăn. Vùng khó khăn là vùng vừa không có điều kiện sản xuất lương thực, vừa có trình độ sản xuất, trình độ văn hoá kém phát triển, giao thông đi lại thì khó khăn, và ở vùng náy lại có tỷ lệ sinh cao, gia đình đông con đất sản xuất lương thực ít, không trình độ,…đã làm cho các vùng đặc biệt khó khăn ngày càng khó khăn, tình trang thiếu về lương thực thường xuyên xẩy ra đói triền miên. đòi hỏi phải có các chính sách, cơ chế, giải pháp phù hợp để khắc phục và giúp đỡ các nông dân ở khu vực này.vì vậy phát triển thị trường lương thực, thực hiện tốt cung ứng lương

thực là giải pháp có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo được an ninh lương thực vừa giúp bà con vùng này co cơ hội phát triển kinh tế và tự thoát nghèo.

Đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng nhất nhằm đảm bảo an ninh lương thực bền vũng và lâu dài. Đào tạo nguồn lực có kiến thức, có chuyên môn về lĩnh vực này và những cán bộ làm công tác an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo có trình độ để thực thi các dự án, chương trình nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án. Đào tạo nguồn cán bộ cơ sở, nguồn lao động có trình độ về cơ sở để làm gương, làm mẫu cho người dân noi theo, hơn nữa có như vậy mới hy vọng phát triển bền vững và đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở khu vực này.

Thực hiện chính sách đất đai hợp lý: Thực hiện chính sách giao đất giao rừng, thực hiện phân loại đất nông nghiệp, không thu thuế nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất trên những vùng có điều kiện sản xuất khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 70)