Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 49 - 53)

- Trong quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đặc biệt là sản xuất các nguyên vật liệu, phụ trợ trong nước, việc sản xuất các sản phẩm xanh chưa được quan tâm áp dụng đúng mức. Đa phần các doanh nghiệp và nhà quản lý điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức và hiểu biết còn hạn chế về yêu cầu “xanh” đối với sản phẩm may xuất khẩu. Các công ty, xí nghiệp hoạt động trong dây chuyền nhuộm – hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm và các hóa chất gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, sức khỏe người lao động và tiêu dùng. Ví dụ như trong hồ sợi ngày càng sử dụng nhiều hóa chất độc hại đến nguồn nước, làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải khó xử lý vi sinh.

- Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may còn thấp. Các sản phẩm dệt may Việt Nam hiện nay còn chưa cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Băngladet. Trong đó, các yếu tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam đó là:

+ Giá bình quân của hàng dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn cao so với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Đơn cử, tại thị trường Mỹ, đơn giá bình quân hàng dệt may của Trung Quốc là 1,51 USD/m2, Indonesia: 2,59 USD/; Thái Lan là 2,13 USD/m2, Bangladesh: 2,15 USD/m2 và Ấn Độ: 1,87 USD/m2... còn đơn giá bình quân hàng dệt may Việt Nam là 3,03 USD/m2 cao

hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Giá sản phẩm cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đặc biệt là chất lượng hàng dệt may Việt Nam vẫn được đánh giá còn thấp hơn so với các nước khác. Vì vậy, đây sẽ là một bất lợi cho hàng dệt may Việt Nam nếu không tạo ra được những lợi thế cạnh tranh mới.

+ Thương hiệu sản phẩm hàng dệt may chưa khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu dưới hình thức gia công thuê cho nước ngoài nên phải sử dụng thương hiệu nước ngoài để tiếp cận thị trường tiêu dùng các nước nên hầu như người tiêu dung nước ngoài không biết đến đó là các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có thương hiệu riêng hết sức khiêm tốn, hầu hết chưa có sự đầu tư tương ứng cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Điều này thể hiện qua ngân sách chi cho hoạt động này còn thấp đặc biệt là chưa có một chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu. Trong các doanh nghiệp hoạt động dệt may, đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng thương hiệu cao nhất chiếm 4% tỷ trọng trên doanh thu còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ 0,1 – 1% trên doanh thu hàng năm trong khi đó trên thế giới thông thường nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thương hiệu chiếm ít nhất 10% doanh thu. (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp là xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Công ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE) còn hầu hết đều xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Nguyên nhân chính của tình trạng này đó là năng lực tài chính để quảng bá thương

hiệu sản phẩm ra nước ngoài của các doanh nghiệp dệt may không đủ lớn, các công ty lớn liên doanh nước ngoài chủ yếu không quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngoài.

+ Năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay vẫn còn chưa biết đến hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực ERP - một hệ thống giúp doanh nghiệp xây dựng một cách hiệu quả hoạt động sản xuất xuất khẩu của mình đồng thời đang được rất nhiều các đối thủ cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam áp dụng.

+ Thị trường lao động của ngành không ổn định dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp thường xuyên phải tuyển dụng lao động theo thời vụ, lao động tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo do đó doanh nghiệp thường phải mất chi phí đào lại nên chất lượng thường không cao ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự không ổn định nguồn nhân lực đã khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá nhân công để thu hút nguồn lao động gây lãng phí nguồn nhân lực làm cho chi phí sản phẩm tăng cao ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, tình trạng thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp dệt may cũng là nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm do chưa tạo ra được những sản phẩm có mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu.

+ Cơ sở vật chất trang thiết bị của ngành dệt may tuy đã có những tiến

bộ nhưng nhìn chung còn lạc hậu và chậm đổi mới. Mặc dù trong một vài năm gần đây, trong chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng hàng dệt may, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã chú trọng đánh kể đầu tư vào khâu nhuộm – hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị

hiện đại được đầu tư có chiều sâu như nhà máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quy Stork, máy in lưới phẳng Buser ở công ty Dệt May Thắng Lợi và Dệt 8/3, hệ thống xử lý trước – xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và công ty 28 song nhìn chung phần lớn ngành nhuộm – in hoa- xử lý hoàn tất của các sản phẩm dệt may Việt Nam còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Do đó, năng suất lao động không cao, chất lượng chưa thật tốt, sử dụng nhiều hóa chất thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các máy móc và thiết bị ngành dệt may sử dụng còn kém thân thiện với môi trường, gây ô nhiễm và mất nhiều chi phí trong công tác xử lý nước thải. Vì vậy, để có sự phát triển bền vững, đạt tăng trưởng kinh tế cao, ngành dệt may Việt Nam cần chuyển mạnh từ công nghệ và thiết bị truyền thông sang loại hình sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất sạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên.

- Hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước sản xuất hàng dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Băngladest, Campuchia, Ấn Độ. Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ. Ở trong nước, các doanh nghiệp dệt may luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động cho sản xuất, giá nhân công ngày càng cao dưới sức ép tăng lương tương xứng với các ngành khác. Ngoài ra, hàng dệt may Việt Nam còn gặp phải một số những bất lợi trên một số thị trường xuất khẩu. Đơn cử, tại thị trường Nhật Bản trong năm 2008, thuế suất của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này vẫn là 10%, trong khi 6 nước ASEAN khác (Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei và Thái Lan) đã được hạ xuống 0%

do đáp ứng được tiêu chí xuất xứ "hai công đoạn".(Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w