Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai ñ oạn 1986-2012

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 32)

6. Kết cấu ñề tài

2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai ñ oạn 1986-2012

Lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua (1986-2012) luôn thay ñổi thất thường: một số năm lạm phát tăng 3 chữ số (1986, 1987, 1988, 1989); một số năm thiểu phát, rớt xuống mức âm (2000, 2001); một số năm ñược cải thiện nhưng không bền vững và một số năm lạm phát ở mức hai con số (2007, 2008) mà ñỉnh ñiểm là năm 2008 (22,96%) ñã gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam ở nhiều mặt.

Hình 2.1: T l lm phát Vit Nam t năm 1986 ñến năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê

Giai ñoạn 1986-1991, lạm phát phi mã, là những năm ñổi mới 1986-1988, lạm

phát ở mức 03 con số; nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng.

trước; nguyên nhân chủ yếu do cung ñã tăng, lương thực vượt nhu cầu trong nước, xuất khẩu với khối lượng lớn; Chính phủñưa ra phương châm: ngân sách thì thu lấy mà chi;

ngân hàng thì vay lấy mà cho vay, có nghĩa là Nhà nước không phát hành tiền cho bội

chi ngân sách và bội chi tiền mặt.

Giai ñoạn 1996-1999, ñược coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp; mặc dù năm 1998 tăng cao 7,3% do tác ñộng của khủng hoảng khu vực. Nhìn chung, cả thời kỳ này có 4 năm, trong ñó có 1 năm tăng cao, 3 năm tăng thấp.

Giai ñoạn 2000 – 2003, năm 2000 lần ñầu tiên sau khi bắt ñầu ñổi mới kinh tế, Việt Nam ñã phải ñối mặt với giảm phát (-0.6%). Trước tình hình ñó, chính phủñã áp dụng chính sách mạnh về kích cầu ñể ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế. Các chính sách này bao gồm mở rộng tín dụng, tăng chi tiêu chủ yếu là cho cơ sở hạ tầng; trợ giá cho xuất khẩu. Do vậy từ năm 2000 – 2003 tốc ñộ tăng trưởng kinh tế khá tốt và ñồng thời lạm phát ở giai ñoạn này cũng ñược kiềm chế giữở mức thấp với tỷ lệ bình quân

qua 4 năm là 1.8%.

Giai ñoạn 2004 – 2006, lạm phát ở Việt Nam có dấu hiệu tăng cao trở lại. Tình hình giá cả trong nước và quốc tế có những biến ñộng phức tạp: chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục tăng, ñặc biệt là giá lương thực thực phẩm tăng cao nhất. Từñó ñẩy mức giá chung của nền kinh tế tăng gây ra lạm phát trong thời kỳ này. Năm 2005 tỷ lệ lạm

phát ñã vượt mức do chính phủ ñặt ra 6.5%, lên tới 8.4%, mức cao thứ ba trong vòng

10 năm kể từ năm 1998 (9.2%) và năm 2004 (9.5%).

Mức lạm phát cao vào năm 2005 này ñược xem là cái giá phải trả cho chính phủ

theo ñuổi các mục tiêu tăng trưởng bằng mức ñầu tư kỷ lục (38.9% GDP) và gia tăng lượng cung tiền trong thanh toán. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tăng 6.6%, thấp hơn mức tăng 8.4% của năm 2005 và cũng là năm thứ ba liên tiếp CPI có xu hướng giảm. Trong năm 2006 các nhóm hàng thực phẩm, phương tiện ñi lại bưu ñiện và nhà ở - vật liệu xây dựng có tốc ñộ tăng thấp hơn nhiều so với năm 2005, các nhóm này chiếm tỷ

năm 2006 tăng không mạnh bằng năm 2005. Lạm phát sau khi giảm nhẹ trong năm 2006 ñã lại tăng mạnh tới 12.6% trong năm 2007 và lên tới 20% trong năm 2008.

Có nhiều lý do ñưa ra nhằm giải thích cho sự tăng mạnh trở lại của lạm phát trong những năm 2007 – 2008. Những lý do này bao gồm sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa quốc tế, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và không linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc và thiếu linh hoạt, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi gia nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến cho luồn vốn ñầu tư

gián tiếp nước ngoài ñổ vào Việt Nam, ñẩy giá chứng khoán lên rất cao. Để giữ ổn

ñịnh tỷ giá, ngân hàng nhà nước ñã bơm một lượng tiền ñồng lớn vào nền kinh tế góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 ñã góp phần làm giảm lạm phát

ở Việt Nam từ cuối năm 2009. Giá thế giới giảm cùng với tổng cầu giảm ñã giúp Việt Nam ñảo ngược xu thế gia tăng ñáng ngại của lạm phát trong năm 2008. Khi các gói kích cầu của chính phủ bắt ñầu gia tăng từ quý II năm 2009, cung tiền bắt ñầu tăng mạnh và tín dụng cũng có hiệu ứng tương tự. Các ngân hàng thương mại trở nên thiếu hụt tiền mặt và ñều cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi. Vì vậy cuộc chạy ñua lãi suất ñã bắt ñầu khiến cho lãi suất cho vay bị ñẩy lên cao vượt trần lãi suất cho các khoản vay. Những lý do trên ñã kéo tỷ lệ lạm phát của năm 2009 giảm chỉ còn 6.5% so với 19.9% của năm 2008.

Cho ñến hết năm 2010, Việt Nam vẫn có những nguy cơ tiềm tàng khiến cho

lạm phát có thể tiếp tục tăng cao: giá cả của một loạt các mặt hàng cơ bản nhưñiện và xăng dầu vẫn bị kiểm soát và chịu nhiều sức ép từ việc tăng giá; VNĐ vẫn ñang chịu áp lực mất giá dù NHNN ñã phá giá hai lần trong năm 2010; Giá cả trên thế giới và cụ

thể là Trung Quốc ñang tăng lên khiến cho chi phí nhập khẩu cho các công trình cơ sở

hạ tầng với nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu ở Trung Quốc cũng tăng lên; áp lực nới lỏng tiền tệ sẽ gia tăng vì lãi suất hiện thời ñang cao.

trong những nguyên nhân chính trong ngắn hạn có nguồn gốc từ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng kéo dài trong nhiều năm qua, dẫn ñến sự mở rộng của

tổng cầu. Các nguyên nhân quan trọng khác mang tính cơ cấu và dài hạn ñược tích tụ

trong nhiều năm và có ñộ trễ trong ảnh hưởng như thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở mức cao và kéo dài dai dẳng, hiệu quả ñầu tư (ñặc biệt là ñầu tư công) cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia và năng suất lao ñộng thấp, và những hạn chế

trong việc tăng sản xuất lương thực – thực phẩm khi giá cả các sản phẩm này tăng cao. Lạm phát năm 2012 ñã giảm mạnh so với năm 2011 ở mức 9,1%. Mặc dù lạm

phát năm 2012 thấp hơn nhiều so với mức 11,8% của năm 2010 và mức 18,13% của

năm 2011 nhưng năm 2012 là năm giá cả có nhiều biến ñộng bất thường. CPI tăng không quá cao vào hai tháng ñầu năm nhưng lại tăng cao nhất vào tháng Chín với mức 2,2% chủ yếu do tác ñộng của việc ñiều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Mức tăng CPI cũng ñã chậm dần trong những tháng cuối năm nhờ tác ñộng tích cực của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, ñiều hành và bình ổn giá. Như vậy, Việt Nam ñã hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2012 thấp hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 7% mà Quốc hội ñề ra.

Tổng quan về lạm phát ở Việt Nam giai ñoạn 2000 – 2012 giúp chúng ta thấy rõ những nhân tố tiềm năng có thể gây ra lạm phát. Những nhân tố này bao gồm các cú sốc từ bên ngoài, ñiều kiện tiền tệ và tín dụng, chính sách quản lý tỷ giá, các chính sách của chính phủ tác ñộng ñến tổng cầu và các cú sốc khác.

Mặc dù lạm phát ngay sau ñó ñược khắc phục song với một nền kinh tế thị

trường còn non nớt, bất ổn như Việt Nam thì sự khắc phục ñó chỉ mang tính chất tạm thời. Chúng ta cần phải kiểm soát và duy trì nó ở một tỷ lệ thích hợp.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)