GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 22 - 26)

Chương 3. GIẢI PHÁP THU HẸP BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP

3. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

3/1. Tạo việc làm, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Đây là giải pháp tích cực và cơ bản nhất để thực hiện công bằng xã hội.

Mặc dù chính phủ đã có nhiều biện pháp thực hiện (các chính sách quốc gia về việc làm và xúa đúi giảm nghèo) song còn nhiều hạn chế. Để đạt được mục tiêu đã đặt ra cần thực hiện các giải pháp sau.

1. Thực hiện nghiêm túc chủ trương kiềm chế tốc độ tăng dân số, đây là vấn đề cốt lõi của chính sách việc làm và xóa đói giảm nghèo nhất là ở vựng sõu vựng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Phải tìm mọi cách duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, từ đó tạo việc làm, thu hút lao động, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

3. Tổ chức tốt công tác đào tạo nghề nhằm xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề phục vụ yêu cầu của nền kinh tế và yêu cầu xuất khẩu lao động.

4. Xóa đói giảm nghèo ở cỏc vựng khó khăn phải gấn liền với phát triển sản xuất, phát triển thị trường khu vực nông thôn.

3/2. Hình thức bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội là lớp lá chắn quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội mà tất cả các nước có nền kinh tế thị trường đều tận dụng tối đa. Ở nước ta hình thức này đã thu được một số kết quả song vẫn còn nhiều bất cập. Để phát huy hết vai trò của công cụ này chúng ta hiện nay phải thực hiện các giải pháp sau.

1. Mở rộng lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Hiện nay, phạm vi bảo hiểm xã hội còn hẹp và chủ yếu là bảo hiểm bắt buộc. Trong giai đoạn tới cần khắc phục tình trạng này. Trong đó cần sớm triển khai hình thức bảo hiểm thất nghiệp và có chính sách khuyến khích mở rộng hình thức bảo hiểm tự nguyện.

2. Thay đổi cơ cấu đóng bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành theo nguyên tắc người sử dụng lao động đóng góp 15%

tổng quỹ lương, người lao động đóng góp 5% tiền lương. Đõy là một bất hợp lý cần được khắc phục theo hướng giảm tỉ lệ đóng góp của người sử dụng lao động xuống tối đa còn 50%, tăng tỉ lệ đóng góp của người lao động lên tương ứng (tuy nhiên điều đó phải đi kèm với cải cách tiền lương để không ảnh hưởng tới tiền lương thực tế của người lao động).

3. Điều chỉnh mức đóng góp bảo hiểm xã hội tránh dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa tốc độ tăng thu và tốc độ tăng chi bảo hiếm xã hội (tốc độ tăng thu giai đoạn 1995-2000 là 19,8%, tốc độ tăng chi là 37,8%).Với xu hướng này, trong tương lai, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bị mất cân đối (do thu lớn hơn chi).

4. Tăng cường pháp chế trong thu nộp bảo hiểm xã hội tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động còn phổ biến, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

5. Đổi mới phương thức phục vụ, nâng cao chất lượng các hoạt động bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm y tế.

3/3. Trợ cấp và chính sách xã hội

Trợ cấp và chính sách xã hội chính là hình thức giúp đỡ những người khó khăn nâng cao đời sống thông qua ngân sách nhà nước . Cụ thể

1. Về thực hiện chính sách đối với người có công, cần phải có chính sách ưu đãi xã hội nhằm bảo đảm mức sống của những người có công với cách mạng, ít nhất là ngang bằng với mức sống trung bình ở địa phương.

Cùng với việc nâng mức lương tối thiểu, mức trợ cấp cho các đối tượng chính sách cũng phải được nâng lên.

2. Về chính sách trợ cấp xã hội giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương bao gồm những người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang, mồ côi. Cần phát triển mạnh các lọai hình dịch vụ phục vụ những người già cô đơn (kể cả người có con nhưng muốn ở riêng) như mở các trại dưỡng lão (có sự hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp của những người vào trại); phát triển các trại nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ lang thang. Ở đây, giải pháp quan trọng nhất để chấm dứt tình trạng này là phát trển kinh tế hộ gia đình ở cỏc vựng nông thôn, miền núi, vì số trẻ em lang thang ở các thành phố (chủ yờỳ là hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) là từ vùng nụng thôn, miền núi.

3. Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái “lỏ lành dựm lỏ rỏch” trong cộng đồng để vượt qua khó khăn xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, thông qua các hình thức như đóng góp cho quỹ Vì người nghèo, phong trào xóa nhà tranh vỏch nỏt dưới những tên gọi như “xúa mái tranh nghốo”, “nhà tình thương”, “nhà đoàn kết”.

3/4. Các biện pháp khác

1. Quan tâm thích đáng đến vấn đề giới nhất là phát triển nguồn lực, đào tạo nghề cho phụ nữ, chăm sóc giáo dục trẻ em gái về vấn đề sức khỏe sinh sản, ưu tiên tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ trong tham gia quản lý lãnh đạo.

2. Đấu tranh chống tệ nạn xã hội như tham ô tham nhũng làm thất thoát tài sản của nhà nước. Đõy là nguyên nhân làm suy kiệt đất nước, làm gia tăng bất bình đẳng một cách thái quá. Cần có chế tài nghiêm khắc với loại hình tội phạm này.

3. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo bằng cách kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong chiến lược phát triển chung từ trung ương đến địa phương.

4. Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, giúp người nghèo có những hiểu biết phổ thông về pháp luật lien quan đến đời sống hằng ngày của mình.

Một phần của tài liệu BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w