Về thị trường lương thực và thực phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 50 - 52)

II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC

2.2Về thị trường lương thực và thực phẩm

2. Tình hình thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc

2.2Về thị trường lương thực và thực phẩm

Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã quan tâm thực hiện nhiều chính sách và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông – lâm sản trong và ngoài nước. Nhờ vậy việc tiêu thụ nông sản của nông dân được tốt hơn. Tình trạng khủng hoảng thừa đối với các loại nông sản chính được từng bức khắc phục. Nhiều năm nông dân được mùa, được giá xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng lên. Một số giải pháp như:

 Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến xuất khẩu sản phẩm.

 Các Bộ, ngành đã tổ chức nghiên cứu, theo dõi diễn biến thị trường trong và ngoài nước và thông tin kịp thời cho nông dân, các doanh nghiệp có phương án sản xuất phù hợp.

 Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ

nông thôn. đến nay đã có 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành quy hoạch, 13 tỉnh đang triển khai xây dựng.

 Chính phủ chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân. Bộ nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các bộ, ngành, dịa phương đã vận động thực hiện rộng rãi phương thức liên kết 4 nhà ( nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đến nay đã đạt được những kết quả khả quan đối với một số loại nông sản có khối lượng hàng hoá lớn.

 Trên phạm vi cả nước thị trường lương thực với nhiều thành phần kinh tế tham gia đã được hình thành, cùng cạnh tranh bình đẳng. Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trong trong quá trình lưu thông buôn bán lương thực trên thị trường nội địa; đảm nhiệm khâu trung gian gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng; giữa người sản xuất và các đại lý, cơ sở chế biến và các công ty kinh doanh lương thực. Các thành phần trên tạo thành mạng lưới rộng lớn, góp phần tiêu thụ hết số hàng hoá được sản xuất ra hàng năm.

 Nhà nước tổ chức 2 tổng công ty kinh doanh lương

thực, 1 tổng công ty kinh doanh thuỷ sản, 1 tổng công ty kinh doanh gia súc, gia cầm và 1 tổng công ty kinh doanh rau quả. Các tổng công ty này có hàng trăm các đơn vị thành viên đảm nhiệm chủ yếu khâu bán buôn và xuất khẩu. Bên cạnh đó, còn có hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và hàng vạn người bán buôn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lương thực - thực phẩm.

 Mạng lưới chợ nông thôn và thành thị được xây dựng rộng khắp ở hầu hết các địa phương trong cả nước đã trực tiếp hỗ trợ cho người sản xuất và tiêu dùng. Ước tính cả nước có trên 10.000 chợ, trong đó chợ nông thôn chiếm gần 80% tổng số chợ. Hệ thống thương mại lương thực đã góp phần mua hết thóc hàng hóa của nông dân và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng trong tiêu dùng,

nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường xuyên xẩy ra thiên tai.

Tuy nhiên sự phân bố mạng lưới chợ chưa thật hợp lý, chủ yếu tập trung ở các vùng đông dân, kinh tế phát triển. Vùng núi, vùng sâu, vùng xa… mạng lưới chợ còn rất thưa thớt, Các tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên mật độ chợ chỉ 0,1 chợ/10m km2, thậm chí còn dưới 0,1chợ/10km2

Dự trữ quốc gia được củng cố để có khả năng kịp thời can thiệp khi có sự đột biến về giá lương thực trên thị trường, đồng thời sẵn sàng đối phó với thiên tai, bão lũ xây ra hàng năm…Chính phủ đã nhiều lần huy động lực lượng dự trữ cứu trợ khẩn cấp lương thực cho nhân dân các vùng bị thiệt hại bởi bão lũ, bảo đảm ổn định cuộc sống và sản xuất nông nghiệp,lợi trừ những cơn sốt giá lương thực.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đame bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 50 - 52)