Tăng trưởng TFP chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động này, dựa trên các nghiên cứu vĩ mô, ngành và vi mô. Romer (1990) đã cho rằng vốn con người mà ở đây cụ thể là trình độ học vấn có ảnh hưởng quan trọng đến TFP bởi vì vai trò của nó như một yếu tố quyết định khả năng của nền kinh tếđể thực hiện đổi mới công nghệ và đặc biệt đối với các nước đang phát triển
để ứng dụng kỹ thuật của nước ngoài. Yếu tố vốn con người có tác động đến TFP còn
được thể hiện qua nghiên cứu của Black và Lynch (1996) đã chứng minh tầm quan trọng củachất lượng giáo dục cho năng suất trong cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất.
Sức khỏe, y tế cũng có tác động đến tăng trưởng TFP. Cole và Neumayer (2003) nghiên cứu tác động của sức khỏe kém đến TFP, đóng góp của các tác giả là sức khỏe kém có
ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất tổng hợp xuyên quốc gia.
Theo nghiên cứu của Bloom và Sachs (1998) cho giai đoạn 1965-1990, y tế và các biến nhân khẩu học giải thích hơn 50 phần trăm của sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa châu Phi và phần còn lại của thế giới. Bloom và cộng sự (1999) cũng thấy rằng gánh nặng thấp về mặt sức khỏe và sự phụ thuộc đã giải thích một phần lớn của sự thành công của
Đông Á.
Đổi mới và sáng tạo của tri thức có tác động tích cực đến TFP. Guellec và van Pottelsberghe de la Potterie (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa R & D và tăng trưởng TFP ở mức độ tổng hợp của nền kinh tế trong 16 nước OECD từ năm 1980 đến năm 1998. Ba nguồn R & D được xem xét với 3 nguồn: nghiên cứu kinh doanh trong nước, công trình nghiên cứu (ví dụ các trường đại học ) và nghiên cứu kinh doanh được thực
hiện bởi các quốc gia khác. Các nguồn đầu tiên và thứ ba dẫn đến hàng hóa và dịch vụ
mới, chất lượng đầu ra cao hơn và quy trình sản xuất mới , trong khi điều thứ hai tạo ra và làm tăng kiến thức cơ bản và khoa học. Kết quả cho thấy tất cả ba nguồn R & D rất quan trọng cho sự tăng trưởng TFP, với nước ngoài có nguồn gốc từ R & D có ảnh hưởng lớn nhất.
Thương mại và FDI cũng có tác động gián tiếp đến TFP như các kênh quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ, lan truyền kiến thức trong nền kinh tế [nghiên cứu của Mayer (2001), Griffith và cộng sự (2003)].
Hệ thống tài chính có ảnh hưởng đến TFP. Trong nền kinh tế mà các hệ thống tài chính
được phát triển tốt, cơ hội đầu tư có thể dễ dàng được tận dụng, các nguồn tài nguyên có nhiều khả năng được phân bổ tối ưu và chuyên môn được đẩy mạnh. Nếu có khó khăn tài chính có thể ngăn chặn các nước nghèo tận dụng triệt để chuyển giao công nghệ; hay áp chế tài chính sẽ ngăn chặn động cơ để tiết kiệm từđó làm méo mó việc phân bổ hiệu quả
tiết kiệm vào đầu tư và gây tác động tiêu cực đối với tăng trưởng TFP [Fisman và Love (2004)].
Thể chế có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là yếu tố quyết định sâu có tác động to lớn đến TFP. Thể chế - thông qua các quyết định về chính sách như tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, mở cửa thương mại, phát triển sâu hệ thống tài chính, tạo môi trường khuyến khích học tập, đầu tưđổi mới công nghệ, chính trị ổn định…sẽ tạo ra môi trường ổn đinh cho phát triển kinh tế và tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Ngoài ra, theo các nghiên cứu vĩ mô, vi mô và nghiên cứu cấp độ ngành thì còn nhiều yếu tố khác tác động đến TFP. Năm 2007, tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) đã đưa ra bảng Báo cáo tổng hợp các nhân tố tác động đến TFP như vốn con người (giáo dục và y tế), cơ sở hạ tầng, nhập khẩu, thể chế, mở cửa nền kinh tế, cạnh tranh, phát triển tài chính, địa lý, đổi mới và hoạt động R&D. Bảng báo cáo đã chia các nhân tố tác động đến tăng trưởng TFP thành 4 nhóm bao gồm:
(1) Sáng tạo, truyền tải và hấp thụ tri thức (2) Cung cấp các yếu tố và phân bổ hiệu quả
(3) Thể chế, hội nhập và yếu tố bất biến (địa lý) (4) Cạnh tranh, quy mô xã hội và môi trường.
Tất nhiên việc chia nhóm này chỉ mang tính chất tương đối bởi quan hệ tác động qua lại gián tiếp giữa các nhân tố với nhau.
(1) Sáng tạo, truyền tải và hấp thụ tri thức
Sáng tạo, truyền tải và hấp thụ tri thức ởđây bao gồm:
Đổi mới và sáng tạo (hoạt động R&D): Một hệ thống đổi mới và sáng tạo của kiến thức có hiệu quả là rất quan trọng cho tăng trưởng TFP. Vai trò chính của một hệ thống đổi mới là thúc đẩy hoạt động R&D, lần lượt dẫn đến sản phẩm mới, quy trình mới và kiến thức mới. R&D thường có 2 khía cạnh: đầu tiên là
đổi mới, thứ hai là tạo thuận lợi cho sự hiểu biết và bắt chước những khám phá của người khác. R&D có thể diễn ra ở tại công ty hoặc cấp ngành công nghiệp, nhưng cuối cùng sẽ thúc đẩy phát triển tổng thể kinh tế thông qua nâng cao năng suất. R&D có 2 kênh: trong nước và từ sự lan tỏa quốc tế. Và các lý thuyết cho rằng cả 2 kênh của R&D rất quan trọng cho sự tăng trưởng TFP. Chuyển giao công nghệ: chuyển giao công nghệở đây bao gồm FDI và thương mại. Vốn FDI được xem như một kênh quan trọng cho việc chuyển giao tiến bộ
công nghệ và là hình thức tổ chức cao cấp từ các nước công nghiệp sang các nước phát triển. Vốn FDI được cho là tạo ra ngoại tác tích cực trong các hình thức lan truyền kiến thức cho nền kinh tế trong nước thông qua liên kết giữa nhà cung cấp và khách hàng địa phương, các công ty trong nước học hỏi từ các công ty nước ngoài gần đó và các chương trình đào tạo nhân viên. Cải cách thương mại cũng quan trọng đối với tăng cường tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài, có tác động gián tiếp đến TFP. Tóm lại, FDI và cải cách thương mại là
quan trọng đối với chuyển giao công nghệ nhưng mà mức độ ý nghĩa của nó phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của bên tiếp nhận.
Khả năng hấp thụ và áp dụng công nghệ: phụ thuộc vào trình độ học vấn, ởđây là tích lũy vốn con người. Một dân sốđược giáo dục tốt hơn sẽ có một vị trí tốt hơn để học hỏi và tiếp thu kiến thức. Vốn con người và hoạt động R&D là phương tiện quan trọng của việc tăng khả năng hấp thu công nghệ của một quốc gia. Các công cụ khác có thể bổ trợ là công nghệ thông tin và truyền thông.
Tóm lại, kiến thức là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và rằng nó hoạt
động thông qua các khía cạnh khác nhau của tăng trưởng TFP. Các kết quả trên cho thấy một mối quan hệ lâu dài giữa TFP và hoạt động R&D. Cũng có một số
bằng chứng cho thấy số lượng các nước tiên tiến đã tăng lên theo thời gian.
(2) Cung cấp các yếu tố và phân bổ hiệu quả
Giáo dục và đào tạo: Một dân số được giáo dục và đào tạo tốt sẽ giúp xã hội tăng khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ có liên quan. Trình độ học vấn có tác dụng quan trọng trên TFP bởi vì vai trò của nó như là một yếu tố quyết định khả năng của nền kinh tếđể thực hiện đổi mới công nghệ.
Y tế (sức khỏe): Sức khỏa ảnh hưởng đến TFP trực tiếp thông qua thu nhập và tài sản gia đình và gián tiếp thông qua năng suất lao động, tiết kiệm và đầu tư. Người lao động có sức khỏe tốt hơn sẽ tham gia sản xuất tốt hơn. Sức khỏe tốt, tỷ lệ tử vong thấp dẫn đến động cơ để tiết kiệm tăng và dẫn đến tăng trưởng TFP cao hơn. Các nhà đầu tư sẽ không nhận thấy tiềm năng vào môi trường đầu tư nếu như người lao động có một gánh năng bệnh tật tương đối cao. Ngoài ra, tỷ lệđi học cao hơn nếu trẻ em được khỏe mạnh và có khả năng nhận thức tốt hơn.
Cơ sở hạ tầng: Đầu tư công thể hiện thông qua cơ sở hạ tầng chiếm 1 tỷ lệ lớn ngân sách của nhiều quốc gia. Vai trò của cơ sở hạ tầng để mở rộng năng lực
sản xuất bằng cách gia tăng nguồn lực và nâng cao năng suất của vốn tư nhân.
Đã có bằng chứng thực nghiệm rằng cải thiện cơ sợ hạ tầng vật lý (đường, nước, hệ thống xử lý nước thải, cung cấp điện) có tương quan với năng suất [Aschauer, 1989]. Do đó quản lý vốn công là rất quan trọng, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của thể chế trong việc thực thi chính sách, quản lý và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công.
Thay đổi cấu trúc và phân bổ lại nguồn lực: Thay đổi cơ cấu để tạo ra một cơ
cấu sản xuất linh hoạt là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng năng suất bởi vì nó cho phép nền kinh tế nhanh chóng phân phối lại các nguồn lực để tận dụng tối ưu thay đổi mô hình của tiến bộ công nghệ, và thay đổi cô cấu cung cấp một động lực quan trọng cho tăng trưởng.
Hệ thống tài chính: Hệ thống tài chính có ảnh hưởng đến TFP. Trong nền kinh tế mà các hệ thống tài chính được phát triển tốt, cơ hội đầu tư có thể dễ dàng
được tận dụng, các nguồn tài nguyên có nhiều khả năng được phân bổ tối ưu và chuyên môn được đẩy mạnh. Nếu có khó khăn tài chính có thể ngăn chặn các nước nghèo tận dụng triệt để chuyển giao công nghệ; hay áp chế tài chính sẽ
ngăn chặn động cơ để tiết kiệm từ đó làm méo mó việc phân bổ hiệu quả tiết kiệm vào đầu tư và gây tác động tiêu cực đối với tăng trưởng TFP.
(3) Thể chế, hội nhập và yếu tố bất biến (địa lý)
Hội nhập: hội nhập ở đây chủ yếu là tự do hóa thương mại. Thương mại có tác dụng quan trọng đến tăng trưởng cũng như ảnh hưởng đáng kể đến năng suất tổng thể. Thông qua thương mại, các hàng hóa được giao dịch nhất định sẽ có nhiều hàm lượng công nghệ hữu ích, công nghệ được khuyến tán từ các nước công nghiệp đến các nước kém phát triển.
Thể chế: Thể chế có vai trò quan trọng khi tạo ra môi trường và các chính sách dẫn đến sự thịnh vượng của nền kinh tế. Chất lượng thể chế có tác động tích cực mạnh mẽ về năng suất.
Địa lý: Trong một nghiên cứu rất thú vị, Gallup và Sachs (1998) đã điều tra vai trò của địa lý, các quốc gia có bờ biển sẽ có quan trọng về thương mại và TFP, cũng như các thành phố dọc theo bờ biển có xu hướng có động cơ tăng trưởng trong nền kinh tế. Khu vực kém địa lý như khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh...rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng tận hưởng thành quả của chuyển giao công nghệ
và điều này rõ ràng ảnh hưởng đến TFP.
(4) Cạnh tranh, quy mô xã hội và môi trường
Cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng. Tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ cố
gắng tối đa hóa lợi nhuận và có động cơđể gia tăng đầu tư, tái cấu trúc, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng lực quản lý và đầu tư phát triển công nghệ. Còn quy mô xã hội chủ yếu là phân phối thu nhập và sự thịnh vượng trong một nền kinh tế mà còn ở mức độ can thiệp chính sách xã hội, gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP thông qua sức khỏe và giáo dục.