Các hình thức tổ chức dạy học kết hợp dạy 18 phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề IX.Quy trình thiết kế một hoạt động dạy học 19 phát hiện và giải quyết vấn đề.. Những ý kiến đề
Trang 1Lời cảm ơn Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trang bị cho chúng em những kiến thức về lý luận dạy học nói chung và các phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học nói riêng để chúng em có điều kiện nghiên cứu đề tài này.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Trần Diên Hiển đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp các thông tin, tài liệu để em hoàn thành
đề tài này Tôi xin cảm ơn đến BGH cùng tập thể giáo viên trường Tiểu học Nhân Hậu – Lý Nhân – Hà Nam cũng như tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè và các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và thực sự có hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
Xin trân trọng cảm ơn !
Trần Tuấn Anh
Phụ lục Trang
Phần I: mở đầu 4
1.Lý do chọn đề tài 4
2.Mục đích nghiên cứu 6
3 Phương pháp nghiên cứu 6
4 Kế họạch nghiên cứu 7
5 Một số triển vọng nghiên cứu sau đề tài 7
Phần II : Nội dung 8
ChươngI 8
Những vấn đề chung về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề I Khái niệm 8
II Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học 11
phát hiện và giải quyết vấn đề III.Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 12
IV.Những ưu điểm và hạn chế 12 của phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Trang 2V.Một số lưu ý khi dạy học bằng 13
phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề VI Đối tượng học sinh có thể áp dụng dạy học 16
phát hiện và giải quyết vấn đề VII Các hình thức và cấp độ dạy học 17
phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề VIII Các hình thức tổ chức dạy học kết hợp dạy 18
phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề IX.Quy trình thiết kế một hoạt động dạy học 19
phát hiện và giải quyết vấn đề Chương II 24
Tìm hiểu nội dung các bài toán có lời văn điển hình ở lớp 5 I Vị trí và tầm quan trọng của việc dạy toán có lời văn 24
II Nội dung và phương pháp dạy học toán điển hình lớp 5 25
III Thực trạng dạy và học giải toán điển hình lớp 5 29
IV Những ý kiến đề xuất của cá nhân 30
ChươngIII 33
áp dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề để thiết kế các hoạt động dạy và học toán điển hình lớp 5 I Thiết kế các hoạt động dạy bài mới 33
II Thiết kế các hoạt động dạy luyện tập 36 Phầm III 36 Thực Nghiệm I Mục đích thực nghiệm 36
II.Nội dung thực nghiệm 36
III Thời gian và địa điểm 37
IV Kết quả 37
V Nội dung và phương pháp dạy học 37
Phần IV Kết luận kiến nghị 46
Phần I: MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Trang 3Bước sang thế kỷ XXI GD- ĐT nước ta đang đứng trước thách thứclớn đó là: Xu hướng toàn cầu hoá ngày một phát triển và lan nhanh, cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự bùng nổ thông tin khắptoàn cầu Nền kinh tế tri thức chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển củamỗi Quốc gia.
Trước những thách thức lớn đó đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyểnmình, phải đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầucủa Đất nước về phát triển nguồn lực con người Việc đổi mới toàn diện củagiáo dục thì vấn đề bức xúc nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học Chính
vì vậy luật giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định : “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duysáng tạo của người học; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thựchành, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên.” ( Luật giáo dục 2005, chương I,điều 5)
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giácchủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm;rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh” ( Luật giáo dục 2005,Chương II, mục 2, điều 28)
Những quy định này phản ánh nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đểgiải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạchậu chung của phương pháp dạy học ở nước ta hện nay Do vậy môn toán nóichung và môn toán ở Tiểu học nói riêng cũng đứng trước một yêu cầu cấpbách đó là đổi mới về nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh không phải là vấn đề mới mà
đã được dặt ra trong nghành Giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỷtrước Trong cuộc cải cách giáo dục lần hai từ năm 1980, vấn đề này đã trởthành một trong những phương hướng chính nhằm đào tạo những con ngườilao động sáng tạo, làm chủ Đất nước
Trong những năm qua, phong trào đổi mới phương pháp dạy học nóichung và đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học nói riêng đã
có một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộmôn, có tay nghề khá và nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiềugiờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của xu thế mới Tuy nhiên phổ biến hiệnnay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức có sẵn, dạy học theo phương pháp “
Trang 4Thuyết trình, có kết hợp với đàm thoại” là chủ yếu mà chủ yếu vẫn là “Thầytruyền đạt, trò tiếp nhận và ghi nhớ”.
Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học,chưa học tập một cách tích cực Nếu tiếp tục dạy học thụ động như thế sẽkhông đáp ứng được nhu cầu của xã hội Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệđang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục trong đó có sự đổi mới căn bản về phươngpháp dạy học
Trong những năm qua các trường Tiểu học đã cố gắng từng bước để cảitiến phương pháp dạy học nói chung, môn toán nói riêng Nhưng nhìn chungtrong giờ toán nhiều giáo viên còn nặng về lối dạy học truyền thống chưa chú ýnhiều đến dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh dẫntới là học sinh là “ Người thợ giải toán” thể hiện rõ nhất là dạy và học giải cácbài toán điển hình của lớp 4, 5 hiện nay, đọc bài toán lên xác định đúng dạng
mà thày đã dạy là các em giải được còn hiểu về bản chất của nó thì nhiều họcsinh còn lúng túng
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong cácphương pháp khắc phục được những nhược điểm trên mà sâu hơn nữa là quaphương pháp dạy học này cũng như qua các hoạt động học tập sẽ hình thành vàphát triển ở học sinh những năng lực khác nhau, trong đó có năng lực giảiquyết vấn đề đáp ứng với yêu cầu của con người mới vì người lao động luônphải giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống Dạy học giải quyếtvấn đề là một định hướng xuyên suốt quá trình dạy học toán từ bậc Tiểu họcđến Trung học phổ thông Chính vì những lý do trên mà tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để dạy
toán điển hình ở lớp 5”
2)Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề chung về phương pháp dạy học phát hiện vàgiải quyết vấn đề
-Qua đó vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
để thiết kế các hoạt động dạy và học nâng cao chất lượng dạy và học toán lớp5
3) Phương pháp nghiên cứu
a.Nhóm nghiên cứu phương pháp lý luận
-Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, luật giáo dục
-Nghiên cứu về lý luận dạy học, các phương pháp dạy học toán, tài liệuliên quan đến đổi mới phương pháp dạy học
Trang 5b Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-Quan sát, điều tra, thực nghiệm, thống kê, tổng kết rút kinh nghiệm
4)Kế hoạch nghiên cứu
-8 tuần đầu: Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng
-2 tuần tiếp : Thực nghiệm, tổng kết rút kinh nghiệm
-3 tuần tiếp: Viết đề tài
- 1 tuần cuối: Hoàn thiện đề tài
5)Một số triển vọng nghiên cứu sau đề tài
áp dụng dạy học bằng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ở tất
cả các mảng kiến thức của bậc Tiểu học
Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I
Những vấn đề chung về phương pháp dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề.
I)Khái niệm
Để hiểu về thể nào là phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chúng ta cùng xem xét hai cách dạy học sau:
Trang 6Khi hình thành công thức tính diện tích hình chữ nhật có 2 cách dạy họcsau:
Cách1:Giáo viên dưa ra hình chữ nhật có chiều rông 3cm, chiều dài 4cm
và đặt vấn đề:
-Để tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.Tacó:
S = 4 3 = 12(cm2)Học sinh kiểm tra công thức bằng cách đếm các hình vuông cạnh 1cm.Giáo viên yêu cầu học sinh nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật cóchiều dài a và chiều rộng b
Học sinh nêu công thức: S = a b
Cách 2: Giáo viên đưa ra các hình chữ nhật khác nhau(Kích thứa 2cm x3cm; 3cmx 5cm; 4cm x 3cm; 4cm x 5cm)
Yêu cầu học sinh tìm cách tính diện tích các hình chữ nhật này
Học sinh được phân theo nhóm, sử dụng tấm nhựa trong có kẻ lưới các ôvuông cạnh 1cm, áp vào các hình chữ nhật và tìm các cách khác nhau để chobiết diện tích của từng hình chữ nhật
Các nhóm sẽ có các cách khác nhau( chẳng hạn đếm các hình chữ nhật,đếm từng nhóm theo các hàng, đếm từng nhóm theo các cột va thực hiện phépnhân số cột với số hàng)
Học sinh thảo luận để tìm cách tính dễ nhất
Sau khi thảo luận, HS sẽ đi đến kết luận: Để tính diện tích hình chữ nhậtthì việc thực hiện phép nhân lấy chiều dài nhân với chiều rộng là đơn giảnnhất
S1 = 3 x 2 = 6(cm2)S2 = 5 x 3 = 15(cm2)S3 = 4 x 3 = 12(cm2)S4 = 5 x 4 = 20(cm2)Giáo viên cho học sinh nêu công thức tính diện tích diện tích hình chữnhật có chiều dài a và chiều rộng b Học sinh sẽ nêu công thức tính tổng quátnhư SGK
Trong cách dạy thứ nhất, giáo viên đưa luôn một công thức tính diện tích,sau đó học sinh kiểm tra tính đúng đắn của công thức qua một ví dụ cụ thể.Cách này cho phép rút gọn thời gian dạy, giáo viên dành nhiều thời gian choviệc rèn luyện kỹ năng và thuộc công thức Tuy nhiên cách này học sinh thụđộng, các hoạt động mang tính máy móc và không phát triển tư duy học sinh
Trang 7Trong cách dạy thứ hai, học sinh phải suy nghĩ, tìm cách vận dụng kiếnthức đã học ở tiết trước để tìm diện tích từng hình chữ nhật Cách này tưởngnhư mất thời gian, nhưng có giá trị không gì đổi được: Thầy đã tổ chức tìnhhuống hấp dẫn cho học sinh hoạt động và học sinh mong muốn giải quyết nó(tìm diện tích các hình chữ nhật khác nhau), học sinh tích cực sử dụng kiếnthức đã biết, phải thử nghiệm, đếm và tìm cách xác định số hình vuông cạnh1cm tạo nên hình chữ nhật đã cho và đi đến cách tối ưu: lấy chiều dài nhân vớichiều rộng Đó là cách phát hiện và giải quyết vấn đề
Tóm lại
*Vấn đề chỉ xuất hiện khi nào hình thành những điều kiện để giải quyết
chúng, hay nói cách khác, vấn đề là câu hỏi đặt ra cho học sinh mà chưa biếtlời giải từ trước, phải có trình độ tư duy tìm tòi sáng tạo để tìm ra lời giải,nhưng học sinh phải có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợpvào việc tìm tòi đó
*Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ con người xuất hiện khi
người ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, khi chưa đạt tới mụcđích bằng cách thức hoạt động quen thuộc Tình huống này kích thích conngười tìm tòi cách giải thích và hành động mới Tình huống có vấn đề là quyluật hoạt động của nhận thức sáng tạo có hiệu quả, nó quy định bởi sự khởiđầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu và giảiquyết vấn đề
Như vậy Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp
dạy học trong đó người giáo viên tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục đích dạy học.
II) Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở triết học:
Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quátrình phát triển Một vấn đề được gợi ra cho học sinh học tập chính là mâuthuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có.Tình huống này phản ánh một cách logic và biện chứng quan hệ bên tronggiữa tri thức cũ, kỹ năng cũ và kinh nghiệm cũ đối với yêu cầu giải thích sựkiện mới hoặc đổi mới tình thế
2.2 Cơ sở tâm lý học:
Trang 8Theo các nhà tâm lý học, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảysinh nhu cầu tư duy, tức là khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần phải
khắc phục, một tình huống gợi vấn đề “ Tư duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu
bằng một tình huống gợi vấn đề” (Rubinstein,1960, tr.435) Theo tâm lý học
kiến tạo , học tập chủ yếu là quá trình trong đó người học xây dựng tri thức chomình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những tri thức đã có Dạyhọc phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với quan điểm này
2.3 Cơ sở giáo dục học :
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với nguyên tắc tính tựgiác và tích cực, vì nó khêu gợi được hoạt động học tập mà chủ thể đượchướng đích, gợi động cơ trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cũng biểu hiện sự thống nhất giữakiến tạo tri thức, phát triển năng lực trí tuệ và bồi dưỡng phẩm chất Những trithức mới( Đối với học sinh) được kiến tạo nhờ quá trình phát hiện và giải quyếtvấn đề Tác dụng của phát triển trí tuệ của kiểu dạy học này là ở chỗ học sinhhọc được cách khám phá, tức là rèn luyện cho họ cách thức phát hiện, tiếp cận
và giải quyết vấn đề một cách khoa học Đồng thời dạy học phát hiện và giảiquyết vấn đề cũng góp phần bồi dưỡng cho học sinh những đức tính cần thiếtcủa người lao động sáng tạo như tính chủ động, tích cực, tính kiên trì và vượtkhó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra
III) Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, thầy giáo tạo ra các tìnhhuống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tíchcực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức,rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác
Dạy học phát hiện và giải quết vấn đề có những đặc điểm sau đây:
Học sinh được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải làđược thông báo tri thức dưới dạng có sẵn
Học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy
động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứkhông phải nghe thầy giảng một cách thụ động
Mục tiêu dạy học không phải chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội kết quảcủa quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, mà còn ở chỗ làm cho học sinhphát triển khả năng tiến hành những quá trình như vậy Nói cách khác, học sinhđược học bản thân việc học
Trang 9IV)Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
a.Ưu điểm
-Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phươngpháp dạy học tích cực nó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của họcsinh Phương phát đó phù hợp với tư tưởng hiện đại về đổi mới về mục tiêu vàphương pháp dạy học cũng rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của thực tiễn nước
ta, là xây dựng những con người biết đặt và giải quyết vấn đề trong cuộc sống,phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực, những con người thực sự là động lực củaphát triển bền vững và nhanh chóng của đất nước
-Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể kết hợp vớinhiều hình thức tổ chức lớp học một cách đa dạng và phong phú lôi cuốn họcsinh tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận, dưới sự dẫn dắt gợi mở củathầy như : thảo luận nhóm, sắn vai, mô phỏng, báo cáo và trình bày
+ Học sinh phải có trình độ tư duy nhất định
V) Một số lưu ý khi dạy học bằng phương phát phát hiện và giải quyết vấn đề
a Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được sử dụng khi hình thành kiếnthức mới, khi củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng toán và khi vận dụngkiến thức có thể áp dụng vào tất cả các mạch kiến thức cơ bản của chươngtrình toán Tiểu học: Số và phép tính; yếu tố hình học; đại lượng và đo đạilượng; giải toán có lời văn; các yếu tố thống kê
* Ví dụ 1: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khi hình thành kiến
thức mới
Hình thành biểu tượng về hình học: Để hình thành biểu tượng về hìnhhọc cho học sinh, Giáo viên có thể có nhiều cách Chẳng hạn: Khi hành thànhbiểu tượng về hình tứ giác khác nhau, và giới thiệu đó là hình tứ giác Cũng
có thể áp dụng cách tổ chức học sinh làm việc, trên cơ sở đó phát hiện ra một
Trang 10lớp các đối tượng mới, khác với hình tam giác đã học, việc tiếp theo của giáoviên là cùng học sinh thống nhất tên gọi cho loại hình này: đó là hình tứ giác Cách làm như sau: GV đưa cho học sinh một bộ các hình tam giác khácnhau, các hình tứ giác khác nhau GV yêu cầu học sinh: “ Hãy xếp các hìnhnày thành các nhóm riêng”
Học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm nhỏ, tìm cáchnhóm các hình có đặc điểm giống nhau Kết quả là phần lớn học sinh sẽ phânloại sao cho các hình tam giác thuộc một nhóm, các hình tứ giác thuộc mộtnhóm
Nhóm các hình tam giác và nhóm hình tròn đã qen thuộc với học sinh,riêng nhóm còn lại chưa có tên gọi Học sinh sẽ nảy sinh ra nhu cầu: Cáinhóm mới này tên là gì? GV và học sinh sẽ cùng thống nhất tên gọi đó làhình tứ gác
*Ví dụ 2:Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khi thực hành củng cố kiến thức:
Khi luyện tính :Khi tổ chức luyện tập có thể giao cho học sinh các bài
tập mang vấn đề như sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) + 23 2 = 56b) (45 – 15 ) = 600Viết các dấu phép tính thích hợp( Có thể thêm dấu ngoặc)
a) 30 50 20 = 70b) 30 50 2 = 130c) 30 50 2 = 160 Như vậy, cùng một đơn vị kiến thức cơ bản, ta có thể có những bài tập cóvấn đề cho các đối tượng học sinh khác nhau
Ví dụ 3: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến
VD 3.2 :Các dạng toán được giới thiệu lần đầu tiên cho học sinh ( hoặccác bài toán mà học sinh đã quên mất cách giải đó) sẽ chứa đựng vấn đề Vấn
Trang 11đề ở đây là cách giải Chẳng hạn dạy dạng toán trồng cây trong chương trìnhtoán lớp 3.
GV đưa tình huống dưới dạng tình huống mới: “ Người ta trồng cây theodọc một quãng đường dài 20m, cứ 5m trồng một cây Hỏi trồng được bao nhiêucây ?”
GV vẽ sơ đồ trên bảng và yêu cầu học sinh xác định vị trí từng cây trênquãng đường đã cho( Chia đoạn đường thành 4 phần bằng nhau, trồng 1 cây từmột đầu đường, trồng các cây cứ 5m trồng một cây)
Quan sát sơ đồ, học sinh sẽ thấy ngay rằng kết quả cần tới khôngphải là 4 cây mà là 5 cây( xuất hiện vấn đề )
Học sinh thảo luận và giải thích cần trồng thêm 1 cây nữa ở đầu đường,
vì thế kết quả là : 20 : 4 + 1 = 5 (cây)
GV đề nghị học sinbh nêu cách giải tương tự:
“Người ta trồng cây dọc theo một quãng đường dài 120m, Cứ 3m trồngmột cây Hỏi trồng được bao nhiêu cây ?”
Học sinh nêu cách giải: Lấy 120 chia cho 3, được bao nhiêu cộng với 1.Tới đây vấn đề đã được giải quyết và học sinh đã biết cách giải dạng toántrồng cây Các bài toán sau này là nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán mà thôi
VD 3.3: Hình thành giải các bài toán điển hình
Bài toán hợp, toán trồng cây, bài toán rút về đơn vị,, bài toán tìm hai sốkhi biết tổng và tỷ số của chúng, bài toán chuyển động đều
VI) Đối tượng học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể áp dụng cho mọi đối tượnghọc sinh từ Giỏi, Khá, TB Do lớp học có nhiều đố tượng học sinh nên khi GVnêu tình huống có vấn đề cần phân loại đối tượng học sinh vì tình huống cóvấn đề có khi là vấn đề của học sinh này, nhưng không phải là vấn đề đối vớihọc sinh khác.Mặt khác tuỳ vào trình độ học sinh mà GV có thể áp dụngphương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau
Vi dụ: Yêu cầu học sinh giải bài tập sau:
Điền số thích hợp vào dấu *
a) 41 * b) 2 * * c) * * *
Trang 12 3 7 4
1248 1470 1208
Câu a là bài toán có vấn đề áp dụng cho học sinh TB
Câu b là bài toán có vấn đề áp dụng cho học sinh Khá
Câu c là bài toán có vấn đề áp dụng cho học sinh Khá giỏi
VII) Các hình thức và cấp độ dạy học phát hiện và giải quyết vần đề
b.Học sinh hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề:
Hình thức này chỉ khác hình thức thứ nhất ở chỗ quá trình pháthiện và giải quyết vấn đề không diễn ra một cách đơn lẻ ở một ngườihọc, mà có sự hợp tác giữa các người học với nhau, dưới các hình thứcnhư học nhóm, học tổ, làm dự án…
c.Thầy trò vấn đáp để phát hiện và giải quyết vấn đề
Trong vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh làm việc khônghoàn toàn độc lập mà có sự gợi ý dẫn dắt của thầy khi cần thiết Phương tiện
để thực hiện hình thức này là các câu hỏi của thầy và những câu trả lời hoặchành động đáp lại của trò Như vậy sự đan kết, thay đổi sự hoạt động củathầy và trò dưới hình thức vấn đáp
d.Giáo viên thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề
ở hình thức này, mức độ độc lập của học sinh thấp hơn ở các hình thứctrên Thầy tạo ra tình huống gợi vấn đề, sau đó chính bản thân thầy phát hiệnvấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết(Chứ không phải đơn thuầnnêu lời giải)
Trong quá trình áp dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đốivới các dạng toán điển hình ở lớp 4,5 tôi thường áp dụng hình thức 2 hìnhthức đó là : Thầy trò vấn đáp để phát hiện và giải quyết vấn đề và học sinhhợp tác để phát hiện và giải quyết vấn đề
VIII) Các hình thức tổ chức dạy học kết hợp dạy phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Trang 13Có 3 hình thức kết hợp các phương pháp dạy học tích cực
Cách 1:
-Nêu vấn đề- phát hiện vấn đề-Hoạt động của cá nhân
-Hoạt động của nhóm-Hoạt động chung cả lớp-Hoạch định cách giải quyết vấn đề-Giải quyết vấn đề
-Thống nhất lời giải-Khai thác lời giải
Cách 2:
-Nêu vấn đề chung cho cả lớp-Xác định nhiệm vụ cho các nhóm học tập-Kết hợp kết quả của các nhóm và ra lời giải cuối cùng
Cách 3:
- Nêu vấn đề chung cho cả lớp
- Xác định nhiệm vụ cho cả lớp-Giáo viên tổ chức cho các cá nhân tự giải quyết vấn đề
IX) Quy trình thiết kế một hoạt động dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Quy trình sử dụng phương pháp dạy học phát hện và giải quyết vấn đềtrong dạy học ở bậc Tiểu học nói chung và môn toán trong đó có dạy học sinhgiải các bài toán điển hình nói riêng là một trật tự tuyến tính các giai đoạn, cácbước từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoạt động dạy học Khi xây dựng quytrình tôi dựa vào các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính hệ thống, tính cụ thể
+ Đảm bảo tính thực tiễn
+ Đảm bảo tính hiệu quả
+Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinhTiểu học
Quy trình thực hiện chung
* Giai đoạn1: Phát hiện vấn đề
Giai đoạn này được cụ thể hoá thành các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của bài họcBước 2: Đánh giá năng lực của học sinh để đưa ra vấn đề
* Giai đoạn 2: Phát biểu vấn đề
Trang 14Xác định mục đích,
yêu cầu của b i h ài h ọc
Đánh giá năng lực của
HS để đưa ra VĐ
Chính xác hoá tình
huống Đặt mục đích GQVĐ
Tổ chức cho HS
GQVĐ Theo dõi bao quát lớp
Gợi nhu cầu nhận
Tiếp nhận tình huống
Huy động kiến thức
có liên quan
III Giải Quyết vấn đề
Bước 1: Chính xác hoá tình huốngBước 2:Đặt mục đích giải quyết vấn đề
*Giai đoạn 3: Giải quyết vấn đề
Bước 1: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đềBước 2: Tổ chức cho học sinh trình bày giải pháp Bước 3:Giúp học sinh lựa chọn giải pháp tối ưu
* Giai đoạn 4: Kết luần vấn đề, hướng dẫn học sinh rút ra kết luận
Ta có sơ đồ sau
Giáo viên Giai đoạn Học sinh
`
Đưa ra những định
Trang 15Trình b y l ài h ại giải pháp Lựa chọn giải pháp
HS Tự kiểm tra v rút ài h
Sơ đồ bước tìm giải pháp
Giải thích sơ đồ:
tưởng tới những những thuật giải thích hợp
Khi đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề cùngvới việc thu thập, tổ chức dữ liệu, huy động tri thức,
thức, tìm đoán, suy luận…
Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp
Phân tích đề
Đề xuất v th ài h ực hiện hướng giải quyết
Giải pháp đúng
Kết thúc
Trang 16Việc tiếp theo là kiểm tra giải pháp xem nó có đúng hay không Nếu giảipháp đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn
đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng
Kết luận: Việc sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề ở bậc Tiểu học nói chung và dạy môn toán nói riêng sẽ phát huy được tínhtích cực, năng động, tự chủ, sáng tạo ở học sinh, nâng cao được chất lượng dạyhọc Song việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả, giáo viên phải tuân thủmột cách chặt chẽ các giai đoạn, các bước của quy trình dạy học
CHƯƠNG II
Tìm hiểu nội dung các bài toán có lời văn điển hình ở lớp 5
I) Vị trí và tầm quan trọng của việc dạy toán có lời văn điển hình
Dạy học toán có lời văn điển hình có một vị trí rất quan trọng Có thể coidạy học giải toán là “ Hòn đá thử vàng” của dạy học toán Trong giải toán họcsinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích hợp các kiếnthức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường phải biếtphát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh
và trong một chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo Vì vậy
có thể coi giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt độngtrí tuệ học sinh
-Trước hết dạy học toán có lời văn nói chung và dạy giải toán điển hìnhnói riêng nó giúp học sinh luện tập, củng cố, vận dụng những kiến thức và thaotác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán, bước tập dượt vận dụngnhững kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn cuộc sống
-Qua việc dạy- học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bước pháttriển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi vàtập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi