Những vấn ñề cơ bản về vốn tự có của ngân hàng: 1.1.1 Khái niệm về vốn tự có: Vốn tự có là một cấu thành rất quan trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng, là một trong những ñiề
Trang 1TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan luận văn “THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG VỐN
TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” là công trình
nghiên cứu khoa học của bản thân, ñược ñúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian qua
TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
Trang 4Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN
Vietinbank: Ngân hàng TMCP Cơng Thương VN
Eximbank: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Acb: Ngân hàng TMCP Á Châu
DongABank: Ngân hàng TMCP Đơng Á
Scb: Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Southernbank: Ngân hàng TMCP Phương Nam
Westernbank: Ngân hàng TMCP Phương Tây
Pgbank: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Baovietbank: Ngân hàng TMCP Bảo Việt
ATM: Automatic Teller Machine
Máy rút tiền tự động
E-banking: Ngân hàng điện tử
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
HSBC: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation
Tập đồn ngân hàng Hồng Kơng và Thượng Hải
IFC: International finance corporation - Cơng ty Tài chính Quốc tế
IMF: International Moneytary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTM: Ngân hàng thương mại
Trang 5SMBC: Sumitomi Mitsui Banking Corporation
Tập đồn Ngân hàng Sumitomi Mitsui Vn-
Index: Chỉ số thị trường chứng khốn VN
VAFI: Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN
ODA: Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
EBA: European Banking Authority - Cơ quan ngân hàng Châu Âu
FED: Federal Reserve System - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
M&A: Merger and Acquisition – Mua bán và sát nhập
BCBS: Basel Committee on Banking supervision - Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
CAR: Capital Adequacy Ratio - Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu
EPS: Earning per Share - Lợi tức trên mỗi cổ phiếu
ICGR: Internal capital growth rate - Tỷ lệ tăng vốn từ nguồn nội bộ
EBA: European Banking Authority - Cơ quan ngân hàng Châu Âu
Trang 6Bảng 1.1 Mức vốn pháp ñịnh của các tổ chức tín dụng 6 Bảng 2.1 Vốn ñiều lệ của một số NHTM trong khu vực năm 2009 .38 Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa vốn ñiều lệ với mở rộng mạng lưới tại các NHTMCP
VN tính ñến cuối năm 2010 .43 Bảng 2.3 Bảng hướng dẫn xác ñịnh vốn tự có .45 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu của hệ thống các TCTD tại VN (tại thời ñiểm 31/12/2010) 48 Bảng 2.5 Vốn ñiều lệ và vốn tự có của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm
2011 49 Bảng 2.6 So sánh mức ñộ tăng/giảm vốn tự có của các NHTMCP từ năm 2006 ñến năm 2011 50 Bảng 2.7 Lợi nhuận giữ lại của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2011 52 Bảng 2.8 Vốn tự có ñược chuyển từ lợi nhuận giữ lại của các NHTMCP VN từ năm
2006 ñến năm 2011 53 Bảng 2.9 Chi trả cổ tức của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2011 .54 Bảng 2.10 Tăng vốn tự có bằng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của các NHTMCP VN
từ năm 2006 ñến năm 2011 .55 Bảng 2.11 Tăng vốn tự có bằng chuyển từ quỹ bổ sung vốn ñiều lệ của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2010 .56 Bảng 2.12 Tăng vốn tự có bằng chuyển từ quỹ thặng dư vốn cổ phần của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2011 .56 Bảng 2.13 Tăng vốn tự có bằng cách phát hành cổ phiếu mới .58 Bảng 2.14 Tăng vốn tự có bằng chuyển ñổi trái phiếu chuyển ñổi thành cổ phiếu phổ thông 60
Trang 7Bảng 2.15: Tỷ lệ nắm giữ của một số ngân hàng nước ngoài tại các NHTM trong
nước 63
Bảng 2.16: Tình hình tăng vốn của 10 NH chưa ñáp ứng vào cuối năm 2010 .70
Hình 1.1 Danh sách 7 ngân hàng thất bại trong ñợt kiểm tra ngành ngân hàng châu Âu và lượng vốn cần tăng (tính theo triệu euro) .25
Hình 1.2 Tỷ lệ vốn cấp 1 của hệ thống ngân hàng thế giới .26
Hình 2.1 Vốn tự có của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2011 .49
Hình 2.2 Vốn tự có của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2011 .50
Hình 2.3 Lợi nhuận giữ lại của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2011 52
Hình 2.4: Lợi nhuận giữ lại của các NHTMCP VN từ năm 2006 ñến năm 2011 53
Hình 2.5: Các khoản ñầu tư của Eximbank năm 2010 và năm 2011 62
Hình 2.6: Các khoản ñầu tư của Vietcombank năm 2011 62
Hình 2.7: Các khoản ñầu tư của Vietinbank năm 2010 và năm 2011 .63
Hình 2.8: Tình hình thay ñổi vốn ñiều lệ của Ngân hàng TMCP Công Thương VN năm 2008 64
Trang 8MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam ñoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu ñồ
Phần mở ñầu 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG 5
1.1 Những vấn ñề cơ bản về vốn tự có của ngân hàng 5
1.1.1 Khái niệm về vốn tự có 5
1.1.2 Đặc ñiểm của vốn tự có 6
1.1.3 Chức năng cơ bản của vốn tự có 7
1.1.3.1 Chức năng bảo vệ 7
1.1.3.2 Chức năng hoạt ñộng 8
1.1.3.3 Chức năng ñiều chỉnh 9
1.1.4 Hiệp ước Basel về vốn tự có 10
1.1.4.1 Quá trình ra ñời của Hiệp ước vốn Basel 10
1.1.4.2 Thành phần vốn tự có theo quan ñiểm của Basel 11
1.2 Các phương pháp tăng vốn tự có của ngân hàng 13
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng ñến việc lựa chọn phương pháp tăng vốn tự có 13
1.2.1.1 Các quy ñịnh của NHNN về quản lý vốn tự có 13
1.2.1.2 Các yếu tố chi phí 13
1.2.1.3 Yếu tố thời gian 13
1.2.1.4 Rủi ro thanh khoản 13
1.2.1.5 Quyền kiểm soát ngân hàng 14
1.2.1.6 Lợi tức trên mỗi cổ phiếu 14
Trang 91.2.1.7 Yếu tố ñiều ñộng hay tài trợ linh hoạt 14
1.2.2 Hoạch ñịnh nhu cầu vốn ngân hàng 14
1.2.3 Cách thức tăng vốn tự có 17
1.2.3.1 Tăng vốn từ nguồn bên trong 17
1.2.3.2 Tăng vốn từ nguồn bên ngoài 18
a/ Phát hành thêm cổ phiếu mới 18
b/ Chuyển ñổi từ trái phiếu chuyển ñổi thành cổ phiếu phổ thông 19
c/ Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng 20
d/ Một số phương thức khác 20
1.3 Ý nghĩa của việc tăng vốn tự có 21
1.4 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng trên thế giới và bài học cho các NHTMCP VN 22
1.4.1 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Mỹ 22
1.4.2 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Châu Âu 24
1.4.3 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Trung Quốc 28
1.4.4 Bài học tăng vốn tự có cho các ngân hàng VN 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA HỆ THỐNG NHTMCP VN SAU KHI TĂNG VỐN TỰ CÓ 34
2.1 Bối cảnh kinh tế và nguyên nhân buộc các NHTMCP tăng vốn tự có 34
2.1.1 Bối cảnh kinh tế trước yêu cầu tăng vốn tự có của các NHTMCP 34
2.1.2 Nguyên nhân buộc các NHTMCP tăng vốn tự có 37
2.1.2.1 Nguyên nhân vĩ mô 37
a/ Áp lực trong vấn ñề hội nhập quốc tế 37
b/ Những quy ñịnh ràng buộc từ phía NHNN và Chính Phủ 39
c/ Một số nguyên nhân khác 42
2.1.2.2 Nguyên nhân vi mô 42
Trang 10a/ Mở rộng phạm vi hoạt ñộng ñể giành thị phần 42
b/ Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng 43
c/ Duy trì và gia tăng niềm tin của khách hàng ñối với ngân hàng 44
d/ Triển khai thêm nhiều hoạt ñộng kinh doanh mới, ña dạng hóa dịch vụ 44
2.2 Thực trạng vốn tự có tại các NHTMCP VN 45
2.2.1 Vốn tự có theo pháp luật VN 45
2.2.2 Thực trạng vốn tự có của các NHTMCP tại VN 48
2.3 Tình hình tăng vốn tự có của các NHTMCP tại VN 52
2.3.1 Tăng vốn từ nguồn bên trong 52
2.3.1.1 Tăng vốn tự có từ lợi nhuận giữ lại 52
2.3.1.2 Tăng vốn tự có bằng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 54
2.3.1.3 Tăng vốn tự có bằng cách chuyển từ quỹ bổ sung vốn ñiều lệ, quỹ thặng dư vốn cổ phần 55
2.3.2 Tăng vốn từ nguồn bên ngoài 57
2.3.2.1 Phát hành cổ phiếu mới 57
2.3.2.2 Chuyển ñổi từ trái phiếu chuyển ñổi thành cổ phiếu phổ thông 59
2.3.2.3 Mua bán và sáp nhập ngân hàng 60
2.3.2.4 Một số phương thức khác 64
2.4 Những chuyển biến của hệ thống NHTMCP VN sau khi tăng vốn tự có 64
2.4.1 Những chuyển biến tích cực 64
2.4.1.1 Khả năng thanh toán hệ thống NHTMCP cải thiện ñáng kể 64
2.4.1.2 Tạo ñiều kiện cho các NHTMCP ñầu tư quản trị rủi ro 65
2.4.1.3 Tạo niềm tin cho khách hàng 66
2.4.1.4 Hệ thống mạng lưới của ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa 67
2.4.1.5 Khả năng cạnh tranh của các NHTMCP ngày càng tăng 68
2.4.2 Những ñiểm còn hạn chế 69
Trang 112.4.2.1 Quy mô vốn tự có của các NHTMCP tại VN vẫn còn nhỏ so với các ngân hàng
trong khu vực 69
2.4.2.2 Số lượng các NHMTCP VN chưa ñạt vốn tối thiểu theo quy ñịnh của Nghị ñịnh số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 tính tới thời ñiểm cuối năm 2010 vẫn còn chiếm tỷ trọng ñáng kể 70
2.4.2.3 NHTMCP không xác ñịnh ñược cần tăng thêm bao nhiêu vốn là phù hợp 71
2.4.2.4 Vốn tự có tăng nhưng chất lượng và hiệu quả không tăng tương xứng 72
2.4.2.5 Cổ phiếu ngân hàng không còn nhận ñược nhiều sự quan tâm 74
2.5 Nguyên nhân hạn chế 75
2.5.1 Thị trường tài chính tiền tệ nước ta còn nhỏ và nhiều bất cập 75
2.5.2 Những biến ñộng kinh tế trong nước và thế giới 77
2.5.3 Nhiều NHTMCP ñã tăng vốn một cách quá mức trong thời gian ngắn 77
2.5.4 Không xây dựng phương án tăng vốn thật cụ thể, chi tiết trước khi tăng vốn 78
2.5.5 Sự tăng thêm của hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng ra thị trường 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN 83
3.1 Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng Việt Nam giai ñoạn 2011 – 2020
83
3.2 Dự báo xu hướng thúc ñẩy việc mở rộng quy mô vốn tự có của các NHTMCP
84
3.3 Giải pháp tăng vốn tự có tại các NHTMCP VN 86
3.3.1 Giải pháp từ phía các NHTMCP 86
3.3.1.1 Đa dạng hóa phương thức tăng vốn tự có 86
3.3.1.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở tình hình thực tế, sử dụng vốn tăng thêm có hiệu quả 87
3.3.1.3 Xác ñịnh các tiêu chí ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có tăng thêm 90
3.3.1.4 Đảm bảo quyền lợi cổ ñông phù hợp với lợi ích của ngân hàng 90
Trang 123.3.1.5 Sáp nhập các NHTMCP ñể tạo nên sức mạnh tiềm lực 92
3.3.2 Kiến nghị về phía ngân hàng Nhà Nước và cơ quan Chính phủ 93
3.3.2.1 Nâng cao năng lực ñiều hành của NHNN và cơ quan Chính phủ 93
3.3.2.2 Cơ cấu lại hệ thống NHTMCP 94
3.3.2.3 Thắt chặt việc cấp phép thành lập ngân hàng mới 95
3.3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn tự có tăng thêm 96
3.3.2.5 Tăng cường năng lực cơ chế giám sát tăng vốn tự có 97
3.3.2.6 Tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà ñầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng 98
3.3.2.7 Cần có chính sách phát triển thị trường tài chính nhằm giảm ñi gánh nặng cho các ngân hàng 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103
KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính thiết thực của ñề tài:
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế là một vấn ñề thời sự quan trọng của mỗi nước, nhất là các nước ñang trong giai ñoạn phát triển Những thành tựu ñạt ñược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội qua 20 năm
ñổi mới, cùng quá trình chủ ñộng hội nhập kinh tế quốc tế ñã khẳng ñịnh sự ñúng ñắn
của con ñường phát triển ñất nước ta Khai thác triệt ñể những lợi thế và chủ ñộng vượt qua những thách thức khi gia nhập WTO là tiền ñề quan trọng trong việc hội nhập thị trường toàn cầu, dần thích nghi và bắt kịp tốc ñộ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới
Trong những năm qua, hệ thống NHTMCP VN ñã phát triển mạnh cả về quy mô
và chất lượng hoạt ñộng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp, hoá hiện ñại hoá ñất nước Song, cũng như các chủ thể kinh tế khác, các NHTMCP VN cũng ñang
ñứng trước những cơ hội và thách thức to lớn của quá trình hội nhập Thực trạng hoạt ñộng của các NHTMCP VN cho thấy, năng lực cạnh tranh khi bước vào hội nhập kinh
tế quốc tế còn rất nhiều yếu NHTMCP VN ñang phải ñối mặt với những thách thức nhất ñịnh Thách thức về tiềm lực tài chính, công nghệ, năng lực, kinh nghiệm quản trị, chất lượng sản phẩm dịch vụ …Đây chính là vấn ñề thời sự, luôn ñược Nhà nước quan tâm và chỉ ñạo sâu sát, NHNN VN ñã ñưa ra nhiều biện pháp ñể thực hiện những chủ trương, chỉ ñạo của Nhà nước nhằm giúp các NHTM mở rộng quy mô hoạt
ñộng, hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hòa nhập tốt với nền kinh
tế khu vực và thế giới
Một trong những giải pháp ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP
VN trong thời gian tới là tăng vốn tự có Vốn tự có là một cấu thành rất quan trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng, là một trong những ñiều kiện cần thiết ñể
Trang 14phát triển quy mô hoạt ñộng của ngân hàng, là cơ sở ñể ñảm bảo an toàn trong hoạt
ñộng kinh doanh ngân hàng theo quy ñịnh của quốc gia và theo thông lệ quốc tế Giai ñoạn từ năm 2006 cho ñến nay ñã chứng kiến việc ñua nhau tăng vốn của các
NHTMCP VN
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, mặc dầu vốn tự có bình quân của các NHTMCP
VN có tăng nhưng kết quả việc tăng vốn vẫn chưa ñáp ứng hết ñược những mong ñợi của chính các ngân hàng và các cấp quản lý Việc tăng vốn tự có nhanh trong một khoảng thời gian ngắn mà không kèm theo những thay ñổi chưa chắc ñã giúp các NHTMCP VN nâng cao vị thế và tạo ra những ảnh hưởng tốt ñến các quyết ñịnh của thị trường, ngược lại có thể tạo thêm nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn lớn hơn
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn ñề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GIA TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” Luận văn xin ñược ñưa ra một số giải pháp nhằm góp phần
giải quyết những vấn ñề cấp thiết ñồng thời ñưa ra biện pháp của việc gia tăng vốn tự
có tại các NHTMCP VN trong giai ñoạn hiện nay
2 Mục ñích nghiên cứu:
Mục ñích nghiên cứu của luận văn là tập trung vào các nội dung sau:
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về vốn tự có của NHTM ñể nắm bắt ñược các lý luận
cơ bản về vốn tự có như: ñặc ñiểm, chức năng, cách thức hoạch ñịnh nhu cầu vốn
và các phương pháp tăng vốn tự có của NHTM Qua ñó cho thấy ý nghĩ của việc tăng vốn tự có Đồng thời, nêu lên kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng trên thế giới và bài học cho các NHTMCP VN
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng quá trình tăng vốn tự có của các NHTMCP tại VN Trên cơ sở ñó rút ra những chuyển biến của hệ thống NHTMCP VN sau khi tăng vốn tự có và những ñiểm còn hạn chế, ñồng thời, nêu ra nguyên nhân của những hạn chế ñể ñề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế ñó
- Đưa ra các giải pháp, ñề xuất giúp tăng vốn tự có tại các NHTMCP VN
Trang 153 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là xem xét quá trình tăng vốn tự có của
10 NHTMCP VN ñược tác giả chọn từ 37 NHTMCP VN trong giai ñoạn từ năm 2006
ñến năm 2011 (ñây là 10 ngân hàng ñược tác giả ñánh giá thuộc cả 3 nhóm ngân hàng
có quy mô lớn, trung bình và nhỏ), ñánh giá những mặt ñược và chưa ñược, từ ñó, ñề xuất những biện pháp nhằm tăng vốn tự có tại các NHTMCP VN
Mười NHTMCP ñược chọn là:
1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN
2 Ngân hàng TMCP Công Thương VN
3 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN
4 Ngân hàng TMCP Á Châu
5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
6 Ngân hàng TMCP Đông Á
7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn
8 Ngân hàng TMCP Phương Nam
9 Ngân hàng TMCP Phương Tây
10.Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện ñề tài, tác giả ñã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với lịch sử; phương pháp so sánh phân tích; phương pháp thống kê kết hợp với các lý luận khoa học ñể làm rõ và xác ñịnh ñược bản chất vấn ñề cần nghiên
cứu từ ñó ñưa ra các ñề xuất, giải pháp ñể giải quyết vấn ñề
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu:
Luận văn ñã nghiên cứu những vấn ñề ñặt ra ñối với hệ thống NHTM VN nói chung và các NHTMCP VN nói riêng khi hội nhập kinh tế thế giới Qua ñó luận văn phân tích thực trạng, trên cơ sở ñó rút ra những chuyển biến của hệ thống NHTMCP
VN sau khi tăng vốn tự có và những ñiểm còn hạn chế, ñồng thời, nêu ra nguyên nhân
Trang 16của những hạn chế ñể ñề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế ñó Dựa trên lý luận khoa học cùng với những nghiên cứu của bản thân, tư duy của nhiều nhà kinh tế ñể có thể ñưa ra các giải pháp, ñề xuất giúp cho các NHTMCP VN tăng vốn tự có, qua ñó khẳng ñịnh vị thế của mình trong thời kỳ phát triển và hội nhập
6 Kết cấu của luận văn:
Bố cục của luận văn ñược bố trí gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn tự có của các NHTM
Chương 2: Thực trạng và những chuyển biến của hệ thống NHTMCP VN sau khi tăng vốn tự có
Chương 3: Giải pháp tăng vốn tự có tại các NHTMCP VN
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG
1.1 Những vấn ñề cơ bản về vốn tự có của ngân hàng:
1.1.1 Khái niệm về vốn tự có:
Vốn tự có là một cấu thành rất quan trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng, là một trong những ñiều kiện cần thiết ñể phát triển quy mô hoạt ñộng của ngân hàng, là cơ sở ñể ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng theo quy ñịnh của quốc gia và theo thông lệ quốc tế Quy mô vốn tự có của ngân hàng cũng
là một trong những tiêu chí ñể ñánh giá năng lực tài chính của một ngân hàng mạnh hay yếu Các ngân hàng muốn phát triển quy mô tài sản thì phải dựa trên nền tảng của
sự phát triển vốn tự có, ngược lại, phát triển vốn tự có sẽ tạo ñiều kiện cho ngân hàng phát triển quy mô tài sản góp phần gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn ñảm bảo an toàn vốn
Điều này cho thấy sự tăng trưởng vốn ñiều lệ của ngân hàng ñóng một vai trò ñặc biệt
quan trọng ñối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và chính vì ý nghĩa ñó mà chỉ tiêu “vốn tự có” luôn ñược sự quan tâm ñặc biệt của nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu chiến lược, kế hoạch thực hiện Các cơ quan chức năng cũng có những cơ chế, chính sách giám sát năng lực tài chính của ngân hàng trong ñó sự giám sát tăng vốn tự
có ñể ñảm bảo an toàn hệ thống tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống, rủi ro dây chuyền
ñối với cả một hệ thống ngân hàng
Về khái niệm vốn tự có của NHTM, theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, vốn tự có gồm giá trị thực của vốn ñiều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn ñược cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy ñịnh của NHNN 1
Theo 13/2010/TT-NHNN, vốn tự có ñược xác ñịnh bằng tổng vốn cấp một và
1 Khoản 10, Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ñã ñược Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011
Trang 18vốn cấp hai, trừ ñi các khoản phải trừ 2
Bảng 1.1: Mức vốn pháp ñịnh của các tổ chức tín dụng 3
STT Loại hình tổ chức tín dụng
Mức vốn pháp ñịnh áp dụng cho ñến năm 2011
I Ngân hàng
D Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 3.000 tỷ ñồng
Đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD
6 Quỹ tín dụng nhân dân
A Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 3.000 tỷ ñồng
B Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ ñồng
Trang 19ñầu tư dài hạn và ngắn hạn ñể sinh lời
Là nguồn vốn ổn ñịnh và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt ñộng của ngân
hàng, ñồng thời vốn tự có luôn vận ñộng và tham gia vào quá trình kinh doanh của
ngân hàng Mọi quyết ñịnh tăng thêm vốn luôn gắn liền với yêu cầu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộng hoạt ñộng của ngân hàng
Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 8% ñến 10%) nhưng vốn tự có ñóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó là cơ
sở ñể hình thành nên các nguồn vốn khác Giá trị của vốn tự có gắn liền với uy tín, năng lực, vị thế của chủ sở hữu vốn và quan hệ cung cầu vốn trên thị trường
Vốn tự có quyết ñịnh quy mô hoạt ñộng của ngân hàng như các giới hạn huy
ñộng vốn, giới hạn cho vay và bảo lãnh, góp vốn, mua cổ phần, mạng lưới chi
nhánh… Ngoài ranó còn là yếu tố ñể các cơ quan quản lý dựa vào ñể xác ñịnh các tỉ lệ
an toàn trong kinh doanh ngân hàng vì hoạt ñộng của các NHTM phải chịu sự chi phối của các quy ñịnh pháp luật dựa trên căn cứ là quy mô vốn tự có
Ngoài ra, vốn tự có ñược hình thành từ những nguồn vốn hợp pháp ñược phép lưu chuyển trên thị trường tài chính Trong ñiều kiện hội nhập của nền kinh tế, vốn
tự có của ngân hàng sẽ mang tính quốc tế gắn liền với môi trường cạnh tranh cao khi
mà các NHTM ñang mở rộng việc thu hút ñầu tư thông qua thị trường tài chính bằng các công cụ tài chính ña dạng
1.1.3 Các chức năng cơ bản của vốn tự có:
1.1.3.1 Chức năng bảo vệ:
Với chức năng bảo vệ, vốn tự có là lá chắn chống ñỡ, bù ñắp những tổn thất trong hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng Các ngân hàng phải có ñủ vốn tự có ñể ñảm bảo ñược khả năng thanh toán trong mọi trường hợp ñồng thời còn phải cung cấp ñược một khoản vốn dự trữ ñủ ñể duy trì ñược khả năng trả nợ tránh mọi sự ñe dọa do thua
lỗ Trong hoạt ñông kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây
ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, ñôi khi nó có thể dẫn ngân hàng ñến chỗ phá
Trang 20sản Khi ñó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng hấp thụ thua lỗ và ñảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên Đây cũng chính là lý do khiến cho NHNN rất quan tâm trong việc ñưa ra những quy ñịnh giám sát chặt chẽ vốn tự có của các NHTM
Thông qua vốn tự có, NHTM phải thể hiện ñược trách nhiệm về tài sản của người kinh doanh ñối với những khoản tiền gửi nhằm tạo ra sự tin cậy và an tâm cho khách hàng Điều này thể hiện ở chỗ, hệ số vốn tự có ñối với các khoản mục trong bảng tổng kết tài sản ñược ngụ ý như là mức ñộ mà ở ñó khi ngân hàng bị thiệt hại, dưới hình thức này hay hình thức khác, mà vẫn ñủ vốn ñể ñảm bảo sự an toàn vốn của người ký thác Bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền thực chất là bảo vệ sự an toàn cho chính ngân hàng vì kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực hoạt ñộng có tính nhạy cảm cao, thường xuyên gắn liền với các rủi ro
tư vào tài sản cố ñịnh không quá 50% vốn ñiều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn ñiều lệ 4
Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới Khi một ngân
hàng phát triển, nó cần vốn bổ sung ñể thúc ñẩy tăng trưởng và chấp nhận rủi ro gắn với sự ra ñời những dịch vụ mới và những trang thiết bị mới Hầu hết các ngân hàng
ñều mở rộng và phát triển cơ sở vật chất so với lúc ñầu và sự bổ sung vốn sẽ cho phép
4 Điều 160, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ñã ñược Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011
Trang 21ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng thêm những văn phòng chi nhánh ñể theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng
Ngoài ra, vốn tự có còn ñược sử dụng vào việc ñầu tư các tài sản ngắn hạn
và dài hạn như ñể cho vay, hùn vốn hoặc ñầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao Vì vậy chức năng hoạt ñông ở ñây cũng chỉ là thứ yếu
mà vì vào ñầu khủng hoảng “tấm ñệm vốn” của họ quá mỏng, chỉ 3,5% Cả các cơ quan quản lý ngân hàng và thị trường tài chính ñều ñòi hỏi rằng vốn ngân hàng cần phải ñược phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác Khi thành lập chi nhánh mới hoặc triển khai các hoạt ñộng kinh doanh mới, quyết ñịnh ñầu tư, cho vay, mua sắm tài sản, hay khi quyết ñịnh mua lại, sáp nhập,…ñể có ñủ khả năng thực hiện các quyết ñịnh trên và có ñủ cơ sở pháp
lý ñể ñược cấp giấy phép kinh doanh thì số vốn tự có của ngân hàng cũng phải ñược xác ñịnh lại sao cho tương ứng với các yêu cầu thực tế có thể phát sinh
Các cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng sử dụng các quy ñịnh về tỷ lệ giới hạn vốn tự có như một công cụ vĩ mô ñể ñiều tiết các hoạt ñộng của các NHTM Các giới hạn này ñược luật hóa bằng các tiêu chuẩn pháp lý cụ thể với hàng loạt các quy ñịnh ràng buộc có liên quan, dựa trên cơ sở phân loại mức ñộ rủi ro của các tài sản
ñầu tư, mức ñộ khó khăn, sự khác biệt giữa các ngân hàng,… Các quy ñịnh về tỷ lệ
giới hạn vốn tự có như giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ ñảm bảo an toàn, ñầu tư, góp vốn,
Trang 22mua cổ phần,… của ngân hàng
1.1.4 Hiệp ước Basel về vốn tự có:
1.1.4.1 Quá trình ra ñời của Hiệp ước vốn Basels :
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking
supervision – BCBS) ñược thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp ñổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ
80 Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm ñại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt ñộng ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa
Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý Ủy ban ñược nhóm họp 4 lần trong một năm
Hội ñồng thư ký của Ủy ban Basel ñược ñề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt ñộng ngân hàng chuyên nghiệp ñược biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng ñưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt ñộng ngân hàng ở tất cả các nước
Vào năm 1988, Ủy ban ñã quyết ñịnh giới thiệu hệ thống ño lường vốn mà nó
ñược ñề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I Hệ
thống này cung cấp khung ño lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8% Basel I không chỉ ñược phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn ñược phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt ñộng quốc tế Đến năm 1996, Basel I
ñược sửa ñổi với rất nhiều ñiểm mới Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều ñiểm hạn
chế
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Ủy ban Basel ñã ñề
xuất khung ño lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình ñánh giá nội bộ và sự ñủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành
Trang 23mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) ñã chính thức ñược ban hành
Giữa lúc kinh tế thế giới chật vật phục hồi khỏi khủng hoảng và suy thoái, mức ñộ an toàn về vốn ngày càng ñược chú ý, ngày 12/9/2010 của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, các thành viên ñã ñạt ñược thỏa thuận về những chuẩn mới trong Basel III Bộ tiêu chuẩn này ñược coi là khá ngặt nghèo ñối với hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung và ñối với một số nước mới tham gia vào WTO nói riêng Tuy nhiên, ñến tận năm 2013, bộ tiêu chí mới này mới bắt ñầu có hiệu lực theo một lộ trình tăng dần mức ñộ tuân thủ và sẽ ñược thực thi ñầy ñủ vào ngày 1/1/2019
1.1.4.2 Thành phần vốn tự có theo quan ñiểm của Basel:
Một trong những thành tựu cơ bản của Basel I là ñã ñưa ra ñược ñịnh nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng
Tiêu chuẩn này quy ñịnh:
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng ñược công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill)
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng
ñánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn
hợp; Vay với thời hạn ưu ñãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác
Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn
Vậy theo quy ñịnh của Basel I, thành phần vốn tự có của một ngân hàng gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 ñược ñiều chỉnh theo rủi ro thị trường
Trang 24Basel II vẫn giữ nguyên các quan ñiểm về vốn của ngân hàng Theo ñó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I5 Tuy nhiên, rủi ro ñược tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải ñối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt ñộng) và rủi ro thị trường So với Basel I, cách tính chi phí vốn ñối với rủi ro tín dụng có sự sửa ñổi lớn, ñối với rủi ro thị trường có sự thay ñổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới ñối với rủi ro vận hành Trọng số rủi
ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng
Còn Basel III thì tăng gấp 3 lần số vốn ñầu tư của chủ sở hữu mà phần lớn các ngân hàng lớn phải có so với giai ñoạn trước khủng hoảng Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
sẽ tăng từ 8% lên 10,5% trước năm 2019 Mức ñiều chỉnh theo Basel III này lớn hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ vì ngân hàng phải có 7% dưới dạng vốn ñầu tư của chủ sở hữu, thứ bản vị vàng của vốn Những quy ñịnh trên cũng khắc phục ñược các lỗ hổng cho phép ngân hàng nắm giữ ít vốn hơn, ví dụ như chuyển tài sản khỏi bảng cân
ñối kế toán hay phân loại chúng thành tài sản ñể giao dịch Số vốn sắp tăng mạnh nên
sức chịu ñựng thua lỗ của ngân hàng cũng sẽ tốt hơn
Lộ trình thực hiện Basel III cụ thể như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% vẫn ñược giữ nguyên
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu ñược bắt ñầu áp dụng vào 1/1/2013 với mức 4,5%, và phải ñạt ñược mức 6% trước 1/1/2019
Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu cũng ñược bắt ñầu áp dụng từ 1/1/2013 với mức 3,5%, và phải ñạt ñược mức 4,5% trước 1/1/2019
Tỷ lệ dự phòng bảo toàn vốn ñược bắt ñầu tính từ 01/01/2016 với mức 0,625%, và hoàn thành mức 2,5% trước 1/1/2019
Lộ trình loại bỏ các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 1 ñược áp dụng từ 1/1/2014 với mức 20%, và ñến trước 1/1/2019 sẽ loại bỏ ñược 100%
5 Tỉ lệ thoả ñáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo ñộ rủi ro gia quyền (RWA)
Trang 25Tỷ lệ ñòn bẩy ñược thử nghiệm áp dụng trong khoảng thời gian từ 1/1/2013
ñến 31/12/2016 với tỷ lệ 3%
1.2 Các phương pháp tăng vốn tự có của ngân hàng:
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng ñến việc lựa chọn phương pháp tăng vốn tự có: 1.2.1.1 Các qui ñịnh của NHNN về quản lý vốn tự có:
Khi muốn thực hiện việc gia tăng vốn tự có, các NHTM phải tuân thủ các quy ñịnh của nhà nước về quản lý vốn tự có như NHTM chỉ ñược phép tăng vốn tự
có từ các nguồn vốn theo qui ñịnh của pháp luật, việc thực hiện tăng vốn tự có phải thực hiện theo lộ trình và phải trình lên NHNN hiệu quả của phương án sử dụng vốn tăng lên ñồng thời phải ñược sự ñồng ý cho phép của NHNN Ngoài ra, việc huy ñộng vốn ñiều lệ ñể tăng vốn tự có trên thị trường chứng khoán còn phải tuân thủ các quy
ñịnh về thủ tục, nguyên tắc trên thị trường chứng khoán,… Tuy nhiên, một vấn ñề vô
cùng quan trọng khác nữa là luôn phải ñảm bảo vốn ñiều lệ thực tế lớn hơn vốn pháp
ñịnh
1.2.1.2 Các yếu tố chi phí:
Lựa chọn giữa việc phát hành trái phiếu (có thời hạn dài theo qui ñịnh) hoặc phát hành cổ phiếu, nếu xét ñến yếu tố chi phí thì ta chọn cách phát hành trái phiếu vì chi phí phát hành cổ phiếu lớn hơn (nhưng chi phí trả lãi thì ngược lại)
1.2.1.3 Yếu tố thời gian:
Yếu tố thời gian liên quan ñến thời ñiểm thuận lợi ñể phát hành chứng khoán Ở thời ñiểm khi lãi suất của trái phiếu tăng thì thị giá của cổ phiếu giảm xuống, và ngược lại Do ñó, nên phát hành cổ phiếu ở thời ñiểm khi lãi suất của trái phiếu giảm và ngược lại Do giá cả tài sản tài chính thay ñổi mạnh trong những năm gần ñây, nên yếu tố thời gian trở thành ñối tượng quan trọng ñể xem xét
1.2.1.4 Rủi ro thanh khoản:
Phát hành chứng khoán nợ ñể tăng vốn làm cho nợ phải trả tăng, rủi ro phá sản sẽ dễ xảy ra hơn so với phát hành cổ phiếu
Trang 261.2.1.5 Quyền kiểm soát ngân hàng:
Một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng bị mất quyền kiểm soát mà họ
ñang giữ trong ngân hàng vì một phương thức tài trợ ñược lựa chọn Trong trường hợp
ngân hàng phát hành cổ phiếu sẽ làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng vì những người mua cổ phiếu thường với số lượng lớn sẽ có khả năng nằm trong hội ñồng quản trị của ngân hàng và chi phối hoạt ñộng của ngân hàng theo hướng có lợi cho họ
1.2.1.6 Lợi tức trên mỗi cổ phiếu (Earning per Share-EPS):
Với một mức lợi tức không ñổi, nếu ngân hàng tăng số lượng cổ phiếu phát hành sẽ làm cho mức cổ tức tính trên mỗi cổ phiếu giảm xuống, ảnh hưởng ñến quyền lợi các cổ ñông
1.2.1.7 Yếu tố ñiều ñộng hay tài trợ linh hoạt:
Yếu tố ñiều ñộng hay tài trợ linh hoạt là khả năng ñiều chỉnh nguồn vốn tăng hay giảm ñáp ứng với các thay ñổi quan trọng trong nhu cầu vốn Trong nền kinh tế
ñang phát triển, và ñặc biệt trong môi trường lạm phát, ngân hàng khó có thể chỉ
trong một lần mà ñáp ứng nhu cầu tăng vốn Như vậy, khi quyết ñịnh tăng vốn, ngân hàng cần phải ý thức rằng, cần phải có nhiều lần tài trợ ñược thực hiện trong tương lai Ngân hàng cần phải lưu ý rằng quyết ñịnh tăng vốn ngày hôm nay của mình sẽ ảnh hưởng ra sao ñối với khả năng tăng vốn trong tương lai của ngân hàng: Việc phát hành cổ phiếu sẽ không ảnh hưởng ñến khả năng vay nợ (phát hành trái phiếu) sau này, ngược lại, việc phát hành trái phiếu hôm nay sẽ gây khó khăn cho ngân hàng sau này khi vay vốn
1.2.2 Hoạch ñịnh nhu cầu vốn ngân hàng:
Do luôn phải ñối mặt với những áp lực phải gia tăng vốn, buộc các ngân hàng phải càng quan tâm nhiều hơn ñến việc hoạch ñịnh nhu cầu vốn tầm xa cho mình Câu hỏi là: một ngân hàng cần nắm giữ bao nhiêu vốn? Một ngân hàng có quá ít vốn rất dễ rơi vào rủi ro và không thể chống ñỡ ñược Mặt khác, quá nhiều vốn có thể khiến nhiều
bộ phận của ngân hàng thua lỗ, ñẩy chi phí tài chính tăng lên và giảm ñà tăng trưởng
Trang 27Do ñó, câu trả lời là tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng, yêu cầu của cơ quan quản lý
và yêu cầu của thị trường ñối với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ñó cung cấp Mỗi ngân hàng có thể có hình thành những hệ thống hoạch ñịnh nhu cầu vốn khác nhau Người viết xin ñưa ra phương pháp hoạch ñịnh nhu cầu vốn tổng quát như sau Hoạch ñịnh nhu cầu vốn ngân hàng gồm 4 bước:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể cho ngân hàng
Trước tiên, cần phải xác ñịnh loại ngân hàng mà họ muốn có là gì? Điều ñó liên quan ñến những yếu tố cơ bản như: Qui mô ngân hàng cỡ nào? Ngân hàng sẽ cung cấp cho những loại dịch vụ nào cho khách hàng? Mức sinh lời ngân hàng phải
ñạt ñược trong tương lai dài hạn
Theo xu thế hiện nay, trong lĩnh vực ngân hàng, sự sát nhập các ngân hàng lại với nhau ñể hình thành một ngân hàng có qui mô lớn hơn, có hoạt ñộng an toàn hơn và hoạt ñộng hiệu quả hơn nên ñã trở nên phổ biến Nhưng ở một góc ñộ khác, các ngân hàng nhỏ cũng có những lợi thế nhất ñịnh ở những thị trường nhỏ trong nước, ở khu vực nông thôn Như vậy, Hội ñồng quản trị và ban giám ñốc của ngân hàng cần phải xác ñịnh qui mô của ngân hàng mình sao cho tương xứng với loại dịch vụ thế mạnh
mà ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng
Sự nới lỏng qui ñịnh trong hoạt ñộng ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới ñã mở ra khả năng cung cấp nhiều dịch vụ mới trong giao dịch chứng khoán, bảo hiểm, và nhiều lĩnh vực khác Ngân hàng phải xác ñịnh loại dịch vụ mới nào có thể làm tăng rủi ro của ngân hàng (giảm lợi nhuận, rủi ro phá sản, gia tăng chi phí…), dịch vụ mới nào lại có thể giảm ñược rủi ro trên Thông thường, những dịch vụ mới
có thể giảm ñược rủi ro thì ñòi hỏi ít vốn ngân hàng, trong khi ñó, những dịch vụ có thể làm tăng rủi ro của ngân hàng ñòi hỏi nhu cầu vốn phải nhiều hơn
Bước 2: Căn cứ vào mục tiêu hoạt ñộng, các dịch vụ dự ñịnh cung ứng, mức rủi ro
có thể chấp nhận và các qui ñịnh của các cơ quan quản lý ñể xác ñịnh số lượng vốn cần phải có ñể phù hợp với các mục tiêu ñã chọn, với các dịch vụ dự kiến sẽ cung
Trang 28cấp, với những rủi ro có thể xảy ra và với các qui ñịnh của các cơ quan quản lý ngân hàng
Trong thực tế hoạt ñộng, một ngân hàng thường xuyên phải ñối mặt với hai yêu cầu trái ngược nhau về vốn tự có:
- Thứ nhất, các cơ quan quản lý ngân hàng xuất phát từ yêu cầu an toàn hệ thống ñã thường xuyên buộc các ngân hàng gia tăng vốn Nhưng nếu một ngân hàng
có quá nhiều vốn tự có, xem xét dưới góc ñô thị trường tài chính, sẽ làm giảm tác dụng ñòn cân nợ và khả năng sinh lời của việc ñầu tư các nguồn quĩ vay mượn, có thể làm giảm thấp lợi nhuận và giá chứng khoán một khi các nhà ñầu tư dự kiến lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai sẽ thấp hơn
- Hai là, xuất phát từ yêu cầu gia tăng thu nhập của các nhà ñầu tư trên thị trường vốn, một ngân hàng có quá ít vốn tự có thì khả năng chống ñỡ rủi ro kém, khiến cho các nhà ñầu tư trên thị trường vốn thành kiến rằng lợi nhuận của ngân hàng
sẽ trở nên biến ñộng nhiều hơn và những khách hàng gửi tiền lớn nhất sẽ dễ gặp nguy
cơ mất vốn
Bước 3: Xác ñịnh vốn bên trong có thể tạo ra từ lợi nhuận giữ lại
Hội ñồng quản trị của ngân hàng phải quyết ñịnh với số lợi nhuận trong năm của ngân hàng, bao nhiêu phần trăm ñể chia cổ tức cho cổ ñông và bao nhiêu phần trăm phải giữ lại cho sự mở rộng ñầu tư trong tương lai và ñáp ứng những yêu cầu tăng vốn theo qui ñịnh của các cơ quan pháp lý Ngoài ra, Hội ñồng quản trị của ngân hàng cũng phải dự báo mức ñộ tăng trưởng lợi nhuận ñể cung cấp cho tất cả hoặc ít nhất một phần ñáng kể của tổng nhu cầu vốn
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn phương cách tăng vốn thích hợp với nhu cầu và các mục tiêu của ngân hàng
Một phương án tăng vốn tốt nhất cho ngân hàng phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau Hiện nay, các ngân hàng có nhiều cách thức ñể tăng vốn dài hạn: như phát hành cổ phiếu, các tín phiếu vốn, bán tài sản, thuê trụ sở, và thúc ñẩy sự tăng trưởng
Trang 29của lợi nhuận,… ví như mục tiêu chính nắm quyền kiểm soát thì phương án vay vốn từ các chủ nợ có vẻ khả thi
1.2.3 Cách thức tăng vốn tự có
1.2.3.1 Tăng vốn từ nguồn bên trong:
Ngân hàng có thể tăng vốn tự có từ lợi nhuận giữ lại qua các năm Đây là lợi nhuận ngân hàng ñạt ñược trong năm, nhưng không chia cho các cổ ñông mà giữ lại ñể tăng vốn
Hoặc ngân hàng có thể tăng vốn tự có bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ ñông hiện hữu cũng là phương pháp tăng vốn tự có từ nguồn bên trong
Ngoài ra NHTM cổ phần còn có thể tăng vốn tự có bằng cách kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn ñiều lệ, quỹ thặng dư vốn cổ phần
Ưu ñiểm: Phương pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà không phụ
thuộc vào thị trường vốn nên tránh ñược các chi phí huy ñộng vốn thả nổi, không tốn kém chi phí, không phải hoàn trả ñồng thời không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng cũng như không ñe dọa ñến việc mất quyền kiểm soát của các cổ ñông hiện thời
Nhược ñiểm: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và ñều
ñặn Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì có ảnh hưởng ñến quyền lợi
của cổ ñông Tăng vốn từ bên trong có nhiều bất lợi về thuế vì không ñược khấu trừ thuế và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay ñổi lãi suất và những ñiều kiện kinh tế mà ngân hàng không thể kiểm soát trực tiếp Sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng trong những năm gần ñây ñã bị giảm sút so với trước, buộc nhiều ngân hàng phải huy ñộng nguồn vốn bên ngoài ñể phụ thêm vào nguồn vốn tạo ra từ bên trong như phát hành cổ phiếu mới,…
Phương pháp này phụ thuộc vào:
Chính sách phân phối cổ tức của ngân hàng: Chính sách này cho biết ngân
hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập ñể tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ ñược chia cho các cổ ñông Tỷ lệ thu nhập giữ lại có
Trang 30ý nghĩa rất quan trọng ñối với Hội ñồng quản trị ngân hàng Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ chậm, làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản Ngược lại nếu tỷ lệ này quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ ñông dẫn ñến thị giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ giảm Chính sách cổ tức tối ưu ñối với một ngân hàng là chính sách giúp ngân hàng tối ña hóa giá trị ñầu
tư của cổ ñông Ngân hàng chỉ có thể mở rộng số lượng cổ ñông khi thu nhập tính trên mỗi cổ phần ít nhất phải bằng thu nhập tạo ra từ những hoạt ñộng ñầu tư có mức ñộ rủi
ro tương ñương
Tốc ñộ tăng vốn từ nguồn nội bộ:
Ta có: Tỷ lệ tăng vốn từ nguồn nội bộ (Internal capital growth rate-ICGR)
ICGR = Thu nhập giữ lại
Vốn cổ phần Công thức trên cho thấy muốn tăng qui mô vốn từ nguồn nội bộ thì phải tăng thu nhập ròng hoặc tăng tỷ lệ thu nhập giữ lại, hoặc tiến hành ñồng thời cả hai
Điều có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng ñối với ban giám ñốc ngân hàng là cố
gắng ñạt ñược thành tích phân phối cổ tức ổn ñịnh Nếu ñược vậy, các nhà ñầu tư hưởng lãi sẽ cảm nhận ít rủi ro trong sự thanh toán cổ tức ñối với họ và ngân hàng sẽ
có sức hấp dẫn nhiều hơn ñối với các nhà ñầu tư Nhiều công trình nghiên cứu tại các ngân hàng Tây Âu cho thấy có một hiện tượng lặp ñi lặp lại là giá cổ phiếu của ngân hàng giảm nhanh (thường chỉ trong phạm vi một tuần) sau khi có sự cắt giảm phân phối cổ tức Điều này không chỉ làm thất vọng các cổ ñông hiện thời mà còn làm nản lòng những cổ ñông tiềm năng của ngân hàng
1.2.3.2 Tăng vốn từ nguồn bên ngoài:
Trang 31Ưu ñiểm: không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu
thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ Phương pháp này làm tăng qui mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai
Nhược ñiểm: Chi phí phát hành cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân
hàng, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (EPS), làm giảm khả năng tận dụng tỷ lệ
ñòn bẩy tài chính ngân hàng ñã có
Vốn cơ bản
Tỷ lệ ñòn bẩy tài chính =
Tổng tài sản
Với việc phát hành cổ phiếu ưu ñãi cổ tức thì có ñặc ñiểm sau:
Cổ phiếu ưu ñãi cổ tức với ñặc trưng cơ bản là cổ tức cố ñịnh (Nếu cần có thể thay ñổi hàng năm), người sở hữu chỉ có quyền chuyển nhượng, mà không có quyền bầu cử, ứng cử trong doanh nghiệp; ngân hàng có thể mua lại khi người chủ sở hữu cần bán
Ưu ñiểm: Không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát
ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai
Nhược ñiểm: cổ tức phải trả cho các cổ ñông là gánh nặng tài chính trong
những năm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu
b Chuyển ñổi từ trái phiếu chuyển ñổi thành cổ phiếu phổ thông:
Trái phiếu chuyển ñổi là hình thức gọi vốn lại giữa cổ phần thường và nợ Trái phiếu chuyển ñổi ấn ñịnh khoản nợ một khoản thời gian với lãi suất cố ñịnh ñược chuyển sang cổ phần Nó trả lãi suất rẻ hơn so với vốn huy ñộng vì cho phép trái chủ trở thành cổ ñông trong tương lai, nhưng lại hấp dẫn về lãi suất hơn cổ ñông vì mang rủi ro chuyển ñổi
Trang 32Ưu ñiểm: chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng
ngay tại thời ñiểm phát hành Đây là phương pháp hiệu quả vì trái phiếu này ñược các nhà ñầu tư ưa chuộng trên thị trường
Nhược ñiểm: Phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi hết hạn, lãi trả cho
trái phiếu là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính tăng chi phí hoạt ñộng, làm giảm khả năng ñi vay về sau của ngân hàng
c Mua bán và sát nhập ngân hàng (M&A ngân hàng):
Mua bán và sát nhập ngân hàng là sự kết hợp của hai hay nhiều ngân hàng ñể
tạo thành một ngân hàng duy nhất có quy mô lớn hơn
Ưu ñiểm: Tổng tài sản và vốn tự có của ngân hàng sau khi mua bán và sát
nhập sẽ tăng lên rất ñáng kể Đây là phương pháp giúp tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng, giúp ngân hàng ñạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần và hiệu quả vận hành lớn hơn
Nhược ñiểm: Tốn nhiều thời gian và chi phí hơn các phương thức tăng vốn tự
có khác Trong thời gian ñầu, hoạt ñộng của ngân hàng có thể bị xáo trộn do sự thay
ñổi về nhân sự
d Một số phương thức khác:
Ngoài các phương thức tăng vốn ở trên, ngân hàng còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ bên ngoài khác như bán tài sản và thuê lại, chuyển ñổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu hoặc nhận lãi từ trái phiếu chính phủ,…
Các NHTM còn có thể tăng vốn tự có bằng cách bán tất cả hoặc một phần phương tiện văn phòng của mình và thuê lại từ người chủ mới ñể phục vụ cho các hoạt
ñộng của mình Với những giao dịch như vậy, ngân hàng thường thu về những dòng
tiền mặt lớn (có thể tái ñầu tư với lãi suất hiện tại) và củng cố sức mạnh về vốn Thành công lớn nhất của những giao dịch bán và thuê lại này xảy ra khi lạm phát và tăng trưởng kinh tế ñạt mức cao vì nó làm tăng giá trị thị trường của tài sản so với giá trị
Trang 33sổ sách ñược ghi nhận trong các báo tài chính
Bên cạnh ñó, ngân hàng cũng có thể chuyển ñổi chứng khoán nợ như trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ hay công cụ tài chính phái sinh thành cổ phiếu giúp ngân hàng củng cố vị trí vốn cổ phần và tránh khỏi những chi phí trả lãi phát sinh từ những chứng khoán nợ trong tương lai
Ngoài ra, trong những trường hợp ñặc biệt, ngân hàng có thể dùng nguồn nhận lãi từ trái phiếu chính phủ ñể bổ sung vào vốn tự có nếu ñược NHNN cho phép
1.3 Ý nghĩa của việc tăng vốn tự có:
Thực trạng hoạt ñộng của các NHTM VN cho thấy, năng lực cạnh tranh khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế còn rất nhiều yếu kém Biểu hiện quan trọng và nổi bật là vốn tự có của các NHTM ñều nhỏ bé và cơ cấu chưa hợp lý so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới Như chúng ta ñã biết, hoạt ñộng kinh doanh của NHTM là hoạt ñộng chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, ñồng thời rủi ro trong hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế Do ñó, trong quá trình hoạt ñộng các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, ñánh giá, dự báo và
có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả Ngoài ra, ñiều này cũng ñòi hỏi ngân hàng tự ñánh giá ñược khả năng chịu ñựng rủi ro của mình Trên thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp ñể bảo vệ tình trạng tài chính của mình như: nâng cao chất lượng quản lý, ña dạng hóa các nguồn vốn và danh mục ñầu tư, bảo hiểm tiền gửi và nâng cao vốn chủ sở hữu Khi tất cả các phương pháp ngăn chặn rủi ro không còn hiệu quả thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng Vốn chủ sở hữu bù ñắp cho những tổn thất bắt nguồn từ những khoản cho vay và ñầu tư thiếu hiệu quả, từ sự quản lý yếu kém, giúp cho ngân hàng có thể giữ vững ñược hoạt
ñộng cho tới khi các vấn ñề khó khăn ñược giải quyết Chỉ khi các khoản thua lỗ của
ngân hàng lớn ñến mức tất cả các biện pháp kể cả vốn chủ sở hữu ñều không thể khắc
Trang 34phục nổi thì nó sẽ bị buộc phải ñóng cửa, vốn chủ sở hữu là sự chống ñỡ thua lỗ cuối cùng
Vì vậy, ñể chống ñỡ lại những rủi ro ngày càng cao gây ra từ nhiều nguồn khác nhau, ngân hàng cần phải nắm giữ nhiều vốn hơn Khi ngân hàng tăng vốn tực
có sẽ làm cho năng lực tài chính của bản thân ngân hàng tăng lên, các rủi ro của khách hàng và của chính ngân hàng trong quá trình hoạt ñộng kinh doanh ñược ñảm bảo Tăng vốn tự có còn giúp cho quy mô vốn của ngân hàng tăng lên, ñáp ứng ñược những yêu cầu về mặt quản lý của Chính Phủ và NHNN khi mà vấn ñề kiểm soát hoạt
ñộng ngân hàng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn nhằm ñáp ứng cho yêu cầu hội nhập
của nền kinh tế ñất nước Bên cạnh ñó, tăng vốn tự có góp phần làm cho quy mô của các ngân hàng tăng lên, giúp ngân hàng triển khai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng nước ngoài Như vậy, tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn tự có mang ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt ñộng ngân hàng
1.4 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng trên thế giới và bài học
cho các NHTMCP VN:
1.4.1 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Mỹ:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay vẫn chưa có ñiểm dừng Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Mỹ và diễn ra từ năm 2007 cho tới nay Cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York
cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi Công ty này chấp nhận ñể JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu Sự sụp ñổ của Bear Stern ñã ñẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn Tháng 8 năm 2008, ñến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu ñời nhất của Mỹ, bị phá sản Tiếp sau Lehman là một số công ty khác Hàng loạt tổ chức tài chính trong ñó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu ñời bị phá sản ñã ñẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng ñói tín dụng Để
ổn ñịnh và gia cố hệ thống tài chính chống chọi lại cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ
Trang 35sau chiến tranh thế giới thứ hai, tháng 5 năm 2009 FED và các cơ quan thanh tra Mỹ ñã tiến hành thanh tra 19 tổ chức tài chính lớn nhất Mỹ trong ñó có công ty bảo hiểm, tài chính ô tô, thẻ tín dụng và ngân hàng, mỗi ngân hàng có hơn 100 tỷ USD tài sản ñã tham gia 19 tổ chức này nắm khoảng một nửa các khoản vay tại Mỹ và 2/3 số tài sản của toàn ngành ngân hàng Mỹ bao gồm hơn 8 nghìn ngân hàng Cuộc thanh tra này là một phần trong kế hoạch ổn ñịnh hệ thống tài chính của Tổng thống Obama
Kết quả của ñợt thanh tra là 10/19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ cần thêm khoảng 74,6 tỷ USD Không một ngân hàng nào trong danh sách này ñược cho phép sụp ñổ Những ngân hàng cần thêm vốn sẽ phải ñệ trình kế hoạch tăng vốn ñược chính phủ chấp thuận trước ngày 08/06/2009
Danh sách ngân hàng tăng vốn bao gồm: Bank of America (33,9 tỷ USD); Wells Fargo (13,7 tỷ USD); GMAC LLC (11,5 tỷ USD); Citigroup (5,5 tỷ USD)
Bank of New York Mellon, American Express, Capital One Financial, Goldman Sachs Group, JPMorgan Chase, MetLife and State Street không cần tăng vốn
Một số ngân hàng thuộc diện phải tăng vốn ñã thông báo kế hoạch riêng Morgan Stanley, theo yêu cầu tăng vốn 1,8 tỷ USD từ chính phủ, cho biết họ có kế hoạch tăng thêm 5 tỷ USD Trong ñó có 2 tỷ USD thông qua cổ phiếu phổ thông
Chính phủ yêu cầu các ngân hàng giữ tỷ lệ vốn cao hơn một mức nhất ñịnh ñể
ñảm bảo họ vẫn có thể cho vay ngay cả khi bối cảnh kinh tế xấu ñi
Các ngân hàng sẽ có một số lựa chọn trong việc tăng vốn, ñó có thể là chuyển
số nợ của chính phủ sang cổ phiếu thường, tăng vốn thông qua thị trường tư nhân trong thời hạn 6 tháng Nếu họ không thể hoàn thành các mục tiêu trên, họ sẽ buộc phải nhận tiền từ kế hoạch 700 tỷ USD ñược chính phủ thông qua vào tháng 10/2008
Cuối năm 2010, FED thông báo rằng 19 ngân hàng chịu kiểm tra vào tháng 5/2009 sẽ tiếp tục phải tham gia vào ñợt kiểm tra mới Theo quy ñịnh chính thức, ñợt kiểm tra “sức khỏe” các ngân hàng mới mang tính bắt buộc ñể yêu cầu các ngân hàng tăng cổ tức hoặc tiến hành mua lại cổ phiếu FED tuyên bố rõ ràng rằng tất cả 19 ngân
Trang 36hàng cần phải nộp lên kế hoạch vốn tổng thể trước thời ñiểm ngày 07/01/2011
FED tiến hành kiểm tra các ngân hàng ñể giúp các ngân hàng chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống có thể xảy ra FED kiểm tra các ngân hàng trên phương diện:
Thứ nhất là khả năng ứng phó của ngân hàng trong trường hợp thua lỗ trong 2
năm tới theo một vài kịch bản, cụ thể tính ñến bối cảnh kinh tế bất lợi do FED ñưa ra
và kịch bản dành riêng cho mô hình kinh doanh và danh mục ñầu tư ñặc thù của ngân hàng
Thứ hai là kế hoạch của các ngân hàng ñể ñáp ứng tiêu chuẩn vốn mới theo
Basel III khi Basel III có hiệu lực tại Mỹ Ngoài ra ngân hàng còn cần phải ñáp ứng tốt tiêu chí ñưa ra bởi luật cải tổ ngành ngân hàng Mỹ Dodd-Frank Wall Street Reform và luật bảo vệ người tiêu dùng áp dụng với mô hình kinh doanh và vốn của ngân hàng
Kế hoạch trả nợ chính phủ Mỹ (nếu có) thông qua trả tiền trực tiếp hoặc thay thế khoản ñầu tư của chính phủ Mỹ bằng cổ phiếu ưu ñãi hay cổ phiếu phổ thông trước khi tăng cổ tức hay mua lại cổ phiếu
1.4.2 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Châu Âu:
Thế giới ñang ñối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công ñang lan rộng Cuộc khủng hoảng nợ công khởi phát ở Hy Lạp, nay lan rộng sang các nước khác trong khu vực ñồng tiền chung châu Âu Khủng hoảng nợ công châu Âu ñang ñe dọa sự phục hồi kinh tế thế giới Một trong những vấn ñề ñể khắc phục tình trạng nợ công ngày càng tăng hiện nay và kéo nó xuống mức an toàn ñể tránh ñổ vỡ toàn hệ thống liên minh Châu Âu mà trước tiên là ñổ vỡ dây chuyền các ngân hàng trong liên minh Châu Âu chính là tăng tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng Châu Âu
91 ngân hàng châu Âu ñã ñược Cơ quan ngân hàng Châu Âu (European Banking Authority, EBA) tiến hành thanh tra trong 2 ñợt, ñợt 1 vào tháng 7 năm 2010,
ñợt 2 vào tháng 7 năm 2011
Trang 37Kết quả thanh tra ñợt 1 ñã ñược công bố vào ngày 23/07/2010 trong ñó có 7/91 ngân hàng thuộc Liên minh châu Âu ñã thất bại trong ñợt kiểm tra "sức khỏe" ngành ngân hàng Nhóm 7 ngân hàng này cần tăng vốn thêm 3,5 tỷ euro tương ñương 4,5 tỷ USD, ñiều này khiến thị trường lo lắng về khả năng các quy ñịnh ñược áp dụng
ñã quá lỏng lẻo 7 ngân hàng này ñược ñánh giá không thể tiếp tục tồn tại nếu kinh tế
toàn cầu khó khăn hơn hoặc phải ñương ñầu với cú sốc như khủng hoảng nợ Hy Lạp thời gian qua
Có thể lý giải việc các ngân hàng không phải tăng vốn quá nhiều là do ñợt kiểm tra chưa tính ñến thua lỗ tiềm năng từ trái phiếu chính phủ các ngân hàng ñang kinh doanh chứ không phải nhóm họ ñang nắm giữ Điều này ñồng nghĩa với việc ñợt kiểm tra ñã bỏ qua phần lớn nợ nước ngoài do các ngân hàng sở hữu
Ngoài ra, theo chuyên gia thuộc Credit Suisse, các ngân hàng châu Âu ñã tăng vốn thêm 220 tỷ euro trong từ 15 ñến 18 tháng qua
Bất chấp những lý do trên, lượng vốn tăng vẫn quá thấp
Tính toán từ Nomura Holdings cho thấy các ngân hàng cần tăng vốn thêm 30
tỷ euro Con số này ñối với Barclays là 85 tỷ euro
Hình 1.1: Danh sách 7 ngân hàng thất bại trong ñợt kiểm tra ngành ngân hàng châu Âu và lượng vốn cần tăng (tính theo triệu euro)
Trang 38Kết quả thanh tra ñợt 2 ñã ñược công bố vào ngày 16/07/2011 cho thấy 8/91 ngân hàng bị thanh tra có tỷ lệ an toàn vốn cấp 16 xuống dưới 5% trong kịch bản “căng thẳng” 5 ngân hàng của Tây Ban Nha, 2 của Hy Lạp và 1 của Áo 16 ngân hàng khác
có tỷ lệ an toàn vốn trong ngưỡng 5-6%, tức là rất sát mức sàn Đợt thanh tra có lẽ cũng ñã khiến một số ngân hàng tăng vốn từ trước: từ tháng 1 ñến tháng 4 năm 2011, các tổ chức tín dụng tại Châu Âu ñã huy ñộng ñược thêm 50 tỷ euro vốn 8 ngân hàng không vượt qua ñược ñợt thanh tra của EBA và những ngân hàng suýt xoát mức
“trượt” sẽ phải chịu sức ép tăng vốn từ thị trường Đặc biệt, nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha ñã trở nên rõ ràng hơn: 5/8 ngân hàng “trượt” là của Tây Ban Nha, và nếu không có ñợt tăng vốn trong 4 tháng ñầu năm nay, 9/20 ngân hàng ñáng lẽ
ñã “trượt” cũng là của nước này
Hình 1.2: Tỷ lệ vốn cấp 1 của hệ thống ngân hàng thế giới
6 Vốn cấp 1: là vốn sẵn có chắc chắn và các khoản dự phòng ñược công bố gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn
ñiều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ ñã công bố (lợi nhuận không chia); lợi ích thiểu số (minorrity
interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (Goodwill)
Trang 39Nhờ đợt thanh tra này mà thị trường biết hệ thống ngân hàng dễ tổn thương
đến đâu trước đợt cơng phá trực tiếp của khủng hoảng nợ cơng Nhưng như chính EBA
thừa nhận, nĩ khơng chỉ ra được tác động gián tiếp tới niềm tin của giới đầu tư và tính thanh khoản trên thị trường vốn Và cả hai tác động trực tiếp và gián tiếp này của khủng hoảng nợ cơng đều sẽ mạnh lên khi các nền kinh tế lớn vào trong tầm ngắm
Đợt thanh tra này cĩ thể giúp các nhà hoạch định chính sách biết nên “gia cố”
hệ thống ngân hàng như thế nào trong trường hợp một nước nhỏ như Hy Lạp vỡ nợ Nhưng nĩ lại cĩ rất ít tác dụng nếu nước vỡ nợ là Italy hay Tây Ban Nha vì hiệu ứng dây chuyền sẽ lớn hơn và khĩ dự đốn hơn rất nhiều
Các ngân hàng Châu Âu cần tăng vốn để hấp thu được tác động từ một đợt tái
cơ cấu nợ của Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Ireland Đợt thanh tra này cĩ thể là chất xúc tác cho một làn sĩng huy động vốn nhưng cĩ những tín hiệu rõ ràng cho thấy EBA sẽ phải đối mặt với sự chống đối dữ dội từ các cơ quan điều tiết cấp quốc gia (nhiều cơ quan trong số đĩ vẫn tranh cãi về định nghĩa thế nào là “vốn chất lượng cao”)
Nhưng từ cả năm nay chuyện này ai cũng rõ, tuy vậy họ vẫn chưa buồn làm
Từ cuối năm 2009 tới cuối quý I năm nay, các ngân hàng Mỹ đã tăng tỷ lệ vốn cấp 1 thêm 4% (hình 1.2) Chẳng cĩ hệ thống ngân hàng nào ở Châu Âu làm được chỉ gần như vậy, và con số vốn tuyệt đối của họ vẫn thấp hơn nhiều
Ngân hàng Đức Helaba đã từ chối để EBA cơng bố tồn bộ dữ liệu về mình sau khi EBA khơng cơng nhận một số khoản mục của họ là “vốn” Chắc chắn phải cĩ
cơ quan giám sát ngân hàng Đức Bafin đứng đằng sau, Helaba mới dám làm vậy
EBA muốn các ngân hàng khơng vượt qua được đợt thanh tra này phải trình
kế hoạch bù đắp số vốn cịn thiếu trong vịng 3 tháng, nhưng cơ quan giám sát ngân hàng Tây Ban Nha thì khơng Ngân hàng Trung Ương Tây Ban Nha đã ra thơng cáo báo chí rằng “khơng ngân hàng Tây Ban Nha nào sẽ bị yêu cầu tăng vốn” vì đợt thanh tra kể trên
Trang 401.4.3 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Trung Quốc:
Một số chuyên gia như James Kynge từng hình dung kinh tế Trung Quốc giống như một chú voi ñang cưỡi trên một chiếc xe ñạp Chỉ cần vẫn tiến về phía trước thì không sao, nhưng một khi giảm tốc thì hậu quả sẽ khôn lường
Hiện tại, tình trạng dân số già hóa tăng nhanh trong khi tiền lương nhân công không ngừng tăng lên, ñang khiến lạm phát của Trung Quốc leo thang và kéo lùi tăng trưởng
Nếu như vài năm trở lại ñây là thời kỳ "lạm phát thấp" do giá thuê nhân công
rẻ tạo nên, thì tỷ lệ lạm phát "bình thường" sẽ như thế nào? Những vụ việc gần ñây ñã khiến người ta phải lo ngại Ví dụ như vào giữa những năm 1990, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc thường vượt quá 10% Nhưng trên thực tế, lạm phát của quốc gia này tới cuối năm 1994 ñã lên tới mức ñỉnh, gần 30%
Trung Quốc có khả năng sẽ phải ñối mặt với "thời ñiểm Minsky" trong một thời gian không lâu nữa Minsky ñược hiểu là thời ñiểm khi vòng xoắn ốc của nợ vay kết thúc và giá tài sản tuột dốc thẳng ñứng
Theo thuyết này, nếu do may mắn mà chúng ta ñược hưởng lợi từ một giai
ñoạn tăng trưởng và ổn ñịnh tài chính kéo dài, thì những hạt mầm của sự bất ổn sẽ ñược gieo tới tất cả mọi người, từ nhà ñầu tư ngân hàng, ñến các cơ quan quản lý
Trung Quốc, nước ñang phải ñối mặt với khúc quanh lớn về cơ cấu dân số, rất
có thể sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát năm 2011 Tuy nhiên, cuộc chiến này sẽ vẫn tiếp tục kéo dài và một khi có bất cứ sự thay ñổi nào, mức ñộ khó khăn bị lại bị nâng lên thêm một bậc
Để giữ ñược tình hình sự phát triển bền vững cho nền kinh tế, Trung Quốc
phải ngăn chặn lạm phát và hoạt ñộng tín dụng tràn lan bằng hàng loạt các biện pháp như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và có thể phải nâng giá ñồng Nhân dân tệ,… Một trong những biện pháp ñể ổn ñịnh tài chính là Trung Quốc ñã yêu cầu 5 ngân hàng lớn nhất nâng tỷ lệ an toàn vốn