1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

31 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Song cũn đú những hạn chế, thiếu sót ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của đất nước .Một trong số đó là vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập.. Vìvậy trong đề án kinh tế chính t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở

VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Sáng SVTH : Nguyễn Thị Xuân

Lớp 60 Khóa 33

Thành phố Hồ Chí Minh 11/2008

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm:

Trang 3

-MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I: Tổng quan về bất bình đẳng trong thu nhập

1.Bình đẳng và bất bình đẳng trong thu nhập 1

2.Cơ sở kinh tế của bất bình đẳng 2

2.1/ Khái niệm 3 Tác hại xã hội cuả bất bình đẳng 5

3/1.Về kinh tế 5

3/2 Về chớnh trị-xã hội 6

3/3 Về văn húa 7

Chương II: Thực trạng thu nhập các tầng lớp dõn cư ở Việt Nam 1.Thu nhập phõn theo khu vực 8

1/1 Khu vực vùng kinh tế 8

1/2 Khu vực thành thị-nông thôn 9

1/3 Khu vực thành phần kinh tế 10

2.Thu nhập phõn theo nhúm dõn cư 11

2/1 Phõn theo nhúm giàu nghèo 11

2/2 Phõn theo nhúm dõn tộc 13

Chương III: Giải pháp thu hẹp bất bình đẳng trong thu nhập 1 Giải pháp về kinh tế 15

Trang 4

1/1 Phát triển lực lượng sản xuất 14

1/2 Hoàn thiện chớnh sách tiền lương tiền công 17

2 Giải pháp về phõn phối 17

3 Giải pháp về chớnh sách xã hội 18

3/1.Tạo việc làm thực hiện xúa đói giảm nghèo 18

3/2 Hình thức bảo hiểm 19

3/3 Trợ cấp và chớnh sách xã hội 20

3/4 Các giải pháp khác 20

KẾT LUẬN

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng những năm cuối thập niên 80

và đang vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.Trong những năm gần đây ta đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, trung bình 6-7%; đời sống kinh tế - chính trị ổn đinh, mức sống người dân không ngừng nâng cao Song cũn đú những hạn chế, thiếu sót ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của đất nước Một trong số đó là vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập Đây là một vấn đề hết sức nhức nhối vỡ nú là nguyên nhân sâu xa của bất ổn kinh tế - chính trị Thật vậy, ở thời kỳ quá độ, khi mà con người chưa đạt đến trình độ coi lao động là nhu cầu thì vấn đề thu nhập và sự bình đẳng là yếu tố tiên quyết cho lòng tin cua nhân dân vào sự phát triển Chúng ta không thể nói chủ nghĩa xã hội ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản khi mà đời sống người dân khó khăn và không được cải thiện Nhưng, ở

Trang 5

nước ta hiện nay thì vấn đề bất bình đẳng cũn khỏ nan giải, trong khi nền kinh

tế tăng trưởng ở mức cao thì bất bình đẳng ngày càng gia tăng, sự phân hóa

giàu nghèo ngày càng rõ nét Tuổi trẻ ngày 21-11-2007 đã đề cập” Một người

ăn nguyên một con gà, một người chỉ đứng nhìn, tính bình quân mỗi người ănđược nửa con gà”.Cỏch tớnh GDP bình quân đầu người như vậy khôngphản ánh hết thực trạng đời sống của nhân dân vì thực tế theo chuẩn nghèomới, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc Vìvậy trong đề án kinh tế chính trị số 140:”Bất bình đẳng trong thu nhập ở ViệtNam” người viết xin làm rõ vấn đề này và đưa ra một số giải pháp khắc phục

mà theo suy nghĩ của người viết thì có thể hữu dụng nhằm hạn chế và tiến tớithu hẹp bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam Làm được điều này tức là đưa nước ta đến gần hơn với xã hội xã hội chủnghĩa nơi mà mọi người đều bình đẳng, tạo lòng tin cho nhân dân vào sự ưuviệt của chủ nghĩa xã hội góp phần ổn định kinh tế - chính trị đưa nước tavững bước theo con đường đã chọn

Đề án được thực hiện với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩNguyễn Văn Sáng, thư viện trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh vàmột số bạn học của người thực hiện.Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy

cô và các bạn đã giúp đỡ người viết hoàn thành đề án này Trong quá trìnhthực hiện đề án, với trình độ còn non kém của bản thân người viết nên đề ánkhông thể tránh khỏi một số thiếu sót do nguyên nhân chủ quan và kháchquan, rất mong nhận được ý kiến phê bình và đóng góp của các thầy cô thuộc

bộ môn kinh tế chính trị trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh và đặc biệt

là Thạc sĩ Nguyễn Văn Sáng để người viết rút kinh nghiệm và làm tốt hơntrong các bài viết sau

Xin chân thành cảm ơn !!

Trang 6

Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2008

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP

1 BÌNH ĐẲNG VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP

Bình đẳng trong thu nhập là sự phân phối công bằng thu nhập cho mọithành viên trong xã hội, đây là mục tiêu của phân phối xã hội chủ nghĩa.Phõnphối công bằng là nói đến việc “người lao động có thể tham gia cạnh tranhvới điều kiện và quy tắc công bằng cao nhất (thu nhập nhiều hay ít tươngxứng với sự đóng góp lao động nhiều hay ít) sự khác biệt của kết quả phânphối cần được duy trì trong giới hạn mà xã hội có thể chấp nhận được Nóimột cách cụ thể, đú chớnh là sự thống nhất giữa công bằng và hiệu quả

Điều kiện tiền đề cho các thành viên xã hội tham gia vào cạnh tranh là

sự phân phối giữa tư chất bẩm sinh hay năng lực của con người đại thể phảibằng nhau, cơ hội và quyền lợi về giáo dục,việc làm, đầu tư và sản xuất kinhdoanh… ngang nhau Về kết quả của hình thức thu nhập, xã hội tiến hànhđiều tiết thu nhập của các thành viên nhằm giảm bớt thu nhập không phải do

nỗ lực chủ quan mà có, làm cho khoảng cách thu nhập giữa các thành viên xã

Trang 7

hội không quá cách xa nhau, không đựơc vựơt quá phạm vi mà xã hội có thểchấp nhận được.”1

Bất bình đẳng là không bình đẳng, tức là có sự phân phối thu nhập tạonên khoảng cách lớn cho các thành viên trong xã hội Bất bình đẳng trên thếgiới được đo bằng “hệ số Gini”2

2 CƠ SỞ KINH TẾ CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP

Các hình thức phân phối ở nước ta hiện nay tuy có đảm bảo tính côngbằng và hiệu quả hơn so với thời kỳ trước đây, nhưng do những hạn chếkhách quan chưa thể khắc phục nên trở thành một số nguyên nhân dẫn đến sựbất bình đẳng trong thu nhập Hiện tại chúng ta có 3 hình thức phân phối làphân phối theo lao động, phân phối theo vốn, cổ phần và phân phối qua cácquỹ phúc lợi xã hội Ta sẽ xem xét các hạn chế của chúng ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, phân phối theo lao động: là hình thức phân phối thu nhập căn

cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã đóng góp cho xãhội Theo nguyên tắc này người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ớt, cúsức lao động mà không làm thỡ khụng hưởng; lao động có kỹ thuật cao, laođộng ở những ngành nghề độc hại, trong những điều kiện khó khăn đềuhưởng phần thu nhập thích đáng “Phân phối theo lao động dựa trên các căn

cứ cụ thể và được thực hiện thông qua các hình thức cụ thể”3 Như vậy phânphối theo lao động là hình thức phân phối hợp lý nhất, công bằng nhất so vớicác hình thức phân phối trước đó trong lịch sử Tuy vậy, C.Mac cho rằng,phân phối theo lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa tồn tại sự khác biệt Sự

1 (1: Tr 583-584)

2 Hệ số Gini là một chỉ số đo độ bất bình đẳng theo thang điểm từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng), hệ số này càng cao thì bất bình đẳng trong xã hội càng lớn.

3 :xem thêm giáo trình kinh tế chính trị NXB CTQG

Trang 8

khác biệt về phân phối này một mặt biểu hiện sự khác biệt về năng lực sảnxuất của người lao động, một người hơn một người khác về thể lực và trí lực,

vì thế trong cùng một thời gian có thể cung cấp lao động tương đối nhiều,hoặc có thể lao động trong thời gian khá dài Sự khác biệt về năng lực laođộng của người lao động do những nhân tố bẩm sinh hoặc một số nhân tố saukhi sinh tạo thành, là “mặc nhiên thừa nhận sự không ngang nhau về năngkhiếu cá nhân và do đó, về năng lực lao động, coi đó là những đặc quyền tựnhiờn” Cũn đối với cá nhân không ngang nhau dùng cùng một thước đo để

đo “quyền là phải không bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng” Mặt khác,

sự khác biệt về phân phối còn biểu hiện ở sự khác biệt giữa lượng đượchưởng thực tế về sản phẩm tiêu dùng của cá nhân người lao động và mứcsống Vì đối tượng chi ra và thu được thù lao của người lao động là cá nhânngười lao động, còn đơn vị tiêu dùng lại là gia đình bao gồm cá nhân ngườilao động trong đó, do tỷ lệ giữa số lượng tổng nhân khẩu trong các gia đìnhcùng người lao động và nhân khẩu dược nuôi dưỡng khác nhau, ảnh hưởngtới mức tiêu dùng thực tế của mỗi người cũng khác nhau Một người lao động

đã kết hụn,một người thì chưa, con cái của người lao động này tương đốinhiều,con cái của một người khác tương đối ít, với thành quả lao động nhưnhau, từ phần thu được trong sản phẩm tiêu dùng của xã hội như nhau, mộtngười nào đú có thu nhập thực sự nhiều hơn người khác một chỳt,cũng chớnh

là giàu hơn người khác một chút Rõ ràng, trong cùng một thước đo để đo laođộng xã hội, sự khác bịêt của lượng lao động cá nhân đưa đến sự khác biệt về

số lượng thù lao, sự khác biệt của số nhân khẩu phải nuôi dưỡng sẽ dẫn đến

sự khác biệt về lượng sử dụng thực tế hàng tiêu dùng Trong xã hội xã hội chủnghĩa, trình độ lực lượng sản xuất xã hội, với đặc điểm là sự ít ỏi về hàng tiêudùng tồn tại ở một mức độ nhất định, làm cho sự khác biệt và bất bình đẳngnày trở thành không thể tránh khỏi vì quyền của một xã hội vĩnh viễn không

Trang 9

thể vượt ra ngoài kết cấu kinh tế xã hội và sự phát triển văn hóa xã hội do kếtcấu kinh tế kiềm chế”4

Thứ hai, phân phối theo vốn, tài sản, cổ phần: là sự xác định thu nhậpmang lại cho người sở hữu tư liệu sản xuất, vốn tiền tệ, kỹ thuật – công nghệ(sở hữu công nghiệp)…đó tham gia vào sản xuất kinh doanh Nguyên tắcphân phối này được biểu hiện dưới nhiều hình thức phân phối và thu nhậpkhác nhau, chẳng hạn lợi tức cho vay, lợi tức cổ phần và trỏi khoỏn, tiền thuê

tư liệu sản xuất,…Tất cả tài sản mang lại thu nhập ở đây thực chất là nhữngyếu tố về vốn là những hình thái cụ thể của lao động quá khứ tham gia vàosản xuất, kinh doanh Vậy phân phối theo vốn, tài sản, cổ phần chính là quátrình tham gia phân phối lợi nhuận của các yếu tố sản xuất thuộc về lao độngquá khứ, chứ không phải thuộc về lao động hiện tại Đõy chớnh là nguyênnhân của bất bình đẳng Nếu hai người có năng lực làm việc như nhau mà mộtngười được hưởng thừa kế từ gia đình là một số lượng lớn cổ phần trong công

ty mà cả hai người cùng làm thì điều gì sẽ sảy ra? Tất nhiên là người có thừa

kế sẽ có thu nhập cao hơn, nói điều này không có nghĩa là phê phán thừa kế

mà chỉ ra rằng đó là bất bình đẳng Chớnh là lao động quá khứ của hai giađình đang ảnh hưởng đến thu nhập của hai người hôm nay, như vậy là khôngcông bằng vì không có ai chọn nơi sinh ra cho mình Và cứ như vậy sự bấtbình đẳng kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác

Thứ ba, phân phối qua các quỹ phúc lợi xã hội là hình thức phân phốinhằm nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt làcác tầng lớp nhân dân lao động Hình thức này phân phối này bản thân nó làmột biện pháp làm giảm bất bình đẳng nhưng trên thực tế do công tác quản lý

4 (1-Tr 412-413)

Trang 10

và thực hiện yếu kém nên có nhiều nơi để sảy ra hiện tượng sai trái trongcông tác phân phối đến từng hộ gia đình.

3 TÁC HẠI XÃ HỘI CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP

Sự bất bình đẳng trong thu nhập không phải là không có những mặt tíchcực.Việt Nam không chỉ đang trong quá trình chuyển đổi, mà còn là nước mớibắt đầu công nghiệp hóa, còn là một nước nghèo, có thể cân một sự chênhlệch phát triển đủ để tạo ra động lực cho sự phát triển Với ý nghĩa này thì bấtbình đẳng trong thu nhập là một tất yếu (như đã trình bày ở trên) và có ýnghĩa tích cực Nhưng sự bất bình đẳng này lại đang là nguyên nhân chínhgây nên sự bất ổn trong xã hội

3/1 Về kinh tế

Theo bản báo cáo Nhận Định Về Bất Bình Đẳng Xã Hội Ở Việt-Nam “ những

"hố sâu" ngăn cách của sự bất bình đẳng trong giàu nghèo và trong cơ hội, kể

cả trong nội bộ và giữa các quốc gia, đã góp phần dẫn đến sự nghèo khổ cùngcực kéo dài dai dẳng đối với một bộ phận lớn dân số Điều này làm lãng phítiềm năng con người và trong nhiều trường hợp, nó làm chậm lại tốc độ tăngtrưởng kinh tế bền vững”5 Đúng như vậy con người là nhân tố năng độngnhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất Hiệu quả suy cho đến cùng làkết quả của việc người lao động thúc đẩy tư liệu sản xuất hoạt động, nâng caohiệu quả cũng cần phải dựa vào sự phát huy đầy đủ tính tích cực của ngườilao động Còn tính tích cực có phát huy được đầy đủ hay không, lại quyếtđịnh ở sự cảm thụ của người lao động đối với lợi ích kinh tế của bản thân có

5 Nhận Định Về Bất Bình Đẳng Xã Hội Ở Việt-Nam

Ngày tháng: 06/04/2005 BBC, 04.04.2005

Trang 11

thực hiện được công bằng hay không, đặc biệt khi mà lao động vẫn chủ yếu làthủ đoạn mưu cầu sự sống, mức công bằng trong thu nhập hầu như là nhân tốràng buộc đầu tiên với sự dao động tính tích cực cuả đa số người lao động.Nên nếu bất bình đẳng trong thu nhập tức là sẽ làm giảm sút tính tích cực củanhững người không được hưởng sự công bằng, hậu quả là hiệu quả thấp kém,kinh tế phát triển chậm chạp

3/2 Về chính trị -xã hội

Thứ nhất, vấn đè gia tăng dân di cư từ những vùng kém phát triển đếnnhững vùng phát triển hơn hoặc đến những vùng có điều kiện thuận lợi hơn.Ở Tõy Nguyờn, dân nhập cư tăng nhanh đã gây áp lực về đất và sảy ra nhiềutranh chấp về đất giữa người nhập cư và các lâm trường Những tranh chấpnày đến nay vẫn còn tồn tại và cú lỳc gõy căng thẳng giữa các dân tộc Ởthành phố, những người nhập cư thường không có hộ khẩu, không đượchưởng những lợi ích mà dân nghèo thành phố được hưởng như thẻ khám chữabệnh, miễn học phớ…Sự phân biệt đối xử giữa những người nhập cư không

có hộ khẩu và những người có hộ khẩu là một trong những nguyên nhân dẫntới các vấn đề xã hội nghiêm trọng ở các đô thị lớn Hơn nữa dân nhập cư vàothành phố thường có thu nhập thấp hơn dõn cú hộ khẩu thường trú ở đây, dovậy cũng đã tạo ra những vấn đề xã hội bất lợi

Thứ hai, vấn đề dân tộc thiểu số Các dân tộc thiểu số nói chung có mứcsống, mức thu nhập thấp xa so với các dân tộc Kinh và Hoa Hiện hơn 50%dân tộc thiểu số sống dưới ngưỡng nghèo Sự phát triển của các nông trường

đó đõỷ người dân tộc thiểu số vào sâu hơn, đất đai cằn cỗi hơn và do đó họngày càng nghèo hơn Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các dân

Trang 12

tộc thiểu số Tõy Nguyờn dễ bị các phần tử xấu kích động, xúi giục, tập hợptrong các tổ chức “Ful-rụ”, “Đề-Ga”, gây mất ổn định nhiều năm nay

3/3 Về văn hóa

Khi sự bất bỡnh đẳng gia tăng, một mặt người nghèo sẽ có khuynh

hướng sùng bái hang hóa, tiền tệ coi lợi nhuận là trên hết, bất chấp mọi đạo lýchỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi thường các giá trị nhân văn, tiêu biểu làhiện tượng tội phạm ngày càng gia tăng (ma túy, mại dâm, buôn lậu) Mặtkhác, giới trẻ thuộc các gia đình giàu có coi thường đồng tiền, không biết sựvất vả để làm ra tiền và vì vậy sa vào các hoạt động vô bổ, không có lý tưởngsống, làm suy thoái cả một thế hệ về mặt đaọ đức

Trang 13

Chương 2 THỰC TRẠNG THU NHẬP CÁC TẦNG LỚP DÂN CƯ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Trên đây đã đề cập khái niệm và cơ sở kinh tế của bất bình đẳng cũngnhư tác hại xã hội của nó Nước ta hiện nay có hệ số Gini là 0.391, ở mứctrung bình Bất bình đẳng ở nước ta vì thế không gay gắt như một số nướckhỏc trờn thế giới, nhưng vẫn là một vấn đề bức xúc vì bất bình đẳng trongthu nhập ngày càng gia tăng giữa các khu vực thành thị- nông thôn, giữa cỏcvựng kinh tế và các thành phần kinh tế Tuy nước ta đã có nhiều biện pháp cảithiện tình hình này và đạt những kết quả khả quan (tiêu biểu là tỉ lệ nghốo đógiảm hẳn) song mức độ chênh lệch thu nhập lại ngày càng gia tăng Dưới đâyngười viết xin đề cập thực trạng đang diễn ra trong điều kiện nước ta hiệnnay

1 THU NHẬP PHÂN THEO KHU VỰC

1/1 Khu vực vùng kinh tế

Nước ta có tất cả 8 vùng kinh tế, mỗi vựng cú một trình độ phát triển kinh tế khác nhau và do đó mức thu nhập cũng khác nhau.Trước tiờn xột số lượng hộ nghèo giữa cỏc vựng để thấy được sự phân hóa này

Trang 14

Đồng bằng sông Cửu Long 36,9 23,4 19,5 10,3

Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng vớichuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới cho các năm nhưsau: 1998: 149 nghìn đồng; 2002: 160 nghìn đồng; 2004: 173 nghìn đồng; 2006: 213 nghìn đồng

Qua số liệu trên cho thấy tỉ lệ nghèo ở cỏc vựng cú sự khác biệt đáng

kể Qua số liệu trên ta thấy vùng Tây Bắc là vùng có tỉ lệ nghèo cao nhất với 49%, trong khi đó tỉ lệ này ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng lần lượt chỉ là 5,8% và 8,8%.Ở đõy cú sự chênh lệch giữa vựng cú tỉ lệ nghèo cao nhất và vựng cú tỉ lệ nghèo thấp nhất đến 8.4 lần Người nghèo tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Bắc(49,0%), rồi đến Bắc Trung Bộ(29,1%), Tõy Nguyên(28,6%) và Đông Bắc(25,0%), cả bốn vùng còn lại chỉ chiếm 37,5%

Năm 1998, thu nhập đầu người ở khu vực sung túc nhất của VN, vùng Đông Nam Bộ (bao gồm TP HCM) cao gần gấp đôi so với vùng đồng bằng sụng Hụ̀ng (bao gồm cả Hà Nội), và cao gần gấp ba khu vực miền núi phía bắc Nếu so sánh thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất với 20% số hộ

có thu nhập thấp nhất, thu nhập của 10% số hộ có thu nhập cao nhất với 10%

số hộ có thu nhập thấp nhất, thu nhập của 5% số hộ có thu nhập cao nhất với 5% số hộ có thu nhập thấp nhất giữa vùng Đông Nam Bộ giàu nhất và vùng Tây Bắc Bộ nghèo nhất thì chỉ số ấy tương ứng là 2,18 lần; 3,15 lần và 3,14 lần (2001) Báo cáo về phát triển con người của Việt Nam năm 2001 đưa một

số nhận định như sau các thành phố như Hà Nội, Thành Phố Hồ CHí Minh và các tỉnh như Lào Cai, Lai Chõu có sự phõn húa lớn về thu nhập đến mức như

là hai thái cực Khi toàn bộ nền kinh tế đều được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế thì những người nghèo được hưởng ít hơn (chỉ bằng 75,6%) cuả bình quõn trong khi đó người giàu hưởng lợi nhiều hơn hẳn (bằng 115%)

Trang 15

1/2 Khu vực thành thị- nông thôn

Nếu tính thời kỳ 1990-1996, GDP bình quân đầu người ở khu vực nôngthôn tăng trung bình là 2,7%, trong khi khu vực thành thị có mức tăng trung bình là 8,8% (xem bảng 2 phần phụ lục) Hệ số chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nụng thụn(1996) là khoảng từ 5-7 lần6

Theo kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2002, của Tổng cục thống

kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2002 theo giá thực tế đạt 357 nghỡn đồng/thỏng, tăng 21% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 626 nghìn đồng, tăng 21,1% và khu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng, tăng 22,2% Sự chênh lệch giữa hai khu vực là 2,3 lần Theo số liệu của Tổng cục thống kê, khoảng cách về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa dân cư khu vực thành thị và khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng: năm 1994 là 2,55 lần; 1995 là 2,63 lần; 1996 là 2,7 lần, 1999 là 3,7 lần và 2002 là 2,3 lần Khoảng cách chênh lệch về chi tiêu giữa 2 khu vực này dao động ở mức 2,5 lần đến 3 lần trong những năm gần đây, cụ thể: năm 1995 là 2,5 lần; 1996 là 2,57 lần; 1999 là 3,1 lần và 2002 là 2,2 lần,năm 2006 là 2 lần ( xem phụ lục bảng 4) Ở vùng đô thị, nơi có 20% dân số sinh sống chiếm khoảng 60%GDP được phát triển với nhịp độ nhanh (10-12%/ năm) thì ở vùng nông thôn, nơi

có 80% dân số sinh sống chỉ chiếm khoảng 40% GDP lại đang phát triển chậm hơn (dưới 10%/năm) Xột riêng trong khu vực Đông Nam Bộ, năm

2002, 5% hộ gia đình giàu nhất có thu nhập cao gṍp 25 lần so với 5% nghèo nhất (chủ yếu ở ngoại thành và nông thôn)

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập và chi tiêu của các hộ trong hai khu vực

nông thôn Việt Nam đến năm 2000 Hội thảo tạo đàm về chuyển đổi nông nghiệp nông thôn Việt Nam Việc làm và xóa đói giảm nghèo ,Bộ LDĐTB-XH,1999

Ngày đăng: 11/08/2015, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w