từ nghề dệt vải. Dệt may phát triển không chỉ là sự mở rộng của các ngành nghề truyền thống mà còn kéo theo một loạt các ngành sản xuất nguyên liệu và sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu cùng phát triển. Sự phát triển đó sẽ nối tiếp nhau tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, ngành dệt may xuất khẩu đem lại một nguồn ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hóa sản xuất làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam hiện nay được xếp vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được mở rộng đã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế Việt Nam tham gia và thâm nhập sâu hơn vào hoạt động thương mại quốc tế trên thế giới.
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Nam
- Chất lượng nguồn lao động
Đặc điểm của ngành dệt may là sử dụng một lượng lao động lớn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Nguồn cung lao động đóng vai trò quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt may hiện nay. Lao động Việt Nam trong ngành dệt may đa phần là có chất lượng thấp, tay nghề làm việc không cao do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mặc dù lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may là sử dụng được một nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ song với xu thế hiện
nay chất lượng nguồn lao động lại là yếu tố góp phần nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu hàng dệt may.
- Nhu cầu thị trường đối với hàng dệt may
Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu phong phú và đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về phong tục tập quan, văn hóa, khí hậu… thì sẽ có nhu cầu rất khá nhau về trang phục. Bên cạnh đó, sản phẩm dệt may đòi hỏi phải thường xuyên thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do đó, đây sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đồng thời đây cùng là yếu tố để ngành dệt may Việt Nam có thể tạo ra những ưu thế riêng của mình so với các đối thủ cạnh tranh lớn.
-Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của nhà nước:
Sự thay đổi chính sách kinh tế của một quốc gia đều có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu việc dự tính được những “cú sốc”chính sách có lợi sẽ giúp họ mở rộng và phát triển.
Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giá trị kim ngạch có tỷ trọng cao. Vì vậy việc không ngừng nâng cao khả năng xuất khẩu là vấn đề đang được ưu tiên hàng đầu. Sự thông thoáng của các chính sách kinh tế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu sẽ là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác vay vốn sản xuất, công tác xin giấy phép xuất khẩu, công tác mở rộng thị trường…
- Xúc tiến thương mại:
Các chương trình xúc tiến thương mại có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu hàng dệt may. Hiệu quả của các chương trình này nhằm mục tiêu quảng bá hình ảnh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng.
Công tác xúc tiến thương mại được đảm bảo và vận hành tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh trên thị trường nước ngoài, tìm kiếm được những đối tác làm ăn mới có hiệu quả, các thông tin về nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng do đó chiến lược phát triển sẽ trở nên đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển.
- Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. Giá trị thu về từ xuất khẩu hàng dệt may là rất thấp, bởi hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài.
Thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may còn là nguyên nhân làm cho tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam thấp, không chủ động được nguồn hàng cung ứng, tạo ra những lợi thế riêng có của quốc gia mà hơn hết đó là không phát triển được các ngành sản xuất khác phục vụ cho sản xuất và xuát khẩu dệt may. Điều này sẽ đem lại những hạn chế nhất định cho công cuộc phát triển đất nước.
- Quy mô của doanh nghiệp, trang thiết bị, nhà xưởng
Quy mô của doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng đến chất lượng, quy mô sản xuất, mẫu mã của sản phẩm dệt may. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu hàng hóa, đối với các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản thì mẫu mã và chất lượng là vấn đề mà họ quan tâm nhất.
Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may có quy mô lớn sẽ có điều kiện dễ dàng tiếp nhận tiến bộ công nghệ tiên tiến, được trang bị máy
móc hiện đại có khả năng tạo ra nguồn hàng xuất khẩu đủ về số lượng lẫn chất lượng tốt và mẫu mã phù hợp, song lại quá tốn kém đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ để nâng cao sản lượng.
- Thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu hiện nay cũng là vấn đề lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may hiện nay. Mặc dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn nhưng lại không hề có thương hiệu cạnh tranh trên thế giới. Bởi hoạt động xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là gia công cho nước ngoài nên không có một nhãn hiệu nào của Việt Nam trên sản phẩm. Điều này khiến khách hàng khó có thể biết đến nhiều các sản phẩm dệt may của Việt Nam, làm hạn chế khả năng thâm nhập thị trường của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.