NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 64)

AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

1. Những kết quả đạt được về an ninh lương thực

1.1 Về sản xuất lương thực

Việt nam đã đạt được kết quả được thế giới công nhận, từ một nước thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Năm 2004 Việt Nam đã đạt mức sản lượng lương thực kỷ lục là 39,3 triệu tấn, tăng hơn năm trước hơn 1,6 triệu tấn. Vì vậy Việt Nam không những đảm bảo nhu cầu lương hực trong nước,dự trữ quốc gia mà còn đóng góp cho nhu cầu quốc tế 4 triệu tấn gạo. Về sản xuất lương thực thì khả năng về đảm bảo cung cấp lương thực để đảm bảo an ninh lương thực là không thành vấn đề, vậy việc đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam ở đây chỉ quan trọng ở việc giải quyết khâu lưu thông lương thực, và làm thế nào để người dân có thể tiếp cận được với lương thực

Thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất góp phần tích cực đảm bảo an ninh lương thực. Thực hiện quá trình đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, và kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân nhằm phát huy hiệu quả. Thực hiện các chương trình dự án phát triển công nghiệp,ngành nghề, dịch vụ nông thôn, ổn định dân cư. Triển khai các chương trình khuyến nông, lâm ,ngư, khuyến công về sơ chế bảo quản và chế biến nông sản; hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất; hỗ trợ các dự án ổn định dân di cư, tạo việc làm, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại dân di cư, đưa dân đến các vùng còn nhiều đất sản xuất, chấm dứt tình trạng du canh du

cư đối với 26 nghìn hộ(150 nghìn khẩu) ổn định đất sản xuất, đời sống cho 2,1 triệu người ở khu vực III và một bộ phận dân cư ở khu vực II còn khó khăn; hỗ trợ hộ nghèo xoá nhf tre tạm bợ vùng ĐBSCL và miền núi.

Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để thực hiện giả quyết đói nghèo.

Các dự án như tín dụng, giải quyết việc làm, khuyến nông-lâm-ngư góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo. Trong năm 2001 - 2005 thì các dự án tín dụng đã rất có hiệu quả vốn tín dụng trong các năm là: Năm 2001 vốn tín dụng là 11.600 tỷ đông, năm 2002 là 6.194 tỷ đông, năm 2003 là 7.022 tỷ đồng, năm 2004 là 11.600 tỷ đồng, năm 2005 là 11.600 tỷ đồng. dự án khuyến nông khuyến nông cũng có nguồn vốn đầu tư khá lớn khoảng gần 300 tỷ đồng.

1.2 Về thị trường lương thực và lưu thông lương thực

Nhờ xoá bỏ bao cấp, tự do lưu thông lương thực, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích tham gia, nhất là khu vực tư nhân nên đã giải quyết mối quan hệ cung cầu về lương thực từ nơi thừa sang nơi thiếu rất thuận lợi, linh hoạt, giá cả lương thực tương đối ổn định phù hợp với mức tăng của sản xuất và thu nhập nên không xẩy ra sốt giá lương thực.

Thị trường lương thực phát triển khá mạnh và ngày càng đa dạng ở các khu vực miền núi, vùng sâu , vùng xã,vùng biên giới hải đảo đã đảm bảo được an ninh lương thực. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cũng đã được chú trọng đầu tư, và đạt được kết quả lớn, như xây dựng hệ thống chợ nông thôn, tạo điều kiện cho phát triển thị trường lương thực ở khu vực này và giúp đảm bảo an ninh lương thực.

Trong những năm gần đây, do thị trường quốc tế biến động phức tạp, giá cả nhiều mặt hàng tăng đột biến trong đó có giá vật tư nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã có các chính sách bảo hộ cho nông nghiệp vì thế nên giá cả lương thực không biến động là máy, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất và ổn định về tu nhấp, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển.

Tiêu dùng lương thực đã được cải thiện rõ rệt, tiêu dùng gạo trong bữa ăn hàng ngày giảm, trong khi tiêu dùng thịt, cá, trứng dầu mỡ và hoa quả ngày càng tăng, Hiện nay thu nhập của các hộ dân cư phần lớn đã tăng, và người dân hầu hết cả nước không còn lo đói về lương thực nữa mà họ có xu hướng tiêu dùng lương thực co chất lượng và có văn hoá, thực phẩm sạch... tuy vậy ở một số vung trong cả nước vẫn càn thiếu thốn về lương thực do ơ những nơi đó không có điều kiện sản xuất lương thực và có thị trường lương thực phát triển kém, giao thông đi lại lại khó khăn...vì vậy hiện nay nhà nước ta đang có các chính sách hỗ trợ phát triển, đặc biệt là phát triển giao thông, phát thị trường, dầu tư xây dựng hệ thống chợ nông thôn... nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực này.

1.3 Về tiếp cận lương thực

Nhà nước và các tổ chức xã hội đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp kinh tế và xã hội, thúc đẩy đầu tư, mở rộng sản xuất, dịch vụ đa dạng hoá ngành nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đã tạo nhiều việc làm mới, thu hút được nhiều lao động và tăng thu nhập cho các tầng lớp nhân dân từ đó hướng tới đảm bảo an ninh lương thực.

Các dự án như tín dụng, khuyến nông, lâm đã góp phần tích cực vào việc giúp người dân tiếp cận được với lương thực. Và tinh đến thời điểm hiện nay thì hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã có tổng dư nợ 15000 tỷ đồng cho vay các đối tượng chính sách

Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo luôn là những vấn đề quan trọng được nhấn mạnh trong chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người dân tiếp cận được với lương thực

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn giúp đảm bảo lưu thông lương thực và giúp những vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với lương thực. đầu tư về giao thông,xây dựng hệ thông cơ sở hạ tầng thương mại, đáp ứng và thúc đẩy phát triển thương mại và các ngành nghề khác ... nâng cao thu nhập và tiến tới đảm bao an ninh lương thực băng cách thư hai.

2. Những thách thức (những vấn đề đặt ra) về an ninh lương thực

Dân số tăng nhanh nhất là ở khu vực nông thôn, chiếm 75% dân số với tốc độ tăng tự nhiên trên 1,5% / năm. Trung bình mỗi năm dân số tăng 1 triệu người càng tăng sức ép về lao động, việc làm và yêu cầu về lương thực

Quỹ đất cây lương thực nhất là đất lúa có nguy cơ giảm dần do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh, trong khi khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế. Đất canh tác bình quân hộ/ người rất thấp và còn tiếp tục giảm

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn rất cao(24,5% năm 2004), đặc biệt là tỷ lệ thấp, coi và sự không đồng đều giữa các vùng, các địa phương.

Công cuộc xoá đói giảm nghèo đứng trước những thách thức mới, tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng tỷ lệ giảm không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số còn có tỷ lệ nghèo rất cao( từ 70-80%); an ninh lương thực không bền vững khi tỷ lệ hộ nghèo nằm ở ngưỡng sát nghèo rất cao, số này luôn đứng trước nguy cơ tái nghèo.

Chất lượng lao động ở nông thôn quá thấp, mức độ cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng lãnh thổ, giữa nam và nữ vẫn còn rất lớn

Thị trường lao động phát triển một cách tự phát, di cư tự do là chủ yếu, trong khi bộ phận dân di cư tự do luôn đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực. Mức độ khó khăn đối với vấn nạn di cư tự do hiện nay được các cơ quan chức chách đánh giá là nặng lề hơn mức độ tăng dân số tự nhiên

Chênh lệch về thu nhập và sự phân hoá giàu nghèo trong dân cư dang diễn ra nhanh chóng trong khi nguồn phúc lợi xã hội hạn hẹp, chưa có khả năng đảm bảo an ninh lương thực đến mọi người dân như ở một số nước phát triển

PHẦN 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC HƯỚNG TỚI XOÁ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 64)