Mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 30)

3. Mô hình và số liệu nghiên cứu:

3.2 Mô hình nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu của Michael Kwami Asiedu (2013) về mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Ghana

Tác giả sử dụng hàm sản xuất gộp và ứng dụng mô hình Vecto tự hồi quy (VAR) để ước lượng. Hàm sản xuất gộp có dạng:

Yt= f(A, K, L) (1)

Trong đó, Yt là GDP thực tại thời điểm t, A là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – total factor productivity) trong khi K và L là các yếu tố đầu vào vốn thông thường và lao động tương ứng. Ở đây, A thể hiện được năng suất các yếu tố tổng hợp của tăng trưởng sản lượng không được giải thích bằng việc gia tăng vốn và lao động được xác định bởi các nhân tố kinh tế

Vì vậy, ở Việt Nam và đối với vấn đề đó trong bài nghiên cứu này, chúng ta giả định rằng:

A = g(OPENNESS, POP, INFLATION, FDI). (2)

Thay phương trình (2) vào phương trình (1):

GDPt= h(OPENNESSt, POPt, INFLATIONt, FDIt, Kt, Lt) (3) Tuy nhiên, số liệu về lực lượng lao động làm việc tích cực không có sẵn (Ramirez, 2006), nhiều nghiên cứu thực nghiệm (ví dụ như Li và Liu, 2005; Vamvakidis, 2002; Pattillo và cộng sự, 2002) sử

dụng dân số như một đại diện cho lao động. Vì vậy, biến Lt đại diện cho lao động bị bỏ ra khỏi mô hình

Vì vậy, phương trình (3) trở thành:

GDPt= h(OPENNESSt, POPt, INFLATIONt, FDIt, Kt) (4) Sau khi thêm thành phần ngẫu nhiên của GDP vào phương trình (4), chúng ta có thể thể hiện các phương trình tăng trưởng trong một mô hình thực nghiệm rõ ràng như phương trình (5):

GDPt = 0 + 1OPENNESSt + 2POPt + 3INFLATIONt + 4FDIt +

5Kt+ t. (5)

Trong đó, t là sai số. Tất cả các biến khác đều đã được định nghĩa ở phần trước

Từ phương trình (5), phương trình của GDP thực của nền kinh tế Việt Nam được đưa về dạng log-linear như sau:

lnGDPt = 0 + 1lnOPENNESSt + 2lnPOPt + 3lnINFLATIONt +

4lnFDIt+ 5lnKt+ t (6)

Trong đó, ilà các hệ số co giãn

Mở cửa thương mại tăng cường tính cạnh tranh, thúc đẩy mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và do đó hiệu quả trong sản xuất và nó được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng GDP thực.

Một sự gia tăng trong dân số sẽ làm tăng quy mô thị trường và tăng tổng cầu trong nền kinh tế do đó tăng cường đầu tư và dẫn đến tăng trưởng. Bên cạnh đó, tăng trưởng dân số làm tăng lực lượng lao động ảnh hưởng đến nguồn cung lao động và sản lượng. Do đó, tăng trưởng dân số cũng được kỳ vọng tác động cùng chiều lên tăng trưởng GDP thực.

Tỷ lệ lạm phát (CPI hàng năm) là một sự phản ánh cho những bất ổn kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát cao thường có hại cho tăng trưởng bởi vì nó gia tăng chi phí vay và do đó làm giảm tỷ lệ đầu tư vốn. Lạm phát cũng có thể làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia bằng cách làm cho hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên đắt hơn. Vì vậy, hệ số tương quan của lạm phát được kỳ vọng sẽ mang dấu âm.

Hệ số tương quan của FDI được kỳ vọng mang dấu dương vì FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một nền kinh tế khan hiếm vốn bằng cách gia tăng khối lượng cũng như hiệu quả đầu tư vật chất (Romer 1986, Lucas 1988, Grosman & Helpman 1991, Baro & Salai-I- Martin 1995). Nói cách khác, FDI cung cấp vốn dài hạn với các công nghệ mới, khả năng quản lý và tiếp thị, điều đó lần lượt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo công ăn việc làm, tăng kỹ năng quản lý, đổi mới công nghệ (Asiedu, 2002). Ngoài ra, FDI có thể làm tăng đầu tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp FDI hoặc tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệp FDI.

Tổng vốn đầu tư trong nước (đại diện cho chứng khoán vốn) được kỳ vọng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng GDP thực.

Một phần của tài liệu Mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)