Sự kết hợp của hai phương pháp này đã đáp ứng được phần nhiều xu thế đối mới phương pháp đạy học hiện nay là tập trung vào người học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, hình thành
Trang 1MỞ ĐÀU
1 Lí do chọn đề tài
Dòng chảy thông tin mạnh cùng cơn lốc khoa học kĩ thuật đã và đang từng ngày, từng giờ làm thay đối da thịt những thành viên trong đại gia đình nhân loại chúng ta Kết quả của sự thay đổi tăng tốc ấy đòi hỏi sự thích ứng, phát triển của nhân tố con người Dĩ nhiên khẳng định vai trò của giáo dục là rất quan trọng cho sự phát triển của tương lai nhân loài Đặc biệt là giáo dục Tiểu học — bậc học nền tảng — nơi nuôi dưỡng những mam xanh cho đất nước,
sẽ là những điểm đặt đầu tiên trong những vi mạch của sự phát triển và kết nối với các bậc học tiếp theo nhằm đảo tạo nguồn nhân lực có nhân cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng lớn Ấy
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục thường xuyên đổi mới Song song với đổi mới nội dung dạy học và mục tiêu dạy học tiểu học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết, mang tính chất thời đại, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp Đổi mới phương pháp dạy học
tức là phải biết kết hợp hài hòa, vận dụng linh hoạt các ưu điểm của phương
pháp dạy học trong từng tỉnh huống cụ thê nhất là việc kết hợp phương pháp dạy, phương pháp học truyền thống và hiện đại
Điển hình cho sự phối hợp giữa phươg pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại có thể kể tới hai phương pháp là dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với dạy học trực quan Sự kết hợp của hai phương pháp này đã đáp ứng được phần nhiều xu thế đối mới phương pháp đạy học hiện nay là tập trung vào người học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, hình thành ở các em năng lực tự phát hiện các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống nhằm thích ứng với xã hội hiện đại
Trang 2
Môn Toán là một trong hai môn học chính ở Tiểu học giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, hình thành các kĩ năng thực hành
tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống Đặc
biệt nó góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề; góp phần hình thành bước đầu phương pháp
tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
Lớp 3 được xem là cầu nối giữa giai đoạn thứ nhất và giai đọn thứ hai
của Tiểu học, lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lí đang phát triển, các em có thể tự phát hiện, chủ động tiếp thu kiến thức Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản
chất của các phương pháp dạy học và đặc điểm nội dung môn Toán lớp 3 tôi nhận thấy việc kết hợp phương pháp dạy học trực quan với dạy học phát hiện
Và giải quyết vẫn đề vào dạy học nội dung môn Toán nói chung và môn Toán
ở lớp 3 là rất phù hợp và đem lại hiệu quả giáo dục cao Xuất phát từ tất cả
những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phối hợp phương pháp dạy học trực quan với phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn dé trong dạy học nội dụng môn Toán lớp 3”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vận dụng các phương pháp dạy học đề xây dựng một số giáo án thể hiện sự phối hợp các phương pháp dạy học trên khi dạy học nội dung môn Toán lớp 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tự phát hiện và giải quyết vấn
đề, day học trực quan trong đạy học nội dung môn Toán lớp 3
3.2 Xây dựng một số giáo án thể hiện sự phối hợp phương pháp dạy học trực quan với phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán lớp 3
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
4.2 Phương pháp điều tra quan sát
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Sự phối hợp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với dạy học trực quan ở nội dung môn Toán lớp 3
- Phạm vi: Nội dung môn Toán lớp 3 ở Tiểu học
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được chia thành các chương:
Chương I: Cơ sở lí luận
Chương 2: Xây dựng một số giáo án thể hiện sự phối hợp dạy học trực quan với dạy học phát hiện và giải quyết vẫn đề trong dạy học nội dung môn Toán lớp 3
Trang 4
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Dạy học trực quan và dạy học phát hiện giải quyết vấn đề
1.1.1 Dạy học trực quan
1.1.1.1 Khai niém
Phương pháp dạy học trực quan trong dạy học toán ở tiểu học là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp học sinh
hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn toán
Ví dụ: Khi đạy bài “Bảng nhân 6” giáo viên đã tổ chức hướng dẫn cho
hoc sinh thao tác trên các tắm bìa để từ đó thành lập bảng nhân 6 Bước thứ
nhất giáo viên sử dụng 1 tắm bìa có 6 chấm tròn và hỏi học sinh lấy 1 lần như thé thì được mấy chấm tròn? Sau đó giáo viên lấy 2 tắm bìa, mỗi tắm bìa có 6 chấm tròn và hỏi 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Vừa làm giáo viên vừa tổ chức cho học sinh thao tác trên các tắm bìa mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà Từ
đó học sinh tìm cách lập bảng nhân 6 Khi đó ta nói giáo viên đã sử dụng phương pháp đạy học trực quan đề dạy các nội dung toán học
1.1.1.2 Phân nhóm các phương pháp dạy học trực quan
Phân nhóm này bao gồm phương pháp trình bày trực quan và phương pháp quan sát
1.1.1.2.1 Phương pháp trình bày trực quan
Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng
có, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Trang 5Minh hoạ thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh hoạ như bán mẫu, biểu đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng
Trình bày thường gắn liền với việc trình bày những thí nghiệm, những
thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video
Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cần thận về mặt sư phạm Nó là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức — học tập của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn
Thông qua sự trình bày bằng trực quan của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội đễ đàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những động tác mẫu mực của giáo viên, nhờ vậy, dễ dàng hình thành kỹ năng, kĩ xảo cho học sinh
1.1.1.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát Quan sát là hình
thức cảm tính tích cực nhằm thu thập những sự kiện ,hình thành những biểu
tượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh Quan sát gắn chặt với tư duy
Quan sát được học sinh sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực quan, phương tiện dạy học
Phân loại: Căn cứ vào cách thức quan sát có thể phân ra quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp
- Căn cứ vào thời gian quan sát có thê phân ra quan sát ngắn hạn, quan sát dài hạn
- Căn cứ vào phạm vi quan sát có thể phân ra quan sát toàn diện, quan sát khía cạnh
Trang 6
- Căn cứ vào mức độ tô chức quan sát có thể phân ra quan sát tự nhiên
và quan sát có bố trí, sắp xếp
1.1.1.3 Uu, nhược điểm của day học trực quan:
1.1.1.3.1 Ưu điểm
Có thê thấy ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng các hình ảnh trực quan
là nó tạo tâm thế tốt cho học sinh trong giờ học Qua thực tế giảng dạy trong
đợt thực tâp sư phạm tôi thấy học sinh phần lớn đều rất thích thú và hào hứng
với phương pháp này Nhất là khi những hình ảnh này được sử dụng trong các giáo án điện tử với chương trình trình chiếu Power point Hiệu quả của giờ học tăng lên rõ rệt, sự chú ý của học sinh vào bài giảng được nâng cao
Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham
gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dé hiểu, đễ nhớ và
nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của họ
Mặt khác, hiện nay công nghệ thông tin đã khá phát triển và phố biến
Vi vay, giáo viên có thê khai thác các hình ảnh trên mạng Internet Day là một nguồn khai thác thông tin rất hiệu quả và sẽ giúp ích nhiều cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức
1.1.1.3.2 Nhược điểm
Phương pháp này có một hạn chế là giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian vào việc sưu tầm và sắp xếp các hình ảnh một cách khoa học, phù hợp với nội dung từng bài giảng Trong những giờ không sử dụng máy chiếu việc đưa hình ảnh trực quan thông qua hệ thống tranh ảnh cũng rất hiệu quả nhưng phần lớn các hình ảnh thường có kích thước nhỏ, do đó học sinh sẽ khó theo dõi
Nếu không ý thức rõ phương tiện trực quan chỉ là một phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng thì đễ làm cho học sinh phân tán chú ý, thiếu
Trang 7Tuy vậy phương pháp trực quan sinh động vẫn phát huy hiệu quả tốt,
nhất là đối với bậc tiêu học, nó góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của
học sinh Vì vậy trong giảng dạy giáo viên nên đầu tư nhiều hơn vào phương pháp đạy học này đề tiễn tới hình thành được một cơ sở lí luận đầy đủ hơn 1.1.1.4 Vai trò, chức năng và phạm vì sử dụng của phương pháp dạy học trực quan trong dạy học toản
1.1.1.4.1.Vai trò và tác dụng của phương pháp dạy học trực quan
Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học (có tính trực giác, cụ thể)
và đo tính chất đặc thù của các đối tượng Toán học (tính trừu tượng và khái quát cao) mà phương pháp trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học Toán
ở Tiểu học
Với những hình ảnh trực quan (đo các đồ dùng biểu điễn mang lại) và lời giảng của giáo viên học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội kiến thức toán học trừu tượng Bản chất của phương pháp dạy học này là giáo viên đã tác động vào tư duy học sinh tiểu học theo đúng quy luật nhận thức
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”
Nhìn chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có được đồ dùng thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe
- thay - lam được, nên khi đưa các phương tiện dạy hoc vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó
nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ
năng, kĩ xảo của các em
Trang 8
Phương pháp trực quan cũng như các phương pháp khác không thể sử dụng tùy tiện mà khi sử dụng cần thỏa mãn một số yêu cầu cơ bản sau:
Một là: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học không thê thiếu phương tiện (đồ dùng) dạy học
+ Các phương tiện (đồ dùng) dạy học phải phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ Ở giai đoạn l1, các phương tiện chủ yếu là các đồ vật thật hoặc hình ảnh của đồ vật thật, gần gũi với cuộc sống của trẻ Ở giai đoạn 2, các phương tiện trực quan thường ở dạng sơ đồ, mô hình có tính chất tượng trưng, trừu tượng và khái quát hơn
+ Các đồ dùng trực quan với mục đích chủ yếu là tạo chỗ dựa ban đầu cho hoạt động nhận thức của trẻ, vì vậy phương tiện (đồ dùng) cần phải tập trung bộc lộ rõ những dấu hiệu bản chất của các mối quan hệ toán học, giúp
học sinh dễ thấy, dễ cảm nhận được các nội dung kiến thức đó
+ Các đồ dùng (phương tiện) phù hợp với nội dung yêu cầu của các bài
học, đễ làm, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế của giáo viên và phụ huynh học sinh Tránh dùng các phương tiện quá máy móc
Trang 9+ Đồ dùng (phương tiện) cần đảm bảo tính thâm mĩ nhưng không quá cầu kì về hình thức và không quá lòe loẹt về màu sắc, gây phân tán sự chú ý của học sinh vào những dấu hiệu không bản chất
Hai là: Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan Khi cần tạo điểm tựa trực quan để hình thành kiến thức mới thì dùng các phương
tiện, khi học sinh đã hình thành được kiến thức thì phải hạn chế bớt việc dùng
các phương tiện, thậm chí cắm sử dụng phương tiện trực quan, giúp học sinh
tư duy trừu tượng
Ví dụ: Khi hình thành bảng nhân 6 ở lớp 3 nên hướng dẫn học sinh sử dụng các tắm bìa để tìm ra kết quả phép nhân Nhưng khi học sinh đã thuộc bảng nhân thì cố gắng không dùng các tắm bìa nữa mà tập cho học sinh cách nói ngay, viết ngay kết quả phép tính
Ba là: Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng Mức độ trừu tượng của phương tiện phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ Đối với trẻ nhỏ (Ở giai đoạn các lớp 1, 2, 3) thì các phương tiện mang tính
cụ thể hơn
Ví dụ: Khi giới thiệu về số lượng của số 3, lúc đầu giáo viên có thê cho học sinh lấy 2 bông hoa rồi lấy 1 bông hoa nữa để dược 3 bông hoa, sau đó có thé cho hoc sinh lấy 2 que tính rồi lấy 1 que tính nữa để được 3 que tính, tiếp đến lấy 2 chấm tròn rồi lấy 1 chấm tròn nữa để được 3 chấm tròn Từ 3 bông hoa đến 3 que tính rồi đến 3 chấm tròn đã có sự chuyên dần từ vật cụ thể sang vật có tính tượng trưng hơn và điều quan trọng là học sinh nhận được “cái
chung” của các nhóm vật đó là “ba” (số lượng đều là 3)
Bồn là: Không quá đề cao và tuyệt đối hóa phương pháp trực quan Phương pháp trực quan có nhiều ưu điểm và có vai trò quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học, tuy nhiên nếu tuyệt đối hóa phương pháp trực quan, dùng quá mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, làm cho học sinh lệ thuộc vào
Trang 10
phương tiện trực quan, tư duy máy móc, kém phát triển tư duy trừu tượng, vi vậy cần sử dụng linh hoạt, đúng mức phương pháp dạy học trực quan, trên cơ
sở phối hợp một cách hợp lí các phương pháp dạy học khác
Vị dụ: Khi dạy học sinh giải một bài mới, dạng bài toán có lời van chẳng hạn dạng bài toán nói về nhiều hơn một số đơn vị, giáo viên có thể sử dụng hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng các minh họa trực quan thích hợp Những học sinh đã nắm được cách giải và đã có kĩ năng giải các bài toán
dạng đó rồi mà vẫn yêu cầu học sinh phải “vẽ sơ đồ” rồi mới giải bài toán thì
việc làm đó không hỗ trợ cho sự phát triển tư duy của học sinh và là việc làm máy móc
1.1.2 Dạy học phát hiện và giải quyết vẫn dé
1.1.2.1 Khái niệm
1.1.2.1.1 Tình huống gợi vẫn đề
Tình huống gợi vấn đề là những tình huống gợi cho học sinh khó khăn
về mặt lí luận hoặc thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua,
nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đối đối tượng hoạt động hoặc điều
Trang 11+ Khơi dậy niềm tin ở khả năng của bản thân: Khơi gợi ở học sinh niềm tin và khả năng học tập có thể giải quyết van đề đó
1.1.2.12 Dạy học phát hiện và giải quyết van dé
“Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống gợi vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học”
1.1.2.2 Cơ sở lí luận của dạy học phát hiện và giải quyết vẫn đề
Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có là động lực thúc đây học sinh hoạt động học tập, thúc đây quá
trình phát triển tư duy của học sinh
Về mặt tâm lí học, học sinh tích cực tư duy do nảy sinh nhu cầu tư duy,
do đứng trước khó khăn về nhận thức; học sinh tự kiến tạo hoặc tham gia vào việc kiến tạo tri thức cho mình dựa vào tri thức đã có, bổ sung và làm cho
những tri cũ được hoàn chỉnh hơn
Học sinh học tập tự giác, tích cực vừa kiến tạo được tri thức vừa học được cách giải quyết vấn đề, lại vừa rèn luyện được những đức tính quý báu như: kiên trì, vượt khó,
1.1.2.3 Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Những tình huống gợi vấn đề chính là những cư hội, điều kiện để học
sinh tham gia vào quá trình phát hiện, giải quyết và chiếm lĩnh tri thức chứ không phải thông báo tri thức ở dạng có sẵn
Học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động kiến thức và kĩ năng của mình để phát hiện và giải quyết van đề tức là đặt học sinh
vào trạng thái chủ động chứ không phải thụ động tiếp thu tri thức từ thầy
Trang 12
Mục đích dạy học không chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội được kết quả của quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn làm cho học sinh học được bản thân của việc học tức là học sinh học được cách thức mà loài người tìm ra tri thức: Từ mò mẫm đến phát hiện đến kiểm chứng, chứng minh và khẳng định tính chân lí của vấn đề ấy
1.1.2.4 Các hình thức phát hiện và giải quyết vẫn đề
1.1.2.4.1 Tự phát hiện và giải quyết vấn đề
1.1.2.4.2 Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vẫn đề
1.1.2.4.3 Thuyết trình, phát hiện và giải quyết vấn đề
Do đặc điểm của học sinh tiểu học nên các vấn đề được hướng tới là những vấn đề đơn giản Phần lớn các vấn đề được giải quyết trên cơ sở dựa
vào trực quan (quan sát các số, hình ảnh rút ra kết luận khái quát) nên hình
thức vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề được sử dụng nhiều nhất, phù hợp nhất với học sinh tiểu học
1.1.2.5 Quy trình phát hiện và giải quyết vấn đề
Gồm 4 bước:
*Bước 1: Thâm nhập, phát hiện van dé
Học sinh phát hiện ra vấn đề từ tình huỗng gợi vấn đề giáo viên đưa ra
Có nhiều cách để gợi vấn đề cho học sinh:
+ Cách 1:Tạo tình huống gợi vấn đề từ các kiến thức học thường ngày
Ví dụ:Khi học bài: “Phép cộng các số trong phạm vi 10000”, để hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 3526 + 2759 giáo viên nêu bài toán: Phân xưởng một làm được 3526 sản phâm, phân xưởng hai làm được 2759 sản phẩm Hỏi cả hai phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm?
Giáo viên đưa ra câu hỏi: “Muốn biết cả hai phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm ta làm thế nào?”
Trang 13Học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: “Muốn
biết cá hai phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm ta phải tính tổng
3526 + 2759
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào cách tính tổng các số có 3 chữ số
đề thực hiện tinh tong 3526 + 2759
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính khi thực hiện 3526 + 2759 Học sinh nêu: “Viết 3526 rồi viết 2759 xuống dưới sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: Hàng đơn vị thắng hàng đơn vị, hàng chục thang hàng chục, hàng trăm thắng hàng trăm, hàng nghìn thắng hàng nghìn
Giáo viên hỏi: Bắt đầu cộng từ đâu tới đâu?
Học sinh: Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ hàng đơn vị đến hàng chục,hàng trăm,hàng nghìn)
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu từng cách tính cộng 3526 + 2759
Trang 14Như vậy, ở đây giáo viên đã đưa ra một tình huống là bài toán giải toán
có lời văn để hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép cộng các số hạng trong phạm vi 10000
+ Cách 2: Xem xét tương tự dé xây dựng kiến thức mới
Ví dụ: Ở các lớp I, 2 khi học sinh học phép cộng trong phạm vi 10; 100; 1000 các em đã biết quy tắc cộng các số: “cộng từ phải sang trái, viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đơn vị thắng cột với nhau Viết dấu + và kẻ vạch ngang dưới các số
Lên lớp 3, khi học các bài “cộng trừ các số có 3 chữ số”, phép cộng các
số trong phạm vi 10000, phép cộng các số trong phạm vi 100000 học sinh
có thé dựa vào kiến thức tương tự để tính toán: “cộng từ phải sang trái, viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đơn vị thẳng cột với nhau Viết dẫu + và kẻ vạch ngang đưới các số” Từ đó học sinh nêu quy tắc tính + Cách 3: Lật ngược một câu khẳng định đã biết
Ví dụ: Khi học sinh học dấu hiệu chia hết cho 9 “các số có tong cac chir
số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9” ta có thê có các phát biểu: “Mọi số chia
hết cho 9 thì có tổng các chữ sô chia hết cho 9” được không?
Hay “Nếu các số không có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì có chia hết cho 9” được hay không?
Học sinh phải suy nghĩ và xét các trường hợp số cụ thể để kiểm nghiệm câu phát biêu mới đúng hay sai?
+ Cách 4: Khái quát hóa
Trang 15luật của dãy số:Trong dãy số này,mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 6,hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 6
*Buước 2: Học sinh phát hiện và giải quyêt vân đê
Học sinh phát hiện vấn đề và tìm giải pháp để giải quyết vấn
đề Thường được thực hiện theo sơ đồ sau:
Trang 16
Giải thích sơ đồ:
Khi phân tích vấn đề cần làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và
cái phải tìm Trong môn toán, ta thường dựa vào những tri thức toán đã học, liên tưởng tới những định nghĩa và định lí thích hợp
Khi đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, cùng với việc thu
thập, tố chức đữ kiện, huy động tri thức, thường hay sử dụng những phương pháp, kỹ thuật nhận thức, tìm đoán, suy luận như hướng đích, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, khái quát hóa, xem xét những mối liên hệ và phụ thuộc, suy xuôi, suy ngược biến, suy ngược lùi, Phương hướng được đề xuất không phải là bất biến, trái lại có thé phái điều chỉnh, thậm chí bác bỏ và chuyển hướng khi cần thiết Khâu này
có thể làm nhiều lần cho đến khi tìm được hướng đi hợp li
Kết quả của việc là hình thành được một giải pháp
Việc tiếp theo là kiểm tra giải pháp đó có đúng đắn hay không
Nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng
Sau khi tìm được giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm những giải pháp khác, so sánh chúng với nhau để tìm giải pháp tốt nhất
*Bước 3: Trình bày giải pháp
+ Học sinh trình bày kết quả trước lớp
+ Học sinh nhận xét,bỗ sung
+ Giáo viên kết luận
*Bước 4: Nghiên cứu sâu hơn về giải pháp
+ Nghiên cứu khả năng ứng dụng của kết quả
+ Ứng dụng trong một số trường hợp khác nhờ vào phép tương tự, khái quát hóa
Trang 17Vi dụ: “Bảng nhân 6”
*Bước l1: Giáo viên đưa ra bài toán: “Có một tấm bìa, trên tắm bìa có 6
cham tròn Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”
- Học sinh phát hiện ra: phải thực hiện phép nhan 6x 1= 6
Vậy trên tắm bìa có tất cả 6 chấm tròn
Tương tự khi ta lấy 2 tam bia, 3 tắm bìa,
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào các phép tính vừa nêu để dự đoán yêu cầu của bài học ngày hôm nay
*Bước 2: Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dựa vào gợi ý của giáo viên học sinh phát hiện yêu cầu của bài học là thành lập bảng nhân 6
- Học sinh phát hiện: Khi ta thêm một tắm bìa có cùng 6 chấm tròn thì kết quả của phép tính liền sau sẽ bằng kết quả của phép tính liền trước cộng thêm 6
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào cách xây dựng bảng nhân đã học ở các lớp dưới đề thành lập “Bảng nhân 6”
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về thừa số thứ nhất, thừa số thứ hai và tích của mỗi phép nhân vừa lập?
- Học sinh: Thừa số thứ nhất luôn bằng 6, thừa số thứ hai của phép tính liền sau hơn thừa số thứ hai của phép tính liền trước là 1 đơn vị, tích sau hơn tích trước 6 đơn vị (tích sau bằng tích trước cộng thêm 6 don vi)
Trang 18*Bước 3: Trình bày giải pháp
- Học sinh trình bày kết quả phép tính
6x1=6 6x2=12 6x3=18 6x 10=60
*Bước 4: Nghiên cứu sâu hơn về giải pháp
- Giáo viên yêu cầu học sinh có thể dựa vào bảng nhân 6 để xem xét cách thành lập bảng chia 6
Đây là phương pháp phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ đông, sáng tạo của học sinh Thông qua đó đánh giá khả năng khám phá, tìm kiếm, xử lí
tình huống của học sinh Đồng thời hình thành ở học sinh năng lực phát hiện
và giải quyết vẫn đề, khả năng linh hoạt trong suy nghĩ, dám nghĩ, dám làm, tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới
1.1.2.6 Tác dụng của phương pháp phát hiện và giải quyết van dé trong day hoc
Sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học có tác dụng to lớn về nhiều mặt:
- Kiến thức của học sinh được vững chắc và hệ thống kiến thức đó do chính bản thân học sinh tìm ra nên khó quên khi quên dễ dàng tìm lại được
- Rèn luyện cho học sinh các loại tư duy logic, biện chứng khoa học và sáng tạo
- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm trí tuệ sâu sắc: có cảm xúc và niềm vui trong lao động sáng tạo, tự tin ở năng lực của mình, hứng thú với học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học
- Làm cho nội dung bài học có tính thuyết phục, biến kiến thức thành niêm tin
Trang 191.2 Nội dung và thực trạng dạy học nội dung môn Toán lớp 3
1.2.1 Nội dung môn Toán lớp 3
a) Số học:
*Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000(tiếp):
- Củng cô các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50) và các bảng chia cho 2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50) Bồ sung cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ không quá 1 lần)
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích không quá 100) và các bảng chia với 6, 7, 8, 9, 10 (số bị chia không quá 100)
- Hoàn thiện các bảng nhân và bảng chia
- Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có 2, 3 chữ số với
số có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần, chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ
số Chia hết và chia có dư
- Thực hành tính: Tính nhắm trong phạm vi các bảng tính; tính nhầm số
có 2 chữ số với số có 1 chữ số không nhớ; chia nhấm số có 2 chữ số với số có
1 chữ số không có số dư ở từng bước chia Củng cổ về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định
- Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức
- Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong thực hiện biểu thức số
có đến 2 đấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc
- Giải các bài tập dạng: “Tìm x biết: a:x=b (với b là số trong phạm vi đã học)”
*Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000 Giới thiệu hàng nghìn, hàng vạn, hàng chục vạn
- Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, trong phạm vi 100 000 Phép chia số có đến 5 chữ số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư)
Trang 20
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ và trong trường hợp đơn giản
- Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã
b) Đại lượng và đo đại lượng:
- Bồ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ milimét đến kilômét Nêu
mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và kilômét, giữa mét và xăngtimét, milimét Thực hành đo và ước lượng độ dài
- Giới thiệu đơn vị đo diện tích: xăngtimét vuông
- Giới thiệu gam Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam Giới thiệu Ikg = 1000g
- Ngày, tháng, năm Thực hành xem lịch
- Phút, giờ Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút Tập ước lượng khoảng thời gian trong phạm vi một phút
- Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam Tập đồi tiền với các trường hợp đơn giản c) Yếu tố hình học:
- Giới thiệu góc vuông và góc không vuông Giới thiệu êke Vẽ góc bằng thước thẳng và êke
- Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của các hình đã học
Trang 21- Giới thiệu bảng số liệu đơn giản
- Tập sắp xếp lại các số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước e) Giải bài toán:
- Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản
- Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học 1.2.2 Thực trạng dạy học nội dung môn Toán lớp 3
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học nội dung số học ở lớp 3 trường
tiểu học tôi rút ra một 36 nhan xét sau:
Rất ít giáo viên sử dụng phối hợp phát hiện và giải quyết vấn đề với dạy học trực quan trong các giờ học Bởi vì theo các cô giáo định hướng này phải đầu tư rất nhiều thời gian vào soạn giáo án, thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của học sinh Nhiều khi mất
thời gian nếu không biết cách tô chức tốt các hoạt động và không phải bài nào cũng có thể áp dụng Đây là cách thức học tập rất hay để thu hút học sinh vào bài học Tuy nhiên do một 86 ly do nêu trên nên việc sử dụng cách thức dạy học này còn hạn chế Qua thực tế trực tiếp giảng dạy một số tiết áp dụng cách
thức đạy học theo định hướng trên tôi thấy: Học sinh hiểu bài, nắm bài khá
chắc chắn Bản thân tôi cũng khá tự tin khi giảng và tổ chức các hoạt động học tập trên đồ dùng trực quan và phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc phát hiện và giải quyết các van dé của bài học
Trang 22
đề với đạy học trực quan sẽ phát huy tinh tự giác, tích cực và chủ động sáng tạo của học sinh Nếu chỉ sử dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề mà không phối hợp cùng dạy học trực quan thì học sinh rất khó phát hiện chiếm lĩnh tri thức Từ trực quan học sinh có thể phát hiện được vấn đề một cách nhanh nhất để từ đó tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề đó Tuy nhiên không phải bài nào cũng có thê áp dụng phương pháp này, phải linh hoạt trong khi sử dụng thì sẽ phát huy được tính tự giác tích cực trong học tập đạt hiệu quả cao theo mục tiêu bài học Có thể sử đụng phối hợp với các phương pháp dạy học truyền thống như: đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thực hành - luyện tập, để giờ học thêm sôi nổi, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động học tập mà giáo viên đưa ra
Nội dung môn Toán lớp 3 có rất nhiều bài có thể sử dụng cách thức dạy học theo định hướng nêu trên Nhưng vì điều kiện có hạn nên tôi chỉ soạn một
số giáo án thể hiện sự phối hợp giữa dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
với dạy học trực quan trong dạy học nội dung môn Toán ở lớp 3
Trang 23CHUONG II XÂY DUNG MOT SO GIAO AN THE HIEN SỰ PHÓI HỢP DẠY
HQC PHAT HIEN VA GIAI QUYET VAN DE VOI DAY HỌC TRỰC
BẢNG NHÂN 6 (TOÁN 3)
I Mục tiêu
- Học sinh phát hiện và lập được bảng nhân 6 và học thuộc bảng này
- Học sinh củng cố kĩ năng, thực hành nhân 6, giải toán có lời văn va đếm thêm 6
- Học sinh phát triển khả năng diễn đạt, năng lực phát hiện và giải quyết van dé
H.Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học trực quan
- Phương tiện:
+ Các tắm bìa, mỗi tắm bìa có 6 chấm tròn
+ Bảng phụ ghi nội dung bảng nhân 6
HH Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài | - Hai học sinh làm bài trên bảng, cả
Trang 24
2+2+2+2+2+2
5+5+5+5+5§5¬5
- Yêu cầu 2 học sinh làm bài trên
bảng vừa chỉ và gọi tên các thành
phần và kết quả của các phép nhân
vừa lập được
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2 Dạy học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn học sinh lập bảng
nhân 6:
- Giáo viên gắn 1 tắm bìa có 6 chấm
tròn lên bảng và đưa ra các câu hỏi:
+ Có may cham tron?
+ 6 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 6 được lẫy mấy lần?
- Giáo viên đưa ra phép tính: 6 được
lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân
6x I =6 (ghi lên bảng phép nhân
này)
- Giáo viên gắn tiếp 2 tắm bìa lên
báng và hỏi: Có hai tắm bìa, mỗi
tắm bìa có 6 chấm tròn, vậy 6 chấm
tròn được lay may lần?
+ Vậy 6 được lấy mấy lần?
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 6
2+2+2+2+2+2=2 6=12 5+5+5+5+5+5=5 6=30
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Học sinh quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời các câu hỏi:
Trang 25
+ 6 nhân 2 bằng mây?
+ Vi sao em biết 6 nhân 2 bằng 12?
- Viết lên bảng phép nhân:
6x2 =l2 và yêu cầu học sinh đọc
phép nhân này
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm
đôi và phát phiếu thảo luận cho học
sinh với nội dung như sau:
- Sáu nhân hai bằng 12
- Học sinh thảo luận và trình bày kết quả: Học sinh phát hiện ra hoàn thành bảng nhân 6 có thể dựa vào các bảng nhân 2, 3, 4, 5 hoặc dựa vào tổng các số hạng bằng nhau
PHIẾU HOC TAP
thừa số thứ hai của phép tính liền sau
hơn thừa số thứ hai của phép tính liền trước là 1 đơn vị, tích sau hơn
tích trước 6 đơn vị (tích sau bằng
tích trước cộng thêm 6 đơn vỊ)
Ví dụ 6x8=6x7+6=48 6x9=6x8+6=54
Trang 26
- Giáo viên nhận xét kết quả làm
của học sinh
- Giáo viên treo bảng nhân 6 yêu
cầu học sinh quan sát, hướng dẫn
học sinh nhận xét ghi nhớ cách
thành lập bảng nhân 6
- Tổ chức cho học sinh học thuộc
báng nhân 6: Xóa dần kết quả một
số thành phần trong từng phép nhân
yêu cầu học sinh học thuộc
2.3 Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Tỉnh nhấm
- Giáo viên hỏi: Bài toán yêu cầu
chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bải, sau
đó hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi
vở đề kiểm tra bài của nhau
- Giáo viên nhận xét
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Giáo viên hỏi:
- Học sinh thi đọc thuộc bảng nhân 6
- Học sinh: Bài toán yêu cầu chúng ta tính nhằm
- Học sinh làm bài và kiểm tra bài làm của bạn
Trang 27
bao nhiêu lít dầu ta làm như thể
nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở,
một học sinh làm bài trên bảng lớp
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
học sinh
Bài 3: Đếm thêm 6 rồi viết số thích
hợp vào ô trắng
- Giáo viên gắn băng giấy ghi nội
dung bài 3 lên bảng
- Giáo viên hỏi:
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Số đầu tiên trong dãy số này là số
nào?
+ Tiếp sau số 6 là số nào?
+ 6 cộng thêm máy thi bang 12?
+ Tiếp sau số 12 là số nào?
+ Em làm như thế nào để tìm được
số 18?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận
xét về các sô trong dãy số
- Học sinh trả lời:
+ Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trồng
+ Số đầu tiên trong dãy số này là số
Trang 28
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài,
sau đó chữa bài rồi cho học sinh đọc
xuôi, đọc ngược dãy số vừa tim