Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện và chỉ đạo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 28)

II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN NINH

2.Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện và chỉ đạo

trình an ninh lương thực và hướng tới xoá đói giảm nghèo của Tỉnh Yên Bái

Qua quá trình tổ chức chỉ đạo chương trình an ninh lương thực hướng tới xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái, rút ra một số kinh nghiệm sau:

 Chương trình an ninh lương thực là một chương trình lớn của quốc gia và của tỉnh, đòi hỏi cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành để chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Đây chính là việc thể hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp Bộ ngành và địa phương nhằm đạt được mục tiêu về đảm bảo an ninh lương thực từ đó hướng tới xoá đói giảm nghèo và giúp người dân vươn lên làm giàu.  Có sự hoạt động đều đặn, chủ động, tích cực của các thành viên,

trong đó sở Nông nghiệp và PTNT là chủ lực, và phải có các ý tưởng tham mưu cho cơ quan thực hiện nhằm mang lại hiệu quả khi thực hiện, thường xuyên đưa ra kế hoạch hoạt động từng quý,từng năm để giúp Uỷ ban an ninh lương thực tổ chức chỉ đạo thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao và đạt được mục tiêu đề ra đó là đảm bảo được an ninh lương thực của tỉnh từ đó hướng tới xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là những nơi khó khăn về sản xuất lương thực tránh tình trạng đói lương thực.

 Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều giữa các đơn vị cơ sở và tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo và tổ chức các cuộc tham quan trong và ngoài nước để nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ tham gia chương trình, sẽ đem lai hiệu quả khi thực hiện và

giúp giảm được chi phí khi người quản lý thực hiện có chuyên môn kỹ thuật.

 Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình an ninh lương thực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình tại tỉnh Yên Bái

 Kiên quyết chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phát triển sản xuất nông nghiệp để giải quyết an ninh lương thực. Không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất lương thực. Nê phải đẩy nhanh sản xuất các cây trồng, vật nuôi có thu nhập cao. Đồng thời phải chú trọng việc sản xuất lương thực tại chỗ nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ từ đó hướng tới xoá đói giảm nghèo.

 Mở rộng hệ thống các chợ nông thôn là một vấn đề quan trọng để giao lưu kinh tế mở ra khả năng tiếp cận lương thực. Ở nông thôn người nông dân ở nhưng nơi không có điều kiện sản xuất lương thực thì nơi để họ tiếp cận được với lương thực chính là chợ vì thế hệ thống chợ nông thôn có vai trò hết sức quan trọng tỏng việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với lương thực, hơn nữa sẽ tạo điều kiện tang thu nhập cho một số hộ tư thương buôn bán ở thị trường này giúp họ làm giàu từ tương mại và góp phần xoá đói giảm nghèo và đưa thương mại phát triển lên vùng sâu, vùng xa…

PHẦN 2. THỰC TRẠNG VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC TỚI XOÁ ĐÓI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 28)