Về sản xuất lương thực thực phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 50)

II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC

2.1Về sản xuất lương thực thực phẩm

2. Tình hình thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc

2.1Về sản xuất lương thực thực phẩm

Lúa gạo là một ngành chiến lược quan trọng đối với nông nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Năm năm qua, mặc dù diện tích lúa đã giảm gần 1%/năm do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhưng năng suất tăng 3,7% năm nên sản lượng tăng với tốc độ 2,6%năm, sản lượng bình quân đạt 34.5 triệu tấn/ năm, so với 32,3 triệu tấn thời kỳ 1996 - 2000.

Hơn 70% sản lượng lúa của cả nước được sản xuất ở vùng đồng băng sông Hồng và sông Cửu Long. Trong đó Đồng bằn sông Cửu Long chiếm ưu thế tuyệt đối cả về sản xuất và xuất khẩu gạo. Sản lượng lúa toàn vùng đã tăng từ 16,7 triệu tấn năm 2000 lên 18,5 triệu tấn năm 2004.

Vụ Đông Xuân hiện đang chiếm trên 40% diện tích gieo trồng với gần 50%tổng sản lượng lúa cả năm. Vụ Hè Thu tạo nên hệ thống 3 vụ lúa/ năm từ vùng Bắc Trung Bộ trở và, chiếm trên 30% diện tích gieo trồng với 26,5% tổng sản lượng. Vụ mùa chiếm gần 30% diện tích gieo trồng, 23% tổng sản lượng lúa cả năm.

Cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa Đông Xuân và lúa Hè thu có năng suất cao,ổn định. Đặc biệt vụ Hè thu tránh được lũ sớm ở Đồng Bằng sông Cửu Long và khu vực miền trung.

Sản xuất ngô cũng có bước phát triển mạnh trong những năm gần đây: Năm 2000 diện tích ngô mới đạt 730,2 nghìn ha, năng suất đạt 27,5 tạ/ha, sản lượng2,06 triệu tấn. Năm 2004 diện tích tăng lên 990 nghìn ha, năng suất 34,9tạ/ha, sản lượng đạt 3,45 triệu tấn; tốc đọ tăng sản lượng 18% năm. Bên cạnh đó, sản lượng các loại cây màu khác như khoai lan, sắn… tăng khá ổn định với mức trên 1 triệu tấn ( quy thóc)/ năm.

Năm năm qua tốc độ tăng sản lượng lương thực(có hạt ) đạt 3,5% năm; bình quân mỗi năm Việt Nam sản xuất 37,5 triệu tấn lương thực quy thó; sản lượng lương thực tăng bình quân trên 1 triệu tấn/ năm. Năm 2004, mặc dù thiên tai gây hậu quả nặng nề trên nhiều vùng trong cả nước nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt 39,3 triệu tấn, mức bình quân lương thực đầu người đạt 480kg/người/năm (riêng thóc 437kg) và so với 445kg năm 2000. an ninh lương thực quốc gia ngày càng được củng cố. Với lượng xuất khẩu bình quân đạt 4 triệu tấn / năm, Việt Nam là một trong nhưng quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Có thể nói, bước nhẩy vọt về sản xuất lương thực đã làm thay đổi cục diện sản xuất nông nghiệp nước ta, cho phép phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lấy chất lượng hiệu quả làm chính và hướng mạnh ra xuất khẩu, cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh cây lương thực các loại cây thực phẩm, cây ăn quả cũng như các sản phẩm chăn nuôi đều đạt mức tăng trưởng khá. Mức bình quân sản lượng tính bình quân đầu người năm 2004 về rau là 67kg, quả là 28,5kg, cá 27,5 kg, thịt các loại 24,8 kg.

Những khuyến khích do chính sách đổi mới, đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách hướng vào thị trường và các chính sách hỗ trợ nông nghiệp tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong năm năm đầu tư cho phát triển thuỷ lợi đạt trên 21.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư cho thuỷ lợi đạt trên 14.800 tỷ đồng. Tổng năng lực tưới tiêu năm 2005 đạt 8 triệu ha gieo trồng, năng lực tiêu 1,7 triệu ha. Đến nay khoảng 90% diện tích gieo trồng được tưới bằng công trình thuỷ lợi. Nhiều công trình thuỷ lợi nhỏ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đã và đang xây dựng, góp phần tăng khả năng tự túc lương thực tại chỗ và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa …

Nhà nước có các chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân và doanh nghiệp, như: miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức, giảm 50% đối với diện tích vượt hạn mức; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trang trại và các hoạt động dịch vụ cho các xã viên HTX nông nghiệp; thuế xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản 0%, không đánh thuế nhập khẩu đối với vật tư nông nghiệp cơ bản ( phân bón ); bảo hộ đối với những ngành còn khó khăn ( mía đường, sữa, thịt…).

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho nghiên cứu khoa học thuộc Bộ NN&PTNT 5 năm qua tăng bình quân 7,6%/năm. Tổng kinh phí sự nghiệp dành cho khoa học, công nghệ đạt trên 1000 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần giai

đoạn 1996 - 2000. Nổi bật nhất trong các hoạt động nghiên cứu khoa học là lĩnh vực nghiên cứu chọn, tạo giống. từ năm 2000 đến nay, 87 giống cây trồng, giống vật nuôi dược chọn tạo , đưa tỷ lệ áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp lên 35%. Nhờ đó năng suất, sản lượng của nhiều loại cây trồng đều tăng qua các năm.

Trong những năm gần đây, Bộ nông nghiệp và PTNT đã công nhận và khuyến khích đưa vào sản xuất trên 50 loại giống lúa mới, khu vực hoá 70 loại giống khác. Hiện nay, khoảng 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, cây ăn quả…sử dụng giống mới được đưa vào sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng cao; trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân tăng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 50)