Đối thủ cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 61 - 64)

Ngành dệt may hiện nay trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng, hoạt động sản xuất và xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ với số lượng các doanh nghiệp tham gia tăng lên một cách nhanh chóng. Tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may mới được hơn 5 năm (2003 – 2008), nên tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh chưa nhiều, Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ hàng không sẽ gặp không ít những khó khăn khi tham gia vào một môi trường rộng lớn và sự cạnh tranh gay gắt.

Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các doanh nghiệp trong nước vốn đã có kinh nghiệm và quan hệ làm ăn lâu dài trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Điển hình như Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) không chỉ là một tập đoàn lớn trong nước mà Vinatex còn được biết đến là một trong những tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Trong quá trình hoạt động của mình, Vinatex luôn quan tâm tới việc đầu tư để đồng bộ hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, Vinatex đã thành lập các trung tâm hoặc công ty giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, thiết kế và kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hàng chục các công ty con, công ty cổ phần tham gia giao dịch để đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp này ngày càng lớn mạnh, có khả năng tài chính lớn phục vục cho hoạt động đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp này thường đã khẳng định được thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường trong nước do xây dựng được một hệ thống các chi

nhánh phân phối sản phẩm trên toàn quốc để giới thiệu sản phẩm. Đơn cử như các công ty: may Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Đức Giang, Thăng Long và các công ty dệt Thành Công, Dệt may Hà Nội, Phong Phú, Nam Định... là những tên tuổi đã được hầu hết người tiêu dùng biết đến và đã được kiểm nghiệm về mặt chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, đây là một khó khăn rất lớn đặt ra đối với Công ty khi muốn thâm nhập vào hệ thống phân phối trong nước.

Một điểm khác nữa trong quá trình cạnh tranh hiện nay đó là cùng với xu thế phát triển của mẫu mốt ngày nay, để nắm bắt và theo kịp được với nhu cầu và thị hiếu, hầu hết các doanh nghiệp trên đã có sự đầu tư cho công tác thiết kế thời trang và xác định phát triển thiết kế là tạo ra lợi thế riêng có và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt may sẽ ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.

Các doanh nghiệp nước ngoài

Đối thủ cạnh tranh của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ các nước vốn đã có kinh nghiệm và chiếm ưu thế lớn về xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Băng ladesh, Mỹ, EU…. và trong khối ASEAN là Inđônêsia. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh lớn của dệt may Việt Nam khi tại những nước này cũng có một phần lợi thế tương đồng với Việt Nam trong sản xuất hàng dệt may về một nguồn cung lao động lớn và giá rẻ. Các doanh nghiệp Trung Quốc thường có ưu thế mẫu mã sản phẩm phong phú, chất lượng đảm bảo và giá thành thấp. Đồng thời, Trung Quốc cũng là nhà cung cấp các mặt hàng quần áo trẻ em lớn nhất trên thế giới – mặt hàng Công ty xuất khẩu chính sang thị trường EU. Còn các doanh nghiệp Ấn Độ có ngành công nghiệp phụ liệu và đội ngũ thiết kế phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi từ nguồn nguyên liệu, thiết bị công nghệ hiện đại, quản lý doanh nghiệp tốt, tài chính mạnh… Bên cạnh đó, các sản phẩm của các nước này rất đa dạng, mẫu

mã luôn được thay đổi nên có thể đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng từ thấp đến cao.

Ngoài ra, Công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ phía các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may tại chính thị trường nước xuất khẩu. Bên cạnh các yếu tố cạnh tranh về giá, chất lượng mẫu mã sản phẩm, khả năng giới thiệu, quảng bá sản phẩm… thì sự cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn bởi đây là các doanh nghiệp có được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước và được người tiêu dùng tại thị trường đó bảo vệ. Do đó, đây sẽ là một trở ngại lớn khi thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Mặc dù, ngành dệt may Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty nói riêng vẫn có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhờ vào yếu tố lao động rẻ và phát triển ngành công nghiệp hóa dầu nên chủ động được nguyên liệu song vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước này khi mà các doanh nghiệp tại các quốc gia trên đã đi trước và nắm bắt được sự phát triển ngành dệt may đi đôi với công tác thiết kế thời trang cho sản phẩm. Đó sẽ là một bất lợi lớn hiện nay đối với công ty khi chưa có một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và nắm bắt kịp với xu hướng thời trang trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w