Thực trạng về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 41)

I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ XOÁ

2. Thực trạng về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005

 Nghèo đói và vấn đề an ninh lương thực là hai vực luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chính vì vậy, trong 5 năm qua (2001-2005) cùng với việc thực hiện chiến lược về an ninh lương thực, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện chiến lược an ninh lương thực, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo với mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2005(chuẩn nghèo cũ). Để thực hiện được mục tiêu đó, cùng với việc bổ xung, sửa đổi hệ thống chính sách xoá đói giảm nghèo như: chính sách cho vay ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, chính sách y tế, giáo dục… chính phủ Việt Nam đã ưu tiên đầu tư vốn cho chương trình, huy động nguồn lực đóng góp của cộng đồng và quốc tế, và chỉ đạo kiên quyết nhằm thực hiện dược mục tiêu đề ra.

 Kết quả xoá đói giảm nghèo đến cuối năm 2005:

 Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm chỉ còn khoảng 6,5% (xấp xỉ 1,1 triệu hộ) vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vòng 5 năm từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống còn 6,5% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn hộ (đến cuối năm 2004 có: 2 tỉnh, thành phố không còn hộ nghèo, 18 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 3-5%, 24 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 5-10%, 15 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10-15%, 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 15-20%; 2 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20% và cơ bản không còn hộ đói (về lương thực).

Trong năm năm chương trình xoá đói giảm nghèo đã huy động được 41 nghìn tỷ đồng (Bao gồm cả chương trình 143, 135 và các dự án hợp tác quốc tế), riêng nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu

xoá đói giảm nghèo đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, trong đó NSTW 3.000 tỷ đồng (14,28%), NSĐP 2.500 tỷ đồng (11,90%); huy động từ cộng đồng 1500 tỷ đồng (7,14%); từ lồng ghép các chương trình, dự án 2.000 tỷ đồng (9,52%) và tín dụng 12.000 tỷ đồng (57,14%). Người nghèo tiếp cận được thuận lợi và có hiệu quả hơn từ các chính sách trợ giúp của nhà nước về điều kiện kinh tế (tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, dậy nghề...) và các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục nước sạch…) người nghèo đã được từng bước tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo (xác định đối tượng, nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát).

Chính vì vậy, kết quả thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo không những chỉ là một trong những thành tựu đạt được mà còn được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Thực trạng nghèo đói theo chuẩn nghèo cũ (2001-2005) mà chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo đạt được: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 đã ghi nhận “Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế”. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vòng 5 năm từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống còn 8,3% năm 2004 (1,44 triệu hộ), bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn hộ nghèo.

Tính đến cuối năm 2005 có:

o 2 tỉnh / thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.

o 18 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 3-5%

o 24 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 5-10%

o 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20 %.

Theo ước tính đến cuối năm 2005, cả nước còn khoảng 1,1 triệu hộ (dưới 7% tổng số hộ trên cả nước) thực tế đến cuối năm 2005 vừa qua tỷ lệ này là 6,5%.

 Tạo được phong trào xoá đói giảm nghèo sôi động trong cả nước.

Thông qua việc thực hiện chương trình đã tạo được phong trào xoá đói giảm nghèo sâu rộng trong phạm vi cả nước theo phương trâm xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, cộng đồng các tầng lớp dân cư, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Vai trò của mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể như: hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn TN CS HCM trong xoá đói giảm nghèo ngày càng được nâng cao.

 Nâng cao được nhận thức, năng lực, trách nhiệm về xoá đói giảm nghèo được nâng cao.

Thông qua việc thực hiện chương trình nhận thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành và người nghèo được nâng cao.

Xoá đói giảm nghèo là một nội dung chính trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ thực hiện các mục tiêu niên kỷ mà trong đó có các chỉ tiêu về xoá đói giảm nghèo sẽ góp phần ổn định xã hội, tạo môi trường cho phát triển kinh tế.

Trong 5 năm để tổ chức đào tạo được 130.374 lượt cán bộ, trong đó 95% là cán bộ cấp xã, thôn, bản về công tác xoá đói giảm nghèo với nguồn kinh phí là 63 tỷ đồng. Đã từng bước đưa các phương tiện, thiết

bị hiện đại vào các lớp tập huấn. Nội dung đào tạo tập trung vào nâng cao các kỹ năng tổ chức thực hiện như phương pháp tham gia của người dân; tổ chức nhóm tín dụng, tiết kiệm, giám sát và đánh giá nghèo đói, nhằm giúp đỡ cho cán bộ xoá đói giảm nghèo ở cơ sở không chỉ biết cách triển khai các dự án, chính sách, huy động nguồn lực, mà còn tham gia có hiệu quả vào quá trình ra quyết định, giám sát và đánh giá chương trình. Đồng thời bổ xung những kiến thức mới về lập kế hoạch phát triển thôn bản và xã có tính đến vấn đề giới. Tài liệu tập huấn về xoá đói giảm nghèo đã được dịch ra 6 thứ tiếng dân tộc: Tày, Nùng, Khme, H’mông, Thái, Gia Rai và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc tiểu số. Thông qua tập huấn, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chương trình.

Nhận thức về xoá đói giảm nghèo và ý trí vươn lên làm giàu ngày càng được thấm sâu vào đội ngũ cán bộ và người dân. Nhiều tấm gương quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Điển hình là ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, hơn 800 xã đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện ra khỏi chương trình 135, 44 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nghèo dưới 10%

 Người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo của chương trình 135.

 Tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Trong 4 năm (2001-2004) ngân hàng Chính Sách Xã Hội đã có 3,573 triệu lượt hộ vay vốn, mức vay bình quân một hộ tăng từ 2,2 triệu đồng (năm 2001) lên 3 triệu (2004). Dư nợ cho vay hộ nghèo đến 31/12/2004 đạt 11.600 tỷ đồng; theo đánh giá, có khoảng 75% số hộ nghèo được vay vốn chiếm 15,8% tổng số hộ trong cả nước. Để thực hiện chính sách

cho vay ưu đãi, nhà nước đã cấp bù chênh lệch lãi suất với số tiền 1.782 tỷ đồng. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả vốn đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (4%).

Nguyên nhân của những thành tựu trong xoá đói giảm nghèo:

 Trong 5 năm qua, nhờ kinh tế đất nước phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được nhà nước ưu tiên đầu tư ( thuỷ lơi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất …), đời sống của người dân ở nông thôn khu vực tập trung đông người nghèo đã được cải thiện rõ rệt, đó là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả nước.

 Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được các cấp

uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể từ trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện thành chính sách, cơ chế dự án và kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực … người nghèo đã bước đầu có nhận thức đúng để vươn lên, biết tận dụng cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và công đồng.

 Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xoá đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống, như tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ về y tế giáo dục; hỗ trợ dân tộc đồng bào đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, di dân kinh tế mới;… tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho xoá đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã nghèo để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của

nhân dân, đặc biệt ở những xã nghèo miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

 Hệ thống tổ chức, cán bộ đã được hình thành ở các

tỉnh, thành phố bước đầu thực hiện tốt ở một số địa phương; Đội ngũ thanh niên tình nguyện, cán bộ tỉnh, huyện tăng cường có thời hạn cho các xã nghèo (trong 2 năm 1999 và 2000 khoảng 2000 người) đã hoạt động tích cực trong việc giúp các xã xây dựng kế hoạch, dự án, tổ chức thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

 Đã xuất hiện nhiều mô hình hộ gia đình, thôn, bản, xã, huyện xoá đói giảm nghèo có hiệu quả đã được nhân rộng, như: mô hình tiết kiệm – tín dụng của phụ nữ; mô hình xoá đói giảm nghèo theo hướng tự cứu; mô hình xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc; mô hình phát triển cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo; mô hình gắn kết các hoạt động của Tổng công ty với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.

 Đã đa dạng hoá việc huy động nguồn lực, trước hết

là chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực cộng đồng (các Tổng công ty, các địa phương khác, các tầng lớp dân cư…) kết hợp với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước; mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính cho xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w