1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

74 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

MỞ CỬA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNGKINH TẾ VIỆT NAM Tóm tắt: Bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa mở cửa thương mại vàtăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 đến

Trang 1

-TRẦN HUỲNH KIM THOA

MỞ CỬA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 2

-TRẦN HUỲNH KIM THOA

MỞ CỬA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH

TP Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 3

trưởng kinh tế Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

TP.HCM, tháng 09 năm 2013

Học viên

Trần Huỳnh Kim Thoa

Trang 4

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 5

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước 15

Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng 32

Bảng 4.2 Kết quả độ trễ tối ưu 33

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger 34

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình VAR 37

Bảng 4.5Phản ứng của GDP thực với cú sốc độ mở thương mại 40

Bảng 4.6Phản ứng của FDI với cú sốc độ mở thương mại 42

Bảng 5.7 Phản ứng của độ mở thương mại với cú sốc của chính nó 43

Bảng 4.8 Phản ứng của GDP thực với cú sốc FDI 44

Bảng 4.9 Phản ứng của GDP thực với cú sốc dân số 46

Bảng 4.10 Phản ứng của GDP thực đối với cú sốc lạm phát 47

Bảng 4.11 Phản ứng của GDP thực với cú sốc vốn đầu tư cố định trong nước49 Bảng 4.12 Phân rã phương sai GDP thực 51

Bảng 4.13 Phân rã phương sai độ mở thương mại 52

Trang 6

Hình 4.1 Biểu đồ kiểm định tính ổn định của mô hình VAR 38

Hình 4.2 Phản ứng của GDP thực với cú sốc độ mở thương mại 41

Hình 4.3: : Phản ứng của FDI với cú sốc độ mở thương mại 42

Hình 4.4: Phản ứng của độ mở thương mại với cú sốc của chính nó 43

Hình 4.5: Phản ứng của GDP thực với cú sốc FDI 45

Hình 4.6 Phản ứng của GDP thực với cú sốc dân số 46

Hình 4.7: Phản ứng của GDP thực đối với cú sốc lạm phát 48 Hình 4.8: Phản ứng của GDP thực với cú sốc vốn đầu tư cố định trong nước49

Trang 7

MỞ CỬA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VIỆT NAM Tóm tắt:

Bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa mở cửa thương mại vàtăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 đến 2012 Bằng cách

sử dụng mô hình vecto tự hồi quy (VAR) kết hợp với kỹ thuật phân rãphương sai và hàm phản ứng xung, kết quả cho thấy mở cửa thương mại

có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế Kết quả này phù hợp vớimột số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng mối quan hệ ngược chiều này là

do ảnh hưởng của việc gia tăng mở cửa thương mại khiến nền kinh tế dễtổn thương và nếu chưa sẵn sàng cho quá trình hội nhập thì mở cửa thươngmại sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản xuất trong nước Bài nghiên cứucòn tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) với tăng trưởng kinh tế

Từ khóa: mở cửa thương mại, tăng trường, vecto tự hồi quy, phân rãphương sai, hàm phản ứng xung

Trang 8

1 Giới thiệu

Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa bất kỳ nền kinh tế nào với giả định là một động cơ của tăng trưởng.Thương mại đang diễn ra không chỉ về hàng hóa mà còn về mặt côngnghệ, dòng chảy các ý tưởng và kiến thức

Từ khi mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tếđược phân tích rộng rãi trên thế giới, nó vẫn gây tranh cãi giữa các nhàhoạch định chính sách và các nhà kinh tế dựa trên kết quả thực nghiệm(Chaudhry, IS and Imran, A., 2009) Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về mốiquan hệ giữa thương mại và tăng trưởng ở các nước đang phát triển(Kruger, 1997) Một số nhà kinh tế và các nhà hoạch định cho rằng tự dohóa thương mại sẽ dẫn đến hiệu suất kinh tế vĩ mô tốt và nền kinh tế tăngtrưởng nhanh hơn (Henriques và Sadorsky, 1996) Tổ chức quốc tế nhưNgân hàng Thế Giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế và tổ chức Hợp Tác Kinh Tế VàPhát Triển cho rằng tự do hóa thương mại có mối quan hệ tích cực đếntăng trưởng kinh tế (Esfahani, 1991) Thương mại quốc tế ảnh hưởng đếnnền kinh tế thông qua các kênh khác nhau Nó tạo ra việc làm, hình thànhvốn dẫn đến chất lượng cuộc sống tốt hơn với mức GDP và GDP bìnhquân đầu người cao hơn (Edwards, 1997)

Trong vài năm qua, hệ thống thương mại thế giới đang dần dần trởnên mở cửa và cạnh tranh Mức thuế được giảm trong cả những nước pháttriển và đang phát triển và những hạn chế được loại bỏ Các nền kinh tếđang cố gắng thực hiện những chính sách kinh tế hướng ngoại, cũng như

Trang 9

đang tìm kiếm những cách thức để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm thôngqua việc mở rộng sản xuất xuất khẩu và thu hút đầu tư (Pritchett, 1994).

Trong khi đó, theo quan điểm của những người phản đối tự do hóa,việc bảo hộ được cho rằng có thể nâng cao hiệu suất kinh tế của một quốcgia Theo họ, một quốc gia nếu chưa sẵn sàng cho việc hội nhập sẽ làmnền kinh tế trở nên xấu hơn do không có khả năng cạnh tranh với hàng hóa

và dịch vụ của các quốc gia phát triển

Krugman (1994) và Rodrik (1995) là những nhà kinh tế hoài nghi

về tác động của việc mở cửa đối với một quốc gia Câu hỏi về lợi ích của

mở cửa thương mại đối với nền kinh tế của một quốc gia lại được đưa ra

kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở các quốc gia Nam Mỹ trong nhữngnăm 1980 và 1990 cũng như cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nước Châu Ánăm 1997/1998 Mở cửa thương mại sẽ làm cho một quốc gia trở nên dễtổn thương hơn đối với các cú sốc đến từ bên ngoài cũng như không cókhả năng cạnh tranh với các quốc gia phát triển

Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam đã phải đối mặt với các vấn

đề khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là trong mối quan hệ với sự tácđộng của mở cửa thương mại Mở cửa thương mại thông qua các giao dịchxuất nhập khẩu đã thành công trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Cácdòng vốn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng cường tăngtrưởng kinh tế Việt Nam trong suốt giai đoạn cuối những năm 1980 đến

1996 Tuy nhiên, trải qua các cuộc khủng hoảng 1997 và 2008 thì nền kinh

tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ với tốc độ tăng trưởng chậm

và gia tăng đói nghèo và thất nghiệp

Trang 10

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “ Mở cửa thương mại tác động

đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” Bài nghiên cứu được thực hiện với

mục tiêu nhằm kiểm định xem độ mở thương mại có tác động đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam hay không

Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu lần lượt trả lời các câuhỏi cụ thể:

- Mở cửa thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế ViệtNam hay không?

- Mở cửa thương mại tác động đến tăng trường kinh tế Việt Namnhư thế nào?

Tác giả sử dụng phương pháp Vecto tự hồi quy (VAR) kết hợp vớihàm phản ứng xung và kỹ thuật phân rã phương sai cho dữ liệu chuỗi thờigian hằng năm với giai đoạn từ năm 1986 – 2012

Bài nghiên cứu được trình bày theo bố cục: sau phần giới thiệu,phần 2 tóm tắt các bài nghiên cứu liên quan Mô hình nghiên cứu và sốliệu sẽ được trình bày trong phần 3 Phần 4 trình bày về các kết quả nghiêncứu và cuối cùng là phần kết luận

Trang 11

2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

Nguồn gốc của thương mại có thể phát sinh từ lý thuyết về lợi thếtuyệt đối và lợi thế so sánh cũng như mô hình của Hecksher Ohlin (2001) Lýthuyết về lợi thế tuyệt đối được thiết lập bởi Adam Smith trong cuốn sách nổitiếng của ông : “ Inquiry into the nature and the wealth of nation” năm 1776.Smith cho rằng thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên lợi thế so sánhtuyệt đối Khi một quốc gia sản xuất một hàng hóa có hiệu quả hơn so vớiquốc gia khác nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai, haiquốc gia có thể thu lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất

và xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa mà họkhông có lợi thế Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng hiệuquả nhất và sản lượng của hai hàng hóa đều tăng Sự tăng lên về sản lượngcủa hai hàng hóa này đo lường thặng dư từ chuyên môn hóa sản xuất đượcphân bố lại giữa hai quốc gia thông qua thương mại

Vào năm 1817, “ Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế chính trị” củaDavid Ricardo đã được xuất bản Ricardo đã chỉ ra rằng Adam Smith đãkhông chú ý đến các tình huống mà một quốc gia không có lợi thế chi phítuyệt đối so với các quốc gia khác Lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardocho thấy mỗi nước nên chuyên môn hóa việc sản xuất và xuất khẩu loại hànghóa mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc giakhác có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi Lý thuyết này đãchứng minh sự tồn tại lợi ích mậu dịch quốc tế cho tất cả các quốc gia thamgia, thậm chí đối với các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sảnphẩm

Trang 12

Ricardo giải thích ngoại thương xảy ra là do sự khác nhau về năngsuất lao động giữa các nước Tuy nhiên, trong thực tế ngoại thương xảy racòn phản ánh sự khác nhau về nguồn lực giữa các nước Do đó, mô hìnhHecksher Ohlin cho rằng một nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuấtkhẩu hàng hóa tham dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào mộtcách tương đối.

Lợi ích động từ mở cửa có thể lớn hơn nhiều Tuy nhiên để xác định

và đo lường chúng thì đòi hỏi phải có một sự thay thế cách tiếp cận lýthuyết Những quan tâm mới trong lý thuyết tăng trưởng chủ yếu bắtnguồn từ học thuyết của Romer (1986) cung cấp một cách tiếp cận nhưvậy

Mô hình tăng trưởng nội sinh cho thấy một liên kết trực tiếp và liêntục giữa mở cửa và tốc độ tăng trưởng, điều còn thiếu trong mô hình tăngtrưởng tân cổ điển ( Solow 1956) Mặc dù phù hợp với quan điểm lýthuyết nhưng nhược điểm chính của mô hình tăng trưởng nội sinh là rấtkhó dung hòa với các bằng chứng thực nghiệm ngày càng phát triển

Nhiều nghiên cứu kinh tế đã được thực hiện nhằm phân tích tácđộng của mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế Các bài nghiên cứuthực nghiệm cho thấy các kết quả khác nhau về tác động của mở cửathương mại đến tăng trưởng kinh tế Một số tác giả cho rằng mở cửathương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia(Barro,1991; Dollar, 1992; Edwards, 1993,1998; )

Trang 13

Mặt khác, các bài nghiên cứu của Harrison (1996), Yanikaya(2003), Siddiqui và Iqbal (2005), Simorangkir (2006), Adhikary(2011) cho rằng khó tìm thấy mối quan hệ cùng chiều rõ ràng hoặc thậmchí là có mối quan hệ ngược chiều giữa mở cửa thương mại và tăng trưởngkinh tế.

Santos-Paulino (2002) phân tích tác động của tự do hóa thương mạilên tăng trưởng xuất khẩu cho một mẫu 22 quốc gia đang phát triển giaiđoạn 1972 – 1998 Công thức tăng trưởng xuất khẩu của ông đưa ra ýtưởng các yếu tố tác động đến khối lượng xuất khẩu là tỷ giá hối đoái thực

và thu nhập thế giới Độ mở thương mại được đo bằng hai cách Trướctiên là bằng tỷ số giữa thuế xuất khẩu với tổng xuất khẩu, như là chỉ số vềđịnh kiến chống xuất khẩu và thứ hai là sử dụng biến giả về thời gian đưa

ra các biện pháp tự do hóa thương mại Kết quả của ước lượng OLS chỉ rarằng thuế xuất khẩu có tác động tiêu cực và có ý nghĩa đối với tăng trưởngxuất khẩu và trong thươc đo độ mở thứ hai có tác động tích cực và có ýnghĩa đến tăng trưởng sản lượng Vì vậy, bài nghiên cứu kết luận rằngxuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn trong các nền kinh tế mở

Nghiên cứu về vai trò của mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếpnước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại Malaysia trong giaiđoạn 1975-2005, Baharom và các công sự (2008) đã sử dụng thử nghiệmphương pháp tiếp cận Bounds được đề xuất bởi Pesaran và các cộng sự(2001) Các kết quả thực nghiệm chứng minh rằng mở cửa thương mại cóquan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng cả trong ngắn

Trang 14

hạn và dài hạn Kết quả cũng cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có tácđộng cùng chiều trong ngắn hạn và có tác động ngược chiều trong dài hạn,

cả hai đều có ý nghĩa Ngoài hai biến này, biến kiểm soát khác là tỷ giáhối đoái cũng có ý nghĩa trong ngắn hạn cũng như dài hạn

Marelli và Signorelli (2011) đã phân tích tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc và Ấn Độ trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu Bàinghiên cứu bắt đầu với một cuộc thảo luận về một số sự kiện liên quan đếntăng trưởng kinh tế, quan trọng nhất là cải cách thể chế, đặc biệt đề cậpđến quan hệ thương mại và tác động của chúng đến phát triển kinh tế Sau

đó, bài nghiên cứu đề xuất một phân tích mô tả về tăng trưởng kinh tế, mởcửa nền kinh tế và chuyên môn hóa thương mại bằng cách so sánh các đặctính và xu hướng của hai nước Tác giả ước lượng một số quan hệ kinh tếgiữa tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại và thêm vào các biến kiểmsoát Ban đầu bài nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu bảng cho hai nước,được ước tính với hiệu ứng cố định; để kiểm tra quan hệ nhân quả đảongược, bài nghiên cứu ước lượng lại mô hình hiệu ứng cố định bằng 2SLS( bao gồm các biến công cụ cụ thể) Ảnh hưởng của các biến – độ mở vàFDI đến tăng trưởng kinh tế ( tính theo GDP bình quân đầu người) vẫntích cực và có ý nghĩa thống kê điều này khẳng định những phát hiện củabài nghiên cứu ngay cả khi các biến này là biến nội sinh Kết quả đã chứngminh tác động tích cực của mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới đến tăngtrưởng cho cả hai nước

Liargovas và Konstantinos (2012) đã phân tích tầm quan trọng của

mở cửa thương mại đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 15

Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp GMM phân tích một mẫu 36quốc gia đang phát triển giai đoạn 1990-2008 Bài nghiên cứu đo lường độ

mở thương mại bằng 8 chỉ số khác nhau Kết quả của bài nghiên cứu chothấy trong dài hạn mở cửa thương mại góp phần tích cực vào dòng vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài

Manni và Afzal (2012) đã nghiên cứu tác động của tự do hóathương mại đến nền kinh tế Bangladesh giai đoạn từ 1980 đến 2010 Bàinghiên cứu này phân tích những thành tựu của nền kinh tế với các biếnquan trọng như tăng trưởng, lạm phát, xuất khẩu và nhập khẩu sau khi tự

do hóa thương mại Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật bình phương nhỏnhất (OLS) là phương pháp cho kết quả thực nghiêm Các phân tích chothấy rõ ràng rẳng tăng trưởng GDP gia tăng là kết quả của tự do hóa Tự

do hóa thương mại dường như không ảnh hưởng lạm phát trong nền kinh

tế Phân tích định lượng cũng cho thấy rằng độ mở lớn hơn sẽ có tác độngtích cực đến sự phát triển kinh tế Cả xuất khẩu và nhập khẩu thực đềutăng khi mở cửa Chính sách tự do hóa chắc chắn cải thiện xuất khẩu điều

đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn sau những năm 1990 Những pháthiện của nghiên cứu này có thể là một ví dụ thú vị để nghiên cứu chínhsách tự do hóa thương mại ở các nước đang phát triển

Trong “ Tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế: vai trò củachính sách điều tiết”, Biwot, Moyi và Khainga (2013) đã nghiên cứu vềmối quan hệ giữa tự do hóa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế tậptrung vào chính sách điều tiết trong một mẫu được chọn của 16 nước châuPhi vùng cận Saharan (SSA) Trong khi tự do hóa thương mại quốc tế đề

Trang 16

cập đến việc gỡ bỏ các rào cản đối với thương mại quốc tế thì các chínhsách điều tiết đề cập đến việc cải thiện tín dụng, lao động và thị trường sảnxuất trong một nước Bằng việc sử dụng dữ liệu bảng, bài nghiên cứudùng biến công cụ (IV) và phương pháp GMM ( the Generalize Method ofMoments) để giải quyết các vấn đề về nội sinh Kết quả chỉ ra rằng chínhsách điều tiết tốt hơn sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Hơnnữa, tự do hóa thương mại quốc tế tốt hơn khi các chính sách điều tiếtđược cải tiến cùng với việc tự do hóa Điều này ngụ ý rằng các quốc gia ít

bị kiểm soát được lợi từ tự do hóa quốc tế hơn so vơi các nước bị kiểmsoát chặt Vì vậy, việc cải tiến trong các chính sách kiểm soát tín dụng, laođộng và thị trường sản xuất sẽ làm tăng lợi ích từ tự do hóa thương mạiquốc tế vùng cận Saharan Châu Phi Hơn nữa, kết quả chỉ ra rằng việc tíchlũy nguồn vốn hữu hình sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế Vì vậy, cácquốc gia châu Phi vùng cận Saharan nên cải cách các chính sách điều tiếtcủa họ khi tiếp tục tự do hóa thương mại sâu hơn

Michael Kwami Asiedu (2013) đã thực hiện bài nghiên cứu nhằmkiểm định tác động của chính sách tự do hóa thương mại như là một phầncủa chương trình điều chỉnh cấu trúc (the Structural Adjustment Program– SAP) đến tốc độ tăng trưởng của GDP thực của Ghana cho giai đoạn từ1986-2010 Bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận ARDL ( theAutoregressive Distributed Lag approach) để ước lượng các tham số ngắnhạn và dài hạn cho mô hình cụ thể Tác giả sử dụng độ mở thương mạinhư là một đại diện cho tự do hóa, bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệcùng chiều và có ý nghĩa giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng GDPthực trong dài hạn ở Ghana Vốn và dân số có tác động cùng chiều đến

Trang 17

tăng trưởng GDP thực trong cả ngắn hạn và dài hạn trong khi FDI đượctìm thấy có tác động ngược chiều đến tăng trưởng GDP thực Lạm phátmặc dù cho thấy một mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng GDP thực,

có vẻ mâu thuẫn với kỳ vọng ban đầu của tác giả nhưng lại không có ýnghĩa thống kê Giá trị chính của bài nghiên cứu là xác định các biến sốkinh tế vĩ mô quan trọng khác có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng GDP thựccủa Ghana

Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại tìm thấy tác động không

rõ ràng hoặc tác động ngược chiều của mở cửa thương mại đến tăngtrưởng kinh tế

Harrison (1996) sử dụng một hàm sản xuất tổng quát để phân tíchmối quan hệ giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế Ông xácđịnh GDP là một hàm của vốn cổ phần, số năm giáo dục tiểu học và trunghọc, dân số, lao động, đất canh tác và thay đổi công nghệ Ông đã sử dụng

7 thước đo độ mở để kiểm tra các mối quan hệ thống kê giữa độ mở vàtăng trưởng GDP Kết quả ước lượng chéo cho thấy chỉ có lãi suất thịtrường chợ đen là có ý nghĩa tiêu cực Kết quả chuỗi thời gian cho từngquốc gia chỉ ra rằng 3 biến số được tìm thấy có ý nghĩa Hàng rào thuếquan và phi thuế quan có dấu hiệu tích cực trong khi lãi suất thị trườngchợ đen và chỉ số sai lệch giá có dấu hiệu tiêu cực Ước lượng với số liệuhàng năm cho kết quả hai biến có ý nghĩa là hàng rào thuế quan và phithuế quan và lãi suất thị trường chợ đen, cả hai đều có quan hệ ngượcchiều với tăng trưởng GDP Vì vậy, ông kết luận rằng việc lựa chọn thời

Trang 18

gian để phân tích về mới quan hệ giữa thước đo mở cửa thương mại vàtăng trưởng GDP là rất quan trọng.

Vamvakidis (2002) đã kiểm định mối quan hệ giữa mở cửa thươngmại và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển và đang phát triển sửdụng dữ liệu chéo trong giai đoạn từ 1920-1990 Việc ước lượng tăngtrưởng kinh tế trong một giai đoạn dài đưa ra kết luận mạnh mẽ về mở cửathương mại và các biến giải thích khác trong mô hình thực nghiệm Kếtquả chỉ ra rằng không có mối quan hệ cùng chiều giữa mở cửa thương mại

và tăng trưởng kinh tế trước năm 1970 Tác giả tìm thấy mối quan hệngược chiều Quan hệ cùng chiều giữa chúng chỉ là một hiện tượng gầnđây Tuy nhiên, nó nhạy cảm với thước đo độ mở Phát hiện này cho thấy

mở cửa thương mại trong nền kinh tế được bảo hộ cao thì không đem lạilợi ích kinh tế

Yanikkaya (2003) phân tích tác động của tự do hóa thương mại đếntăng trưởng sản lượng bình quân đầu người của 120 quốc gia cho giaiđoạn từ 1970 đến 1997 Bài nghiên cứu của ông đã sử dụng 2 loại thước

đo độ mở thương mại Thước đo độ mở đầu tiên được ước tính bằng việc

sử dụng khối lượng thương mại trong đó bao gồm các tỷ lệ khác nhau củabiến thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu cộng nhập khẩu vàthương mại với các quốc gia phát triển) so với GDP Thước đo thứ hai dựatrên các hạn chế thương mại bằng cách tính toán các hạn chế về ngoại hốicủa các khoản thanh toán song phương và các giao dịch hiện tại Các kếtquả của ước lượng GMM ( Generalize Method of Movement) chỉ ra rằng

độ mở dựa trên khối lượng thương mại thì có mối quan hệ tích cực và có ý

Trang 19

nghĩa với tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người Tuy nhiên, đối vớicác quốc gia đang phát triển, độ mở dựa trên những hạn chế thương mạicũng có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với tăng trưởng sản lượng bìnhquân đầu người Vì vậy ông kết luận rằng những hạn chế thương mại ở cácquốc gia đang phát triển có thể tác động làm tăng trưởng GDP nhanh hơn.

Siddiqui và Iqbal (2005) phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thươngmại đến tăng trưởng GDP cho Pakistan, sử dụng phương pháp 3SLS với

dữ liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1972 – 2002 Phân tích đồng liên kếtchỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa mở cửa thương mại và tăng trưởngGDP

Trong nghiên cứu về trường hợp của Indonesia, Simorangkir (2006)

sử dụng mô hỉnh SVAR để nghiên cứu mối quan hệ giữa mở cửa thươngmại và mở cửa tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của Indonesia Kếtquả chỉ ra tác động ngược chiều của mở cửa thương mại và mở cửa tàichính lên sản lượng trong nước và vì vậy tác động ngược chiều lên tăngtrưởng kinh tế Kết quả của tự do hóa thương mại có thể mạnh mẽ vì thiếu

sự chuyển bị cho quá trình mở cửa dẫn đến tính cạnh tranh của các sảnphẩm của Indonesia yếu hơn so với sản phẩm nước ngoài và cuối cùngdẫn đến sản lượng thấp hơn Bên cạnh đó, Tự do hóa tài chính cao làm chonền kinh tế Indonesia dễ bị tổn thương hơn với các dòng vốn đảo chiều,gây nguy hiểm cho hoạt động kinh tế

Adhikary (2011) đã làm đa dạng thêm các lý thuyết về thương mạibằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tếkết hợp với FDI, vốn đầu tư và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 20

khác trong trường hợp của Bangladesh Bằng chứng thực nghiệm khẳngđịnh mối quan hệ lâu dài và cho rằng mở cửa thương mại cản trở tăngtrưởng kinh tế trong khi FDI và vốn đầu tư có tác động cùng chiều đếntăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho rằng chính phủ Bangladeshnên khuyến khích để tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư vốncao.

Trang 21

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây:

nhanh hơn trong cácnền kinh tế mở

Baharom và

các công sự

(2008)

Malaysia tronggiai đoạn 1975-2005

quan hệ cùng chiều và

có ý nghĩa thống kêđến tăng trưởng cảtrong ngắn hạn và dàihạn, đầu tư trực tiếpnước ngoài có tác độngcùng chiều trong ngắnhạn và có tác độngngược chiều trong dàihạn

Trang 22

GMM Trong dài hạn mở cửa

thương mại góp phầntích cực vào dòng vốnđầu tư trực tiếp nướcngoài

Afzal (2012) Nền kinh tế

Bangladesh giaiđoạn từ 1980 đến2010

OLS Chính sách tự do hóa

chắc chắn cải thiệnxuất khẩu điều đó dẫnđến tăng trưởng kinh tếcao hơn sau nhữngnăm 1990

Trang 23

GMM Chính sách điều tiết tốt

hơn sẽ góp phần đáng

kể vào tăng trưởngkinh tế và tự do hóathương mại quốc tế tốthơn khi các chính sáchđiều tiết được cải tiến

có tác động cùng chiềuđến tăng trưởng GDPthực trong cả ngắn hạn

và dài hạn, FDI có tácđộng ngược chiều đếntăng trưởng GDP thực,Lạm phát có mối quan

hệ cùng chiều nhưngkhông có ý nghĩa

Trang 24

Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ không rõ ràng hoặc ngược chiều của mở

cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế

Harrison

(1996)

Các nước đangphát triển

Panel data –fixed effect

Kết quả không rõ ràng,

độ mở thương mại cótác động vừa cùngchiều vừa ngược chiềutùy thuộc vào việc lựachọn thời gian để phântích

Vamvakidis

(2002)

các quốc giaphát triển vàđang phát triểngiai đoạn từ1920-1990

Trước 1970, mở cửathương mại và tăngtrưởng kinh tế có mốiquan hệ ngược chiều,sau 1970 quan hệ cùngchiều nhưng phụ thuộcvào thước đo độ mở

Mở cửa thương mạitrong nền kinh tế đượcbảo hộ cao thì khôngđem lại lợi ích kinh tế

Trang 25

Siddiqui và

Iqbal (2005)

Pakistan giaiđoạn 1972 –2002

3SLS Tìm thấy mối quan hệ

ngược chiều giữa mởcửa thương mại vàtăng trưởng GDP

Simorangkir

(2006)

chiều của mở cửathương mại và mở cửatài chính lên sản lượngtrong nước và vì vậytác động ngược chiềulên tăng trưởng kinh tế

Adhikary

(2011)

thương mại cản trởtăng trưởng kinh tếtrong khi FDI và vốnđầu tư có tác độngcùng chiều đến tăngtrưởng kinh tế

Trang 26

Từ những kết quả khác nhau trong các nghiên cứu thực nghiệm trênđây, tác giả thực hiện bài nghiên cứu nhằm kiểm tra tác động của mở cửathương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 –2012

Trang 27

3 Mô hình và số liệu nghiên cứu:

3.1 Nguồn số liệu và định nghĩa các biến:

Số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ nhiềunguồn khác nhau Bộ dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội thực và vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được lấy từ Diễn đàn thương mại và pháttriển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) Số liệu độ mở thương mại và dân sốđược thu thập từ website của Ngân hàng Thế Giới (WB) Số liệu về tỷ lệlạm phát và tổng đầu tư cố định trong nước được lấy từ CIA WorldFactbook Trong đó, số liệu về tỷ lệ lạm phát hằng năm được cộng thêm100% nhằm khắc phục những giá trị âm để không bị mất quan sát khi lấylogarit Bài nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu này trong giai đoạn từ năm

1986 đến năm 2012

Trang 28

Các biến trong bài nghiên cứu được định nghĩa như sau:

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

thực: là tổng giá trị hànghóa và dịch vụ được sảnxuất trong phạm vi một nềnkinh tế được tính bằng giáthị trường với giá gốc lànăm 2005

Lấy từ Diễn đàn thươngmại và phát triển LiênHiệp Quốc (UNCTAD)

www.unctadstat.unctad.org

OPENNESS Tỉ số của tổng giá trị xuất

khẩu và nhập khẩu hànghóa và dịch vụ trên tổng sảnphẩm quốc nội

Lấy từ website của Ngânhàng Thế Giới (WB)

www.data.worldbank.org

POP Dân số bao gồm tất cả cư

dân trong một quốc gia bất

kể tình trạng pháp lý của họhoặc công dân, ngoại trừcho người tị nạn khôngđịnh cư ở nước tị nạn

Lấy từ website của Ngânhàng Thế Giới (WB)

www.data.worldbank.org

INFLATION Tỷ lệ lạm phát được đo

bằng chỉ số giá tiêu dùng

Ấn phẩm CIA WorldFactbook của Mỹ

www.cia.gov/library/publications/the-world-

factbook

Trang 29

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài

Lấy từ Diễn đàn thươngmại và phát triển LiênHiệp Quốc (UNCTAD)

www.unctadstat.unctad.org

K Vốn đầu tư cố định trong

nước bao gồm công xưởng,máy móc, thiết bị và đạidiện cho chứng khoán vốn

Ấn phẩm CIA WorldFactbook của Mỹ

www.cia.gov/library/publications/the-world-

factbook

Tất cả các biến đều được lấy logarit tự nhiên

Trong đó biến phụ thuộc là lnGDP và các biến giải thích bao gồm:lnOPENNESS, lnPOP, lnINFLATION, lnFDI, lnK

Trang 30

3.2 Mô hình nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu của Michael KwamiAsiedu (2013) về mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởngkinh tế ở Ghana

Tác giả sử dụng hàm sản xuất gộp và ứng dụng mô hình Vecto tựhồi quy (VAR) để ước lượng Hàm sản xuất gộp có dạng:

Trong đó, Yt là GDP thực tại thời điểm t, A là năng suất các yếu tốtổng hợp (TFP – total factor productivity) trong khi K và L là các yếu tốđầu vào vốn thông thường và lao động tương ứng Ở đây, A thể hiện đượcnăng suất các yếu tố tổng hợp của tăng trưởng sản lượng không được giảithích bằng việc gia tăng vốn và lao động được xác định bởi các nhân tốkinh tế

Vì vậy, ở Việt Nam và đối với vấn đề đó trong bài nghiên cứu này,chúng ta giả định rằng:

Thay phương trình (2) vào phương trình (1):

GDPt= h(OPENNESSt, POPt, INFLATIONt, FDIt, Kt, Lt) (3)

Tuy nhiên, số liệu về lực lượng lao động làm việc tích cựckhông có sẵn (Ramirez, 2006), nhiều nghiên cứu thực nghiệm (ví dụnhư Li và Liu, 2005; Vamvakidis, 2002; Pattillo và cộng sự, 2002) sử

Trang 31

dụng dân số như một đại diện cho lao động Vì vậy, biến Lt đại diệncho lao động bị bỏ ra khỏi mô hình

Vì vậy, phương trình (3) trở thành:

GDPt= h(OPENNESSt, POPt, INFLATIONt, FDIt, Kt) (4)

Sau khi thêm thành phần ngẫu nhiên của GDP vào phương trình(4), chúng ta có thể thể hiện các phương trình tăng trưởng trong một

mô hình thực nghiệm rõ ràng như phương trình (5):

GDPt = 0 + 1OPENNESSt + 2POPt + 3INFLATIONt + 4FDIt +

Trong đó, t là sai số Tất cả các biến khác đều đã được địnhnghĩa ở phần trước

Từ phương trình (5), phương trình của GDP thực của nền kinh

tế Việt Nam được đưa về dạng log-linear như sau:

lnGDPt = 0 + 1lnOPENNESSt + 2lnPOPt + 3lnINFLATIONt +

Trong đó, ilà các hệ số co giãn

Mở cửa thương mại tăng cường tính cạnh tranh, thúc đẩy mởrộng thị trường, chuyển giao công nghệ và do đó hiệu quả trong sảnxuất và nó được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng GDPthực

Trang 32

Một sự gia tăng trong dân số sẽ làm tăng quy mô thị trường vàtăng tổng cầu trong nền kinh tế do đó tăng cường đầu tư và dẫn đếntăng trưởng Bên cạnh đó, tăng trưởng dân số làm tăng lực lượng laođộng ảnh hưởng đến nguồn cung lao động và sản lượng Do đó, tăngtrưởng dân số cũng được kỳ vọng tác động cùng chiều lên tăng trưởngGDP thực.

Tỷ lệ lạm phát (CPI hàng năm) là một sự phản ánh cho nhữngbất ổn kinh tế vĩ mô Tỷ lệ lạm phát cao thường có hại cho tăng trưởngbởi vì nó gia tăng chi phí vay và do đó làm giảm tỷ lệ đầu tư vốn Lạmphát cũng có thể làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốcgia bằng cách làm cho hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên đắt hơn

Vì vậy, hệ số tương quan của lạm phát được kỳ vọng sẽ mang dấu âm

Hệ số tương quan của FDI được kỳ vọng mang dấu dương vìFDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một nền kinh tế khan hiếm vốnbằng cách gia tăng khối lượng cũng như hiệu quả đầu tư vật chất(Romer 1986, Lucas 1988, Grosman & Helpman 1991, Baro & Salai-I-Martin 1995) Nói cách khác, FDI cung cấp vốn dài hạn với các côngnghệ mới, khả năng quản lý và tiếp thị, điều đó lần lượt thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế bằng cách tạo công ăn việc làm, tăng kỹ năng quản lý,đổi mới công nghệ (Asiedu, 2002) Ngoài ra, FDI có thể làm tăng đầu

tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước,đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu chocác doanh nghiệp FDI hoặc tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệpFDI

Trang 33

Tổng vốn đầu tư trong nước (đại diện cho chứng khoán vốn)được kỳ vọng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng GDP thực.

Trang 34

3.3 Phương pháp nghiên cứu:

Để ước lượng tác động của mở cửa thương mại đến tăng trưởngkinh tế kết hợp với các biến giải thích gồm dân số, lạm phát, vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư cố định trong nước, phương phápvector tự hồi quy (VAR), hàm phản ứng xung và kỹ thuật phân rã phươngsai kiểm tra mối quan hệ nhận quả giữa các biến Hai lợi thế cơ bản củaphương pháp Var: Thứ nhất, VAR tương tự mô hình hệ phương trình đồngthời trong đó tất cả các biến được coi là nội sinh Tuy nhiên, mỗi biến nộisinh được giải thích bởi giá trị trễ của nó và giá trị trễ của các biến nộisinh khác đưa vào mô hình Thứ hai, các phương pháp VAR có thể phùhợp với mối quan hệ năng động chung giữa các biến số kinh tế

Trang 35

Quy trình ước lượng mô hình VAR:

Kiểm định nghiệm đơn vị:

Để tránh hồi quy giả mạo các chuỗi số liệu trong mô hình Var phảiđảm bảo tính dừng (Granger và Newbold, 1974, Granger, 1981), bàinghiên cứu sử dụng sử dụng kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF) (Dickey và Fuller 1979) về kiểm định tính dừng Nếu trong trường hợp cácbiến này chưa dừng thì ta phải lấy sai phân để đảm bảo chuỗi dừng

Xác định độ trễ tối ưu:

Một yếu tố quan trọng trong các đặc điểm kỹ thuật của mô hìnhVAR là việc xác định độ dài trễ của VAR Có một số tiêu chuẩn để tìm độtrễ phù hợp nhất với sự đánh đổi giữa mức độ phù hợp hơn, phần dư nhỏhơn và giảm bậc tự do vì số tham số cần ước lượng Độ trễ phù hợp đượclựa chọn dựa vào tiêu chuẩn Akaike Information Criterion (AIC) và SBIC(Schwarz Criterion) Độ trễ tối ưu nhất là độ trễ mà tại đó AIC và SBICnhỏ nhất và tổng bình phương sai số tổng thể nhỏ nhất

Kiểm định quan hệ nhân quả Granger:

Kiểm định Granger được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác địnhmối quan hệ nhận quả giữa từng cặp biến giữa biến GDP thực (lngdp) vớitừng biến độc lập bao gồm độ mở thương mại (lnopenness), dân số

Trang 36

(lnpop), lạm phát (lninflation), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnfdi) ,vốn đầu tư cố định trong nước (lnk)

Phương trình hồi quy trong kiểm định Granger có dạng:

­ Nếu δl khác không và có ý nghĩa thống kê, nhưng ρl không có

ý nghĩa thì chúng ta kết luận rằng sự biến động của X là nguyênnhân gây ra sự biến động của Y

­ Nếu δl không có ý nghĩa thống kê, nhưng ρl khác không và có ýnghĩa thống kê, thì chúng ta kết luận rằng X chịu ảnh hưởng bởi

sự thay đổi của Y

­ Nếu cả δl và ρl đều khác không và có ý nghĩa thống kê thì chúng

ta kết luận rằng X và Y tác động qua lại lẫn nhau

­ Nếu cả δl và ρl đều không có ý nghĩa thống kê thì chúng ta kết luậnrằng X và Y độc lập với nhau

Trang 37

Kỹ thuật phân rã phương sai (Variance Decomposition Technique)

Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân rã phương sai được đưa rabởi Enders (1995) để phân tách sự biến động của tăng trưởng kinh tế, GDPthực, bao nhiêu phần trăm là do bản thân biến GDP thực và bao nhiêuphần trăm do các biến khác trong mô hình bao gồm độ mở thương mại(openness), dân số (pop), lạm phát (inflation), vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (fdi) , vốn đầu tư cố định trong nước (k)

Hàm phản ứng xung (Impulse response Function – IRF)

Hàm phản ứng xung cho biết phản ứng động của tất cả các biếntrong mô hình đối với sự biến động của mỗi biến

Ngày đăng: 09/08/2015, 01:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Edwards, S., 1993. Openness, Trade Liberalization and Growth in Developing Countries. Journal of Economic Literature 31, 1358-1393 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Openness, Trade Liberalization and Growth in Developing"Countries
12. Edwards, S., 1997. Trade Liberalization Reforms and the World Bank.American Economic Review, Vol. 87, Issue 2, Papers and Proceedings, pp. 43- 88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade Liberalization Reforms and the World Bank
13. Edwards, S., 1998. Openness, productivity and growth: what do we really know?. The Economic Journal, Vol. 108, No. 447 (Mar., 1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Openness, productivity and growth: what do we really"know
14. Enrico, M. and Marcello, S., 2011. China and India: Openness, trade and Effects on Economic Growth. The European Journal of Comparative Economics, Vol.8, n.1, pp. 129 – 154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China and India: Openness, trade and"Effects on Economic Growth
15. Esfahani, H. S.,1991. Exports, Imports and Economic Growth in Semi – Industrialized Countries. Journal of Development Economics, Vol. 35, pp. 93- 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exports, Imports and Economic Growth in Semi –"Industrialized Countries
16. Fischer, Stanley, 1983. Inflation and Growth, NBER Working Paper No. 1235 (Cambridge, Massachusetts: National Bureau of Economic Research) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fischer, Stanley, 1983. "Inflation and Growth
17. Harrison, A., 1991. Openness and Growth: A Time Series Cross-Country Analysis for Developing Countries. World Bank Policy Research Papers No.809, Washington, DC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Openness and Growth: A Time Series Cross-Country"Analysis for Developing Countries
18. Henriques, I. and Sadorsky, P., 1996. Export – Led Growth or Growth – Driven Exports?: The Canadian Case. Canadian Journal of Economics, XXIX, 3, Aug., 540 – 555 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Henriques, I. and Sadorsky, P., 1996. "Export – Led Growth or Growth – Driven"Exports?: The Canadian Case
19. Krueger, A. O.,1997. Trade Police and Economic Development: How we learn.American Economic Review, American Economic Association, Vol 87(1), pages 1 – 22, March Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade Police and Economic Development: How we learn
21. Manni and Afzal, 2012. An Empirical Investigation on Trade Openness and Economic Growth in Bangladesh Economy. Asian Social Science, Vol. 8, No.11, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Empirical Investigation on Trade Openness and"Economic Growth in Bangladesh Economy
22. Marelli, E. and Signorelli, M., 2011. China and India: Openness, Trade and Effects on economic Growth. The European Journal of Comparative ecnonomics, Vol. 8, No. 1, pp. 129-154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marelli, E. and Signorelli, M., 2011. "China and India: Openness, Trade and"Effects on economic Growth
23. Michael, K. A., 2013. Trade liberalization and Growth: The Ghanaian Experience. Journal of Economics and Sustainable Development, Vol. 4, No. 5, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade liberalization and Growth: The Ghanaian"Experience
24. Pritchett, L. and Sethi, G., 1994. Tariff rates, Tariff revenue, and tariff reforms:some new facts. The World Bank Economic Review 8(1), 1-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tariff rates, Tariff revenue, and tariff reforms:"some new facts
25. Romer, P. M., 1986. Increasing Returns and long - run Growth. J Political Economy, 95(5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Increasing Returns and long - run Growth
26. Sachs, J. D. and Warner, A. M., 1997. Sources of Slow Growth in African Economies, Journal of African Economies, Oxford, December 1997, Volume 6, Number 3, pp. 335 – 376 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sources of Slow Growth in African"Economies
27. Siddiqui, Amir Hussain and Iqbal, Javed, 2005. Impact of trade openness on output growth for Pakistan: an empirical investigation. Published in: Market Forces , Vol. 1, No. 1 (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of trade openness on"output growth for Pakistan: an empirical investigation
28. Simorangkir, I., 2006. The openness and its impact to Indonesian Economy: A SVAR approach. Center for Central Banking Education and Studies, Bank Indonesia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The openness and its impact to Indonesian Economy: A"SVAR approach
29. Vamvakidis, 2002. How Robust is Growth Openness Connection? Historical Evidence. Journal ofEconomic Growth, Vol. 7, pp. 57-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vamvakidis, 2002. "How Robust is Growth Openness Connection? Historical"Evidence

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w