1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF

81 647 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AD Tổng cầu ADB Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development Bank ADF Kiểm ñịnh Augmented Dickey –Fuller BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BT Xây dựng-Chuyển gi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN LƯU VIẾT QUÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM

PHÁT Ở VIỆT NAM

chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan Luận văn cao học này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Nguồn số liệu nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1986 ñến năm 2012 ñược lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu ở ADB, IMF, GSO Đồng thời, luận văn chưa ñược công bố trong bất kỳ bài nghiên cứu nào Các thông tin, số liệu bài viết,

kỹ thuật xử lý mô hình là hoàn toàn ñáng tin cậy và trung thực

Tp.HCM, ngày 27 tháng 09 năm 2013

Tác giả Nguyễn Lưu Viết Quân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh ñã tận tình giảng dạy, truyền ñạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập Đại học và cao học tại trường

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng

ñã hướng dẫn tận tâm và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Sau cùng, tôi xin cảm ơn các thầy cô Hội ñồng bảo vệ xem xét, góp ý

ñể luận văn tôi ñược chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn sau khi ñược tốt nghiệp cao học

Chân thành cảm ơn!

Nguyễn Lưu VIết Quân

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn ñề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu 3

6 Kết cấu ñề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT 4

1.1 Lý thuyết cơ bản về ñầu tư công 4

1.1.1 Các khái niệm 4

1.1.1.1 Đầu tư công 4

1.1.1.2 Nguồn vốn ñầu tư của khu vực công 5

1.1.1.3 Ðối tượng ñầu tư công 5

1.1.2 Các lý thuyết về ñầu tư công 6

1.2 Lý thuyết cơ bản về lạm phát 8

1.2.1 Khái niệm lạm phát 8

1.2.2 Đo lường lạm phát 9

1.3 Mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát 12

1.3.1 Tác ñộng của ñầu tư công ñến lạm phát 12

1.3.2 Tác ñộng của lạm phát ñến ñầu tư công 14

1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát 16

1.4.1 Tác ñộng của lạm phát ñến ñầu tư công 16

1.4.2 Tác ñộng của ñầu tư công ñến lạm phát 18

1.5 Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT VIỆT NAM 23

2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai ñoạn 1986-2012 23

2.2 Thực trạng ñầu tư công ở Việt Nam giai ñoạn 1986-2012 26

2.2.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai ñoạn 1986-2012 26

2.2.2 Hiệu quả ñầu tư công ở Việt Nam giai ñoạn 1995-2012 31

2.2.3 Hạn chế của ñầu tư công 33

2.2.4 Nguyên nhân hạn chế 37

2.3 Mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 40

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

Trang 6

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 41

3.1 Phương pháp nghiên cứu 41

3.1.1 Kiểm ñịnh tính dừng 41

3.1.2 Ước lượng mô hình ECM và VAR 42

3.1.3 Kiểm ñịnh quan hệ nhân quả Granger trong mô hình ña biến 43

3.2 Mô hình kiểm ñịnh 44

3.2.1 Mô tả dữ liệu 45

3.2.2 Kiểm ñịnh tính dừng 46

3.2.3 Kiểm ñịnh tính ñồng liên kết và mối quan hệ trong dài hạn giữa ñầu tư công và lạm phát 47

3.2.4 Ước lượng mô hình VAR và ñộ trễ tối ưu 49

3.2.5 Kiểm ñịnh mối quan hệ nhân quả Granger giữa lạm phát và ñầu tư công 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 53

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

4.1 Kết luận 54

4.2 Kiến nghị 55

4.2.1 Đối với ñầu tư công 55

4.2.2 Đối với lạm phát 57

4.3 Hạn chế nghiên cứu của mô hình và hướng nghiên cứu tiếp theo 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 61

Tài liệu tham khảo 62

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AD Tổng cầu

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank) ADF Kiểm ñịnh Augmented Dickey –Fuller

BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

BT Xây dựng-Chuyển giao

BTO Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành

CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện ñại hóa

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ECM Mô hình sai số hiệu chỉnh (Error Correlation Model)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GSO Tổng cục thống kê (General Statistics Office)

ICOR Tỷ suất thâm dụng vốn trên ñơn vị sản lượng (Incremental Capital Output Ratio)

IMF Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTW Ngân hàng Trung ương

NPV Hiện giá dòng tiền ròng (Net Present Value)

NSNN Ngân sách nhà nước

PPP Hợp tác công tư (Public Private Partnerships)

VAR Mô hình Vector tự hồi quy (Vector Autoregression)

VND Việt Nam ñồng

USD Đô la Mỹ

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2.1 Tăng trưởng kinh tế và ICOR các thành phần kinh tế ở Việt

Nam giai ñoạn 1995-2012

31

3.1 Các biến của mô hình (1986-2012) 45 3.2 Thống kê mô tả các giá trị của các biến trong mô hình 46 3.3 Kết quả kiểm ñịnh tính dừng 46 3.4 Kết quả ước lượng mô hình ECM 48 3.5 Kiểm ñịnh tính ổn ñịnh 51 3.6 Kết quả kiểm ñịnh mối quan hệ nhân quả trong mô hình VAR 52

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

1.1 Đồ thị Tổng cung và Tổng cầu 14 2.1 Biểu ñồ tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1986 ñến năm 2012 23 2.2 Biểu ñồ cơ cấu vốn ñầu tư từ năm 1986 ñến năm 2012 27 2.3 Biểu ñồ tăng trưởng vốn ñầu tư từ năm 1995 ñến năm 2012 28 2.4 Cơ cấu vốn ñầu tư công theo nguồn tài trợ ñầu tư từ năm 1995 ñến năm

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn ñề tài

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam ñã ñạt ñược nhiều bước phát triển ñáng kể Kết quả của công cuộc ñổi mới ñã nâng cao thu nhập, chất lượng ñời sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung của cả xã hội Để ñạt ñược những thành tựu này, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn có phần ñóng góp rất lớn từ các chính sách ñiều hành của Chính Phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô Trong những chính sách này, ñầu tư công chiếm vai trò to lớn vì ñây là công cụ khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, là ñòn bẫy kinh tế, tạo ñiều kiện cho ñầu tư từ các khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, ñồng thời còn giúp phát triển các mặt về xã hội mà các thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia vào

Bên cạnh những thành công và ñóng góp tích cực vào quá trình phát triển ñất nước không thể phủ nhận, ñầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả ñầu tư Đầu tư công luôn ñi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức ñộ ngày càng nặng nề Đầu tư công và quản lý ñầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả ñầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: mất cân ñối vĩ mô trong ñó có cân ñối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh tốn, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập

Ngoài ra, lạm phát tại Việt Nam trong vòng mấy năm vừa qua ñều tăng khá cao Tình hình cho thấy lạm phát ñã, ñang và sẽ vẫn giữ mức cao trong tương lai gây ảnh hưởng lớn ñến ñời sống của người dân cũng như là gây khó khăn ñến việc thực thi các chính sách khác của Chính phủ Cho nên kiểm soát lạm phát là một trong những mối quan tâm hàng ñầu trong chính sách kinh tế vĩ mô

Vì thế việc kết hợp mục tiêu quản lý hiệu quả ñầu tư công và mục tiêu ổn ñịnh

Trang 11

lạm phát là một thách thức lớn và bài tốn khĩ cho nền kinh tế Việt Nam Từ thực trạng trên và với mong muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư cơng và lạm phát bằng cách xem xét tác động qua lại giữa đầu tư cơng và lạm phát, từ đĩ đưa ra những kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư cơng và ổn định lạm phát, nên tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa đầu tư cơng và lạm phát ở Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư cơng và lạm phát ở Việt Nam, được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể sau:

- Đầu tư cơng và lạm phát cĩ mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến trong ngắn hạn và trong dài hạn

- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm ổn định lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư cơng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đầu tư cơng; lạm phát và mối quan hệ giữa đầu tư cơng

và lạm phát

Khung lý thuyết dựa trên cơ sở lý thuyết về phân tích lạm phát và đầu tư cơng Giới hạn nghiên cứu là xoay quanh mối quan hệ giữa đầu tư cơng và lạm phát, tìm hiểu mối quan hệ nhân quả hệ giữa đầu tư cơng và lạm phát trong ngắn hạn lẫn dài hạn Do

đĩ đề khơng đi sau vào phân tích các nhân tố tác động đến đầu tư cơng và lạm phát

Khung lý phân tích dựa trên mơ hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mơ hình VAR Phạm vi thu thập dữ liệu: số liệu thứ cấp về chỉ số giá tiêu dùng, tổng sản phẩm quốc dân, đầu tư cơng, đầu tư tư nhân, cung tiền, tỉ giá hối đối, lãi suất cho vay thời gian từ năm 1986 đến năm 2012 qua số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam cơng bố

và các số liệu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng thể hiện qua mô hình kinh tế lượng

Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy ñồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mô hình VAR ñể nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa ñầu tư công và lạm phát ở Việt Nam

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu

Về mặt khoa học, nghiên mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát ở Việt Nam

Về mặt thực tiễn, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát ở Việt Nam sẽ giúp ñưa ra những giải pháp thích hợp nhằm ổn ñịnh lạm phát, nâng cao hiệu quả ñầu tư công

6 Kết cấu ñề tài:

Ngoài phần mở ñầu, kế luận và danh mục tài liệu tham khảo thì ñề tài gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về ñầu tư công và lạm phát

Chương 2: Đánh giá thực trạng ñầu tư công và lạm phát ở Việt Nam

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và kết quả kiểm ñịnh Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT

1.1 Lý thuyết cơ bản về ñầu tư công

1.1.1 Các khái ni ệm

1.1.1.1 Đầu tư công

Theo lý thuyết kinh tế học, ñầu tư công là việc ñầu tư ñể tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng

Trên thực tế, theo Bộ Tài chính Đan Mạch (2011), ñầu tư công chỉ ñược quan niệm bao gồm các hoạt ñộng ñầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước vào vốn vật chất (ñường sá, văn phòng, các công trình thủy lợi…)

Viện Chính sách kinh tế Hoa Kỳ (2011) lại cho rằng, ñầu tư là tất cả các khoản chi tiêu ngân sách cho các ñối tượng khác nhau trong nền kinh tế mà những khoản chi tiêu này có tác dụng kích hoạt hoặc thúc ñẩy chi tiêu của mọi thành phần kinh tế

Trong Niên giám thống kê Việt Nam, ñầu tư là “toàn bộ những chi tiêu ñể làm tăng, duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất ñịnh” Vốn ñầu tư thường ñược thực hiện qua các dự án ñầu tư và một số chương trình ñầu tư quốc gia với mục ñích chủ yếu là bổ sung tài sản cố ñịnh Đầu tư ñược ghi chép và thống kê theo các ngành, các cấp quản lý (Trung ương, ñịa phương) và theo nguồn vốn các thành phần kinh tế (ñầu tư Nhà nước, ñầu tư kinh tế ngoài Nhà nước và ñầu tư của khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài) Đầu tư cũng ñược thống kê theo giá thực tế và giá so sánh năm 1994 Như vậy, ñầu tư công (ñầu tư Nhà nước) bao gồm: ñầu tư ngân sách phân cho các bộ, ngành Trung ương và phân cho các ñịa phương; ñầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; ñầu tư của DNNN

Theo quan ñiểm của tác giả ñầu tư công gồm các khoản ñầu tư từ khu vực nhà nước và DNNN tiến hành

Trang 14

1.1.1.2 Nguồn vốn ñầu tư của khu vực công

Theo phân loại của Tổng cục thống kê thì nguồn vốn ñầu tư Nhà nước bao gồm: vốn NSNN, vốn vay và vốn DNNN Nguồn vốn ñầu tư của nhà nước (Ngô Lý Hoá, 2008) ñược xác ñịnh theo công thức sau:

Ig = (T– Cg) + Fg

Cg là các khoản chi tiêu của khu vực nhà nước không kể chi ñầu tư Chênh lệch giữa khoản thu và chi này là tiết kiệm của khu vực nhà nước;

Fg là các khoản viện trợ và vay nợ từ nước ngoài vào khu vực nhà nước

Dựa vào ñẳng thức trên, ta thấy ñầu tư của khu vực nhà nước ñược tài trợ bởi ba nguồn:

Th ứ nhất là tiết kiệm của khu vực nhà nước, bằng các khoản thu về ngân sách

nhà nước trừ cho các khoản chi thường xuyên Trong trường hợp các nước kém phát triển thì khoản tiết kiệm này rất khiêm tốn, không ñủ ñáp ứng nguồn vốn ñầu tư lớn cho phát triển, nhất là vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Th ứ hai là khả năng huy ñộng vốn của khu vực nhà nước từ khu vực doanh nghiệp và cá nhân hoặc các tổ chức tài chính trung gian Hình thức huy ñộng này ñược thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của nhà nước

Th ứ ba là nguồn vốn giúp ñỡ từ nước ngoài Nguồn này có vai trò khá quan trọng ñối với các nước kém phát triển Các nguồn từ nước ngoài thường dưới dạng viện trợ hoặc nợ

1.1.1.3 Ðối tượng ñầu tư công

Trong một nền kinh tế, tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức và vì vậy cũng có nhiều loại ñầu tư Có 3 loại ñầu tư chính sau:

Trang 15

Đầu tư vào tài sán cố ñịnh: là ñầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương

tiện vận tải, … Đầu tư dưới dạng này chính là ñầu tư nâng cao năng lực sản xuất Khả năng ñạt ñược tốc ñộ ñầu tư công cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào ñầu tư loại này

Đầu tư vào tài sán lưu ñộng: tài sản lưu ñộng là những nguyên vật liệu thô, bán

thành phẩm ñược sử dụng hết sau mỗi quá trình sản xuất Ngoài ra, tài sản lưu ñộng cũng có thể là thành phẩm ñược ñơn vị ñó sản xuất ra mà chưa ñem ñi tiêu thụ hết Như vậy, lượng ñầu tư vào loại tài sản này chính là sự thay ñổi về khối lượng của các hàng hoá này trong một thời gian nhất ñịnh Và khi họ ñầu tư vào loại tài sản này, ñơn

vị sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách: (1) ñầu tiên ñể tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý, giao tiếp và phân phối; (2) ñồng thời nhằm ñảm bảo vật tư sản xuất luôn có sẵn khi cần

Đầu tư khác: là tất cả các khoản ñầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát

triển của xã hội, nâng cao trình ñộ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường Những bộ phận chính của vốn ñầu tư khác bao gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng ñồng như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội; Vốn ñầu tư cho các hoạt ñộng nghiên cứu khoa học và phát triển ñào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Xét trên tổng thể nền kinh tế thì có một dạng ñầu tư vào các tài sản cố ñịnh rất quan trọng, ñó là ñầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần lớn lượng ñầu tư vào cơ sở hạ tầng do nhà nước ñảm nhận Tuy nhiên, trong nền kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư nhân

và khu vực nước ngoài cũng tham gia ñầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp (ví dụ như BOT, BTO, BT, PPP, ) Đặc ñiểm của ñầu tư vào các loại hàng hoá công là nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn nên thường do nhà nước ñảm trách Tuy nhiên, ñầu tư vào kết cấu hạ tầng có tác ñộng thức ñẩy ñầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển

Trang 16

1.1.2 Các lý thuy ết về ñầu tư công

Quan ñiểm của trường phái tân cổ ñiển cho rằng nhà nước không nên can

thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và lao ñộng… mà sự vận ñộng của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này Trường phái này khẳng ñịnh một trong các ưu ñiểm kinh tế thị trường là sự phân bổ nguồn lực một cách tự ñộng Đầu tư là một hình thức phân bổ nguồn lực trong các hình thức ñó - phân bổ vốn trong nền kinh tế

Theo lý thuyết này, các ñơn vị sản xuất trong quá trình tối ña hoá lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm cơ hội ñầu tư tốt nhất cho chính mình, và như vậy nhà nước không cần phải can thiệp ñể giúp doanh nghiệp có cơ cấu ñầu tư hợp lý Tổng hợp cơ cấu ñầu tư của các ñơn vị sản xuất này sẽ hình thành nên cơ cấu ñầu tư của nền kinh tế và ñó là cơ cấu hợp lý Vai trò của nhà nước trong trường hợp này chỉ là cung cấp các hàng hoá công cần thiết cho nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội

mà thị trường không thể tự ñáp ứng ñược

hoàn hảo nên sự tự thân vận ñộng của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu Trong trường hợp này, nhà nước phải là người tổ chức cung cấp thông tin tốt ñể thị trường hoạt ñộng tốt hơn Mặt khác, ở hầu hết các nước ñang phát triển, do nền kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh

mẽ ñể thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñòi hỏi phải có sự can thiệp Nhà nước trong việc phân bổ các nguồn lực hạn chế rủi ro, mất cân ñối trong nền kinh

tế và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển

Quan ñiểm về sự phát triển cân ñối hay không cân ñối

Thuy ết tăng trưởng cân ñối (Paul Rosenstein - Rodan, 1961) tăng trưởng cân

ñối mô tả sự tăng trưởng cân ñối giữa các ngành trong nền kinh tế Ông ñề xuất nên hướng ñầu tư cùng lúc vào nhiều ngành ñể tăng ñồng thời cung và cầu nhiều sản phẩm bằng cách tăng thu nhập của lao ñộng trong những ngành này Sự phát triển các ngành

Trang 17

công nghiệp chế biến ñòi hỏi lượng ñầu tư lớn trong một thời gian dài, từ ñó phát sinh nhu cầu phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất lẫn phục vụ tiêu dùng Ý tưởng về “cú huých” lập luận rằng, sự gia tăng ñột ngột về ñầu tư có thể làm cho mức tiết kiệm tăng bởi vì sự gia tăng ñột ngột của thu nhập “Cú huých” này biểu hiện thông qua các hoạt ñộng của chính phủ và cũng là mục tiêu của viện trợ nước ngoài Cũng theo Paul Rosenstein - Rodan, mục ñích của viện trợ nước ngoài cho các nước kém phát triển là ñẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế ñến một ñiểm mà ở ñó tốc ñộ ñầu tư công mong muốn có thể ñạt ñược trên nền tảng tự duy trì, không phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài

Thuy ết tăng trưởng không cân ñối (Hirchman, 1958) ñưa ra một mô hình trái

ngược với thuyết tăng trưởng cân ñối, ông cho rằng sự mất cân ñối giữa cung và cầu tạo ra ñộng lực cho nhiều dự án mới Theo ñó, phần lớn vốn ñầu tư của nhà nước cho những ngành công nghiệp trọng ñiểm, sẽ tạo cơ hội cho những ngành khác, từ ñó khuyến khích làn sóng ñầu tư thứ hai Những ngành ñược chọn ñể ñầu tư nên ñược ñánh giá căn cứ vào mối liên hệ giữa ngành ñó với các ngành liên quan theo “chuỗi giá trị”, tức là khả năng tạo ra những ngành mới làm ñầu ra hay cung cấp ñầu vào cho những ngành ñược chọn ñể ñầu tư Hirchman chấp nhận có sự can thiệp của nhà nước nhưng ông cho rằng ý tưởng “cú huých” là không khả thi mà thay vào ñó, sự phát triển tốt nhất là ñược tạo ra từ những mất cân ñối như thế Do nguồn vốn có hạn, chính phủ không thể bảo ñảm ñầu tư một cách rải ñều cho tất cả các ngành mà nên phát triển một ngành nào ñó ñể tạo ñiều kiện ñể ngành khác phát triển

Mặt khác, nền kinh tế nước ta ñang ở trình ñộ rất thấp, cơ bản là nền kinh tế nông nghiệp, trình ñộ khoa học kỹ thuật lạc hậu ñòi hỏi phải có vai trò chủ ñộng của nhà nước trong việc ñịnh hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền ñề nhất ñịnh như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực … ñể thức ñẩy phát triển kinh

tế

1.2 Lý thuyết cơ bản về lạm phát

Trang 18

1.2.1 Khái ni ệm lạm phát

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả chung theo thời gian (Mankiw, 2003) Trong quan ñiểm này thì lạm phát không phải là hiện tượng giá của một vài hang hóa nào ñó tăng lên, cũng không phải giá cả chung tăng lên một lần Như vậy, lạm phát là sự tăng giá liên tục theo thời gian

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của ñồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Thông thường theo nghĩa ñầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của ñơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm

vi thị trường toàn cầu

Về mặt tính toán, lạm phát là phần trăm thay ñổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo từng giai ñoạn

Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá chung hiện tại so với mức giá chung ở thời ñiểm gốc

Không tồn tại một phép ño chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ

số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó ñược thực hiện Để ño lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng hai chỉ số giá ñể ño lường Đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hay còn gọi lả chỉ số giá Laspeyres và GDP ñiều chỉnh (GDP deflator) hay còn gọi là chỉ số giá Paasche Sự khác biệt duy nhất giữa hai chỉ số này là quan

Trang 19

ñiểm của rổ hàng hóa làm trọng số tính toán

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là tỷ số phản ánh giá cả của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với năm gốc Nghĩa là rổ hàng hóa ñược lựa chọn ñể tính giá là không thay ñổi qua nhiều năm Do ñó CPI có một số nhược ñiểm cơ bản sau:

- CPI chỉ dựa trên một rổ hàng hóa do ñó mức ñộ bao phủ của CPI ñến tất cả các loại hảng hóa bị hạn chế Điều này lảm cho CPI không phản ánh hết biến ñộng giá của hàng hóa trên nền kinh tế

- Trọng số của các hàng hóa trong rổ hàng hóa dựa chủ yếu vào tỷ phần chi tiêu của một số loại hàng hóa cơ bản của người dân thành thị vào năm gốc do ñó không phản ánh ñúng và ñầy ñủ cơ cấu chi tiêu của toản xã hội

- Trọng số của các hàng hóa trong rổ hàng hóa là cố ñịnh theo năm gốc nên không phản ánh ñược sự biến ñổi trong cơ cấu hảng hóa tiêu dùng theo thời gian

GDP deflator là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước Chỉ số ñiều chỉnh GDP cho biết một ñơn vị GDP ñiển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá cả của năm cơ sở GDP deflator phản ánh sự biến ñộng GDP danh nghĩa do sự biến ñộng của giá (cơ sở ñể ñánh giá lạm phát)

Khác với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), GDP deflator ñược tính trên giỏ hàng hóa thay ñổi do vậy nó phản ánh ñược sự thay thế giữa các hàng hóa, dịch vụ với nhau Mặc dù vậy nó lại không phản ánh ñược sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng hóa nào ñó CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn GDP deflator phản ánh giá cả của hàng hóa do doanh nghiệp, chính phủ mua Vì thế GDP deflator ñược coi là phản ánh ñúng hơn mức giá chung

GDP deflator chỉ phản ánh mức giá của những hàng hóa sản xuất trong nước còn CPI phản ánh mức giá của hàng hóa nhập khẩu Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và GDP deflator không lớn Về mặt lý thuyết,

Trang 20

CPI thường phóng ñại mức giá sinh hoạt trong khi GDP deflator có xu hướng ñánh giá thấp mức giá này (Phạm Chung và Trần Văn Hùng, 2002)

Chính vì sự thiếu hoàn hảo của hai chỉ số trên mà I.Fisher ñã ñề nghị một chỉ số dung hòa hai chỉ số CPI và GDP deflator bằng cách lấy trung bình nhân giữa chúng Chỉ số này gọi là Fisher (Fisher index) Tuy nhiên, ý tưởng này của Fisher ñòi hỏi nhiều giả ñịnh mà hai chỉ số CPI và GDP deflator không thỏa mãn ñó là khả năng ñảo ngược thời gian và ñào ngược nhân tố Có một số trở ngại như chỉ số này yêu cầu phải

có ñầy ñủ cả CPI và GDP deflator

Tóm lại, có nhiểu cách ñể ño lường lạm phát và nó tùy thuộc vào chỉ số giá chung nào của nền kinh tế ñược áp dụng Do ñó, việc phân tích lạm phát phải dựa trên nhiều chỉ số ñối chứng khác nhau và trong một bối cảnh thời gian tương ñối dài ñể tránh các nhận ñịnh nhất thời

Công thức tính các chỉ số giá:

Cách 1: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer price index):

o i ' o i n i

o i

' t i n i

q p

q p

1 1

t i ' t i n i

q p

q p

1 1

' o i n i

o i ' t i n i

q p

q p

1 1

' o i n i

t i ' t i n i

q p

q p

1 1

Trang 21

1.3 Mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát

1.3.1 Tác ñộng của ñầu tư công ñến lạm phát

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ chủ yếu trong việc ñiều tiết nền kinh tế vĩ mô Do vậy, ñể ñạt ñược mục tiêu ổn ñịnh kinh tế vĩ mô và kiểm soát ñầu tư công và lạm phát thì cần thiết phải có sự phối hợp ñồng bộ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Tùy theo từng trường hợp cụ thể của nền kinh tế mà chính sách tài khóa “mở rộng” hay “thắt chặt” kết hợp với chính sách tiền tệ “thắt chặt” hay

“nới lỏng” ñược thực hiện

Chính sách tài khóa: là các quyết ñịnh của chính phủ về chi tiêu (G) và thuế ròng (T) ñể ñiều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế Những thay ñổi về mức ñộ, thành phần của thuế và chi tiêu Chính phủ có thể ảnh hưởng ñến các biến số của nền kinh tế như: tổng cung, tổng cầu và mức ñộ hoạt ñộng kinh tế, phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập

Chi tiêu Chính phủ (G) bao gồm: chi tiêu dùng công (Cg), chi ñầu tư công (Ig)

và chi chuyển nhượng (Tr)

Khi nền kinh tế bị lạm phát cao, ñể giảm lạm phát chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tức là sẽ giảm tổng cầu Có 3 cách ñể giảm tổng cầu: giảm ñầu

tư công và giữ nguyên thuế, hoặc tăng thuế và giữ nguyên ñầu tư công, hoặc giảm ñầu

tư công và tăng thuế

Trường hợp giảm ñầu tư công và giữ nguyên thuế: khi ñầu tư công giảm sẽ tác ñộng làm cho tổng cầu (AD) giảm, khi tổng cầu hàng hóa tức là nhu cầu của người dân ñối với hàng hóa giảm làm cho giá hàng hóa giảm theo, từ ñó làm giảm áp lực lạm phát

Trường hợp tăng thuế và giữ nguyên ñầu tư công: khi thuế tăng làm cho thu nhập khả dụng (Yd) của người dân giảm do phải nộp thuế cao hơn trong ñiều kiện mức thu nhập không ñổi, từ ñó làm cho chi tiêu tiêu dùng giảm (do C = Yd - tiết kiệm (S)), khi chi tiêu cho tiêu dùng giảm kéo theo tổng cầu giảm và do ñó tạo áp lực làm giảm

Trang 22

giá hàng hóa và khiến cho lạm phát giảm theo

Trường hợp vừa giảm ñầu tư công vừa tăng thuế: khi kết hợp giảm ñầu tư công

và tăng thuế sẽ cho kết quả là cộng hưởng của hai trường hợp nêu trên làm cho tổng cầu giảm mạnh hơn, kéo theo giá cả hàng hóa giảm nhiều hơn và tạo áp lực giảm lạm phát nhiều hơn

nhằm tác ñộng ñến lượng cung ứng tiền và lãi suất cơ bản ñể ñiều tiết vĩ mô ổn ñịnh nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng Để tác ñộng ñến khối lượng tiền giao dịch NHTW sử dụng 3 công cụ chủ yếu ñó là: công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, công cụ tỷ suất chiết khấu, công cụ nghiệp vụ thị trường mở Vậy khi muốn giảm tỷ lệ lạm phát, NHTW sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng tỷ suất chiết khấu hoặc bán ra các chứng khoán có giá trên thị trường tự do ñể thu tiền về hoặc có thể sử dụng kết hợp các công

cụ này với nhau ñể tạo ra tác ñộng mạnh hơn

Khi nền kinh tế bị lạm phát cao, NHTW sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp, bằng cách tác ñộng trực tiếp ñến cung tiền tệ làm giảm khối tiền giao dịch (M2) trong lưu thông làm tăng lãi suất từ ñó tác ñộng làm giảm ñầu tư công trong nền kinh tế khiến cho tổng cầu hàng hóa giảm, làm giảm sản lượng thực tế về mức như mong ñợi

Ph ối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa:

Chính sách tài khóa liên quan ñến tác ñộng tổng thể của ngân sách ñối với hoạt ñộng kinh tế Trong khi ñó, chính sách tiền tệ chủ yếu tập trung vào ổn ñịnh tiền tệ; ñầu tư công; tạo việc làm và cân bằng cán cân thanh toán có tác dụng kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn Nếu chỉ có chính sách tiền tệ thì lạm phát khó có thể ñược kiểm soát về dài hạn Vì vậy thông thường, NHTW sẽ kết hợp nhịp nhàng hoạt ñộng hai chính sách này ñể vừa giải quyết ñược các mục tiêu trước mắt, vừa kiểm soát lạm phát

về lâu dài

Theo lý thuyết thì ñể kiềm chế lạm phát Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp hay chính sách tiền tệ thu hẹp hoặc kết hợp cả hai chính sách này ñể tăng

Trang 23

ADP1

Hình 1.1: Đồ thị Tổng cung và Tổng cầu

1.3.2 Tác ñộng của lạm phát ñến ñầu tư công

Lạm phát luôn là một vấn ñề rất nhạy cảm và nó tác ñộng rất lớn ñến nền kinh tế nói chung và hoạt ñộng ñầu tư công nói riêng Lạm phát cao sẽ dẫn ñến một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và nó sẽ gây ra một hậu quả rất lớn Khi lạm phát tăng lên trong thời kì nào thì nó sẽ làm cho lãi suất có xu hướng tăng Điều này có thể giải thích như sau:

Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa cho thấy ñể duy trì lãi suất thực không ñổi, tỷ lệ lạm phát tăng ñòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng

Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát

Trang 24

Lãi suất danh nghĩa hay lãi suất cho vay lại chính là chi phí sử dụng vốn do ñó khi tăng lãi suất, hiệu quả ñầu tư công sẽ thay ñổi theo chiều hướng xấu

Lạm phát ñã tác ñộng trực tiếp ñến các khoản chi phí của ñầu tư công Nếu mức lạm phát càng cao thì khối lượng vốn ñầu tư công ñể thực hiện thi công xây lắp các công trình trong tương lai càng cao so với lượng tính theo thực tại Lạm phát càng tăng làm nhu cầu tiền mặt tăng và do ñó hiệu quả dự án ñầu tư công càng thấp

Ta có thể ñánh giá hiệu quả tài chính của dự án ñầu tư công thông qua hệ thống các chỉ tiêu như: chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần, tỷ suất sinh lời cho vốn ñầu

tư, tỷ suất hoàn vốn nội bộ … Giả sử ta dùng chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án ñể ñánh giá hiệu quả tài chính của dự án Chỉ tiêu này cho phép ñánh giá ñầy ñủ quy mô lãi của

cả ñời dự án Thu nhập thuần của dự án tại một thời ñiểm (ñầu thời kỳ phân tích – PV hay cuối thời kỳ phân tích – FV) là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả ñời dự án sau khi ñã ñược ñưa về cùng một thời ñiểm (PV hay FV) Thu nhập thuần của dự án ñược tính chuyển về mặt bằng hiện tại ñầu thời kỳ phân tích, ký hiệu NPV (Net Present Value) ñược xác ñịnh theo công thức:

i

i i

r

C r

B

0

Trong ñó:

Bi: Khoản thu của năm i

Ci: Khoản chi phí của năm i (không bao gồm khấu hao và lãi vay)

n: Số năm hoạt ñộng của ñời dự án

r: Tỷ suất chiết khấu ñược chọn

Giả sử, với tỷ suất chiết khấu r ta tính ñược NPV dương, tức là dự án ñầu tư công có hiệu quả tài chính Nhưng do lạm phát tăng, lãi suất vốn vay cũng tăng lên, r tăng lên thành r1, lúc này NPV có thể vẫn dương nhưng ñã bị giảm hoặc trong trường hợp xấu thì NPV có thể âm Một khi dự án ñang ñược thực hiện thì chủ ñầu tư bắt buộc phải chấp nhận ñiều này và tìm ra giải pháp khắc phục ñể giảm hậu quả gây rối loạn

Trang 25

các dự án Nhiều dự án còn phải tạm ngừng triển khai gây nguy hại ñến nền kinh tế Còn khi dự án mới chỉ trong giai ñoạn chuẩn bị ñầu tư thì bắt buộc chủ ñầu tư phải tìm hướng phát triển khác hoặc ñiều chỉnh lại giá trị của dự án

Như vậy, lạm phát ñã ảnh hưởng ñến hiệu quả ñầu tư công, làm giảm hiệu suất các dự án ñầu tư công ñang hoạt ñộng

1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát

Hiện nay, trên thế giới ñã có nhiều tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa ñầu

tư và lạm phát, dưới ñây tác giả xin trình bày tóm lược một vài nghiên cứu ñiển hình về vấn ñề này

1.4.1 Tác ñộng của lạm phát ñến ñầu tư công

- Barro (1995) sử dụng mô hình hồi qui ña biến ñể nghiên cứu tác ñộng của lạm phát ñến ñầu tư và tăng trưởng kinh tế với dữ liệu bảng của 100 quốc gia từ năm 1960 ñến năm 1990 Tác giả ñã kết luận việc giảm tăng trưởng kinh tế xảy ra do giảm trong

xu hướng ñầu tư ñó là kết quả của lạm phát Ông tiếp tục cho thấy sự gia tăng lạm phát trung bình 10% mỗi năm dẫn ñến giảm tỷ lệ ñầu tư so với GDP là 0,4-0,6% và việc giảm ñầu tư sẽ làm giảm GDP 0,2-0,3% mỗi năm Vì vậy, lạm phát làm giảm mức ñộ ñầu tư và do ñó việc giảm ñầu tư ảnh hưởng xấu ñến tăng trưởng kinh tế

- McClain và Nichols (1994) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ñể kiểm tra một mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và ñầu tư bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của Hoa Kỳ trong giai ñoạn 1929-1987 Điều ngạc nhiên, tác giả thấy rằng ñầu tư và lạm phát có tương quan dương với nhau Tác giả cho rằng phát hiện này là phù hợp, với việc giải thích rằng hiệu ứng thu nhập của lạm phát làm gia tăng tiết kiệm, hiệu ứng Fisher không ñầy ñủ làm giảm chi phí thực của quỹ, và biến ñộng giá trái phiếu do lạm phát làm gia tăng giá trị thực của công ty, tất cả dẫn ñến ñầu tư thực tăng cao

- Min Li (2007) sử dụng mô hình VAR ña biến và phương pháp tiếp cận VECM

ñể ñiều tra tác ñộng ngắn hạn và dài hạn của lạm phát ñến ñầu tư và tăng trưởng kinh tế cho một mẫu của 50 quốc gia (19 phát triển và 31 nước ñang phát triển) từ năm 1957

Trang 26

ñến năm 2007 Tác giả kết luận rằng hiệu quả ñầu tư là kênh mà qua ñó lạm phát ảnh hưởng phi ñến tuyến tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, tác giả nhận thấy sức mạnh của hiệu ứng lạm phát khác nhau ñáng kể giữa các quốc gia Về hiệu quả thực tế, lạm phát

có vai trò không ñáng kể trong các nước có môi trường lạm phát thấp, nhưng ñóng vai trò rất quan trọng ở những nước có tỷ lệ lạm phát trung bình và cao Qua phân tích chuỗi thời gian cho thấy có sự tương tác dài hạn và ngắn hạn giữa lạm phát, ñầu tư và tăng trưởng, nhưng tác ñộng của lạm phát ñến ñầu tư và tăng trưởng là mạnh hơn trong dài hạn

- Piotr Ciżkowicz, Andrzej Rzońca (2010) ñã dùng mô hình hồi qui ña biến ñể nghiên cứu mối quan hệ giữa sự tăng trưởng của ñầu tư tư nhân và lạm phát tại 21 quốc gia OECD với dữ liệu bảng thu thập từ năm 1960 ñến năm 2005 Các biến ñưa vào mô hình bao gồm: tỉ lệ lạm phát, tốc ñộ tăng trưởng của ñầu tư tư nhân, tốc ñộ tăng trưởng của ñầu tư công, tăng trưởng GDP thực, lãi suất dài hạn danh nghĩa, giá tương ñối của

tư liệu sản xuất

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, mối quan hệ giữa lạm phát và ñầu tư mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê Khi lạm phát có giá trị dưới 2,5%, mối quan hệ không ổn ñịnh Sự gia tăng lạm phát trong khoảng trên 3,0% có tác ñộng âm ñến ñầu

tư Hơn nữa, tác ñộng biên của lạm phát là lớn nhất khi nó nằm trong phạm vi khoảng 3,0-5,5% và giảm khi tiếp tục gia tăng lạm phát Mối quan hệ âm giữa lạm phát và ñầu

tư không chỉ giới hạn ở phạm vi tỉ lệ lạm phát nhất ñịnh, mà có thể có một tác ñộng âm mạnh mẽ ñến ñầu tư khi mức ñộ ban ñầu của lạm phát thấp Kết quả cũng cho thấy tác ñộng của lạm phát ñến ñầu tư có thể là nguồn gốc của bản chất phi tuyến của mối quan

hệ giữa tăng trưởng GDP và lạm phát ñược xác ñịnh trong các nghiên cứu thực nghiệm trước ñây

- Nasir Iqbal and Saima Nawaz (2010) sử dụng mô hình hồi qui ña biến ñể ño lường tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế với khả năng của hai mức ngưỡng cho Pakistan và mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và ñầu tư sử dụng dữ liệu

Trang 27

hàng năm 1961-2008 Các biến trong mô hình bao gồm: tốc ñộ tăng trưởng GDP thực,

tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ ñầu tư trên GDP, tốc ñộ tăng trưởng dân số, cung tiền (M2) trên GDP, ñộ mở thương mại trên GDP

Kết quả cho thấy lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ phi tuyến với hai ngưỡng (6% và 11%) Sự tồn tại của hai ngưỡng này, phân chia phạm vi lạm phát thành ba loại tức là lạm phát thấp, lạm phát vừa phải và lạm phát cao Lạm phát dưới ngưỡng ñầu tiên (6%) tác ñộng tăng trưởng kinh tế không ñáng kể Ở mức giá vừa phải của lạm phát, giữa hai mức ngưỡng (6% ñến 11%) tác ñộng của lạm phát ñến tăng trưởng mang dấu âm và mạnh mẽ Ở mức cao của lạm phát, trên ngưỡng thứ hai (trên 11%), tác ñộng biên của lạm phát ñến tăng trưởng giảm dần nhưng vẫn còn mang dấu

âm ñáng kể Các nghiên cứu trước ñây cho thấy chỉ có một mức ngưỡng mà lạm phát gây trở ngại cho tăng trưởng, nhưng sau ñó lạm phát không có tác dụng ñáng kể hoặc thậm chí tác ñộng dương vào tăng trưởng, trong khi nghiên cứu này ñã phát hiện một mức ngưỡng thứ hai cho Pakistan

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là ñể khám phá mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và ñầu tư Đầu tư là một trong những kênh có thể thông qua lạm phát ñể tác ñộng lên tăng trưởng kinh tế và phân tích cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này chỉ với một ngưỡng 7% Tĩ lệ lạm phát dưới mức ngưỡng có tác ñộng dương nhưng không ñáng kể, trong khi ở trên mức ngưỡng có tác ñộng âm và có ý nghĩa mạnh mẽ ñến ñầu tư

1.4.2 Tác ñộng của ñầu tư công ñến lạm phát

- Barkley Rosser (1983) ñã sử dụng phân tích hồi ñể ño lường tác ñộng của ñầu

tư cơ sở hạ tầng ñến lạm phát tại Saudi Arabia, dữ liệu ñược lấy giai ñoạn 1970-1980 Rosser ñã phát hiện rằng khi ñầu tư cơ sở hạ tầng tăng thì sẽ làm giảm áp lực lên lạm phát tại Saudi Arabia Nghiên cứu về vấn ñề trên của Rosser ñã thu hẹp, chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí nhà ở bằng cách cấp tín dụng cho lĩnh vực nhà ở Thuật ngữ "cơ

sở hạ tầng" của Rosser bao gồm các khoản cho vay của Quỹ Phát triển bất ñộng sản và

Trang 28

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Saudi Arabian Quỹ phát triển bất ñộng sản không thực sự ñầu tư vào cơ sở hạ tầng, nó chủ yếu chịu trách nhiệm tài trợ một phần ñáng kể cho nhà ở cá nhân và nhà ở thương mại Tác ñộng của khoảng 140.000 khoản vay tín dụng ñược cấp trong thời gian 1970-1980 ñã chấm dứt tình trạng thiếu nhà ở và nhà thuê ở Saudi Arabian Điều ñó ñã làm cho chi phí nhà ở giảm 30%, từ ñó làm giảm lạm phát

- Robert E.Looney (1990) ñã ước lượng mô hình hồi qui ña biến cho Saudi Arabia nhằm mục ñích ño lường tác ñộng của ñầu tư công ñến lạm phát Số liệu ñược tổng hợp theo năm từ năm năm 1960 ñến năm 1985 Để ño lường lạm phát tác giả ñã

sử dụng cả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số GDP hiệu chỉnh (GDP deflator) Tương ứng với mỗi chỉ số, tác giả ñã xây dựng hàm hồi qui ña biến ñộc lập Hàm hồi qui tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ñược xây dựng với sáu biến: chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng kỳ vọng, chỉ số xuất khẩu công nghiệp, GDP thực, ñầu tư công và ñầu tư công tạm thời Kết quả nghiên cứu cho thấy ñầu tư công tác ñộng âm ñến lạm phát Hàm hồi qui tương ứng với chỉ số GDP hiệu chỉnh (GDP deflator) ñược xây dựng với bảy biến: chỉ số GDP hiệu chỉnh, chỉ số GDP hiệu chỉnh kỳ vọng, chỉ số xuất khẩu công nghiệp, tổng cung tiền (M1), GDP thực, ñầu tư công và ñầu tư công tạm thời Nghiên cứu này cho kết quả tương tự với hàm hồi qui tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng

Như vậy, các nghiên cứu trên của các tác giả ñều ñi ñến kết luận mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát là mối quan hệ âm Tùy nghiên cứu mà ñầu tư công tác ñộng ñến lạm phát hoặc lạm phát tác ñộng ñến ñầu tư công Nhưng ña số các nghiên cứu khẳng ñịnh rằng lạm phát tác ñộng âm ñến ñầu tư công

1.5 Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu

Từ những ñánh giá trên cho thấy nhiều vấn ñề liên quan ñến phương pháp ước lượng cần ñược giải quyết ñể tăng ñộ tin cậy của kết quả thực nghiệm Đặc biệt cần chú trọng ñến sự tương thích của nguồn dữ liệu và mô hình ñể qua ñó lựa chọn mô

Trang 29

hình thực nghiệm hợp lý

Từ những lý thuyết kinh tế đến thực tiễn nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư cơng và lạm phát của các quốc trên thế giới đều đi đến kết luận chung là cĩ sự tác động qua lại giữa đầu tư cơng và lạm phát Điển hình là nghiên cứu của Robert E.Looney (1990) đã xem xét mối quan hệ giữa sự tăng trưởng của đầu tư cơng và lạm phát tại Saudi Arabia với dữ liệu được thu thập từ năm 1960 đến năm 1985

Bài nghiên cứu của tơi sẽ dựa trên các mơ hình nghiên cứu trước đây, trong đĩ biến đầu tư cơng được đưa trực tiếp vào mơ hình và cĩ mối quan hệ với lạm phát, bao gồm những biến sau đây:

Biến thứ nhất là tăng trưởng kinh tế (GDP) Đưa biến GDP vào mơ hình để kiểm sốt mức giá trong mối quan hệ với cung tiền, phù hợp với thuyết định lượng tiền

tệ

Biến thứ hai và thứ ba là tốc độ tăng trưởng của đầu tư cơng (GI) và tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân (PI) Lý do đưa hai biến này vào là để đo lường hiệu ứng các yếu tố tài khĩa lên mức giá cả, điều này phù hợp với mơ hình quyết định mức giá của Keynes

Biến thứ tư là cung tiền (M2.) Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng Lập luận này được thể hiện trong cơng thức của Irving Fisher (MV = PY) Vì thế ta sẽ đưa biến cung tiền (M2) vào trong mơ hình

Biến thứ năm là tỉ giá hối đối (ER) Chế độ tỷ giá hối đối tại Việt Nam là thả nổi cĩ quản lý Tỉ giá hối đối cĩ tác động đến giá cả tương đối của hàng hĩa trong nước và hàng hĩa xuất khẩu Vì khi tỷ giá tăng sẽ tác động đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, giá bán và như vậy tác động đến lạm phát

Biến cuối cùng là lãi suất cho vay (IR) Lãi suất là một trong những chính sách tiền cĩ tác dụng khơi thơng dịng vốn cho phát triển kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu

Trang 30

dùng của các tầng lớp dân cư và làm gia tăng tổng cầu, từ ñó tác ñộng lên giá cả hàng hóa

Như vậy, lạm phát ñược viết lại dưới dạng hàm số như sau:

CPI = f(GI, GDP, PI, M2, ER, IR)

Vì mục tiêu nghiên cứu của ñề tài là mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát nên trong các biến ñộc lập của mô hình nghiên cứu ( GI, GDP, PI, M2, ER, IR) thì biến ñầu tư công (GI) là biến ñộc lập chính, các biến còn lại là biến kiểm soát

Tất cả các biến trên trừ biến lãi suất ñều ñược lấy logarit cơ số tự nhiên ñể hạn chế nhiễu

Trang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đầu tư công và lạm phát luôn là ñề tài nóng hổi ñược Chính phủ các nước, các nhà kinh tế, các nhà hoạch ñịnh chính sách và cả người dân quan tâm, ñặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung vẫn còn chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 ñến nay Theo kết quả nghiên cứu ở nhiều nước thì ñầu tư công và lạm phát có mối quan hệ với nhau

Do vậy, mối quan hệ giữa ñầu tư công và lạm phát ở Việt Nam cần ñược nghiên cứu trong một một thời kỳ bằng mô hình ñịnh lượng Từ kết quả nghiên cứu sẽ ñề xuất một số kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát, nâng cao hiệu quả ñầu tư công

Trang 32

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ

LẠM PHÁT VIỆT NAM

2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai ñoạn 1986-2012

Lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua (1986-2012) luôn thay ñổi thất thường: một số năm lạm phát tăng 3 chữ số (1986, 1987, 1988, 1989); một số năm thiểu phát, rớt xuống mức âm (2000, 2001); một số năm ñược cải thiện nhưng không bền vững và một số năm lạm phát ở mức hai con số (2007, 2008) mà ñỉnh ñiểm là năm

2008 (22,96%) ñã gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam ở nhiều mặt

Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1986 ñến năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê Giai ñoạn 1986-1991, lạm phát phi mã, là những năm ñổi mới 1986-1988, lạm phát ở mức 03 con số; nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng

Giai ñoạn 1992-1995: lạm phát còn cao, nhưng ñã thấp hơn nhiều so với thời kỳ

Trang 33

trước; nguyên nhân chủ yếu do cung ñã tăng, lương thực vượt nhu cầu trong nước, xuất khẩu với khối lượng lớn; Chính phủ ñưa ra phương châm: ngân sách thì thu lấy mà chi; ngân hàng thì vay lấy mà cho vay, có nghĩa là Nhà nước không phát hành tiền cho bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt

Giai ñoạn 1996-1999, ñược coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp; mặc dù năm

1998 tăng cao 7,3% do tác ñộng của khủng hoảng khu vực Nhìn chung, cả thời kỳ này

có 4 năm, trong ñó có 1 năm tăng cao, 3 năm tăng thấp

Giai ñoạn 2000 – 2003, năm 2000 lần ñầu tiên sau khi bắt ñầu ñổi mới kinh tế, Việt Nam ñã phải ñối mặt với giảm phát (-0.6%) Trước tình hình ñó, chính phủ ñã áp dụng chính sách mạnh về kích cầu ñể ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế Các chính sách này bao gồm mở rộng tín dụng, tăng chi tiêu chủ yếu là cho cơ sở hạ tầng; trợ giá cho xuất khẩu Do vậy từ năm 2000 – 2003 tốc ñộ tăng trưởng kinh tế khá tốt và ñồng thời lạm phát ở giai ñoạn này cũng ñược kiềm chế giữ ở mức thấp với tỷ lệ bình quân qua 4 năm là 1.8%

Giai ñoạn 2004 – 2006, lạm phát ở Việt Nam có dấu hiệu tăng cao trở lại Tình hình giá cả trong nước và quốc tế có những biến ñộng phức tạp: chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục tăng, ñặc biệt là giá lương thực thực phẩm tăng cao nhất Từ ñó ñẩy mức giá chung của nền kinh tế tăng gây ra lạm phát trong thời kỳ này Năm 2005 tỷ lệ lạm phát ñã vượt mức do chính phủ ñặt ra 6.5%, lên tới 8.4%, mức cao thứ ba trong vòng

10 năm kể từ năm 1998 (9.2%) và năm 2004 (9.5%)

Mức lạm phát cao vào năm 2005 này ñược xem là cái giá phải trả cho chính phủ theo ñuổi các mục tiêu tăng trưởng bằng mức ñầu tư kỷ lục (38.9% GDP) và gia tăng lượng cung tiền trong thanh toán Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tăng 6.6%, thấp hơn mức tăng 8.4% của năm 2005 và cũng là năm thứ ba liên tiếp CPI có xu hướng giảm Trong năm 2006 các nhóm hàng thực phẩm, phương tiện ñi lại bưu ñiện và nhà ở - vật liệu xây dựng có tốc ñộ tăng thấp hơn nhiều so với năm 2005, các nhóm này chiếm tỷ trọng trên 44.2% trong rổ hàng hóa CPI là những nhân tố chính tác ñộng làm lạm phát

Trang 34

năm 2006 tăng không mạnh bằng năm 2005 Lạm phát sau khi giảm nhẹ trong năm

2006 ñã lại tăng mạnh tới 12.6% trong năm 2007 và lên tới 20% trong năm 2008

Có nhiều lý do ñưa ra nhằm giải thích cho sự tăng mạnh trở lại của lạm phát trong những năm 2007 – 2008 Những lý do này bao gồm sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa quốc tế, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và không linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc và thiếu linh hoạt, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi gia nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến cho luồn vốn ñầu tư gián tiếp nước ngoài ñổ vào Việt Nam, ñẩy giá chứng khoán lên rất cao Để giữ ổn ñịnh tỷ giá, ngân hàng nhà nước ñã bơm một lượng tiền ñồng lớn vào nền kinh tế góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 ñã góp phần làm giảm lạm phát

ở Việt Nam từ cuối năm 2009 Giá thế giới giảm cùng với tổng cầu giảm ñã giúp Việt Nam ñảo ngược xu thế gia tăng ñáng ngại của lạm phát trong năm 2008 Khi các gói kích cầu của chính phủ bắt ñầu gia tăng từ quý II năm 2009, cung tiền bắt ñầu tăng mạnh và tín dụng cũng có hiệu ứng tương tự Các ngân hàng thương mại trở nên thiếu hụt tiền mặt và ñều cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi Vì vậy cuộc chạy ñua lãi suất ñã bắt ñầu khiến cho lãi suất cho vay bị ñẩy lên cao vượt trần lãi suất cho các khoản vay Những lý do trên ñã kéo tỷ lệ lạm phát của năm 2009 giảm chỉ còn 6.5% so với 19.9% của năm 2008

Cho ñến hết năm 2010, Việt Nam vẫn có những nguy cơ tiềm tàng khiến cho lạm phát có thể tiếp tục tăng cao: giá cả của một loạt các mặt hàng cơ bản như ñiện và xăng dầu vẫn bị kiểm soát và chịu nhiều sức ép từ việc tăng giá; VNĐ vẫn ñang chịu

áp lực mất giá dù NHNN ñã phá giá hai lần trong năm 2010; Giá cả trên thế giới và cụ thể là Trung Quốc ñang tăng lên khiến cho chi phí nhập khẩu cho các công trình cơ sở

hạ tầng với nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu ở Trung Quốc cũng tăng lên; áp lực nới lỏng tiền tệ sẽ gia tăng vì lãi suất hiện thời ñang cao

Do lạm phát cơ bản của Việt Nam năm 2011 ở mức cao hai con số nên một

Trang 35

trong những nguyên nhân chính trong ngắn hạn có nguồn gốc từ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng kéo dài trong nhiều năm qua, dẫn ñến sự mở rộng của tổng cầu Các nguyên nhân quan trọng khác mang tính cơ cấu và dài hạn ñược tích tụ trong nhiều năm và có ñộ trễ trong ảnh hưởng như thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở mức cao và kéo dài dai dẳng, hiệu quả ñầu tư (ñặc biệt là ñầu tư công) cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia và năng suất lao ñộng thấp, và những hạn chế trong việc tăng sản xuất lương thực – thực phẩm khi giá cả các sản phẩm này tăng cao

Lạm phát năm 2012 ñã giảm mạnh so với năm 2011 ở mức 9,1% Mặc dù lạm phát năm 2012 thấp hơn nhiều so với mức 11,8% của năm 2010 và mức 18,13% của năm 2011 nhưng năm 2012 là năm giá cả có nhiều biến ñộng bất thường CPI tăng không quá cao vào hai tháng ñầu năm nhưng lại tăng cao nhất vào tháng Chín với mức 2,2% chủ yếu do tác ñộng của việc ñiều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục Mức tăng CPI cũng ñã chậm dần trong những tháng cuối năm nhờ tác ñộng tích cực của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, ñiều hành và bình ổn giá Như vậy, Việt Nam ñã hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2012 thấp hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 7% mà Quốc hội ñề ra

Tổng quan về lạm phát ở Việt Nam giai ñoạn 2000 – 2012 giúp chúng ta thấy rõ những nhân tố tiềm năng có thể gây ra lạm phát Những nhân tố này bao gồm các cú sốc từ bên ngoài, ñiều kiện tiền tệ và tín dụng, chính sách quản lý tỷ giá, các chính sách của chính phủ tác ñộng ñến tổng cầu và các cú sốc khác

Mặc dù lạm phát ngay sau ñó ñược khắc phục song với một nền kinh tế thị trường còn non nớt, bất ổn như Việt Nam thì sự khắc phục ñó chỉ mang tính chất tạm thời Chúng ta cần phải kiểm soát và duy trì nó ở một tỷ lệ thích hợp

2.2 Thực trạng ñầu tư công ở Việt Nam giai ñoạn 1986-2012

2.2.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai ñoạn 1986-2012

Cơ cấu ñầu tư công trong tổng vốn ñầu tư

Tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong suốt giai ñoạn vừa qua gắn liền với

Trang 36

tăng mạnh vốn ñầu tư, thể hiện qua tỷ lệ ñầu tư so với GDP tăng liên tục từ 18,1% năm

1990 lên 42% vào năm 2012 Năm 2011-2012 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, bảo ñảm an sinh xã hội, nên tỷ lệ ñầu tư so với GDP giảm xuống còn 34,6% Trung bình giai ñoạn 2001-2012 tỷ lệ ñầu tư so với GDP ñạt 40,2%

Tỷ trọng ñầu tư khu vực nhà nước trong tổng ñầu tư toàn xã hội ñã giảm khá nhanh từ 59,8% năm 2001 xuống còn 33,9% năm 2008 nhưng lại tăng lên 40,5% vào năm 2009 nhưng ñến 2012 ñã giảm còn 37,8% Tỷ trọng ñầu tư của khu vực ngoài Nhà nước tăng

từ 22,6% năm 2001 lên 38,9% năm 2012; ñầu tư khu vực nước ngoài ñã tăng từ 17,6% năm 2001 lên 23,3% năm 2012 Như vậy, tổng ñầu tư toàn xã hội ñã dịch chuyển rõ nét

và mạnh mẽ từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài Tuy nhiên, tỷ trọng ñầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên trong thời kỳ sau khủng hoảng Việc sụt giảm tỷ lệ ñầu tư công trong tổng ñầu tư qua các năm là phù hợp với chuyển ñổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt ñộng theo cơ chế thị trường

Hình 2.2: Cơ cấu vốn ñầu tư từ năm 1986 ñến năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê

Trang 37

Tốc ñộ tăng trưởng ñầu tư công

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ñất nước, trong những năm gần ñây, tổng vốn ñầu tư ñã liên tục tăng cao Tính theo giá thực tế, tổng vốn ñầu tư ñã tăng từ 72.477 tỷ ñồng năm 1995 lên 924.495 tỷ ñồng năm 2011 Năm 2012 tăng lên ñến 989.300 tỷ ñồng Trong ñó, vốn ñầu tư công ñã tăng từ 30.477 tỷ ñồng năm 1995 lên 374.300 tỷ ñồng năm 2012

Hình 2.3: Tăng trưởng vốn ñầu tư từ năm 1995 ñến năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê Xét về tốc ñộ tăng trưởng, trong hơn thập niên trở lại ñây, vốn ñầu tư công có

xu hướng tăng trưởng thấp hơn so với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài trừ năm 2009 và 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính

và suy thoái kinh tế thế giới Trong thời kỳ 2001-2012, tổng vốn ñầu tư công tăng bình quân 7,6%, thấp hơn tốc ñộ tăng vốn ñầu tư khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (15,7%/năm) và khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài (17,4%/năm)

Trang 38

Cơ cấu của vốn ñầu tư công

C ơ cấu vốn ñầu tư công theo nguồn vốn ñầu tư: cơ cấu vốn ñầu tư công bao

gồm vốn từ NSNN, vốn vay và vốn DNNN Tỷ trọng vốn ngân sách tăng liên tục từ năm 1995 ñến năm 2009, nhưng có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm ñầu tư công từ năm 2009 ñến năm 2012

Hình 2.4: Cơ cấu vốn ñầu tư công theo nguồn tài trợ ñầu tư từ năm 1995 ñến năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê Vốn DNNN chiếm khoảng 30% tổng vốn ñầu tư công, có xu hướng giảm trong giai ñoạn 2001-2005, tăng lên trong hai năm 2006 và 2007, và có xu hướng giảm trong giai ñoạn 2008-2012 Khu vực DNNN ñã ñược cải cách tương ñối mạnh mẽ nhưng do hiệu quả hoạt ñộng chưa cao, thiếu cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một

số doanh nghiệp thậm chí thua lỗ, vay nợ trong và ngoài nước lớn

Vốn vay bao gồm vay trong nước (trái phiếu Chính phủ) và vay ngoài nước Tỷ trọng vốn vay trong tổng ñầu tư công ñang có xu hướng gia tăng từ năm 2009 ñến năm

2012 ñã làm nợ công của Việt Nam gia tăng Tính ñến hết năm 2012 nợ công của Việt Nam ñã lên ñến 56,7% GDP, trong ñó nợ nước ngoài chiếm 44,5% GDP

Trang 39

C ơ cấu vốn ñầu tư công theo phân cấp quản lý: Vốn ñầu tư công ñược phân bổ

theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách ñịa phương Cơ cấu vốn ñầu tư công theo cấp quản lý ít có sự chuyển dịch trong giai ñoạn 2001-2012 Vốn ñầu

tư công do Trung ương quản lý chiếm 43% năm 2001 tăng lên 50% năm 2002 và gần như giữ ổn ñịnh cho ñến nay Trước năm 2003 tất cả các dự án ñược quyết ñịnh ở cấp Trung ương, tuy nhiên từ năm 2003 quyết ñịnh dự án ñầu tư ñược phân cấp theo tính chất của dự án và từ năm 2006 phần lớn các dự án ñược phân cấp cho ngành và ñịa phương Điều này làm cho ñầu tư chồng chéo, trùng lắp ở các vùng vốn có ñiều kiện thuận lợi, trong khi các vùng khó khăn lại ít ñược ñầu tư Phân cấp ñầu tư ñã làm phát sinh nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tính manh mún và không hiệu quả, ñặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, sân bay Mỗi tỉnh thường hành ñộng một cách riêng rẻ ñể xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng không ñem lại hiệu quả tối ưu hoặc thậm chí trở nên vô ích

Hình 2.5: Cơ cấu vốn ñầu tư công theo phân cấp quản lý từ năm 1995 ñến năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê

Trang 40

2.2.2 Hi ệu quả ñầu tư công ở Việt Nam giai ñoạn 1995-2012

Để ño lường hiệu quả ñầu tư các nhà kinh tế học thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) ñể ñánh giá ICOR xác ñịnh mối quan hệ giữa vốn

tư bản và ñầu ra (GDP) Có nhiều cách ñể tính toán hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn thì ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ ñầu tư trên GDP so với tốc ñộ tăng trưởng GDP Theo khuyến cáo của WB, ICOR ở mức 3 là ñầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế và ICOR các thành phần kinh tế ở Việt Nam giai ñoạn

1995-2012

Năm Tăng trưởng GDP(%)

ICOR vốn ñầu tư toàn

xã hội

ICOR khu vực nhà nước

ICOR khu vực ngoài nhà nước

ICOR khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 08/08/2015, 21:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1  Đồ thị Tổng cung và Tổng cầu  14 - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
1.1 Đồ thị Tổng cung và Tổng cầu 14 (Trang 9)
Hình 1.1: Đồ thị Tổng cung và Tổng cầu - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
Hình 1.1 Đồ thị Tổng cung và Tổng cầu (Trang 23)
Hỡnh 2.1: Tỷ lệ lạm phỏt ở Việt Nam từ năm 1986 ủến năm 2012 - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
nh 2.1: Tỷ lệ lạm phỏt ở Việt Nam từ năm 1986 ủến năm 2012 (Trang 32)
Hỡnh 2.3: Tăng trưởng vốn ủầu tư từ năm 1995 ủến năm 2012 - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
nh 2.3: Tăng trưởng vốn ủầu tư từ năm 1995 ủến năm 2012 (Trang 37)
Hỡnh 2.4: Cơ cấu vốn ủầu tư cụng theo nguồn tài trợ ủầu tư từ năm 1995 ủến năm 2012 - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
nh 2.4: Cơ cấu vốn ủầu tư cụng theo nguồn tài trợ ủầu tư từ năm 1995 ủến năm 2012 (Trang 38)
Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế và ICOR cỏc thành phần kinh tế ở Việt Nam giai ủoạn - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế và ICOR cỏc thành phần kinh tế ở Việt Nam giai ủoạn (Trang 40)
Hỡnh 2.6: Hệ số ICOR của cỏc thành phần kinh tế từ năm 1995 ủến năm 2012 - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
nh 2.6: Hệ số ICOR của cỏc thành phần kinh tế từ năm 1995 ủến năm 2012 (Trang 42)
Hỡnh 2.7: tỡnh hỡnh tốc ủộ tăng ủầu tư cụng và lạm phỏt ở Việt Nam (1986-2012) - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
nh 2.7: tỡnh hỡnh tốc ủộ tăng ủầu tư cụng và lạm phỏt ở Việt Nam (1986-2012) (Trang 46)
Hỡnh bằng phương phỏp kiểm ủịnh nghiệm ủơn vị - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
nh bằng phương phỏp kiểm ủịnh nghiệm ủơn vị (Trang 54)
Bảng 3.3: Kết quả kiểm ủịnh tớnh dừng - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
Bảng 3.3 Kết quả kiểm ủịnh tớnh dừng (Trang 55)
Bảng 3.2: Thống kê mô tả các giá trị của các biến trong mô hình - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các giá trị của các biến trong mô hình (Trang 55)
Bảng 3.4: Kết quả ước lượng mô hình ECM - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
Bảng 3.4 Kết quả ước lượng mô hình ECM (Trang 57)
Hình 3.1: Các nghiệm của mô hình VAR - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
Hình 3.1 Các nghiệm của mô hình VAR (Trang 60)
Bảng 3.6: Kết quả kiểm ủịnh mối quan hệ nhõn quả trong mụ hỡnh VAR - MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF
Bảng 3.6 Kết quả kiểm ủịnh mối quan hệ nhõn quả trong mụ hỡnh VAR (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w