I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ
1. Thực trạng về đảm bảo an ninh lương thực
1.1 Đánh giá về mức độ đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam
Năm 2004 Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ghi nhận về sản xuất lương thực, thực phẩm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh lan rộng đàn gia cầm. Sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 39,3 triệu tấn, tăng hơn năm trước hơn 1,6 triệu tấn. Không những đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, dự trữ quốc gia mà còn đóng góp cho nhu cầu quốc tế hơn 4 triệu tấn gạo, khôi phục vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, năm 2003 Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 3.
Bảng 2. Kết quả sản xuất và cung cấp lương thực - 2004
chỉ tiêu 2003 2004
Sản lượng lương thực có hạt (1000 tấn)
Trong đó: + Lúa + Ngô
Bình quân đầu người (kg/năm)
+ Lương thực có hạt + Lúa
Chỉ số tăng trưởng ( %; năm trước = 100)
+ Lương thực có hạt + Lúa + Ngô 37.707 34.569 3.136 466,1 427,3 102,0 100,4 124,9 39.323 35.868 3.454 479,4 437,3 104,3 103,8 110,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nông nghiệp tiếp tục được mùa, sản lượng lương thực có hạt tăng mức kỷ lục, tăng với tốc độ nhanh so với năm trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2005. Tốc độ tăng về sản xuất lương thực cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số(1,4%). Lương thực bình quân tính trên đầu người tăng nhanh từ 466,1 kg lên 479,4 kg năm 2004.
Sản xuất lúa đã chuyển theo hướng giảm dần diện tích, tăng năng suất và chất lượng gạo để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Diện tích gieo trồng lúa năm 2004 giảm 9.000 ha so vơi năm 2003, chủ yếu là diện tích đất nhiễm phèn , mặn, thiếu nước, hoặc bị ngập úng trong vụ mùa được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng mầu, cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi hơn. Năng suất lúa bình quân đạt 48,2 tạ/ ha/ vụ trong năm
2004, tăng 1,8 tạ/ha. So với năm 2003. Nhờ đó sản lượng lúa tăng từ 34,6 triệu tấn năm 2003 lên 35,9 triệu tấn năm 2004.
Tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng mục tiêu an ninh lương thực vẫn đảm bảo, một trong những giải pháp mà Việt Nam đang chọn đó là mở rộng diện tích lúa lai. Diện tích lúa lai được phát triển khá nhanh ở miền Bắc, tăng từ 8 nghìn ha năm 2001 lên hơn 600 nghìn ha năm 2004. Đặc biệt chiến lược tạo giống lai có thời gian sinh trưởng từ 90 -100 ngày để trồng lúa trước và sau mùa lũ ở Đồng Bằng sông Cửu Long là một thành công được nhiều nước trong khu vực quan tâm và đánh giá cao. Từ chỗ phải nhập khẩu đến nay Việt Nam đã sản xuất được một phần lúa lai và phấn đấu tự sản xuất khoảng 70% nhu cầu vào năm 2010.
Nét mới trong sản xuất lương thực hiện nay còn thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng, tăng dần tỷ trọng ngô, giảm tỷ trọng lúa, điện tích ngô đạt hơn 990 ngàn ha, năng suất đạt 34,9 tạ /ha, sản lượng đạt 3,5 triệu tấn tỷ trọng ngô trong sản lượng lương thực đã tăng 7,8% năm 2003 lên 8,8% năm 2004. Ngô đã trở thành mặt hàng nông sản quan trọng phục vụ công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi quy mô công nghiệp đang tăng nhanh.
Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu tiếp tục có nhiều khởi sắc. So với năm 2003, sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu đều tăng: Sản lượng lạc tăng 13,7 % , đỗ tương tăng 5% , cao su tăng 11,3%, chề tăng 8,6% ca phê tăng 4,8%, hạt tiêu tăng 7,6%, hạt diều tăng 24% … đã góp phần trăng đáng kể khối lượng nông sản xuất khẩu và công nghiệp chế biến.
Về sản xuất thực phẩm thì ngành chăn nuôi vẫn duy trì được tốc độ tăng khá dù dịch cúm gia cầm xẩy ra hàng loạt và trên diện rộng vào đầu năm 2004. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi đã có những nét chuyển biến mới, hướng về sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nhiều hơn. Chăn nuôi trâu bò phục vụ cầy kéo giảm, đàn bò thịt, sữa tăng nhanh, tỷ lệ giống lai chiếm
đáng kể trong tổng đàn. Năm 2004 cả nước có 4,9 triệu con bò, tăng 11,7% so với năm 2003, trong đó đàn bò sữa chiếm gàn 98 nghìn con, tăng 20%so với năm 2003. Đàn lợn đạt 26,1 triệu con, tăng 5,1%. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 2,5 triệu tấn, tăng 7,6%so với năm 2003. Năm 2004, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt 21,6 % tuy thấp hơn năm 2003 nhưng cao hơn các năm trước.Việt Nam đặt mục tiêu đưa tỷ trong ngành chăn nuôi 20% hiện nay lên trên 30% vào năm 2010. Đẻ đạt được điều này Việt Nam phải đẩy mạnh chăn nuôi quy mô trang trại, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, mặt khác chăn nuôi theo phương thức hộ nhỏ vẫn được tiếp tục đẩy mạnh.
Lĩnh vực lâm nghiệp tuy vẫn còn khó khăn nhưng kết quả trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 180 ngàn ha, bằng năm 2003. Sản lượng gỗ khai thác đạt 2,5 triệu m3, tăng 1% so vơi năm trước. Diện tích rừng bị cháy, bị phá giảm 26,8%. Tỷ lệ che phủ của rừng tăng từ 35% lên 36,7% năm 2004 n, chủ yếu là tăng diện tích trồng rừng.
Sản lượng thuỷ sản năm 2004 tăng 8,2% so với năm trước, trong đó thuỷ sản nuôi trồng tăng 16,9%, thuỷ sản đáng bắt trăng 35%. Diện tích nuôi trồng quy mô công nghiệp được mở rộng ở nhiều địa phương, phong trào nuôi cá bề , cá hầm,đặc sản baba, lươn , ếch tiếp tục phát triển. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 2,35 tỷ USD tăng 7% so với năm trước.
Với những kết quả đạt được của Việt Nam về sản xuất và cung cấp lương thực như trên thì đã phần nao nói lên mức độ đảm bảo an ninh lương thực cho nhân vì vậy Việt Nam đang đi lên một cách ổn định về mọi mặt đạc biệt là về kinh tế và xã hội, tình trạng thiếu lương thực vẫn còn nhưng chỉ là tỷ lệ ít và dần được khắc phục. tình trngj nghèo về lương thực đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và cố găng giải quyết tình trạng cấp bách này,
tiếp tục hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và phát triển nhanh ổn định nền kinh tế, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong năm 2004 đời sống các tầng lớp dân cư Việt Nam ở các vùng miền trên cả nước tiếp tục được cải thiện hơn trước, tỷ lệ nghèo đói tiếp tục giảm nhanh nhờ sản xuất phát triển, giá cả nông sản, thực phẩm tăng, công tác giải quyết việc làm, cho vay vốn sản xuất và chương trình xoá đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả. Theo chuẩn nghèo của ngân hàng thế giới (WB), tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm từ 28.9% năm 2002 xuống còn 24,1% năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm giảm từ 9,9% xuống còn 7,8% trong các năm tương ứng (2002-2004). Theo chuẩn nghèo của Bộ lao động-TBXH năm 2004 cả nước hiện còn hơn 1,4 triệu hộ nghèo chiếm 7,9% số hộ trong cả nước. Nhiều địa phương không còn hộ đói về lương thực, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Số hộ thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt, giảm 32,4% so với năm 2003 và tập trung chủ yếu ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.