Trên cơ sơ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cho chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre thông qua các chiến lược cụ thể về: ổn định, đầu tư cải tạo và t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
- -
NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI
TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
- -
NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI TỈNH BẾN TRE
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHẠM XUÂN LAN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ của thầy hướng dẫn, những người tôi đã cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2013
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Nguyên
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH DỪA TRÁI
TƯƠI BẾN TRE VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tổng quan về ngành kinh doanh dừa trái tươi tỉnh Bến Tre 1.1.1 Giới thiệu về tỉnh Bến Tre 1
1.1.2 Tình hình trồng và tiêu thụ dừa trái tươi Bến Tre (6/2010- 6/2013) 1
1.1.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng 1
1.1.2.2 Tình hình tiêu thụ dừa xiêm 2
1.1.3 Khía cạnh các nhà quản lý 3
1.2 Vấn đề nghiên cứu 3
1.2.1 Sự cần thiết của đề tài 3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu 5
1.2.5 Kết cấu của đề tài 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ 8
2.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị 8
2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị 8
2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị 9
2.1.3 Ưu nhược điểm của việc tham gia vào chuỗi giá trị 11
2.1.3.1 Ưu điểm 11
2.1.3.2 Nhược điểm 11
Trang 52.2 Phân tích chuỗi giá trị 11
2.2.1 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết 14
2.2.2 Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị 15
2.2.3 Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn 16
2.2.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị 16
2.2.3.2 Lượng hoá và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị 18
2.2.3.3 Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn 19
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 21
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE 22
3.1 Phân tích thực trạng về khách hàng thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa tươi tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh 22
3.1.1 Kết quả khảo sát từ khách hàng 22
3.1.1.1 Mục tiêu khảo sát 22
3.1.1.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 22
3.1.1.3 Kết quả khảo sát 23
3.1.2 Tồn tại và hạn chế của sản phẩm dừa tươi Bến Tre tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh 25
3.2 Phân tích chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre 26
3.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị dừa tươi Bến Tre 26
3.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi 26
3.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị 27
3.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi 28
3.2.2 Phân tích các tác nhân trong chuỗi 29
3.2.2.1 Phân tích tác nhân nông dân trồng 29
3.2.2.2 Phân tích tác nhân hộ thu gom và mua bán dừa tươi 32
3.2.2.3 Phân tích tác nhân thương lái cấp 2 35
3.2.2.4 Phân tích tác nhân tiêu dùng 37
3.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị dừa tươi 39
Trang 63.2.3.1 Phân tích kinh tế tác nhân nông hộ 39
3.2.3.2 Phân tích kinh tế tác nhân hộ thu gom và mua bán dừa tươi 40
3.2.3.3 Phân tích tác nhân thương lái cấp 2 42
3.2.4 Phân phối lợi ích 47
3.2.5 Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị dừa 49
3.2.5.1 Liên kết ngang 49
3.2.5.2 Liên kết dọc 50
3.2.6 Phân tích SWOT chuỗi giá trị dừa Bến Tre 51
3.2.6.1 Phân tích điểm mạnh 51
3.2.6.2 Phân tích điểm yếu 52
3.2.6.3 Phân tích cơ hội 55
3.2.6.4 Phân tích thách thức: 56
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 58
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI DỪA TƯƠI BẾN TRE 59
4.1 Các mục tiêu 59
4.2 Các chiến lược đề xuất ứng với tình hình thực tế của chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre 59
4.2.1 Chiến lược SO: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh 59
4.2.1.1 Chiến lược phát triển ổn định, đầu tư cải tạo và trồng mới, thâm canh tăng năng suất và chất lượng 59
4.2.1.2 Chiến lược tận dụng điều kiện đổi mới về giao thông trong việc cung ứng sản phẩm 59
4.2.1.3 Chiến lược đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tạo tin tưởng về chất lượng và lợi ích sản phẩm 60
4.2.1.4 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tạo thêm giá trị gia tăng cho toàn chuỗi 61
4.2.2 Chiến lược WO: Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi các cơ hội 61
4.2.2.1 Chiến lược nâng cao chất lượng và năng suất dừa tươi Bến Tre 61
Trang 74.2.2.2 Chiến lược nâng cao nhận thức nông hộ và các tác nhân trong toàn
chuỗi 61
4.2.2.3 Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi 62
4.2.3 Chiến lược WT: Xây dựng kế hoạch tránh mẫn cảm với tác động của thách thức 63
4.2.3.1 Đảm bảo nguồn cung sản phẩm 63
4.2.3.2 Nâng cao năng lực phòng trị dịch bệnh 63
4.3 Các hệ thống giải pháp ưu tiên nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre 64
4.3.1 Các giải pháp nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm: 64
4.3.2 Các giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm cung ứng 66
4.3.3 Các giải pháp về xúc tiến thương mại 67
4.4 Kiến nghị 68
4.4.1 Đối với nhà nước 68
4.4.2 Đối với địa phương 69
4.4.3 Đối với các tác nhân trong chuỗi 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 73
5.1 Kết luận 73
5.2 Đóng góp của nghiên cứu 73
5.3 Hạn chế của nghiên cứu 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 81.000 trái dừa) 31 Bảng 3-3: Thương mãi dừa trái ở nông hộ, tỉnh Bến Tre năm 2013 33 Bảng 3-4: Diễn biến về năng suất dừa năm 2013 34 Bảng 3-5: Chi phí mua dừa trái tươi của thương lái cấp 1,số liệu 2013 ( tính
cho 1.000 trái dừa ) 35 Bảng 3-6: Chi phí mua dừa trái tươi của thương lái cấp 2, số liệu 2013 ( tính cho 1.000 trái dừa) 37 Bảng 3-7: Chi phí mua dừa trái tươi của hệ thống bán lẻ, số liệu 2013 ( tính cho
tươi Bến Tre, số liệu 2013 (tính cho 1.000 trái) 48 Bảng 3-13 : Phân tích SWOT sản phẩm dừa tươi tỉnh Bến Tre 57
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1-1: Chuỗi giá trị chung 9
Hình 3-1: Sơ đồ chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre 27
Hình 3-2: Phân phối chi phí và lợi nhuận của kênh sản xuất – thương mại
dừa tươi Bến Tre 49
Trang 10về giá dừa trong những năm gần đây không những gây ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân mà còn của tất cả các tác nhân trong chuỗi Với mong muốn tìm ra các giải pháp tích cực để góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn chuỗi nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của các tác nhân trong chuỗi Đề tài không đi vào phân tích tổng quát cho toàn ngành dừa mà tập trung vào phân tích chuỗi giá trị của riêng dừa trái tươi và tiến hành đánh giá hiệu quả của chuỗi Qua kết quả phân tích thực tế, tác giả đã nhận diện những điểm mạnh, yếu của chuỗi về sản xuất, sản phẩm, kênh phân phối, thương mại, tiêu dùng, nhân lực
và công nghệ cùng những cơ hội và nguy cơ Trên cơ sơ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cho chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre thông qua các chiến lược cụ thể về: ổn định, đầu tư cải tạo và trồng mới, thâm canh cây dừa, chiến lược tận dụng điều kiện đổi mới về giao thông trong việc cung ứng sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất và chất lượng, thúc đẩy phát triển các mối liên kết Đồng thời, tác giả cũng các đề xuất giải pháp ưu tiên như: giải pháp nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm, giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm cung ứng, các giải pháp về xúc tiến thương mại và các kiến nghị cụ thể cho từng tác nhân trong chuỗi
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với sơ nét về ngành dừa Bến Tre nói chung và kinh doanh sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre nói riêng ở chương 1 sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của ngành này tại tỉnh hiện nay Qua đó, thấy được sự cần thiết của đề tài
và các vấn đề cần nghiên cứu mà tác giả cũng sẽ đề cập ở phần 2 của chương này
1.1 Tổng quan về ngành kinh doanh dừa trái tươi tỉnh Bến Tre
1.1.1 Giới thiệu về tỉnh Bến Tre
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2,360km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên) Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86km, cách thành phố Cần Thơ 120km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía đông giáp biển Đông
Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất nông nghiệp Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 179,672ha, chiếm 76.11% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích trồng cây ăn trái là 32,023ha, sản lượng là 318,469 tấn, diện tích trồng mía là 5,865ha, sản lượng đạt 460,056 tấn, diện tích trồng cây dừa là 51,560 ha, sản lượng đạt 420 triệu trái/năm và lớn nhất nước Từ dừa có thể làm ra nhiều sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú, được thị trường trong nước và quốc tế
ưa chuộng Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương
Dừa là cây trồng có mặt lâu đời ở tỉnh Bến Tre và có thể xuất phát từ di dân từ các tỉnh duyên hải miền Trung đến định cư tại Bến Tre ba thế kỷ trước đây Cây dừa cũng là cây trồng quan trọng và mang tính truyền thống của Bến Tre
1.1.2 Tình hình trồng và tiêu thụ dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (6/2010 – 6/2013)
1.1.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng
Trang 12Dừa Bến Tre được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, một phần của huyện Bình Đại và Châu Thành Về mặt sinh thái, đất trồng dừa của Bến Tre chủ yếu là đất phù sa sông có ảnh hưởng mặn, và khu vực dừa tập trung nhiều nhất chính là vùng lợ Hai huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc có 19,562 ha dừa, chiếm tỷ trọng 39.2% diện tích dừa toàn tỉnh, huyện Giồng Trôm cũng
có diện tích dừa khá lớn với 12,569 ha, chiếm 25.18% tổng diện tích dừa của tỉnh, Bình Đại và Châu Thành cũng chiếm khá nhiều diện tích, khoảng 5,400 ha cho mỗi huyện (gần 11% diện tích dừa) Cơ cấu diện tích dừa đang cho thu hoạch cũng tương
tự như vậy
Năng suất:
Dừa trồng ở Bến Tre hầu như được thu hoạch quanh năm nhưng được chia thành hai vụ rõ rệt, mùa vụ chính từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa vụ phụ (mùa dừa treo) từ tháng 5 đến tháng đến tháng 9 hàng năm, thông thường thì vụ dừa phụ cho năng suất chỉ bằng 1/3 vụ chính
Năng suất dừa tươi khá biến động, năng suất trái/cây/năm biến thiên từ 30 đến
180 trái/cây/năm, trung bình là 81 trái/cây/năm Nếu tính năng suất dừa trái tươi/ha/năm thì cũng biến động rất lớn từ 4,865 trái/ha/năm đến 30,000 trái/ha/năm (chênh lệch hơn 6 lần), bình quân là 17,092 trái/ha/năm
Hệ số biến thiên về năng suất trái tươi là 52.6% đối với chỉ tiêu số trái/cây/năm,
và 35.5% đối với chỉ tiêu số trái/ha/năm Hệ số biến thiên về năng suất trái khá lớn cho thấy năng suất dừa chênh lệch rất nhiều giữa các hộ trồng dừa, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như giống, khoảng cách trồng, tuổi vườn dừa, mức đầu
tư bón phân và chăm sóc, khả năng phòng trừ sâu bệnh hại, chất lượng đất đai, ….Nếu
có các giải pháp thích hợp để cải thiện năng suất các hộ trồng dừa có năng suất thấp, chắc chắn năng suất bình quân sẽ còn có khả năng tăng lên nhiều
1.1.2.2 Tình hình tiêu thụ dừa trái tươi:
Tình hình giá dừa tươi thường xuyên biến động, có thời điểm giá dừa tươi sụt giảm nghiêm trọng Qua đầu năm 2013, thương lái đã mua dừa trở lại chỉ còn 1,200 đồng/trái, nhỉnh hơn so với thời điểm cuối tháng 6/2012, với giá bán này người dân
Trang 13bán được một chục dừa (12 trái) chỉ mua đủ 1kg gạo Từ khó khăn trên đã dẫn đến nhiều hộ nông dân ở các xã lần lượt đốn dừa để trồng cây khác vì họ rơi vào cảnh túng quẩn, có những hộ đã đốn bỏ đi 70% diện tích dừa để trồng bưởi da xanh Đặc biệt, thời gian gần đây khoảng đầu tháng 6/2013, mặc dù giá dừa đã tăng trở lại nhưng các
hộ nông dân lần lượt thuê máy cắt Kobe để đốn toàn bộ dừa đang cho trái chuyển sang
đào vuông nuôi tôm
1.1.3 Khía cạnh các nhà quản lý
Đối với tỉnh Bến Tre, ngành dừa có một vai trò kinh tế - xã hội hết sức quan trọng và đóng góp rất có ý nghĩa vào phát triển nông thôn, tạo lập sinh kế cho cộng đồng cư dân nông thôn Tỉnh Bến Tre xác định ngành dừa đóng góp rất có ý nghĩa vào xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách trước
đó Vì vậy, các thể chế nhà nước tỉnh Bến Tre đã có nhiều hoạt động tích cực để hỗ trợ cho ngành dừa, kể từ giai đoạn sản xuất đến chế biến, thương mại
Trong định hướng phát triển ngành dừa, tỉnh Bến Tre chú ý đến cải thiện chất lượng giống; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất và vận chuyển sản phẩm; xây dựng mô hình liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ; xây dựng thương hiệu; xây dựng cụm– điểm công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp chế biến; xây dựng làng nghề truyền thống theo quy mô vừa và nhỏ; hỗ trợ xúc tiến thương mại
Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mà một số cơ quan quản lý Nhà nước cũng như thể chế khác nhau có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành dừa Bến Tre
Các kế hoạch là thế, nhưng tại thời điểm người dân trồng dừa phải lao đao vì giá dừa quá thấp, phải buộc lòng đốn đi những gốc dừa đã nhiều năm tuổi, chính quyền các cấp đều phải rơi vào khó khăn và loay hoay chưa tìm ra được giải pháp cứu cây dừa và người trồng dừa ngoài biện pháp rõ nét nhất là khuyến khích các ngân hàng
hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi vay vốn với lãi suất thấp
1.2 Vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Sự cần thiết của đề tài
Trang 14Từ tổng quan về ngành dừa Bến Tre ta cũng thấy được mặc dù thời gian qua sản xuất nông sản hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận thấp Thu nhập của người dân trồng dừa tươi rất bấp bênh do giá cả biến động, đời sống người dân trở nên khó khăn hơn khi giá dừa giảm xuống đột ngột Mặc dù có nhiều thuận lợi để phát triển sản phẩm dừa, nhưng thực tế là người dân trồng dừa tỉnh Bến Tre vẫn chưa thực sự làm giàu được từ nó Phần lớn sản lượng được tiêu thụ qua thương lái và tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh, điều này có nghĩa là, khâu tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thuộc
về các tác nhân ở ngoài tỉnh và người trồng dừa trong tỉnh chỉ nhận được một phần ít giá trị gia tăng thuần và hoạt động trồng trọt của người sản xuất nhỏ lẻ nên không thu được lợi nhuận cao Đây có phải là mấu chốt làm cho việc nâng cao thu nhập cho người dân trồng dừa gặp khó khăn hay không? Và còn nhiều vấn đề xoay quanh các khâu trồng trọt và tiêu thụ được đặt ra cho sản phẩm dừa tươi của tỉnh cần được phân tích để có thể giúp cho toàn bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm người trồng dừa, thương lái, người buôn sỉ, bán lẻ có thể gia tăng thu nhập Những lý
do này dẫn đến sự cần thiết phải tìm ra “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá
trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre”
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi tỉnh Bến Tre
- Đánh giá hiệu quả của chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi
Bến Tre
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Tiến hành khảo sát trên địa bàn tỉnh Bến Tre Đối với các tác nhân ngoài tỉnh, nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 15Thời gian : Được tiến hành từ 28/3/2013 đến 20/07/2013
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu
nghiệp và nông thôn Việt Nam
Trong báo cáo nghiên cứu này vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị -
ValueLinks” (2007) của Eschborn và “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo-
Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007) Đồng thời kết hợp với Phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng của Porter M.E (1985)
Đối với nhóm phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – lợi nhuận (cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị
1.2.5 Kết cấu của đề tài
Gồm 5 chương:
Trang 16Chương 1: Tổng quan về ngành kinh doanh dừa trái tươi Bến Tre và vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
Chương 3: Phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre
Chương 5: Kết luận
Trang 17TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Như vậy, qua những nét tổng quan về thực tế tình hình kinh doanh của ngành dừa Bến Tre - tỉnh có diện tích đất trồng dừa lớn nhất của Việt Nam, dừa chính là cây trồng tạo thu nhập hàng tháng cho đại đa số người dân đã cho thấy được sự cần thiết phải có những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cũng như hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre Chương 1 cũng đi vào phân tích rõ thêm sự cần thiết của
đề tài, đề cập mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi cùng phương pháp nghiên cứu Với vấn đề nghiên cứu đặt ra và phương pháp phân tích chọn lựa, ta tiến hành đi vào phần cơ sở lý luận ở chương 2 để làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả của chuỗi nhằm đưa ra nhưng đề xuất thiết thực và hiệu quả nhất
Trang 18CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
Trong chương 2 sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị, hệ thống chuỗi giá trị, các ưu và nhược điểm của việc tham gia vào chuỗi giá trị Đồng thời, giới thiệu các phương pháp phân tích chuỗi giá trị ứng với từng cách tiếp cận Trên cơ sở
đó, đề xuất khung phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre
2.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị
2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Theo Porter M.E (1985), chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động
bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Theo đó, khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng; các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính
Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky.R và Morris.M, 2001)
Một chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như:
- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau (các chức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho người tiêu dùng
- Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví dụ như: nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản phẩm cụ thể Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt động kinh doanh trong
đó sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu tới những người tiêu dùng cuối cùng
- Một mô hình kinh doanh đối với một sản phẩm thương mại cụ thể, mô hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng một công nghệ cụ thể và
Trang 19là một cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và marketing giữa nhiều doanh
nghiệp
2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị
Hình 1-1: Chuỗi giá trị chung
Nguồn: Porter M.E (1985) (1)
Porter M.E (1985) phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:
Logistics đầu vào (Inbound Logistics): những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp
Sản xuất (Production): các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất
Logistics đầu ra (Outbound Logistics): đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình, kế hoạch
(1) Porter.M.E, 1985 Lợi thế cạnh tranh Dịch từ tiếng Anh Người dịch Nguyễn Hoàng
Phúc, 2008 Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ, trang 104
Trang 20Marketing và bán hàng (Marketing and Sales): những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá
Dịch vụ khách hàng (Customer Service): các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm
Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:
Thu mua (Purchase): thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các hoạt động chính cũng như các hoạt động bổ trợ Đây chính là lý do khiến Porter M.E phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là hoạt động chính
Phát triển công nghệ (Technology Development): “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của ông thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm Đa phần các hoạt động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau
Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management): đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ
Cơ sở hạ tầng công ty (Infrastructure): công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng của những hoạt động này Chúng không hỗ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính, mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất Trong các doanh
Trang 21nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động Cơ sở
hạ tầng chính là đề tài được bàn luận nhiều nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy
2.1.3 Ưu nhược điểm của việc tham gia vào chuỗi giá trị
2.1.3.1 Ưu điểm
- Giảm tính phức tạp của trao đổi
- Giảm giá thành cải thiện chất lượng
- Giảm thời gian tìm người cung ứng
- Tăng cường sự ổn định, đảm bảo tiến độ
- Chia sẻ thông tin và tin cậy giữa các bên tham gia
- Tăng cường chất lượng
- Phát sinh chi phí mới
- Cấu trúc phân chia lợi ích kiểu mới
2.2 Phân tích chuỗi giá trị
Tùy theo cách tiếp cận của chuỗi giá trị thì phương pháp phân tích sẽ đi theo hướng tiếp cận đó Theo Trần Tiến Khai (2013) có 3 dòng nghiên cứu chính trong tài
liệu chuỗi giá trị được phân biệt như sau :
- Khung khái niệm của Porter M.E (1985)
- Tiếp cận “filière” ( phân tích ngành hàng– CCA)
- Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất
Trang 22Khung khái niệm của Porter M.E (1985) xác định chuỗi giá trị theo nghĩa
hẹp: một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranh được tìm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết khác nhau Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lý và các chiến lược quản trị
Cách tiếp cận theo phương pháp “filière” – Phân tích ngành hàng Commodity
Chain Analysis có các đặc điểm chính là:
- Tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi
- Sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất
- Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm
Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân tích chính Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng tác nhân tham gia ngành hàng, xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể
Phương pháp tiếp cận toàn cầu xem xét cách thức mà các công ty và quốc gia hội nhập toàn cầu và đánh giá các yếu tố quyết định của sự phân phối thu nhập toàn cầu, phân chia tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành tiền thưởng cho các tác nhân trong chuỗi và hiểu các công ty, khu vực và quốc gia được liên kết với nền kinh tế toàn cầu như thế nào
Trang 23Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, quá trình phân tích chuỗi giá trị đều được tiến hành qua các bước chính:
Bước 1: Sơ đồ hóa mang tính hệ thống:
- Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hay các sản phẩm cụ thể
- Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước
- Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn, các phỏng vấn không chính thức và dữ liệu thứ cấp
Bước 2: Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi, bao gồm:
- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi
- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi
- Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất
Bước 3: Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi
- Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp
- Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin
về những ràng buộc hiện diện mới đây
- Vấn đề quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại và các tiêu chuẩn
Bước 4: Nhấn mạnh vai trò của quản lý
- Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
- Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong trong phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành
Trang 242.2.1 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết
Bảng 2-1 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết
M4P WUR ACDI/VOCA
Raphael Kaplinsky and Mike Morris
Điểm bắt đầu phân tích chuỗi giá trị
Lựa chọn một chuỗi giá trị
và các tác nhân của chuỗi
Kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh
Sơ đồ hóa chuỗi giá trị
Sơ đồ hóa chuỗi giá trị
Công cụ 3:Quản
trị, điều phối, quy
định, và kiểm soát
Bước 2 : Nhận diện các yếu tố thể chế then chốt ảnh hưởng đến chuỗi giá trị
Liên kết dọc
Phân khúc sản phẩm
và các nhân tố thành công quan trọng
ở thị trường cuối cùng
Lượng hóa và phân tích chi tiết chuỗi giá trị
Liên kết ngang
Các nhà sản xuất tiếp cận đến thị trường
cuối cùng như thế nào
Thị trường hỗ trợ
Đánh giá hiệu quả sản xuất theo chuẩn
Thỏa thuận về một tầm nhìn
và chiến lược cho việc nâng cấp chuỗi giá trị
Công cụ 6:
Phân tích chi phí
và lợi nhuận
Bước 5a : Xác định những cơ hội chủ yếu, những rào cản và những nguyên nhân quan trọng
Nâng cấp Quản trị
chuỗi giá trị
Phân tích cơ hội
và cản ngại
Trang 25Phối hợp giữa các công ty
Nâng cấp chuỗi giá trị
Xác lập các mục tiêu nâng cấp hoạt động
và định rõ những hàm
ý về thể chế
và các hoạt động
Chuyển giao thông tin và học hỏi giữa các công ty
Các vấn đề phân bổ
Nhận diện các tác nhân để thực hiện chiến lược nâng cấp
Bước 6 : Nhận diện chiến lược
hỗ trợ/ Thúc đẩy thay đổi
Sức mạnh trong mối quan hệ của các công ty với nhau
Tiên đoán tác động của việc nâng cấp chuỗi Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển chuỗi Tăng cường các mối liên kết
kinh doanh tư nhân
Nguồn: Trần Tiến Khai (2013)
2.2.2 Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị
Chia làm hai nhóm cơ bản: nhóm phân tích định tính và nhóm phân tích định lượng:
- Nhóm các phương pháp định tính thường áp dụng là động não storming), phỏng vấn nhóm, phỏng vấn không chính thức, nghiên cứu tài liệu Có rất nhiều công cụ phân tích cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào khả năng của người phân tích, như sơ đồ hóa chuỗi giá trị; bản đồ trí tuệ; sơ đồ phân tích nguyên nhân – kết quả; cây quyết định; sơ đồ ảnh hưởng của các bên liên quan; sơ đồ đầu ra; phân tích nhóm ; xếp hạng; phân tích quyền lực của các bên liên quan; phân tích thể chế; phân tích kịch bản; phân tích động lực; phân tích tầm nhìn; phân tích thực địa; phân tích mạng xã hội,…
Trang 26(brain Các nhóm phương pháp phân tích định lượng bao gồm khảo sát, phỏng vấn chính thức, nghiên cứu tài liệu Các công cụ phân tích cụ thể rất phong phú, ví dụ như phân tích chi phí đầu tư; chi phí vận hành; chi phí cố định; chi phí biến động; tổng thu nhập; thu nhập ròng; lợi nhuận ròng; điểm hòa vốn; suất sinh lời; giá trị của hàng hóa trung gian; giá trị gia tăng; lãi gộp; khấu hao; lợi nhuận ròng
2.2.3 Khung phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre
Vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn
và “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo- Sổ tay thực hành phân tích chuỗi
giá trị” M4P (2007) Đồng thời kết hợp với Phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng của Porter M.E (1985)
2.2.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu
Lập sơ đồ chuỗi luôn bắt đầu bởi việc vẽ một bản đồ cơ sở cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi giá trị Bản đồ tổng quan này cần mô tả các liên kết chính (các phân đoạn) của chuỗi giá trị Nó phải mô tả dưới dạng có thể nhìn thấy:
- Các giai đoạn sản xuất và các chức năng marketing
- Các nhà vận hành chuỗi giá trị thực hiện những chức năng này
- Các liên kết kinh doanh dọc giữa các nhà vận hành
Ba yếu tố này đại diện cho cấp vi mô của chuỗi giá trị, ở cấp này, giá trị gia tăng sẽ được sản sinh ra Các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà hỗ trợ cấp trung cũng
có thể nằm trong sơ đồ chuỗi
Các bước trong lập sơ đồ chuỗi giá trị:
Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị
Bước đầu tiên là tìm ra các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị Nguyên tắc là
cố gắng phân biệt được tối đa 6 - 7 quy trình chính mà nguyên liệu thô luân chuyển
Trang 27qua trước khi đến giai đoạn tiêu dùng cuối cùng, tùy thuộc vào tính chất của chuỗi mà
ta lập sơ đồ: các sản phẩm công nghiệp đi qua các giai đoạn khác với các sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ
Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy trình này
Khi các quy trình cốt yếu đã được lập sơ đồ, chúng ta có thể chuyển sang những người tham gia
Làm thế nào để phân biệt giữa những người tham gia là tùy thuộc vào mức độ phức tạp mà việc lập sơ đồ muốn đạt được Cách phân biệt trực tiếp nhất là phân loại những người tham gia theo nghề nghiệp chính của họ, ví dụ như: những người thu mua, người sản xuất Đây có thể là xuất phát điểm nhưng vẫn chưa đủ thông tin Có thể phân loại bổ sung theo các hình thức như:
- Tình trạng pháp lý hoặc hình thức sở hữu (nhà nước, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình…)
- Quy mô số lượng (số người tham gia, doanh nghiệp qui mô vừa, nhỏ…)
- Phân loại địa điểm (xã, huyện tỉnh, quốc gia…)
Mỗi chuỗi giá trị đều có các quy trình cốt lõi riêng và các hoạt động cụ thể riêng Một lần nữa, việc phân chia các hoạt động cụ thể ở mức độ nào là tùy thuộc vào quyết định của chúng ta Cuối cùng, việc này phải giúp hiểu được có những lỗ hỏng hay trùng lặp hoạt động ở đâu, có tiềm năng hoàn thiện hay không hoặc chỉ đơn giản là
hiểu thực tiễn tốt hơn
Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức
Có nhiều luồng luân chuyển trong suốt mỗi chuỗi giá trị Chúng có thể hữu hình hoặc vô hình: các sản phẩm, hàng hóa, tiền, thông tin, dịch vụ…Mục tiêu của bất kỳ một phân tích chuỗi giá trị nào là tìm ra có những luồng nào? Lập sơ đồ các luồng này
có thể hoàn toàn không khó khăn nếu nó dẫn tới các sản phẩm: ta chỉ việc theo các giai đoạn mà một sản phẩm trải qua từ lúc là nguyên liệu thô đến khi thành thành phẩm Cách này thích hợp nhất khi chúng ta cố xác định xem những thành phần nào được sử dụng để sản xuất ra một thành phẩm
Trang 28Các luồng khác vô hình như thông tin hoặc tri thức, có thể khó thể hiện trên sơ
đồ hơn, cần biết rằng những luồng này thường là hai chiều, ví dụ như: một thương lái cho người nông dân biết các yêu cầu về sản phẩm, người nông dân cho người thương lái biết về khả năng cung cấp sản phẩm
2.2.3.2 Lượng hoá và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị
Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi Tùy thuộc vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan, ví dụ như các đặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc khuyến khích phát triển chuỗi Lượng hoá có nghĩa là bổ sung các con
số về các thành tố của bản đồ chuỗi, ví dụ như:
- Số lượng các nhà vận hành (nêu rõ quy mô của các trang trại và doanh nghiệp)
- Số lượng việc làm và người lao động của mỗi nhóm nhà vận hành (tính theo giới tính)
- Số lượng các nhà vận hành là người nghèo trong từng giai đoạn
- Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các tiểu chuỗi/các kênh phân phối khác nhau
- Thị phần của chuỗi giá trị (hoặc tiểu chuỗi giá trị): được định nghĩa là phần trăm giá trị bán ra trên toàn bộ thị trường
Một số phần trong sơ đồ chuỗi giá trị có thể lượng hóa Ngoài các số liệu về tài chính, một số yếu tố khác có thể định lượng như: khối lượng sản phẩm, số lượng người tham gia, số công việc,…
Phần đầu tiên, khối lượng sản phẩm, có liên quan chặt chẽ đến việc lập sơ đồ dòng sản phẩm Mục đích của việc xác định được những yếu tố này là để có cái nhìn tổng quát về quy mô của các kênh khác nhau trong chuỗi giá trị
Hai yếu tố quan trọng khác có thể định lượng và có quan hệ mật thiết với nhau
là số người tham gia và số cơ hội việc làm tạo ra Khi đã phân loại được những người
Trang 29tham gia (nông dân, hợp tác xã, các công ty nhà nước,…) bước tiếp theo là xác lập số lượng thực tế những người tham gia trong chuỗi giá trị
Một trong những yếu tố cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị là xác định trên
sơ đồ các giá trị về tiền trong suốt chuỗi giá trị Giá trị là thứ có thể xác định bằng nhiều cách như: chi phí và lợi nhuận Cách mô tả dòng tiền đơn giản nhất là nhìn vào các giá trị được tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị, trừ khoản chênh lệch đi sẽ biết được khái quát về khoản thu được ở mỗi giai đoạn khác nhau Các thông số kinh
tế khác là doanh thu, cơ cấu chi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
2.2.3.3 Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn
Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị: là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế
của chuỗi Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành (trong phạm vi có thể) Một khía cạnh khác là chi phí giao dịch – chính là chi phí triển khai công việc kinh doanh, chi phí thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng Năng lực kinh tế của một chuỗi giá trị có thể được “so sánh đối chuẩn”, ví dụ như giá trị của các tham số quan trọng có thể được
so sánh với các tham số này ở các chuỗi cạnh tranh tại các quốc gia khác hoặc của các ngành công nghiệp tương đồng
Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá:
Các phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là một đầu vào quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp Ngoài ra, các chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất để xác định năng lực cạnh tranh Đánh giá cấu trúc chi phí cho phép xác định các điểm cốt lõi cần giải quyết Dữ liệu kinh tế cũng cung cấp nền tảng để giám sát các tiến bộ đạt được trong quá trình nâng cấp đối với cả nhà vận hành lẫn những người chịu trách nhiệm thúc đẩy chuỗi Các phân tích chi phí cung cấp
dữ liệu giúp xây dựng nhận thức về tiềm năng của giá trị gia tăng, về các yếu tố quyết định chi phí và về sự thay đổi hoặc chậm trễ của các cuộc đàm phán giá cả Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá:
-Toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau
Trang 30- Chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi
- Năng lực của các nhà vận hành ( năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận )
- Phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi
- Hiệu quả kinh tế của các tác nhân
Trang 31TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua chương 2, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị và vai trò của nó thông qua các khái niệm, phân tích ưu và nhược điểm của việc tham gia vào chuỗi giá trị, các phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo các hướng tiếp cận khác nhau
Bên cạnh đó, ta biết được rằng dù khác nhau về cách tiếp cận nhưng quá trình phân tích chuỗi giá trị đều được tiến hành qua các bước chính như: sơ đồ hóa mang tính hệ thống, xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi, nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi và nhấn mạnh vai trò kinh tế
Chương này cũng xác định khung phân tích mà tác giả đề xuất để phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre, gồm các bước: lập sơ đồ chuỗi giá trị, lượng hóa và
mô tả chi tiết chuỗi giá trị, phân tích kinh tế chuỗi
Chúng ta sẽ bước sang chương 3 để cùng phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre
Trang 32CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE
Trong chương 3 sẽ giúp chúng ta tiếp cận thực trạng về khách hàng thị trường
và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre thông qua kết quả khảo sát được trình bày Đặc biệt, phần phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre với số liệu thực
tế cùng những ưu nhược điểm, cơ hội và nguy cơ sẽ được triển khai, phân tích cụ thể
3.1 Phân tích thực trạng về khách hàng thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dừa tươi Bến Tre tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm và chất lượng dừa tươi
- Mức độ nhận biết sản phẩm, hệ thống phân phối, giá và các yếu tố khách hàng quan tâm
- Nắm các số liệu về chi phí, giá để bổ sung cho việc tiến hành phân tích tác nhân tiêu dùng trong phần phân tích chuỗi
- Đề ra các biện pháp giúp các tác nhân trong chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre
có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
3.1.1.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Trang 33- Giới tính: 70 nữ (chiếm 70%) và 30 nam ( chiếm 30%)
- Phạm vi lấy mẫu: tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian lấy mẫu : tháng 7/2013
- Phương pháp chọn mẫu: phi xác xuất, mẫu thuận tiện
- Phương pháp phân tích: sử dụng thống kê mô tả thông qua các số liệu sơ cấp thu thập được bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi phỏng vấn
3.1.1.3 Kết quả khảo sát
- Về nhu cầu sử dụng dừa tươi :
Kết quả khảo sát cho thấy có 26% người tiêu dùng uống nước dừa thường xuyên và 71% thỉnh thoảng mới dùng nước dừa Trong đó, có 2% tin rằng uống nước dừa thường xuyên là rất cần thiết, 27% tin rằng cần thiết; và có đến 99% tin rằng uống dừa tươi thường xuyên thật sự mang lại cho mình sức khỏe so với các sản phẩm nước đóng chai khác Như vậy, kết quả cho thấy hiện tại nhu cầu sử dụng nước dừa tươi ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là khá cao, phần lớn người tiêu dùng đều tin tưởng nước dừa tươi là thức uống bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe của họ Tuy nhiên, qua kết quả trên cũng đặt cho chúng ta câu hỏi, đến 99% người tiêu dùng tin tưởng là nước dừa tốt cho sức khỏe trong khi chỉ có 26% là thường xuyên uống, còn 71% thỉnh thoảng mới mua nước dừa
- Về mức độ nhận biết sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre:
Trên 64% người tiêu dùng nghĩ ngay đến dừa Bến Tre khi nhắc đến dừa tươi, 32% nghĩ đến thương hiệu dừa miền Tây nói chung, chỉ có 4% là nghĩ đến dừa Tam Quan và dừa khác Điều này cho thấy thương hiệu dừa của Bến Tre cũng đã được định hình trong suy nghĩ người tiêu dùng Tuy nhiên, chỉ có 7% người tiêu dùng có thể phân biệt dừa Bến Tre với các loại dừa khác, có đến 93% người tiêu dùng không thể phân biệt rõ ràng xuất xứ của dừa khi mua, việc lựa chọn dừa là theo giới thiệu của người bán hoặc thói quen, ít kinh nghiệm trong việc lựa dừa, chỉ biết là dừa ở miền Tây nên mức độ nhận biết thương hiệu dừa Bến Tre của người tiêu dùng không cao, có một số người tiêu dùng còn không biết tên loại dừa mình đang dùng
Trang 34Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn người tiêu dùng biết đến dừa Bến Tre thông qua bạn bè, người thân chiếm 77%, trong khi thông qua báo, tạp chí, internet chỉ chiếm 13%, kênh khác (được giới thiệu từ những người bán hàng ở chợ, hoặc xe đẩy dừa để bảng quảng cáo trên dọc các lề đường) là 10%, và qua quảng cáo chiếm tỉ lệ 0%
Như vậy, dừa Bến Tre mặc dù đã định hình trong suy nghĩ người tiêu dùng nhưng kết quả khảo sát cho thấy là chưa có những hướng dẫn cụ thể hoặc quảng bá, giới thiệu rộng rãi giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu của mình Khi mà công nghệ thông tin đang phát triển nhưng chỉ có 13% người tiêu dùng biết đến sản phẩm qua tạp chí, báo, internet Đó là một mảnh đất màu mỡ mà Bến Tre đã chưa vận dụng
để quảng bá và nhận diện thương hiệu của mình cho hiệu quả, thậm chí thông tin về dừa, đặc tính sản phẩm dừa tươi Bến Tre rất ít khi dùng công cụ trên mạng để tìm kiếm
- Về hệ thống phân phối, giá:
Kết quả khảo sát cho thấy: 41% người tiêu dùng mua dừa tươi ở các chợ, 19%
mua tại các siêu thị, 18% mua từ các quán giải khát, 21% mua từ các xe đẩy bán lẻ, 1% mua ở tiệm tạp hóa
Đối với giá dừa: 81% người tiêu dùng mua ở mức giá từ 8,000-16,000VNĐ /trái, 18% mua ở mức giá từ 17,000- 39,000VNĐ /trái, 1% người tiêu dùng mua ở mức giá từ 40,000-80,000VNĐ/trái Như vậy, nhìn chung cho thấy với mức giá từ 8,000- 16,000VNĐ/trái thì người tiêu dùng cho rằng hợp lý, có thể chấp nhận được, nó chiếm tỷ lệ khá cao, mức giá trên 16,000VNĐ/trái tỷ lệ người tiêu dùng chấp nhận ít hơn
- Đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm và chất lượng dừa tươi :
Theo kết quả đánh giá mức độ hài lòng cho các đặc tính của sản phẩm thì mức
độ hài lòng về độ bổ dưỡng chiếm số điểm cao nhất (4.24 điểm); tiếp theo là đến đặc tính nhiều nước (4.22 điểm); mức độ hài lòng cho đặc tính thơm, ngọt thanh của dừa Bến Tre theo đánh giá của người tiêu dùng thì ít hơn với điểm trung bình lần lượt là 3.53 và 3.42 điểm
Trang 35- Những yếu tố mà khách hàng quan tâm :
Kết quả khảo sát cũng cho thấy được khách hàng rất quan tâm đến chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng điểm quan tâm là trung bình là 5 điểm, tiếp theo
là đến giá cả với tổng điểm quan tâm là 4.69 điểm, đặc tính thuận tiện của sản phẩm chiếm sự quan tâm cũng khá lớn với tổng điểm quan tâm là 3.79 điểm, chủng loại dừa với mức điểm quan tâm trung bình là 3.77, tính bắt mắt của sản phẩm và tiêu chí thương hiệu của dừa ít được chú ý hơn với điểm trung bình lần lượt là 3.32 và 3.26; trong đó người tiêu dùng ít quan tâm đến tiêu chí quảng cáo nhất với trung bình chỉ có 2.13 điểm
Nhìn chung, khách hàng quan tâm đến yếu tố chất lượng, vệ sinh an toàn là trên hết, tiếp đó mới đến giá cả, thuận tiện, chủng loại và thương hiệu Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về dừa hiện nay là rất lớn, việc ngộ độc thực phẩm xảy ra phổ biến nên người tiêu dùng đã bắt đầu chú ý đến yếu tố “an toàn vệ sinh” của dừa,
có sự lo ngại về việc dư lượng thuốc bảo quản trong dừa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về chất bảo quản càng nhiều, chứng
tỏ người tiêu dùng có nhu cầu dùng dừa tươi an toàn vệ sinh rất cao
3.1.2 Tồn tại và hạn chế của sản phẩm dừa tươi Bến Tre tại thị trường thành phố
- Về thương hiệu: dừa Bến Tre được người tiêu dùng biết đến là một lợi thế Tuy nhiên, việc phát triển thương hiệu, giúp người tiêu dùng phân biệt được thương hiệu của mình so với các địa phương khác là chưa rõ ràng, 93% người tiêu dùng được phỏng vấn không thể phân biệt dừa Bến Tre với các địa phương khác
Trang 36- Nhu cầu và nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm dừa tươi là rất cao, vấn đề là chưa kích thích người tiêu dùng thông qua quảng bá để đưa đến quyết định mua hàng và tạo thói quen mua hàng của người tiêu dùng
- Sự hạn chế và chưa quan tâm đúng mức trong việc vận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thông để quảng bá thương hiệu, tiếp cận nhanh đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng thấy được thế mạnh, đặc trưng của sản phẩm mình
- Chưa phát triển và thấy được đặc trưng, thế mạnh vượt trội của dừa tươi Bến Tre so với địa phương khác để người tiêu dùng có sự so sánh và lựa chọn sản phẩm của mình
- Về mạng lưới phân phối: 18% người tiêu dùng mua ở siêu thị, 41% mua ở chợ và có đến 21% mua từ các xe đẩy dọc lề đường, kết quả này cũng cho thấy phải chăng kênh siêu thị chưa được quan tâm đúng mức, trong khi sản phẩm, nhãn mác dừa Bến Tre được bày bán là một cách để người tiêu dùng nhận dạng thương hiệu nhanh Theo khảo sát thì các sản phẩm dừa tươi được bán ở siêu thị không ghi xuất xứ từ địa phương nào mà chỉ ghi thông tin: chủng loại dừa (dừa xiêm, dừa ta, dừa dứa,…), giá,…không thấy dừa tươi Bến Tre trên các kệ trưng bày sản phẩm dừa
3.2 Phân tích chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre
3.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị dừa tươi Bến Tre
3.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi
Dựa vào bộ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được về hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi, sơ đồ chuỗi giá trị dừa tươi Bến Tre được mô tả như sau:
Trang 37- Hình 3-1: Sơ đồ chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre
3.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị
Hợp tác
xã
Thương lái cấp 1
Thương lái cấp 2
33%
Bán sỉ
Người tiêu dùng
Các tổ chức quốc tế (GTZ,…), hiệp hội dừa, hội khuyến
nông, viện cây, …
Cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương
Trang 38- Chức năng đầu vào: gồm việc cung cấp trái giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, công cụ lao động cho nông dân Chức năng này do các nhà cung cấp các yếu tố chi phí đầu vào đảm bảo như các công ty (đại lý) phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, cơ sở cung cấp dừa giống dịch vụ nông nghiệp,…
- Chức năng sản xuất: chủ yếu do nông dân đảm nhận Bao gồm các hoạt động
từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch
- Chức năng thu mua: chủ yếu tập trung vào đối tượng thương lái Đây là chức năng trung gian nhằm mục đích tiêu thụ dừa do nông dân làm ra và “trung chuyển” nó đến tay người tiêu dùng
- Chức năng thương mại: là các hoạt động phân phối Chức năng này chủ yếu
do các thương lái đảm nhận
- Chức năng tiêu dùng: bao gồm các hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đưa dừa đến người tiêu dùng (do hệ thống bán lẻ đảm nhận) và các đại lý bán dừa ở các chợ đầu mối
Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị phát triển:
Cơ sở cung cấp dừa giống, các nhà cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mạng lưới khuyến nông, hiệp hội dừa của tỉnh, các chi cục bảo vệ thực vật, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, cho các cơ sở cung cấp dừa giống, chính quyền các cấp (Trung ương và địa phương), hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ hỗ trợ cho hoạt động điều tiết thương mại và các tổ chức tín dụng
3.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi
Qua việc thiết lập bản đồ chuỗi giá trị (Hình 3-1), ta nhận thấy có 2 kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre:
Kênh 1: Nông dân, hợp tác xã Thương lái cấp 1 Thương lái cấp 2
Người bán sỉ/ Người bán lẻ Tiêu dùng
Với kênh thị trường này, sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre đi qua 5 chủ thể chính trong chuỗi Trong kênh 1 này, sản phẩm chiếm 90% lượng tiêu thụ dừa tại Bến Tre
Trang 39Kênh 2: Nông dân, hợp tác xã Thương lái cấp 1 Người bán sỉ/ Người bán
lẻ Tiêu dùng
Với kênh thị trường này, sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre chỉ đi qua 4 chủ thể chính trong chuỗi (bỏ qua thương lái cấp 2) Trong kênh 2 này, sản phẩm chiếm 10% lượng tiêu thụ dừa tại Bến Tre
3.2.2 Phân tích các tác nhân trong chuỗi
3.2.2.1 Phân tích tác nhân nông dân
Hộ nông dân là loại hình tổ chức sản xuất cơ bản ở Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Bến Tre Hộ nông dân có các đặc trưng cơ bản là: vừa là đơn vị sản xuất; là đơn vị tiêu dùng, các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ huyết thống
và quan hệ kinh tế; hộ nông dân sử dụng lao động gia đình là lực lượng lao động chủ yếu cho các hoạt động kinh tế
Về học vấn, hầu hết hộ nông dân trồng dừa có trình độ tiểu học và trung học cơ
sở Trong đó, số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm 44% số mẫu điều tra Nhóm thứ hai có trình độ học vấn tiểu học chiếm 35% Ở các mức trình độ học vấn cao hơn,
tỷ lệ tương đối thấp, ví dụ trình độ trung học phổ thông chiếm 19%, và trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 2%
Về đất đai của hộ nông dân trồng dừa Bến Tre, trong phạm vi điều tra, diện tích canh tác nông nghiệp trung bình 0.8 ha/hộ, số hộ có diện tích trồng dừa dưới 1 ha chiếm 92.5% số hộ Có đến 20% hộ nông dân có từ 0.5 đến 1.0 ha đất trồng dừa Số hộ
có quy mô canh tác từ 1.0 đến 2.0 ha chỉ là 6.7 % Tỷ lệ hộ có quy mô canh tác dừa lớn hơn 2 ha rất ít, chỉ đạt 0.8 %
Trang 40Bảng 3-1: Phân bố qui mô diện tích trồng dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre, năm 2013
Qui mô diện tích trồng dừa/hộ Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013
- Chi phí và cơ cấu chi phí :
Đối với nông hộ thì chi phí kinh doanh chủ yếu là chi phí lao động trồng dừa chiếm 44.5%, chi phí khác ( gồm chi phí cơ hội và chi phí liên lạc) chiếm khoảng 33.7%, chi phí phân bón chiếm 12.4%, khấu hao duy tu bảo dưỡng trang thiết bị chiếm 7.6%, chi phí lãi vay chiếm 1.1% và chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm 0.7 (Bảng 3-2):