1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang theo hướng GAP

113 496 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 822,27 KB

Nội dung

Một trong những lí do khiến người trồng lúa không khá l ên được là việc quản lý chuỗi cung ứng lúagạo từ đầu vào đến đầu ra chưa hiệu quả, quản lý chất l ượng từ đầu ra trở về đầuvào chư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THÙY LINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO CỦA TỈNH TIỀN GIANG

THEO HƯỚNG GAP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THÙY LINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO CỦA TỈNH TIỀN GIANG

THEO HƯỚNG GAP

Chuyên ngành: THƯƠNG M ẠI

Mã số: 60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS NGUYỄN ĐÔNG PHONG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các sốliệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khôngtrùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 14 tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Đặng Thùy Linh

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Qua 3 năm học tập tại Trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh, em

đã tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu do được sự truyền đạt, không chỉ

về lý thuyết mà còn về kinh nghiệm thực tiễn, từ Quý Thầy Cô của trường

và nhất là từ Quý Thầy Cô của Khoa Thương Mại

Em xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô đã nhiệt tình hướngdẫn sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt, em xinchân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đông Phong đã tạo điều kiện thuận lợi,hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp

Thay lời cảm tạ, em kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe

Ngày 14 tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Đặng Thùy Linh

Trang 5

MỤC LỤC TRANG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Tính mới của đề tài 3

6 Bố cục của đề tài 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ V À TIÊU CHUẨN GAP 5

1.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị 5

1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị 5

1.1.2 Phân biệt giữa chuỗi giá trị v à chuỗi cung ứng 6

1.1.3 Phương pháp phân tích chu ỗi giá trị 9

1.1.4 Ưu nhược điểm của việc tham gia v ào chuỗi giá trị 15

1.1.5 Hiệu quả của chuỗi giá trị 16

1.2 Những lý luận chung về ti êu chuẩn GAP 16

1.2.1 (Good Agricultural Practices) là gì? 16

1.2.2 Các tiêu chuẩn của GAP 17

1.2.3 GAP mang lại lợi ích gì? 18

1.3 Mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP 18

1.3.1 Khái niệm, hiệu quả của chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP 18

1.3.2 So sánh sự khác biệt giữa mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm th ường và sản phẩm GAP 18

1.3.3 Điều kiện để triển khai tốt mô h ình chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP 19

1.4 Bài học kinh nghiệm về chuỗi giá trị lúa gạo theo GAP tại Úc 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 24

Trang 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH TIỀN

GIANG 25

2.1 Tổng quan về tỉnh Tiền Giang v à tình hình sản xuất lúa gạo của Tiền Giang hiện nay 25

2.1.1 Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang 25

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tỉnh Tiền Giang (2006 -2010) 25

2.1.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng 26

2.1.2.2 Tình hình tiêu th ụ lúa gạo 26

2.2 Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Tiền Giang 27

2.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang 27

2.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi 27

2.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị 29

2.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi 30

2.2.2 Phân tích các ho ạt động của các tác nhân chính trong chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang 30

2.2.2.1 Phân tích quá trình s ản xuất lúa của nông dân 30

2.2.2.2 Phân tích tác nhân thương lái (ngư ời thu mua) 35

2.2.2.3 Phân tích tác nhân doanh nghi ệp xay xát, chế biến và xuất khẩu gạo 38 2.2.2.4 Phân tích tác nhân tiêu dùng 42

2.2.2.4.1 Hệ thống bán lẻ (Siêu thị, trung tâm thương mại) 42

2.2.2.4.2 Người tiêu dùng cuối cùng 43

2.2.3 Phân tích kinh t ế chuỗi giá trị lúa gạo Tiền Giang 44

2.3 Đánh giá chung đối với chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang 52

2.3.1 Ưu điểm 52

2.3.2 Hạn chế 53

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH TIỀN GIANG THEO H ƯỚNG GAP 56

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới 56

3.1.1 Mục tiêu 56

Trang 7

3.1.2 Phương hướng phát triển 56

3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Tiền Giang theo hướng GAP 62

3.3 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo của Tiền Giang theo hướng GAP 63

3.3.1 Nhóm giải pháp chung cho toàn chuỗi 63

3.3.2 Nhóm giải pháp riêng cho từng khâu trong chuỗi giá trị 67

3.3.2.1 Giải pháp đối với khâu đầu v ào 67

3.3.2.2 Giải pháp đối với khâu sản xuất 68

3.3.2.3 Giải pháp đối với khâu thu mua 69

3.3.2.4 Giải pháp đối với khâu dự trữ, phân phối 69

3.4 Kiến nghị 71

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 74

KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo Vệ Thực Vật

CTCPNN: Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐHCT: Đại Học Cần Thơ

GTGT: Giá Trị Gia Tăng

HTX: Hợp Tác Xã

KHKT: Khoa Học Kỹ Thuật

NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TTTM: Trung Tâm Thương M ại

TW: Trung Ương

VTNN: Vật Tư Nông Nghiệp

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG TRANG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản l ượng lúa của tỉnh Tiền Giang (2006 -2010) 26Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh từ 2006 - 2010 27Bảng 2.3: Cơ cấu chi phí của 3 vụ của cả 2 mô hình 32Bảng 2.4: Giá thành sản xuất 1 kg lúa chất lượng cao (OM 6162) qua các vụ lúa( 2010 – 2011) 32Bảng 2.5: Giá bán 1 kg lúa của nông dân (mô h ình thường) cho thương lái qua các

vụ lúa ( 2010 -2011) 33Bảng 2.6: Giá bán 1 kg lúa của nông dân (mô hình GAP) cho doanh nghi ệp xay xát,chế biến xuất khẩu qua các vụ lúa ( 2010 -2011) 34Bảng 2.7: Lợi nhuận (GTGT thuần) của 1 kg lúa chất l ượng cao (lúa thơm nhẹ) 34Bảng 2.8: Doanh thu, chi phí v à lợi nhuận của 1 kg lúa chất l ượng cao 37Bảng 2.9 : Giá mua lúa của doanh nghiệp qua các vụ (2010 – 2011) 39Bảng 2.10: Doanh thu, chi phí v à lợi nhuận của 1 kg gạo chất l ượng cao tiêu thụ nộiđịa 40

Bảng 2.11: Doanh thu, chi phí v à lợi nhuận của 1 kg gạo chất l ượng cao đạt tiêuchuẩn GAP tiêu thụ nội địa 41Bảng 2.12 : Doanh thu, chi phí v à lợi nhuận của 1 kg gạo chất l ượng cao khi đượcbán lẻ 43Bảng 2.13 : Doanh thu, chi phí v à lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giá trị 1

kg gạo tiêu thụ nội địa thứ nhất 45Bảng 2.14: Mô tả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giátrị 1 kg gạo tiêu thụ nội địa theo kênh thị trường phân phối gạo thứ hai 47

Trang 10

Bảng 2.15: So sánh giá trị gia tăng, chi phí gia tăng v à lợi nhuận của 1 kg gạo ti êuthụ nội địa giữa 2 kênh phân phối 49Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản l ượng lúa giai đoạn 2011 -2015 57

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH TRANG

Hình 1.1: Chuỗi giá trị chung 6

Hình 1.2: Chuỗi cung ứng tổng quát 8

Hình 1.3: Chuỗi giá trị mở rộng 9

Hình 1.4: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi 10

Hình 1.5: Lập sơ đồ những người tham gia 11

Hình 1.6: Lập sơ đồ tri thức 12

Hình 1.7: Lập sơ đồ về khối lượng 13

Hình 1.8: Lập sơ đồ số người tham gia và việc làm 14

Hình 1.9: Lập sơ đồ giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi giá trị 14

Hình 1.10: Mô hình liên kết “bốn nhà” 20

Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Tiền Giang 28

Hình 2.2: Sơ đồ về kênh thị trường phân phối gạo nội địa 45

Hình 2.3: Sơ đồ về kênh thị trường phân phối gạo nội địa theo kênh 2 47

Hình 3.1 :Liên kết bốn nhà theo “chuỗi giá trị gia tăng” 67

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Tiền Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm trải dọc tr ên bờ bắc sông Tiền vớidiện tích tự nhiên 2.481,77 km2 trong đó diện tích đất trồng lúa là 244 nghìn ha(năm 2010)

Thời gian qua, sản xuất nông sản h àng hóa của ĐBSCL nói chung v à Tiền Giangnói riêng đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tìnhtrạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá th ành sản xuất cao, lợi nhuận thấp Hằng năm,Tiền Giang sản xuất ra tr ên 1,3 triệu tấn lúa, đóng góp đáng kể v ào sản lượng gạoxuất khẩu của ĐBSCL nói chung v à của Tiền Giang nói riêng

Tuy nhiên, nguời trồng lúa ở ĐBSCL nói chung v à tỉnh Tiền Giang nói riêngvẫn còn trong vòng luẫn quẩn nghèo khó, sinh kế còn khó khăn Một trong những lí

do khiến người trồng lúa không khá l ên được là việc quản lý chuỗi cung ứng lúagạo từ đầu vào đến đầu ra chưa hiệu quả, quản lý chất l ượng từ đầu ra trở về đầuvào chưa tốt, chưa có phân tích chuỗi giá trị lúa gạo cũng như một số chính sáchđiều tiết vĩ mô của Chính phủ c òn nhiều bất cập, chưa phù hợp và chưa kịp thời.Kết quả là giá thành sản xuất và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh,giá bán thấp và chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan Mặt khác, dothu nhập của người tiêu dùng trong và ngoài nư ớc ngày càng cao nên họ đòi hỏi vềchất lượng sản phẩm gạo cũng cao ngo ài những yếu tố như : dẽo, thơm…thì an toànthực phẩm về dư lượng thuốc trừ sâu có trong gạo rất đ ược người tiêu dùng quantâm Mô hình trồng lúa hay các loại nông sản khác theo ti êu chuẩn GAP được cácnhà nông áp dụng ngày càng nhiều, vì lí do vừa có thể bán được giá cao vừa đápứng được nhu cầu của người tiêu dùng về dư lượng thuốc trừ sâu có trong sảnphẩm Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúagạo của tỉnh Tiền Giang theo h ướng GAP” không chỉ giúp cho các nh à quản lý thấyđược quá trình vận hành của chuỗi, đánh giá được vai trò chức năng của từng tácnhân trong chuỗi, từ đó giúp chúng ta phát hi ện ra những yếu tố kém hiệu quả ở mộtkhâu nào đó trên chuỗi, đã làm ảnh hưởng trực tiếp lên chính hiệu quả của chuỗi và

Trang 13

đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm góp phần cải thiện giá trị gia tăng của to ànchuỗi.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo của Tiền Giang thông qua việc phân tíchdoanh thu, chi phí và l ợi nhuận (giá trị gia tăng thuần) trong từng khâu cũng nh ưhiệu quả chung của các khâu trong chuỗi, từ đó đ ưa ra các giải pháp nâng cao hiệuquả toàn chuỗi, đặt biệt nâng cao thu nhập cho ng ười trồng lúa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Để phân tích chuỗi giá trị lúa gạo, chúng ta cần phải tậptrung phân tích các yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ng ười trồng lúa trongmối liên hệ với thương lái, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhà bán sỉ, ngườibán lẻ để đưa ra những đánh giá tổng thể về sự vận h ành của toàn chuỗi giá trị lúagạo của tỉnh Tiền Giang v à đề xuất những giải pháp ph ù hợp

Thời gian nghiên cứu của đề tài, chủ yếu khảo sát các số liệu có liên quanđến hoạt động sản xuất v à tiêu thụ lúa gạo của tỉnh Tiền Giang qua 3 vụ : H è ThuSớm 2010, Hè Thu Chính Vụ 2010, Đông Xuân 2010 – 2011

Đối tượng nghiên cứu:

Người trồng lúa (nông dân) tr ên địa bàn tỉnh Tiền Giang; thương lái; cácdoanh nghiệp xay xát, chế biến v à xuất khẩu gạo; hệ thống bán lẻ; nh à bán sỉ; ngườibán lẻ trên địa bàn nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên c ứu định tính kết hợpvới định lượng, thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp tiến hành phântích số liệu theo phương pháp thống kê mô tả và các phương pháp phân tích khác, t ừ

Trang 14

tỉnh Tiền Giang và các phòng ban khác.

Số liệu sơ cấp:

Thu thập thông qua việc khảo sát tr ên địa bàn nghiên cứu thuộc các huyệncủa tỉnh Tiền Giang theo ph ương pháp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp v àgián tiếp các đối tượng nghiên cứu (nông dân; thương lái; doanh nghiệp xay xát, chếbiến và xuất khẩu gạo, hệ thống bán lẻ, nh à bán sỉ, người bán lẻ ) thông qua bảngcâu hỏi phù hợp với từng đối tượng qua 3 vụ: Hè Thu Sớm 2010, Hè Thu Chính Vụ

2010, Đông Xuân 2010 – 2011

Phương pháp phân tích s ố liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, và phương pháp số tương đối đểphân tích về các yếu tố chi phí sản xuất, giá bán, lợi nhuận thu đ ược của người trồnglúa trên chuỗi giá trị và để so sánh cơ cấu chi phí, hiệu quả sản xuất v à giá trị tăngthêm của các tác nhân khác trong chuỗi

5 Tính mới của đề tài

Trong thời gian qua có rất nhiều đề t ài và công trình nghiên c ứu ở trong vàngoài nước liên quan đến chuỗi giá trị lúa gạo nh ư: “Chuỗi giá trị lúa gạo củaCampuchia” (2006) , hay “Chu ỗi giá trị lúa gạo ở Đông Bắc Th ái Lan” (2005)…ỞViệt Nam thì có công trình nghiên c ứu của Agrifood Consulting International về

“Chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Điện Bi ên, Việt Nam” (2006) hay đề t ài nghiên cứucủa Nguyễn Ngọc Châu về “Phân tích chuỗi giá trị gạo của Tp Cần Th ơ” (2008),gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu ĐBSCL về “Chuỗi giátrị lúa gạo của ĐBSCL” (2009)

Tính mới của đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo củatỉnh Tiền Giang theo h ướng GAP” là: Đề tài không chỉ phân tích chuỗi giá trị lúagạo một cách đơn thuần mà còn đi sâu vào phân tích, so sánh l ợi ích của chuỗi giátrị lúa gạo trồng theo mô h ình truyền thống (mô hình thường) với chuỗi giá trị lúagạo trồng theo mô hình GAP Từ đó thông qua kết quả so sánh về chi phí, doan hthu, lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi, ta có thể đề xuất một số giải pháp đểnâng cao hiệu quả của toàn chuỗi theo hướng GAP, để có thể tăng lợi nhuận của cáctác nhân trong chuỗi cũng như tăng giá trị gia tăng của toàn chuỗi

6 Bố cục của đề tài

Trang 15

Đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về chuỗi giá trị v à tiêu chuẩn GAP

Chương 2: Phân tích chu ỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giangtheo hướng GAP

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ V À TIÊU CHUẨN GAP

1.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị

1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS Michael Porter, học giảmarketing lừng lẫy Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cu ốnsách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, th ươngmại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triểnkhác

Theo Michael Porter chu ỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu ti ênđến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính v à các hoạt động bổtrợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Theo đó khi đi qua lần l ượt các hoạtđộng của chuỗi mỗi sản phẩm nhận đ ược một số giá trị Các hoạt động chính l à cáchoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối c ùng

để cung cấp cho khách hàng Các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt độngchính (M.E Porter,1985)

Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm(hoặc một dịch vụ) từ lúc c òn là khái niệm thông qua các giai đoạn sản xuất khácnhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng(Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4)

Một chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như:

- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau(các chức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩmnào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho ngườitiêu dùng

- Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví

dụ như: nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản phẩm cụthể Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt động kinhdoanh, trong đó, sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu tới nhữngngười tiêu dùng cuối cùng

Trang 17

- Một mô hình kinh doanh đối với một sản phẩm thương mại cụ thể Môhình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng một côngnghệ cụ thể và là một cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và marketinggiữa nhiều doanh nghiệp.( Value link GTZ )

1.1.2 Phân biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng

không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhàkho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó

Micheal Porter- người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vàothập niên 1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồmcác hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi đượccấu hình một cách thích hợp Các hoạt động bổ trợ cho phép hoặc hỗ trợ các hoạtđộng chính Chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt động chính cũng như

hỗ trợ các tiến trình chính

Hình 1.1 : Chuỗi giá trị chung

Nguồn: www.12manager.com

Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:

 Logistics đầu vào (Inbound Logistics) Những hoạt động này liên quan đến

việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trịnguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm

Trang 18

cho nhà cung cấp.

 Sản xuất (Production) Các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu

vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắpráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất

 Logistics đầu ra (Outbound Logistics) Đây là những hoạt động kết

hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đếnngười mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trịnguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kếhoạch

 Marketing và bán hàng (Marketing and Sales) Những hoạt động này

liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trịmối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá

 Dịch vụ khách hàng (Customer Service) Các hoạt động liên quan đến

việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳnghạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điềuchỉnh sản phẩm

Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:

 Thu mua (Purchase) Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật

liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty Việc này bao gồmnguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạnnhư máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng Những

ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các hoạt độngchính cũng như các hoạt động bổ trợ Đây chính là lý do khiến Porter phân loạithu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là hoạt động chính

 Phát triển công nghệ (Technology Development) “Công nghệ” có ý nghĩa

rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của Porter thì mọi hoạt động đềugắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệđược sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm Đa phần các hoạt độnggiá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khácnhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau

Trang 19

 Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) Đây chính là

những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển vàquản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các hoạtđộng chính và hoạt động bổ trợ

 Cơ sở hạ tầng công ty (Infrastructure) Công ty nhìn nhận ở góc độ

tổng quát chính là khách hàng của những hoạt động này Chúng không hỗ trợchỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính, mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho

cả tổ chức Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kếhoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng

và quản trị cơ sở vật chất Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiềuđơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phânchia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động Cơ sở hạ tầng chính là đề tàiđược bàn cải nhiều nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy

Hình 1.2: Chuỗi cung ứng tổng quát

Nguồn : Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng

Như vậy chúng ta có thể thấy được phần nào mối liên hệ giữa chuỗi cungứng và chuỗi giá trị ở hai hình trên Kế tiếp chúng tôi giới thiệu một phiên bảnđiều chỉnh về mô hình chuỗi giá trị của Porter Mô hình hiệu chỉnh cũng xác địnhmột vài chuỗi cung ứng quan trọng, các khái niệm liên quan và vị trí của chúngtrong bối cảnh riêng

Trang 20

Hình 1.3: Chuỗi giá trị mở rộng

Nguồn : Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng

1.1.3 Phương pháp phân tích chu ỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị gồm 3 bước:

Lập sơ đồ chuỗi giá trị Lượng hoá và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn

Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát

bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạngcác hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liênkết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này Các bản đồchuỗi là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào và vì thế chúng là yếu tốkhông thể thiếu

Lập sơ đồ chuỗi luôn bắt đầu bởi việc vẽ một bản đồ cơ sở cung cấp một cáinhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi giá trị Bản đồ tổng quan này cần mô tả các liênkết chính (các phân đoạn) của chuỗi giá trị Nó phải mô tả dưới dạng có thể nhìnthấy:

Các giai đoạn sản xuất và các chức năng marketing

Các nhà vận hành chuỗi giá trị thực hiện những chức năng này

Các liên kết kinh doanh dọc giữa các nhà vận hành

Trang 21

Ba yếu tố này đại diện cho cấp vi mô của chuỗi giá trị, ở cấp này, giá trị giatăng sẽ được sản sinh ra Các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà hỗ trợ cấp trungcũng có thể nằm trong sơ đồ chuỗi.

Các bước trong lập sơ đồ chuỗi giá trị:

Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị

Bước đầu tiên là tìm ra các quy trình c ốt lõi trong chuỗi giá trị Nguyên tắc là cốgắng phân biệt được tối đa 6 - 7 quy trình chính mà nguyên li ệu thô luân chuyểnqua trước khi đến giai đoạn tiêu dùng cuối cùng, tùy thuộc vào tính chất của chuỗi

mà ta lập sơ đồ: các sản phẩm công nghiệp đi qua các giai đoạn khác với các sản phẩmnông nghiệp hoặc dịch vụ

Hình 1.4: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi

Nguồn: M4P, Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, 2007

Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quytrình này

Khi các quy trình cốt yếu đã được lập sơ đồ, chúng ta có thể chuyển sangnhững người tham gia

Làm thế nào để phân biệt giữa những ng ười tham gia là tùy thuộc vào mức độ phứctạp mà việc lập sơ đồ muốn đạt được Cách phân biệt trực tiếp nhất l à phân loạinhững người tham gia theo nghề nghiệp chính của họ, ví dụ nh ư: những người thumua, người sản xuất Đây có thể l à xuất phát điểm nhưng vẫn chưa đủ thông tin Cóthể phân loại bổ sung theo các h ình thức như:

Tình trạng pháp lý hoặc hình thức sở hữu (nhà nước, doanh nghiệp có đă ng

ký kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình…)

Quy mô số lượng ( số người tham gia, doanh nghiệp qui mô vừa, nhỏ…)Phân loại địa điểm ( xã, huyện tỉnh, quốc gia…)

Trang 22

Hình 1.5: Lập sơ đồ những người tham gia

Nguồn: M4P, Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, 2007

Mỗi chuỗi giá trị đều có các quy tr ình cốt lõi riêng và các hoạt động cụ thểriêng Một lần nữa, việc phân chia các hoạt động cụ thể ở mức độ n ào là tùy thuộcvào quyết định của chúng ta Cuối c ùng, việc này phải giúp hiểu được có những lỗhỏng hay trùng lặp hoạt động ở đâu, có tiềm năng ho àn thiện hay không, hoặc chỉđơn giản là hiểu thực tiễn tốt hơn

Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức

Có nhiều luồng luân chuyển trong suốt mỗi chuỗi giá trị Chúng có thể hữuhình hoặc vô hình: các sản phẩm, hàng hóa, tiền, thông tin, dịch vụ…Mục ti êu củabất kỳ một phân tích chuỗi giá trị n ào là tìm ra có những luồng nào?

Lập sơ đồ các luồng này có thể hoàn toàn không khó khăn n ếu nó dẫn tới cácsản phẩm: ta chỉ việc theo các giai đo ạn mà một sản phẩm trải qua từ lúc l à nguyênliệu thô đến khi thành thành phẩm Cách này thích hợp nhất khi chúng ta cố xácđịnh xem những thành phần nào được sử dụng để sản xuất ra một th ành phẩm

Các luồng khác vô hình như thông tin hoặc tri thức, có thể khó thể hiện trên

sơ đồ hơn Cần biết rằng những luồng n ày thường là hai chiều, ví dụ như: mộtthương lái cho người nông dân biết các yêu cầu về sản phẩm, người nông dân chongười thương lái biết về khả năng cung cấp sản phẩm

Trang 23

Hình 1.6: Lập sơ đồ tri thức

Nguồn: M4P, Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, 2007

Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: bao gồm các con số kèm theo

bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần củacác phân đoạn cụ thể trong chuỗi Tùy thuộc vào từng mối quan tâm cụ thể màcác phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan, ví dụ như cácđặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các điều kiện khung về chính trị, luật pháp vàthể chế có tác dụng ngăn cản hoặc khuyến khích phát triển chuỗi

Lượng hoá có nghĩa là bổ sung các con số về các thành tố của bản đồ chuỗi,

- Số lượng các nhà vận hành là người nghèo trong từng giai đoạn

- Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các tiểu chuỗi / các kênh phân phối khácnhau

- Thị phần của chuỗi giá trị (hoặc tiểu chuỗi giá trị) : được định nghĩa là phầntrăm giá trị bán ra trên toàn bộ thị trường

Trang 24

Một số phần trong sơ đồ chuỗi giá trị có thể l ượng hóa Ngoài các số liệu vềtài chính, một số yếu tố khác có thể định l ượng như: khối lượng sản phẩm, số lượngngười tham gia, số công việc,…

Phần đầu tiên, khối lượng sản phẩm, có liên quan chặt chẽ đến việc lập s ơ đồdòng sản phẩm Mục đích của việc xác định đ ược những yếu tố này là để có cáinhìn tổng quát về quy mô của các k ênh khác nhau trong chu ỗi giá trị Ví dụ sau đâythể hiện sơ đồ khối lượng bằng tỷ lệ phần trăm trong tổng số khối lượng của toànngành

Hình 1.7: Lập sơ đồ về khối lượng

Nguồn: M4P, Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, 2007

Hai yếu tố quan trọng khác có thể định l ượng (và có quan hệ mật thiết vớinhau) là số người tham gia và số cơ hội việc làm tạo ra Khi đã phân loại đượcnhững người tham gia ( nông dân, hợp tác x ã, các công ty nhà nước,…) bước tiếptheo là xác lập số lượng thực tế những người tham gia trong chuỗi giá trị

Hình 1.8: Lập sơ đồ số người tham gia và việc làm

Nguồn: M4P, Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, 2007

Trang 25

Một trong những yếu tố c ơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị là xác địnhtrên sơ đồ các giá trị về tiền trong suốt chuỗi giá trị.

Giá trị là thứ có thể xác định bằng nhiều cách nh ư: chi phí và lợi nhuận.Cách mô tả dòng tiền đơn giản nhất là nhìn vào các giá trị được tạo thêm ở mỗibước của cả chuỗi giá trị Trừ khoản ch ênh lệch đi sẽ biết được khái quát về khoảnthu được ở mỗi giai đoạn khác nhau Các thông số kinh tế khác l à doanh thu, cơ cấuchi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư

Hình 1.9: Lập sơ đồ giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi giá trị

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị: là đánh giá năng lực hiệu suất kinh

tế của chuỗi Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗigiá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành (trong phạm vi có thể).Một khía cạnh khác là chi phí giao dịch – chính là chi phí triển khai công việckinh doanh, chi phí thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng Năng lực kinh tế củamột chuỗi giá trị có thể được “so sánh đối chuẩn”, ví dụ như giá trị của các tham sốquan trọng có thể được so sánh với các tham số này ở các chuỗi cạnh tranh tại cácquốc gia khác hoặc của các ngành công nghiệp tương đồng

Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá:

 Toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng củacác giai đoạn khác nhau

 Chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấutrúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi

Nguồn: M4P, Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, 2007

Trang 26

 Năng lực của các nhà vận hành (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận).

1.1.4 Ưu nhược điểm của việc tham gia v ào chuỗi giá trị

Ưu điểm:

Giảm tính phức tạp của trao đổiGiảm giá thành cải tiện chất lượngGiảm thời gian tìm người cung ứngTăng cường sự ổn định, đảm bảo tiến độChia xẻ thông tin và tin cậy giữa các bên tham giaTăng cường chất lượng

Giảm dự trữGiá cung ứng ổn địnhNhược điểm:

Tăng sự phụ thuộcQuan hệ thị trường kiểu mớiGiảm cạnh tranh

Phát sinh chi phí mớiCấu trúc phân chia lợi ích kiểu mới

1.1.5 Hiệu quả của chuỗi giá trị

Thứ nhất, chuỗi giá trị cung cấp thông tin vi mô về chính sách, thể chế vànhững khó khăn về hạ tầng tới khả năng cạnh tranh và tăng trưởng

Thứ hai, chuỗi giá trị còn đo lường các chỉ số định lượng (chi phí, thời gian,giá trị gia tăng, năng suất) có thể sử dụng làm chuẩn để so sánh giữa các nước, cácngành

Thứ ba, chuỗi giá trị cung cấp cơ sở cho đối thoại chính sách và đối tác

1.2 Những lý luận chung về ti êu chuẩn GAP

Trang 27

1.2.1 GAP (Good Agricultural Practices) là gì?

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là nhữngnguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi tr ường sản xuất an toàn, sạch sẽ,thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh nh ư chất độc sinh học(vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh tr ùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loạinặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an to àn từ ngoài đồngđến khi sử dụng

GAP bao gồm việc sản xuất theo h ướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đấtđai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồngruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững vớimục đích đảm bảo: An to àn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môitrường, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm

1.2.2 Các tiêu chuẩn của GAP

Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:

a/ Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất

Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV c àng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnhhưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:

+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Int ergrated Pest Management = IPM)

+ Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM)

+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits) trong sảnphẩm

b/ Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm

Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm b ảo không có hoá chất, nhiễmkhuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch: Nguy c ơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn,nấm mốc; nguy cơ hoá học; nguy cơ về vật lý

Trang 28

c/ Môi trường làm việc

Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:

+ Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nh à vệ sinh cho công nhân

+ Đào tạo tập huấn cho công nhân

+ Phúc lợi xã hội

d/ Truy nguyên nguồn gốc

GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc Nếu khi có sự cốxảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sảnphẩm bị lỗi Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác đ ịnh được những vấn đề từ khâusản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm

1.2.3 GAP mang lại lợi ích gì?

An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (d ư lượng thuốc BVTV, kim loạinặng, hàm lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảosức khoẻ cho người tiêu dùng

Chất lượng cao (ngon, đẹp…) n ên được người tiêu dùng trong và ngoàinước chấp nhận

Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trườngđược bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc

1.3 Mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP

1.3.1 Khái niệm, hiệu quả của chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP

Khái niệm chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP l à chuỗi giá trị trong đó có cáchoạt động bao gồm: toàn bộ hoạt động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm GAP; chủđộng mời gọi các doanh nghiệp tham gia trực tiếp v ào hệ thống GAP hay ký kết hợpđồng thu mua sản phẩm GAP của các mô h ình với giá trị tăng thêm; xây dựng chuỗicung ứng sản phẩm ổn định cho sản phẩm GAP (TS Nguyễn Hồng Thủy, 2010)

Trang 29

Hiệu quả chuỗi của giá trị cho sản phẩm GAP: tiết kiệm chi phí sảnxuất, tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn về dư lượng thuốctrừ sâu cho người tiêu dùng.

1.3.2 So sánh sự khác biệt giữa mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm

thường và sản phẩm GAP

Triết lý sản xuất Sản xuất sản lượng nhiều

để tăng lợi nhuận

Giảm tối đa các lãng phítrong khâu sản xuất đểgiảm giá thành tăng lợinhuận

Số người tham gia trong

chuỗi

Giá trị tăng thêm của các

tác nhân và toàn chuỗi

Chất lượng sản phẩm Sản phẩm làm ra có chất

lượng không đảm bảo độ

an toàn về dư lượng thuốctrừ sâu

Sản phẩm làm ra có chấtlượng đảm bảo độ an toàn

về dư lượng thuốc trừ sâu

Tổ chức sản xuất Sản xuất hàng loạt với

nhiều loại giống khácnhau

Sản xuất theo hợp đồng,nhu cầu của thị trường(thường sử dụng một loạigiống tốt)

Kỹ thuật sản xuất Áp dụng các kỹ thuật sản

xuất truyền thống nên chiphí sản xuất cao

Áp dụng các kỹ thuật sảnxuất theo tiêu chuẩn GAPnên giảm được chi phísản xuất

Hình thức sản xuất Tự sản xuất theo hộ gia

đình

Tham gia vào HTX đ ểsản xuất theo hợp đồngGiá bán sản phẩm Giá bán sản phẩm qua các

khâu thường thấp

Giá bán sản phẩm qua cáckhâu thường cao hơnnhiều

Trang 30

1.3.3 Điều kiện để triển khai tốt mô h ình chuỗi giá trị cho sản phẩm GAP

Điều kiện tiên quyết để triển khai tốt mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩmGAP là phải có đầu ra cho sản phẩm v ì không thể để người nông dân chịu thiệt khiđầu tư sản xuất cao hơn và kỹ thuật cao hơn và cho sản phẩm chất lượng tốt hơn,sạch và an toàn hơn mà bán b ằng giá với lúa thường Cho nên cần phải có sự liênkết “4 nhà” chặt chẽ Trong đó nhà doanh nghiệp phải có kế hoạch bao ti êu sảnphẩm cụ thể thông qua ký kết với nông dân và tiêu thụ sản phẩm một cách có lợi v à

dễ dàng cho nông dân

Ngu ồn: Nguyễn Văn Sánh, 2009

Hình 1.10: Mô hình liên kết “bốn nhà”

1.4 Bài học kinh nghiệm về chuỗi giá trị lúa gạo theo GAP tại Úc

Chuỗi giá trị lúa gạo Úc khá đơn giản, gọn nhẹ, nhưng hiệu quả; bao gồm 3

cơ quan: Hội đồng giám sát hoạt động thương mại gạo bang NSW (gọi tắt là RMB Rice Marketing Board for the State of New South Wales); Hiệp hội những ngườitrồng lúa Úc (gọi tắt là RGA – Rice Growers’ Association of Australia); và công ty

-Nhà nước

Doanh nghiệp

Nông dân nghèo

+ Mức giáo dục thấp + Thiếu vốn

+ Thiếu phương pháp kỹ thuật

+ Thiếu thông tin

Nhà nghiên cứu

+ Qui hoạch vùng nguyên liệu

+ Khung pháp lý cho nông dân

+ Quản lý và phân xử

+ Chính sách khuyến khích thực

hiện tổ hợp đồng

+ Hỗ trợ tổ chức nông dân + Cung cấp vốn vay và đầu vào + Hỗ trợ chuyên môn và quản lý

+ Chuyển giao công nghệ (trồng trọt, quản lý và công nghệ tổ chức, thông tin

Trang 31

TNHH thương mại Sunrice Ba cơ quan này hoạt động thông qua Ủy ban phối hợpngành hàng lúa gạo (Rice Industry Coordination Committee).

- RMB thành lập từ năm 1928 và hoạt động dựa trên Luật Marketing các sảnphẩm chính (the Marketing of Primary Products Act, 1927) Cơ quan này giữ vai tròquản lý hạ tầng kho bãi ngành hàng lúa gạo Úc, đồng thời thực hiện 3 chức năng đốivới riêng bang NSW: (i) khuyến khích phát triển thị trường gạo trong nước cạnhtranh cao; (ii) bảo vệ lợi ích người trồng lúa trong hoạt động kinh doanh xuất khẩugạo; (iii) đại diện người trồng lúa bang NSW

- RGA thành lập năm 1930, là cơ quan đại diện tiếng nói tập thể của người trồnglúa, với số lượng hội viên tham gia tự nguyện hiện nay là hơn 1700 Cơ quan nàythực hiện 3 chức năng: (i) đề xuất và thực thi các chính sách ngành lúa gạo đảm bảolợi ích cho người trồng lúa; (ii) đại diện cho người trồng lúa đối với chính quyềnbang, chính phủ, các cơ quan, tổ chức địa phương, các nhóm lợi ích khác có liênquan đến ngành hàng lúa gạo; (iii) phục vụ các yêu cầu cụ thể của các hội viên

- SunRice là công ty kinh doanh lúa gạo được thành lập từ 1950, ban đầu dướidạng tổ chức hợp tác của những người trồng lúa Hiện nay công ty hoạt động dướihình thức công ty cổ phần, trong đó những nông dân trồng lúa đóng vai trò là những

cổ đông Sunrice là một trong những thương hiệu chế biến xuất khẩu lớn của Úc với

500 ngàn tấn của hơn 1000 sản phẩm từ gạo các loại xuất khẩu đến 60 quốc gia trênthế giới Hiện nay công ty có 3 nhà máy chế biến đóng gói sản phẩm ở Leeton,Deniliquin và Coleambally, chế biến ra 3 dòng sản phẩm chính là gạo, bột gạo vàcác loại bánh chế biến từ gạo; ngoài ra công ty còn có các nhà máy đặt tại một sốquốc gia như Ấn Độ, Jordan, Solomon v.v

Mô hình tổ chức ngành hàng lúa gạo Úc cho thấy vai trò của chính phủkhông lớn trong việc đảm bảo lợi ích của nông hộ trồng lúa Việc đề xuất và thựcthi các chính sách liên quan đến ngành hàng lúa gạo đều xuất phát từ người trồnglúa, chính phủ và chính quyền bang chỉ đóng vai trò là cơ quan giám sát quá trìnhthực thi dựa trên các đạo luật có liên quan Đặc biệt, mô hình công ty Sunrice hoạtđộng dưới hình thức công ty cổ phần trong đó người trồng lúa là thành viên đã thúcđẩy quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất lúa gạo Úc Nông dân trồng lúc Úctrong vai trò là người sản xuất chỉ tập trung canh tác tốt để cho sản lượng tối đa, các

Trang 32

khâu chế biến, tiêu thụ do công ty đảm nhiệm, song lợi nhuận cuối cùng được phânphối công bằng cho các thành viên theo tỷ lệ công việc mà họ đóng góp Cách thức

tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến thương mại đã giúp loại bỏ các thành phầntrung gian, giảm chi phí và giúp lúa gạo Úc tăng khả năng cạnh tranh so với cácquốc gia sản xuất lúa gạo trên thế giới

Bài học tham khảo đối với chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam

Từ khảo sát trên, có thể thấy mô hình tổ chức ngành hàng Úc rất gọn nhẹ, đa

số thành viên trong 3 cơ quan quản lý và thực hiện đều là những người đại diện chonông dân trồng lúa; chính sách ngành lúa do chính nông dân đề xuất và thực thi, nhànước chỉ đóng vai trò trọng tài và can thiệp dựa trên quy định trong các điều luậtmỗi khi trong “hệ thống” ngành hàng có những hoạt động vận hành sai Tính gọnnhẹ trong tổ chức và lấy lợi ích của thành viên là mục tiêu hoạt động đã giúp ngànhlúa gạo Úc vận hành hiệu quả

Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Úc thông qua mô hình công tySunrice có một số ưu điểm: (i) duy trì và kiểm soát được số lượng và lợi ích của cáctác nhân trong chuỗi cung theo hướng công bằng và minh bạch giúp các thành phầntrong chuỗi có động lực để làm tốt các công việc của mình, qua đó làm cho cả hệthống vận hành hiệu quả, giá trị sản phẩm luôn được gia tăng qua mỗi công đoạn vàlàm tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm cuối cùng; (ii) mô hình công ty cổ phần đãtập hợp và tổ chức được nông dân sản xuất lúa gạo theo nhu cầu thị trường để thuđược lợi ích cao nhất; (iii) quyền lợi và lợi ích của người sản xuất lúa được đảmbảo; (iv) phân công lao động trong chuỗi cung ngành hàng lúa gạo đạt trình độ hợp

lý, khoa học và hiệu quả cao

Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Úc không hẳn là mới đối với ngànhhàng lúa gạo Việt Nam Từ những năm trước 1990, các tổng công ty lương thực đều

có mạng lưới các hợp tác xã sản xuất và hệ thống kho tàng bảo quản và chế biếnlương thực; mỗi thành phần kinh tế trong chuỗi cung đều đảm trách từng khâu côngviệc cụ thể và khép kín từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và lưu thông.Điểm khác biệt là các tổng công ty lương thực do Nhà nước nắm giữ nên hoạt độngtheo cơ chế mệnh lệnh, quan liêu và trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước

Trang 33

Qua kinh nghiệm tổ chức chuỗi cung ngành hàng lúa gạo Úc, có thể thấy môhình “công ty cổ phần nông nghiệp” là hình thức tổ chức phù hợp đối với nông dântrồng lúa và là hướng đi cần được thử nghiệm và thể chế hóa thành chính sách đểthực thi trong thời gian tới đối với ngành hàng lúa gạo Việt Nam Mô hình này đãđược giáo sư Võ Tòng Xuân đề xuất trong thời gian gần đây.

Trang 34

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS Michael Porter, học giảmarketing lừng lẫy Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cu ốnsách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, th ươngmại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triểnkhác

Qua chương 1, chúng ta có th ể hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị, ưu và nhượcđiểm của việc tham gia v ào chuỗi giá trị Ngoài ra, chúng ta còn có th ể phân biệtgiữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, và nhận định rõ về vai trò của việc phân tíchchuỗi giá trị

Bên cạnh đó, để phân tích chuỗi giá trị ta cần thực hiện 3 b ước: lập sơ đồchuỗi giá trị, lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị, phân tích kinh tế chuỗi giá trị

Mặt khác, chúng ta còn hiểu thêm GAP là gì?, các tiêu chu ẩn của GAP, GAPmang lại lợi ích gì? Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm GAP?

Ngoài ra, dựa vào bài học kinh nghiệm từ chuỗi giá trị sản phẩm GAP của

Úc để rút ra bài học cho chuỗi giá trị sản phẩm GAP của Việt Nam nói chung v àtỉnh Tiền Giang nói riêng

Để hiểu rõ hơn về phân tích chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang trongthời gian qua như thế nào, chúng ta sẽ cùng phân tích ở Chương 2

Trang 35

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHU ỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Tổng quan về tỉnh Tiền Giang và tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo của Tiền Giang từ năm 2006 đến nay

2.1.1 Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trongvùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Phía Bắc v à Đông Bắc giáp Long An và TP H ồChí Minh, Tây giáp Đ ồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre v à Vĩnh Long, phía Đônggiáp biển Đông Tiền Giang nằm trải dọc tr ên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh củasông Mê Kông) với chiều dài 120km Tiền Giang có diện tích tự nhi ên là 2.481,77

km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích v ùngkinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả n ước; dân số năm 2009 là 1,67 triệungười (mật độ dân số 672,9 ng ười/km2), chiếm khoảng 9,8% dân số v ùng đồngbằng sông Cửu Long, 11,4 % dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam v à 1,9% dân

số cả nước Tiền Giang có địa h ình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ítchua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích to àn tỉnh, thích hợp cho nhiều loạigiống cây trồng và vật nuôi

Năm 2009 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng48,3%, công nghiệp - xây dựng 23,4% và thương mại - dịch vụ 28,3% GDP bìnhquân đầu người đạt 969 USD

Đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển sản xuất lúa v à trồng cây ăn trái, có diệntích trồng cây ăn quả đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều chủngloại khác nhau có giá trị kinh tế cao nh ư xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, thanhlong Chợ Gạo, sơri Gò Công, khóm Tân Phước Tỉnh hình thành 7 vùng sản xuấtcây ăn trái đặc sản của địa phương và đã đăng ký nhãn hiệu tập thể

Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp đạt tr ên 7.200 tỷđồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 416 triệu USD, nhập khẩu 92,8 triệu USD

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tỉnh Tiền Giang (2006 -2010)

2.1.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản l ượng lúa của tỉnh Tiền Giang (2006 -2010)

Trang 36

NămTiêu chí

Năm 2008, diện tích gieo trồng lúa l à 244,9 ngàn ha, đạt 107,5% kế hoạch,giảm 0,7% so cùng kỳ Sản lượng thu hoạch 1321 ngh ìn tấn, đạt 116% kế hoạch ,tăng 1,1% so cùng kỳ Trong đó, vụ Đông Xuân, H è Thu sớm, Hè Thu chính vụ đãthu hoạch dứt điểm, riêng vụ Hè Thu muộn đã xuống giống 40.024 ha, đạt 102,4%

kế hoạch và giảm 3,9% so cùng kỳ

Năm 2009, diện tích gieo trồng trong năm 246,4 ngàn ha, đạt 102,2% so với

kế hoạch, tăng 0,6 % so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch lúa đạt 1.308 nghìn tấn, đạt

105,2% kế hoạch và giảm 1% so cùng kỳ (do chuyển đổi giống lúa chất l ượng caochiếm 60% diện tích gieo trồng)

Năm 2010,diện tích gieo trồng trong năm 244.019 ha, đạt 103,3% so với kếhoạch, giảm 1% so với c ùng kỳ, có một số diện tích ở các huyện phía Đông do thiếunước sản xuất lúa vụ ba n ên chuyển sang trồng màu làm cho diện tích gieo trồngtrong năm giảm; năng suất thu hoạch đạt 54,1 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha so năm 20 09; sảnlượng thu hoạch 1.320.536 tấn đạt 104,8% kế hoạch, tăng 1% so với c ùng kỳ

2.1.2.2 Tình hình tiêu th ụ lúa gạo:

Tiền Giang, trong 5 năm qua tham gia xuất khẩu khoảng 865.000 tấn gạo(tương đương khoảng 1,556 triệu tấn lúa) với tổng kim ngạch khoảng 338 triệuUSD

Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh từ 2006 - 2010

Trang 37

Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.216 cơ sở xay xát, giải quyết việc l àmcho gần 5.000 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ Tổng côngsuất các nhà máy lên đến gần 4 triệu tấn/năm; trong khi l ượng gạo xay xát, đánhbóng hàng năm 2,59 tri ệu tấn Nhu cầu xay xát l ương thực tại chỗ hàng năm khoảng

800 đến 900 nghìn tấn, phần còn lại là từ các tỉnh lân cận Nguồn nguy ên liệu lúa,gạo của Tiền Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung mặc d ù có sốlượng lớn, nhưng chất lượng không đồng đều, chủng loại không đồng nhất, l àm chochất lượng sản phẩm thiếu ổn định, giá th ành sản xuất cao,

2.2 Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Tiền Giang

2.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang

2.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi

Dựa vào bộ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được về hoạt động của từngtác nhân trong chuỗi, sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang đ ược mô tảnhư sau:

Trang 38

Đầu vào Sản xuất Thu mua Thương mại Tiêu dùng

Doanh nghiệpxay xát, chếbiến, kinhdoanh & xuấtkhẩu gạo

Nội địaThương

NN &PTNT tỉnh Tiền Giang

Các ngân hàng thương m ại, tổ

chức tín dụng

(VFA)

Mạng lưới giao thông đường

bộ, đường thủy, thông tin liên

lạc

Cơ quan chính phủ, chính

quyền địa phương

Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Tiền Giang

Trang 39

2.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị

- Chức năng sản xuất: Chủ yếu do nông dân đảm nhận Bao gồm các hoạtđộng từ khâu làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản

- Chức năng thu mua: Chủ yếu tập trung v ào đối tượng thương lái Đây làchức năng trung gian nhằm mục đích ti êu thụ lúa do nông dân làm ra và “trungchuyển” nó đến các cơ sở xay xát chế biến, các công ty kinh doanh l ương thực, xuấtkhẩu gạo đóng trên địa bàn

- Chức năng thương mại: Là các hoạt động xay xát, chế biến v à phân phối (nộiđịa & xuất khẩu) Chức năng n ày chủ yếu do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đảmnhận

- Chức năng tiêu dùng: Bao gồm các hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đ ưa gạo đếnngười tiêu dùng (do hệ thống bán lẻ đảm nhận),v à các đại lý bán gạo ở các chợ đầumối hoặc nhà nhập khẩu (khi gạo được xuất bán ra nước ngoài)

Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị phát triển

- Cơ sở cung cấp lúa giống, các nh à cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,mạng lưới khuyến nông, các chi cục bảo vệ thực vật, Sở nông nghiệp v à phát triểnnông thôn của tỉnh Tiền Giang, hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ hỗ trợ chohoạt động điều tiết th ương mại, tư vấn về chính sách xuất khẩu, các ngân h àngthương mại và các tổ chức tín dụng, viện lúa ĐBSCL v à trường ĐHCT là nơinghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ t huật cho nông dân,cho các cơ sở cung cấp lúa giống, chính quyền các cấp (Trung ương và địa phương)

2.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi

Qua việc thiết lập bản đồ chuỗi giá trị (s ơ đồ trên), ta nhận thấy có 2 kênh thị

Trang 40

trường chính trong chuỗi giá trị lúa gạo của Tiền Giang :

Kênh 1: Nông dân, HTX Thương lái (người thu mua) Doanh nghiệp xayxát, chế biến và xuất khẩu gạo Tiêu dùng ( nội địa và xuất khẩu)

Với kênh thị trường này, sản phẩm lúa gạo của Tiền Giang đi qua 4 chủ thểchính trong chuỗi Trong kênh 1 này, nông dân tr ồng lúa chủ yếu theo mô h ìnhtruyền thống (mô hình thường) và chiếm 90% lượng tiêu thụ lúa gạo tại TiềnGiang

Kênh 2: Nông dân, HTX Doanh nghiệp xay xát, chế biến v à xuất khẩu gạo Tiêu dùng ( nội địa và xuất khẩu)

Với kênh thị trường này, sản phẩm lúa gạo của Tiền Giang chỉ đi qua 3 chủ thểchính trong chuỗi (bỏ qua chủ thể thương lái) Trong kênh 2 này, nông dân tr ồnglúa theo cả 2 mô hình: mô hình truyền thống và mô hình GAP

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có một số doanh nghiệp xay xát, chếbiến và xuất khẩu gạo: Công Ty L ương Thực Tiền Giang, Công Ty ADC… đ ã tiếnhành bao tiêu thu mua lúa tr ực tiếp từ nông dân

2.2.2 Phân tích các hoạt động của các tác nhân chính trong chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang

2.2.2.1 Phân tích quá trình s ản xuất lúa của nông dân

Một số thông tin chungMột cuộc khảo sát được tiến hành trên 102 hộ bao gồm: 60 hộ trồng lúa theo

mô hình truyền thống và 42 hộ trồng lúa theo mô h ình GAP về tình hình sản xuất

và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Tiền Giang Kết quả khảo sátcho thấy:

Trình độ văn hóa của nông dân tr ên địa bàn nghiên cứu phổ biến nhất là cấp

II (49,01%), kế đến là cấp I (33,33%) Người có trình độ từ cấp III đến cao đẳng v àđại học rất ít (cấp III: 11,76% và đại học: 5,88% ) vì những người có được trình độnày thường họ không làm nông nghiệp mà xin vào làm ở các khu công nghiệp hoặc

đi làm viên chức nhà nước ở các cấp huyện, x ã… Độ tuổi của người nông dân làmột yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tá c của nông hộ Theo kết quả nghi ên cứu

ta thấy nông dân có độ tuổi trung ni ên chiếm tỷ lệ cao nhất (65,68%), kế đến l à lựclượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ trung b ình (30,39%) Đây là lực lượng lao động chủ

Ngày đăng: 10/08/2015, 01:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Họ và tên chủ hộ Khác
2) Địa chỉ Khác
3) Tuổi………………… Khác
4) Trình độ học vấn Khác
5) Số năm kinh nghiệm Khác
6) Tham gia khuy ến nông (lần/năm) Khác
7) Số nhân khẩu:………………… Khác
8) Số lao động tham gia trồng lúa:……………………………………………II- Thông tin về tình hình sản xuất của nông hộ:Chỉ tiêu Vụ Hè Thu Sớm2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w