Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 72 - 73)

Gia công xuất khẩu với giá trị đem lại không cao là hiện tượng phổ biến của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không nói riêng. Hiện nay, Công ty chủ yếu tiến hành gia công theo phương thức mua nguyên liệu từ chính bên nhận gia công rồi bán lại thành phẩm lấy phí gia công nên hiệu quả xuất khẩu thấp, sản phẩm của Công ty mặc dù có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu nhưng không có tên tuổi trên thị trường và không được người tiêu dùng biết đến do làm theo mẫu mã và thương hiệu của bên đặt gia công gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và trong tương lai ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của Công ty. Vì vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Công ty cần chuyển dần từ hình thức gia công nhập nguyên liệu từ chính bên đặt gia công sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. Theo đó, Công ty sẽ chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở trong và ngoài nước để tiến hành gia công theo yêu cầu về chất lượng, thông số kỹ thuật và bán lại thành phẩm cho bên đặt gia công. Điều này sẽ tạo điều điện cho doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao và hiểu biết hơn về nghiệp vụ và thông lệ quốc tế, chủ động khai thác thị trường từng bước đẩy nhanh chiến lược xuất khẩu trực tiếp.

- Chủ động đàm phán hợp đồng kinh tế quốc tế với việc nâng dần tỷ lệ nội địa trong sản phẩm để tạo ưu thế. Việc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận xuất khẩu không chỉ dựa vào phí gia công mà còn tăng đáng kể từ hoạt động bán nguyên liệu cho khách hàng đồng thời sản phẩm của Công ty nói riêng và sản phẩm dệt may Việt Nam nói chung sẽ ngày càng được biết đến trên thị trường. Để tạo được ưu thế này và đặc biệt là trong các cuộc đàm phán đòi hỏi Công ty cần chủ động tìm kiếm, lựa chọn và đưa ra nguồn nguyên liệu tốt với giá cả cạnh tranh.

- Công ty cần đẩy mạnh sự liên kết với các doanh nghiệp chế biến cung cấp nguyên phụ liệu để tạo được nguồn cung ổn định số lượng lớn thông qua việc trao đổi thông tin về nhu cầu thị trường, giá cả, tạo lập mối quan hệ, giới thiệu các bạn hàng với nhau, đảm bảo nhu cầu thường xuyên và khả năng thanh toán để tạo sự tin cậy trong hợp tác kinh doanh. Từ đó, Công ty từng bước liên kết trong sản xuất chế biến nguyên phụ liệu để chủ động hơn trong sản xuất cung ứng thông qua việc góp vốn để tạo thành một chuỗi sản xuất hiện đại.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w