Nội dung và phươngpháp dạy học

Một phần của tài liệu SKKN Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để dạy toán điển hình ở lớp 5 (Trang 25)

+ Tiết 2: Giải toán về tỷ số phần trăm (Tiết 75)

III.Thời gian và địa điểm

- Dạy thực nghiêm vào tuần thứ 9 và thứ 10 của kế hoạch viết đề tài. -Địa điểm: Lớp 5B trường Tiểu học Nhân Hậu- Lý Nhân- Hà Nam

IV. Kết quả

-Qua 2 tiết dạy thực nghiệm tôi thấy 100% học sinh của lớp đều tiếp thu được kiến thức của bài, các em thích thú tham gia học tập, Phát huy tối đa sự tư duy của các em - Được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao.

V. Nội dung và phương pháp dạy họcTiết 1 Tiết 1

Bài: Ôn tập và bổ sung giải toán

Tiết: số 18 Lớp 5B

Người soạn: Trần Tuấn Anh

Ngày soạn 18 – 05- 2006, ngày dạy 21 tháng 05 năm 2006

Trong chương trình Tiểu học trước đây các bài toán về quan hệ tỉ lệ được trình bày ở lớp 4, dưới dạng bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch đây là dạng toán khó ngay cả học sinh lớp 5, vì học sinh bước đầu cùng một lúc làm quen với 2 đại lượng biến đổi, quan hệ tỉ lệ với nhau theo hai cách: cùng gấp, cùng giảm một số lần(quan hệ tỉ lệ thuận) ; đại lượng này gấp, đại lượng kia giảm cùng một số lần( quan hệ tỉ lệ nghịch)

Để học sinh hiểu rõ về các bài toán quan hệ tỉ lệ, cần xuất phát từ các tình huống thực tế. Ví dụ bài toán “chia vở”

Bài toán 1: Mỗi học sinh được chia 5 quyển vở, tính số vở được chia của 2 học sinh, 4 học sinh, 8 học sinh. Kết quả chia được biểu thị trong bảng sau

Số HS 2 4 8

Giáo viên cho học sinh nhận xét khi số học sinh gấp lên 2 lần( Từ 2 đến 4 học sinh, từ 4 đến 8 học sinh) thì số vở biến đổi như thế nào?

Rõ ràng khi số học sinh gấp lên 2 lần thì số vở tương ứng gấp lên 2 lần( từ 10 lên 20 quyển vở, từ 20 lên 40 quyển vở).

Đồng thời khi số học sinh giảm 2 lần( từ 8 học sinh xuống 4 học sinh, từ 4 học sinh xuống 2 học sinh) thì số vở tương ứng cũng giảm 2 lần( từ 40 xuống 20 quyển vở, từ 20 xuống 10 quyển vở)

Tương tự khi số quyển vở gấp ( hoặc giảm) 2 lần, thì số học sinh cũng gấp hoặc giảm 2 lần.

Khi đó ta nói trong bài toán trên nếu số học sinh gấp( hoặc giảm) bao nhiêu lần thì số quyển vở cũng gấp( hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Đây là quan hệ tỉ lệ cùng gấp, cùng giảm( trước kia gọi là quan hệ tỉ lệ thuận)

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

I- MỤC TIÊU

-Giới thiệu bài toán về quan hệ tỉ lệ

-Thực hành kĩ năng giải bài toán về quan hệ tỉ lệ II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Các ví dụ thực tế về quan hệ tỉ lệ (gấp – giảm) trong đời sống III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời

lượng Hoạt động của giáo viên Hoạt Động của học sinh

7’ HĐ1: Ví dụ về quan hệ tỉ lệ

Có 100 kg gạo. Nếu chia đều vào các bao loại đựng 5 kg, 10 kg, 20kg. Hỏi với mỗi lần chia được bao nhiêu bao gạo?

Lập bảng như SGK, GV hướng dẫn: Từ kết quả chia 100kg vào các bao loại 10kg một bao, được 10 bao. Hãy nhận xét về quan hệ giữa số ki- lô - gam gạo mỗi bao và số bao gạo có được.

Khi số kg-lô-gam mỗi bao gấp (giảm) 2 lần thì số bao gạo gấp hay giảm; gấp (giảm)mấy lần?

+Khi số kg- lô-gam gấp 4 lần thì số bao gấp hay giảm; gấp (giảm) mấy lần?

GV nêu nhận xét khái quát: theo SGK, gọi HS nhận xét lại

GV cho HS nhận xét các tình huống sau:

a)Có 10 nhãn vở, nếu chia số nhãn vở đó cho 2 HS, cho 5 HS, cho 10 HS.

Trong trường hợp nào mỗi HS được nhiều nhãn vở nhất? Nhận xét quan hệ gấp, giảm giữa số người và số nhãn vở được chia.

HS chia và trả lời

Nếu chia 100kg vào các bao loại 5kg, được 20 bao.

Nếu chia 100kg vào các bao loại 10kg,được 10 bao.

Nếu chia 100kg vào các bao loại 20kg, được5 bao.

Số kg- lô- gam mỗi bao 5 1 0 20 Số bao 2 0 1 0 5

+Khi số kg ở mỗi bao gấp 2 lần( từ 5 lên 10 bao, từ 10 lên 20 bao) thì số bao giảm 2 lần (từ 20 xuống 10 bao, từ 10 xuống 5 bao).

+Khi số ki- lô- gam ở mỗi bao giảm 2 lần (từ 20 xưống 10 bao, từ 10 xuống 5 bao) thì số bao gấp 2 lần (từ 5 lên 10 bao, từ 10 lên 20 bao).

+Khi số ki- lô- gam ở mỗi bao gấp 4 lần( từ 5 lên 20 bao) thì số bao giảm 4 lần (từ 20 xuống 5 bao).

HS nhắc lại nhận xét SGK. Có 10 nhãn vở:

Nếu chia cho 2 HS, mỗi HS được 5 nhãn vở.

Nếu chia cho 5 HS, mỗi HS được 5 nhãn vở.

Nếu chia cho 10 HS, mỗi hs được 1 nhãn vở.

b)Tương tự có 16000 nghìn đồng mua truyện Kim Đồng giá 2000 đổng, 4000 đồng, 8000 đồng một quyển.Hỏi mỗi trường hợp được bao nhiêu quyển truyện? Nhận xét mối quan hệ gấp, giảm giữa giá tiền và số truyện mua được.

HĐ2:Giải bài toán quan hệ tỉ lệ cách1(rút về đơn vị)

GV gọi HS đọc bài toán SGK, nêu tóm tắt bài toán (như SGK).

GV hướng dẫn HS nhận xét:

Quan hệ giữa số ngày và số người trong bài toán là ưquan hệ giảm, gấp.

GV nêu câu hỏi:

Để đắp xong một nền nhà trong 2 ngày cần 12 người.Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày cần gấp bao nhiêu người?

Nếu muốn đắp nền nhà xong trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người? Số ngày tăng 4 lần thì số người giảm đi bao nhiêu lần?

GV hướng dẫn HS trình bày bài giải theo SGK.

HĐ 3: Giải bài toán quan hệ tỉ lệ cách 2(tìm tỉ số)

GV cho HS nhận xét quan hệ số ngày, để kết luận về quan hệ số người trong bài toán.

GV hướng dẫn HS giải bài toán theo 2 bước:

+ Tìm quan hệ số ngày + Tính số người

GV lưu ý HS khi giải các bài toán về quan hệ tỉ lệ có thể làm một trong 2 cách trên.

HĐ 4: Thực hành

Bài 1:

Khi số HS được chia gấp lên bao nhiêu lần thì số nhãn vở của mỗi HS giảm bấy nhiêu lần thì số nhãn vở của học sinh giảm đi bấy nhiêu lần.

Khi chia cho 2 học sinh(số học sinh ít nhất) thì số học sinh được nhiều nhãn vở nhất.

Nếu số người giảm đi bao nhiêu lần thì số người gấp lên bấy nhiêu lần.

+Nếu số người giảm 2 lần thì số người gấp 2 lần.

Muốn đắp nền nhà xong trong 1 ngày, cần số người là:

12 x 2 = 24 (người)

+Nếu số ngày tăng 4 lần thì số người giảm 4 lần.

Muốn đắp nền nhà xong tro g 4 ngày, cần số ngưi là:

24 : 4 = 6 (người) Đáp số: 6 người. Bài giải (SGK)

Số ngày gấp lên 2 lần nên số người giảm đi 2 lần.

GV cho HS suy nghĩ, trao đổi làm theo cách nào?

(Chọn rút về đơn vị)

Giải bài toán (gọi HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở)

Bài 2: GV cho HS suy nghĩ, trao đổi làm theo cách nào?

(Chọn rút về đơn vị)

Giải bài toán (gọi HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở)

Bài 3: GV cho HS làm tương tự. (Chọn tìm tỉ số)

Củng cố: Qua các bài toán đã học chúng ta đã thấy: Khi số gạo trong mỗi bao, số ngày làm một công việc, hay số người ăn hết một số gạo gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo, số người làm việc hay số ngày ăn giảm đi bấy nhiêu lần(và ngược lại).

Trong đời sống, rất nhiều bài toán về quan hệ tỉ lệ tương tự các bài toán đã học trong bài, các em suy nghĩ để tìm ví dụ.

Bài gải

Muốn làm xong công việc trong 1 ngày, cần số người là:

10 x 7 = 70 (người)

Muốn làm xong công việc trong 5 ngày, cần số người là:

70 : 5 = 14 (người)

Đáp số: 14 (người) Nhận xét bài giải trên bảng. Bài giải

Nếu 1 ngườ ăn hết số gạo, thì số ngày ăn là:

20 x 120 = 2400 (ngày)

Nếu 150 người ăn hết số gạo, thì số ngày ăn là:

2400 : 150 = 16 (ngày) Đáp số: 16 ngày

Tiết 2

Bài: Giải toán về tỉ số phần trăm

Tiết: số 75 Lớp 5B

Người soạn: Trần Tuấn Anh

Ngày soạn 20 – 06- 2006, ngày dạy 23 tháng 06 năm 2006

Giải bài toán về tỉ số phần trăm

I - MỤC TIÊU Giúp HS:

-Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Biết vận dụng để tìm các bài toán đơn giản có nội dung về tỉ số phần trăm của hai số.

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Việc 1: Tổ chức cho HS nhắc lại khái niệm tỉ số phần trăm.

Chẳng hạn : GV nêu bài toán tương tự ví dụ 2 trang 74 trong SGK, ghi tóm tắt lên bảng: Số HS toàn trường: 400

Số HS nữ: 208

Sau đó hỏi HS: Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường là bao nhiêu? Hay số HS nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường? (Kết quả là 52%)

Việc 2: Giới thiệu hoặc hướng dẫn HS cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.

- Gợi ý để HS có thể viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường (315 : 600). -Giao việc cho số HS làm thế nào để đưa tỉ số (315 : 600) về tỉ số phần trăm. Từ đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết.

- Giúp HS tìm được cách giải quyết là thực hiện phép chia. Nếu không thì yêu cầu HS thực hiện phép chia (315: 600 = 0,525).

-Hướng dẫn để HS tự thấy đượclà để chuyển tỉ số về tỉ số phần trăm thì phải nhân kết quả đó với 100 và chia cho 100:

0,525 x 100 :100 = 52,5 : 100 = 52,5%. - Từ đó dẫn dắt giúp HS tự nêu quy tắc: + Chia 315 cho 600

+ Nhân thương đó với 100 và kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.

Việc 3 : Hướng dẫn HS vận dụng vào để giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.

- GV đọc bài toán hoặc gọi HS đọc bài toán trong SGK và giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.

- Hướng dẫn HS trình bày lời giải của bài toán: Bài giải

Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035

0,035 = 3,5%.

Đáp số: 3,5%.

Việc 4: Tổ chức cho HS luyện tập thực hành qua 3 bài tập.

Bài 1: Cho HS nêu bài toán, GV giới thiệu mẫu. Yêu cầu HS làm vào vở’l, sau đó trao đổi kết quả với nhau.

0,3 = 30%; 0,234 = 23,4%; 1,35 = 135%

Bài2: GV giới thiệu mẫu (cho HS thực hiện tính 19 : 30, dừng lại ở 4 chữ số sau dấu phảy, viết 0,6333…= 63,33% ). Cho HS tự làm bài, gọi một vài HS trình bày trên bảng rồi chữa bài . Kết quả là:

45 : 61 = 0,7377… = 73,77%; 1,2 : 26 = 0,0461… = 4,61%.

Bài 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, tóm tắt bài toán, làm vào vở. GV giúp đỡ HS còn lúng túng. Có thể cho HS trao đổi theo nhóm để giải toán. Gọi HS trình bày trên bảng hoặc bảng phụ.

Bài giải

Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của lớp học là: 13 : 25 = 0,52

0,52 = 52%

Đáp số: 52%. Có thể có HS làm theo cách sau:

Bài giải

Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của lớp học là: 13 : 25 = = = 100 52 25 13 52% Đáp số: 52%

Phần IV Kết luận

Bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào thì GD vần là Quốc sách hàng đầu bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng tạo nên nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là tạo điều kiện quan trọng để đào tạo một thế hệ mới năng động, sáng tạo đáp ứng được su thế đổi mới của đất nước.

Dạy học không những truyền thụ tri thức, kỹ năng mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để các em có một phong cách và duy khoa học. Vậy bằng phương pháp dạy học nào, thực hiện phương pháp đó ra sao để đạt được kết quả đó? Chính là điều trăn chở của các cấp, các ngành và của những nhà sư phạm.

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề giúp cho người học phát triển được tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Do vậy phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp trọng taam để đổi mới cách dạy, cách học của ngành Giáo dục trong thời kỳ đổi mới về phương pháp

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi và các đồng nghiệp cùng thống nhất đưa ra một số kiến nghị kết luận sau:

1.Mỗi giáo viên phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học.

2. Tổ chức thảo luận, tập huấn dạy phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề một cách thường xuyên.

3. Cần có nhiều bài tập đa dạng để thích ứng các mức độ dành cho các học sinh có trình độ khác nhau: Giỏi, Khá, TB, Kém.

4. Khi dạy bằng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề cần tuân thủ một cách chặt chẽ các giai đoạn và các bước thì mới đạt hiệu quả: Phát hiện vấn đề, Phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận vấn đề.

5. Kết hợp với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác như thảo luận nhóm, báo cáo, tranh luận.... thì mới đạt hiệu quả cao

6. Giáo viên luôn phải khơi dạy nhu cầu nhận thức, niềm tin ở mỗi học sinh.

7. Hình thức và cấp độ dạy học phù hợp và có hiệu quả nhất ở bậc Tiểu học khi dạy phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là: Học sinh hợp tác để phát hiện và giải quyết vấn đề và thầy trò vấn đáp để phát hiện và giải quyết vấn đề.

Tài liệu tham khảo

1. Sách giáo khao, sách giáo viên – Bộ GD-ĐT- Năm 2006

2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kỳ 2003- 2007 - Nhà xuất bản GD- Năm 2005

3.Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học- Nhà xuất bản GD- Năm 2005

4.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5- Nhà xuất bản GD- Năm 2006

5.Nguyễn Bá Kim- Phương pháp dạy học đại cương môn toán- Nhà xuất bản ĐHSP- Năm 2006

6.Nguyễn Cảnh Toàn- Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu- Nhà xuất bản ĐHSP- Năm 2001

Một phần của tài liệu SKKN Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để dạy toán điển hình ở lớp 5 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w