Kiểm định quan hệ nhân quả Granger:

Một phần của tài liệu Mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 40)

4. Kết quả nghiên cứu:

4.2 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger:

Trên cơ sở kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF, tiêu chuẩn AIC và tiêu chuẩn SBIC, kiểm định Granger được thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi của các biến của độ mở thương mại, dân số, lạm phát, FDI, vốn đầu tư cố định với tăng trưởng kinh tế. Kết quả kiểm định Granger được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Giả thuyết Ho Quan

sát

Thống kê F

p-value

lngdp không là nguyên nhân của biến động lnopenness

lnopenness không là nguyên nhân của biến động lngdp

27 0.29551

5.6452

0.863

0.059 lngdp không là nguyên nhân của biến

động lnpop

lnpop không là nguyên nhân của biến động lngdp 27 0.99335 253.1 0.609 0.000 lngdp không là nguyên nhân của biến

động lninflation

lninflation không là nguyên nhân của biến động lngdp 27 2.9534 15.572 0.228 0.000

lngdp không là nguyên nhân của biến động lnfdi

lnfdi không là nguyên nhân của biến động lngdp 27 13.367 4.8206 0.001 0.090

lngdp không là nguyên nhân của biến động d.lnk

d.lnk không là nguyên nhân của biến động lngdp 27 0.81758 7.1524 0.664 0.028

Kết quả kiểm định ở bảng 4.3 cho thấy giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của GDP thực không có ảnh hưởng đến sự thay đổi của độ mở thương mại được chấp nhận, điều này có nghĩa là GDP thực không tác động đến độ mở thương mại. Trong khi đó, giả thuyết độ mở thương mại không là nguyên nhân của biến động trong GDP thực bị bác bỏ ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Sự bác bỏ giả thuyết H0cho phép chúng ta kết luận rằng sự thay đổi của độ mở thương mại có ảnh hưởng đến sự thay đổi của GDP thực ở Việt Nam. Hay nói cách khác là tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế

Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ một chiều từ thay đổi của dân số đến sự thay đổi của GDP thực với mức ý nghĩa 1%. Với việc bác bỏ đồng thời giả thuyết H0là GDP thực không là nguyên nhân của

biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giả thuyết H0là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguyên nhân của biến động trong GDP thực cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 10%.

Ngoài ra, chúng ta còn tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều theo hướng từ lạm phát và vốn đầu tư trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)