6. Kết cấu ñề tài
2.3 Mối quan hệ giữa ñầ u tư công và lạm phát
Hình 2.7: tình hình tốc ñộ tăng ñầu tư công và lạm phát ở Việt Nam (1986-2012)
Nguồn: Niên giám thống kê
Nhìn chung có thể thấy giữa tốc ñộ tăng ñầu tư công và lạm phát có mối quan hệ tương ñương với nhau, khi ñầu tư công thì lạm phát tăng và ngược lại.
Giai ñoạn 1986-1990, do kinh tế bị khủng hoảng sau thời kỳ ñổi mới làm cho lạm phát lạm phát ở mức 03 con số, ñồng thời ñầu tư công có tốc ñộ tăng kỷ lục. Nhưng lạm phát và ñầu tư công giảm dần cuối năm 1990 do những biện pháp giảm lưu lượng tiền lưu thông ngoài thị trường thông qua chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn giữa năm 1989 lên ñến 9%/tháng, có kỳ hạn ba tháng lên
ñến 12%/tháng.
Giai ñoạn 1991-1994, tốc ñộ tăng ñầu tư công và lạm phát còn cao, nhưng ñã thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước; nguyên nhân chủ yếu do cung ñã tăng, lương thực vượt nhu cầu trong nước, xuất khẩu với khối lượng lớn. Giai ñoạn này giữa tốc ñộ tăng
ñầu tư công và lạm phát có sự biến ñộng nhiều. Năm 1991 ñầu tư công tăng 65% và
lạm phát là 79.91%, năm 1992 trong khi ñầu tư công tăng 69.85% thì lạm phát giảm
còn 38.74% và năm 1993 ñầu tư công tăng 113.57% thì lạm phát giảm 8.51%; nhưng
năm 1994 thì ngược lại ñầu tư công giảm còn 12.08% trong khi lạm phát tăng nhẹ ở
mức 9.30%.
Giai ñoạn 1995-2006, ñược coi là giai ñoạn ñầu tư công và lạm phát có mức
ñồng biến cao và ñều giảm dần ñều từ năm 1995 ñến năm 2006. Năm 1995 ñầu tư công
là 46.41% và lạm phát là 17.83%, ñến năm 2006 ñầu tư công giảm còn 14.52% và lạm
phát giảm còn 6.6%. Lạm phát ở giai ñoạn này cũng ñược kiềm chế giữở mức thấp với tỷ lệ bình quân là 5.72%, còn tốc ñộ ñầu tư công bình quân là 20.46%.
Giai ñoạn 2007-2012, giai ñoạn này có nhiều biến ñộng giống như giai ñoạn 1991-1994. Trong hai năm 2007 – 2008 khi lạm phát tăng mạnh thì ñầu tư công lại
giảm mạnh. Nguyên nhân khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến cho
luồn vốn ñầu tư gián tiếp nước ngoài ñổ vào Việt Nam, ñẩy giá chứng khoán lên rất cao, ñồng thời ñể giữổn ñịnh tỷ giá, ngân hàng nhà nước ñã bơm một lượng tiền ñồng lớn vào nền kinh tế góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát. Để giảm lạm phát chính phủ dùng biện pháp cắt giảm ñầu tư công khiến cho ñầu tư công giảm mạnh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 ñã góp phần làm giảm lạm phát
ở Việt Nam từ cuối năm 2009. Khi ñó chính phủ áp dụng chính sách kích cầu hàng hóa và do thiếu hụt tiền mặt nên các ngân hàng thương mại ñều cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi. Vì vậy cuộc chạy ñua lãi suất ñã bắt ñầu khiến cho lãi suất cho vay bị ñẩy lên cao vượt trần lãi suất cho các khoản vay. Những lý do trên ñã kéo tỷ lệ lạm phát của năm 2009 giảm chỉ còn 6.5% so với 19.9% của năm 2008. Do những biến pháp kích cầu và tăng lãi suất của chính phủ ñã khiến cho ñầu tư công tăng lên ñến 37.56%.
Từ năm 2010 ñến năm 2012, giữa ñầu tư công và lạm phát không có sự biến
ñộng nhiều do những chính sách kiềm chế lạm phát và cắt giảm ñầu tư công của chính phủ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua ñánh giá thực trạng ñầu tư công và lạm phát Việt Nam, cho thấy ñầu tư
công và lạm phát vẫn còn nhiều bất ổn. Mặc khác, hiện nay kinh tế cả nước ñang ñối diện với một số thách thức như: cơ sở hạ tầng không ñáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế; sức ép cạnh tranh khi mở cửa nền kinh tế, trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn thấp. Vì thế việc quản lý hiệu quả ñầu tư công và ổn ñịnh lạm phát là một thách thức lớn và bài toán khó cho nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh những thành công và ñóng góp tích cực vào quá trình phát triển, ñầu
tư công còn có nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả ñầu tư. Đầu tư công và quản lý ñầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quảñầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: mất cân ñối vĩ mô trong ñó có cân
ñối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh tốn, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH