Về tiếp cận lương thực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 54)

II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC

2.3Về tiếp cận lương thực

2. Tình hình thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc

2.3Về tiếp cận lương thực

Nhà nước và các tổ chức xã hội đã triển khai nhiều chính sác, biện pháp kinh tế và xã hội, thúc đẩy đầu tư, mở rộng sản xuất, dịch vụ đa dạng hoá ngành nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút được nhiều lao động nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư. Chủ chương " khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo" đã động viên mọi người tự vươn lên, cải thiện đời sống của mình. Từ năm 2000, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ngày 17/10 đến ngày 18/11 hàng năm được lấy làm tháng " vì người nghèo" nhằm thu hút sự quan tâm của toàn xã hội đối với cồn cuộc to lớn của quốc gia và của mỗi công đồng.

Theo kết quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 do Tổng cục Thống kê thực hiện, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2002-2004 tăng 11%, cao hơn mức thu nhập thực tế 5,8% của thời kỳ 1999- 2001. Thu nhập ở khu vực nông thôn và

thành thị đều tăng, trong đó thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị đều cao hơn khu vực nông thôn 2 lần. Có sự khác biệt đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. Có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, gấp 3 lần vùng có thu nhập thấp nhất là vùng Tây Bắc.

Tỷ lệ đói của cả nước đã giảm từ 17%năm 2000 xuống còn 8.3% năm 2004 và còn 6,5% cuối năm 2005. Mục tiêu giảm nghèo đã được hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch đặt ra. Tính đến cuối năm 2004 cả nước còn 1,42 triệu hộ nghèo, giảm được 1,3 triệu hộ so với năm 2001, bình quân mỗi năm giảm được 32 vạn hộ.

Hệ thống các ngân hàng đã giúp người dân xoá đói giảm nghèo và cải thiện đáng kể đời sống. Tính đến giữa năm 2005, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội có số tổng dư nợ hơn 15.000 tỷ đồng cho vay các đối tượng chính sách với hàng triệu lượt hộ được vay trong những năm qua, trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 12.000 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm đạt 2.142 tỷ đồng. Vốn tín dụng đã giúp các hộ gia đình nghèo phát triển và nở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo một cách vững chắc. Nhiều hộ thuộc diện chính sách xã hội cải thiện được điều kiện sống. Đời sống người nghèo cũng như các hộ thuộc diện chính sách đã được cải thiện đáng kể.

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đẩy nhanh tiến trình xoá đói giảm nghèo giúp người dân tiếp cận với lương thực. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiêu cơ chế, chính sách tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo có thể chủ động tìm hoặc tự tạo việc làm kết hợp với sự hỗ trơ của nhà nước và của cộng đồng. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia đã được triển khai thực hiện như: Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, định canh định cư, di dân phát triển vùng kinh tế mới; xoá đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135, phát triển lưới điện và giao thông nông thôn… chương trình 186,661…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 54)