1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÓNG GÓP CỦA TFP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010.PDF

77 2,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ TẤN PHƯỚC ĐÓNG GÓP CỦA TFP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ TẤN PHƯỚC ĐÓNG GÓP CỦA TFP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN ANH TUẤN TP. Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : 1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy TS. Trần Anh Tuấn 2 Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. Người thực hiện VÕ TẤN PHƯỚC MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu và hình TÓM TẮT CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 2 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN 5 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 2.1 LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TÂN CỔ ĐIỂN (MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG SOLOW) 6 2.1.1 HÀM SẢN XUẤT 6 2.1.2 ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU MÔ HÌNH SOLOW 8 2.2 MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH 9 2.2.1 MÔ HÌNH AK 10 2.2.2 MÔ HÌNH “HỌC HAY LÀM” 11 2.2.3 MÔ HÌNH R & D 12 2.2.4 ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH 14 2.3 GIỚI THIỆU NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP) 15 2.3.1 KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT 15 2.3.2 KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP (TFP) 17 2.3.3 Ý NGHĨA 18 2.3.4 TỐC ĐỘ TĂNG TFP 18 2.3.5 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG TFP 19 2.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 24 2.5 KHUNG LÝ THUYẾT 31 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. HÀM SẢN XUẤT VÀ CÁCH TÍNH TFP 33 3.2 MÔ HÌNH HỒI QUY 35 3.3 CHỌN MẪU VÀ DỮ LIỆU 36 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 4.1. SƠ LƯỢC VỀ VỊ THẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 39 4.2 TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VKTTĐPN 41 4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 48 4.3.1 KẾT QUẢ HỒI QUY CHO VKTTĐPN 48 4.3.2. KẾT QUẢ HỒI QUA CHO CÁC TỈNH/THÀNH VKTTĐPN 49 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tăng trưởng ở các nước OECD 25 Bảng 2.2. Tăng trưởng 1960 -1994 27 Bảng 2.3. Tăng trưởng Đông Á, 1978 – 1996 28 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng Vốn của các tỉnh VKTTĐPN 42 Bảng 4.2. Tỷ lệ biết chữ và có trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên ở các tỉnh 44 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Khung lý thuyết 31 Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng Vốn các địa phương giai đoạn 2001 - 2010 43 Hình 4.3. Tốc độ tăng trưởng lao động các địa phương giai đoạn 2001 - 2010 44 Hình 4.4. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế tính đến 2010 45 Hình 4.5. So sánh chỉ số TFP các tỉnh/thành 51 1 TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với khoa học công nghệ, phát triển nền kinh tế tri thức là mục tiêu theo đuổi dài hạn của các nền kinh tế. Dựa trên các cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, các lý thuyết này sử dụng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) như thành phần giải thích tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu đã phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong giai đoạn 2001– 2010cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố TFP đến tăng trưởng kinh tế của Vùng cũng như cho các tỉnh/thành trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi các yếu tố vốn và lao động không đổi thì sự tác động của TFP đến tăng trưởng kinh tế của VKTTĐPN là làm gia tăng sản lượng GDP thêm 7.93%. Ngoài ra, phân tích TFP từng địa phương cho kết quả các tỉnh/thành của vùng trong giai đoạn 2001 – 2010 đều có mức tác động của TFP là tích cực, Vũng Tàu là địa phương có mức TFP cao nhất, cao hơn mức trung bình của Vùng. Vàtừ những kết quả đạt được đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đóng góp của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế cho vùng và các địa phương nhằm phát triển bền vững trong thời gian tới. 2 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năng suất là nội lực phát triển của các công ty, ngành và nền kinh tế. Để nâng cao năng suất một cách bền vững cần hoàn thiện lực lượng sản xuất gồm vốn, lao động (yếu tố hữu hình) và quan hệ sản xuất (yếu tố vô hình) gồm đổi mới công nghệ, giáo dục đào tạo, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý…theo hướng tăng dần sự đóng góp các yếu tố vô hình và giảm dần sự lệ thuộc vào các yếu tố hữu hình. Tăng trưởng đầu ra không nhất thiết phải tăng vốn và lao động, nếu biết sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào này và kết hợp nâng cao chất lượng lao động, cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý, giáo dục đào tạo…thì sẽ đem lại giá trị gia tăng mới cao hơn. Như vậy ngoài phần đóng góp của các yếu tố hữu hình còn có sự đóng góp giá trị của các yếu tố vô hình. Giá trị này thể hiện thông qua năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Theo Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) thì tăng vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TFP mới là nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn. Do đó đề tài sẽ phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (VKTTĐPN) từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm phát triển kinh tế bền vững trong tương lai. Đề tài chọn địa bàn VKTTĐPN vì vai trò địa chính trị của vùng. Đây là vùng bao gồm 8 tỉnh – thành thuộc cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Tuy chỉ chiếm 20.5% dân số, hơn 9% diện tích cả nước (Cục Xúc tiến thương mại, 2011) nhưng VKTTĐPN có vai trò rất quan trọng, là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hàng đầu cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm này đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam với hơn 42% GDP, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu, so với cả nước thì tỷ lệ đầu tư trên GDP chiếm 50%, cao gấp 1,5 lần; có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần so với nhịp độ tăng trưởng bình quân chung cả nước, 3 tỷ lệ dân số đô thị gần 50% so với mức bình quân 25% của cả nước (Cục Xúc tiến thương mại, 2011). Do đó, VKTTĐPN thực sự là đầu tàu, đóng vai trò động lực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế Việt Nam. Với tầm vóc và vị thế như vậy nhưng chất lượng tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng. Tăng trưởng kinh tế VKTTĐPN trong giai đoạn vừa qua phụ thuộc nhiều vào sự tích lũy của các yếu tố đầu vào gồm vốn và lao động. Hiện nay nền kinh tế đã phát triển ở mức cao hơn, bên cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu vào thì phải định hướng vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động, do đó đề tài “Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2001 - 2010” sẽ phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của trong giai đoạn 2001 – 2010, từ đó đánh giá được vai trò của của các nguồn lực đối với tăng trưởng và khuyến nghị những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cho Vùng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhận diện được sự đóng góp của yếu tố này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Với mục tiêu tổng quát như trên, luận văn đặt ra các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong giai đoạn 2001 – 2010 để từ đó tiếp tục tăng cường khả năng đóng góp của các yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế dài hạn cho các địa phương VKTTĐPN. - Xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố TFP đến tăng trưởng kinh tế VKTTĐPN, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đóng góp của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế cho vùng. 4 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài rút ra câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) TFP tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh/thành VKTTĐPN và cho cả vùng ? (2) Các nhà hoạch định chính sách làm gì để tiếp tục tăng cường khả năng đóng góp của các yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế dài hạn cho các địa phương ? 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu về đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả trình bày hiện trạng tăng trưởng kinh tế các tỉnh giai đoạn 2001 -2010. Để tính đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế các tinh/thành VKTĐPN và đóng góp TFP cho vùng, phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng thông qua dữ liệu bảng panel data. Dữ liệu được thu thập từ nguồn thứ cấp, tổng hợp từ các nguồn chính thức là Tổng cục thống kê, Cục thống kê, các niên giám thống kê của các tỉnh/thành trong VKTTĐPN giai đoạn từ 2001-2010. Dữ liệu K theo thời gian được qui về giá cố định 1994 bằng cách lấy K theo giá hiện hành hàng năm chia cho chỉ số giá hàng năm (CPI hay khử lạm phát GDP). GDP cũng lấy theo giá cố định để đảm bảo là GDP thực khi tính tốc độ tăng trưởng hàng năm. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn của các tỉnh VKTTĐPN được thành lập theo Quyết định số 159/2007/QĐ-TT ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. [...]... yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh, trong khi yếu tố lao động đóng góp rất nhỏ và TFP không đóng vai trò đáng kể Tuy nhiên, giai đoạn 2004 -2007 thì sự đóng góp của vốn giảm và đóng góp TFP tăng đáng kể Các nghiên cứu của các tác giả chủ yếu dựa trên các lý thuyết tăng trưởng và chủ yếu sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của quốc... và 9,6% (giai đoạn 2001-2006)] Và việc gia tăng về vốn và lao động là những động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Ưu điểm của nghiên cứu trên là đã bốc tách được một cách tương đối sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn vừa qua Theo Nguyễn Thị Cành năm 2009 đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas ước lượng tỷ phần thu nhập của vốn và... Singapo, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) trích trong Báo cáo khảo sát tăng trưởng TFP của Tổ chúc Năng suất Châu Á đã kết luận rằng tăng trưởng TFP đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở các nước này như đóng góp TFP trong tăng trưởng Nhật Bản là 94%, Việt Nam là 51% và nghiên cứu kết luận cải thiện chất lượng lao động đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của nhiều nước Và trong một nghiên... lên của GDP thì đóng góp của yếu tố vốn là 73%, lao động là 2.5% và của TFP là 24.5% Như vậy, vốn đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2008 Đặng Hoàng Thống và Võ Thành Danh trong bài viết 2011 “Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: cách tiếp cận Tổng năng suất các yếu tố”, kết quả cho thấy trong giai đoạn 2001 – 2003 thì mức tăng trưởng của. .. 1990-2004 với kết luận rằng vốn vật chất, vốn con người và lao động là những nguồn lực chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn đóng góp TFP là còn thấp Trong đó đóng góp của vốn con người tương đối cao Nghiên cứu đưa yếu tố vốn con người vào phân tích tăng trưởng sẽ cho một cái nhìn tốt hơn về các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, việc đưa yếu tố này vào mô hình tính toán tăng trưởng. .. dụng trong nền kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng của tiến bộ kỹ thuật, hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng TFP 2.1.2 ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU MÔ HÌNH SOLOW 2.1.2.1ĐIỂM MẠNH Ngay từ khi ra đời, mô hình tăng trưởng Solow đã gây ra một tiếng vang lớn, bởi đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về tăng trưởng kinh tế Nó đã trở thành xuất phát điểm của nhiều nghiên cứu tăng trưởng kinh tế trong những... 27) 29 Kết luận của phần đánh giá tổng quan các nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm của các nước công nghiệp với tích lũy vốn vật chất là nguồn gốc quan trọng của tăng trưởng trong các giai đoạn đầu của quá trình phát triển; một khi nền kinh tế đã đạt tới một mức thâm dụng vốn cao tương đối thì tiến bộ công nghệ có xu hướng trở thành lực lượng chủ yếu chi phối tăng trưởng kinh tế Ở Việt Nam có một số nghiên... tại của một nhân tố mới trong tăng trưởng kinh tế, đó là tiến bộ công nghệ Thứ hai, lý thuyết tân cổ điển đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tích lũy vốn, một nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế 2.2 MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH Trong mô hình Solow không đưa ra được sự giải thích tại sao TFP đôi khi tăng trưởng nhanh, đôi khi tăng trưởng chậm Căn nguyên của tăng trưởng TFP trong lý thuyết tân cổ... làm giảm sự đóng góp của tổng năng suất yếu tố TFP Cù Chí Lợi (2008) đă sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xem xét mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra Nghiên cứu sử dụng yếu tố vốn là tổng vốn đầu tư của nền kinh tế Kết quả của nghiên cứu này cho thấy vai trò của yếu tố 30 TFP trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn vừa qua là khá thấp [khoảng 6% giai đoạn 1990-2006... liên tục, với tỷ lệ khấu hao cố định 5% cho vốn cố định và 10% cho vốn lưu động chỉ ra yếu tố TFP đã đóng góp khá cao trong tốc độ tăng trưởng GDP cho Việt Nam giai đoạn 1986-2000 Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005) trong bài nghiên cứu “Chất lượng tăng trưởng kinh tế – Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam ” đã sử dụng hàm sản xuất CobbDouglas cho thấy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2004 . góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2001 - 2010” sẽ phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của trong giai đoạn 2001. nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn. Do đó đề tài sẽ phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (VKTTĐPN). ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ TẤN PHƯỚC ĐÓNG GÓP CỦA TFP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Ngày đăng: 09/08/2015, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w