Để thực hiện việc nghiên cứu mối quan hệ trên, phương pháp kiểm định đồng liên kết, kiểm định nhân quả Granger,hàm phản ứng đẩy từ mô hình VAR cùng với việc loại bỏ các thành phần biến đ
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC
LỜI TỰA 1
I GIỚI THIỆU 1
II TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5
2.1 Kết quả nghiên cứu nước ngoài 5
2.2 Kết quả nghiên cứu trong nước 22
III MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 23
3.1 Phương pháp nghiên cứu 23
3.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit roots test) 24
3.1.2 Kiểm định đồng liên kết (Cointegration) 25
3.1.3 Hàm phản ứng đẩy và kiểm định nhân quả (casuality test) 26
3.2 Cơ sở dữ liệu 27
IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Phân tích thống kê mô tả 31
4.2 Kết quả kiểm tra tính dừng 32
4.3 Kết quả kiểm định đồng liên kết 33
4.4 Kết quả kiểm định nhân quả tuyến tính 34
V KẾT LUẬN 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Đề xuất, kiến nghị 41
5.3 Hạn chế đề tài 45
Trang 3PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 51 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ - 53 -PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG VỚI ĐIỂM GÃY - 58 -PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT TRÊN PHẦN DƯ - 59 -PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ - 60 -PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CỦA HÀM PHẢN ỨNG ĐẨY - 61 -PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG GARCH (1,1) - 62 -PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ VỚI CHUỖI DỮ LIỆU
ĐƯỢC XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG 69
-PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CỦA HÀM PHẢN ỨNG ĐẨY VỚI
CHUỖI DỮ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG 70
Trang 4-DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài 14
Bảng 4.1: Kết quả mô tả thống kê 31
Bảng 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị (Toàn mẫu) 33
Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng với điểm gãy 33
Bảng 4.4: Kiểm định đồng liên kết dựa trên phần dư 34
Bảng 4.5: Kiểm định nhân quả Granger 34
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng của hàm phản ứng đẩy 35
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng GARCH(1,1) 36
Bảng 4.8: Kiểm định nhân quả với chuỗi dữ liệu được xử lý biến động 37
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng của hàm phản ứng đẩy với chuỗi dữ liệu đã đư ợc xử lý biến động 37
Trang 5LỜI TỰA
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng trong thị trường tài chính Tùythuộc vào thời hạn của chứng khoán mà chứng khoán có thể giao dịch trong thị
trường tiền tệ (chứng khoán có thời hạn dưới một năm) hay thị trường vốn (chứng
khoán có thời hạn trên một năm) Do đó, thị trường chứng khoán có vai trò quantrọng trong việc luân chuyển nguồn vốn, tạo ra môi trường đầu tư và thực hiện cácchính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Bên cạnh đó, sự vận động của thị trườngngoại hối luôn có tác động lên nền kinh tế của một quốc gia Do đó, việc tiến hànhnghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối trongnền kinh tế Việt Nam nhằm mục đích dự báo, phòng ngừa rủi ro và thực thi cácchính sách tiền tệ trên hai thị trường này Trong bài luận văn, học viên sử dụng chỉ
số giá chứng khoán VNINDEX dùng làm đại diện cho thị trường chứng khoán và tỷ
giá USD/VND đại diện cho thị trường ngoại hối Để thực hiện việc nghiên cứu mối
quan hệ trên, phương pháp kiểm định đồng liên kết, kiểm định nhân quả Granger,hàm phản ứng đẩy từ mô hình VAR cùng với việc loại bỏ các thành phần biến độngngẫu nhiên bằng mô hình GARCH và IGARCH cho tỷ giá USD/VND và chỉ số giáchứng khoán VNINDEX theo ngày trong giai đoạn 2002 – 2012 được sử dụng Kếtquả thực nghiệm cho thấy, không có mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá và chỉ sốchứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Kết quả thực nghiệm tại ViệtNam bác bỏ cả cách tiếp cận truyền thống (traditional approach) và cách tiếp cậndựa trên danh mục đầu tư (portfolio approach) về mối quan hệ giữa tỷ giả hối đoái
và chỉ số giá chứng khoán
I GIỚI THIỆU
Trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng khi thị
trường chứng khoán vừa là kênh huy động vốn cho nền kinh tế, vừa là nơi cung cấpmôi trường đầu tư cho các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân và đặc biệt thông qua thịtrường chứng khoán, giá trị doanh nghiệp được đo lường một cách chính xác cũng
Trang 6như thị trường chứng khoán chính là hàn thử biểu cho cả nền kinh tế Trong nghiên
cứu của Sachdeva (1994), tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của thị trườngchứng khoán được phản ánh trong mọi thể chế chính trị dù là kinh tế tư bản hay xã hộichủ nghĩa Ngay cả Liên bang Xô Viết (USSR) cũng thừa nhận vai trò quan trọng củathị trường chứng khoán trong phát triển nền kinh tế quốc gia
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường còn non trẻ so với các thị
trường khác trên thế giới Tuy nhiên sự đóng góp của thị trường chứng khoán cho
sự phát triển của nền kinh tế là không thể phủ nhận Thị trường đã giúp cho nhà đầu
tư đến gần hơn với doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn
vốn lớn với chi phí thấp để thực hiện các dự án Thị trường cũng giúp việc cổ phầnhóa các doanh nghiệp nhà nước được thuận lợi hơn, góp phần khẳng định sự quyếttâm của Việt Nam trong việc tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch
cho các đối tác Tuy nhiên, do tính non trẻ của thị trường (thị trường chứng khoán
Việt Nam chỉ thật sự phát triển mạnh từ giai đoạn sau năm 2006 trở đi sau khi luậtchứng khoán ban hành) nên thị trường còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: cơ sở
hạ tầng, cơ sở pháp lý, tính minh bạch, cũng như bi ến động của thị trường…để cóthể tạo nên một thị trường chứng khoán hiệu quả và cạnh tranh hơn
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thường nghiên cứu rất kỹ
không chỉ tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà hiện nay họ còn nghiên cứu
đến các tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Vì vậy
nghiên cứu sự tác động trên không còn là sự nghiên cứu độc lập của các học giả, cácnhà nghiên cứu mà nay việc nghiên cứu này cũng rất cần thiết cho các nhà đầu tư.Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô đếnthị trường chứng khoán Các tác giả sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu đểtìm ra mức độ tác động trên như: phương pháp bình phương bé nhất (OLS), phương
pháp ước lượng hợp lý cực đại (maximum likelihood estimation), phương pháp hồi
quy GLS, mô hình VAR, phương pháp phân tích nhân quả Engle – Granger,
phương pháp phân tích đồng liên kết Johansen, mô hình vector hiệu chỉnh sai số
VECM, kiểm định nhân quả Granger, mô hình hiệu chỉnh sai số ECM, kiểm định
Trang 7tính dừng, kiểm định đồng liên kết, phương pháp phân tích phản ứng xung lực(impulse response tests)… Như vậy, việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu trên
để nghiên cứu sự tác động qua lại của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng
khoán tại Việt Nam sẽ cho kết quả như thế nào? Đây chính là một trong những mục
tiêu nghiên cứu mà học viên đang nhắm đến khi thực hiện đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán VNIndex và tỷ giá” Bên cạnh đó, thông qua
việc nghiên cứu, học viên cũng mong muốn đóng góp thêm về khung lý thuyếtthông qua các bài nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước và ngoài nước đểgóp phần tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu sau này của các học viên và học giảkhác Và cuối cùng, thông qua kết quả nghiên cứu, học viên sẽ đề xuất và kiến nghị
để giúp cho thị trường chứng khoán ngày phát triển hơn và để thị trường chứng
khoán thật sự là hàn thử biểu của nền kinh tế Đề tài nghiên cứu trên được thực hiện
trên cơ sở kế thừa các phương pháp và kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giảtrong và ngoài nước, đặc biệt bài nghiên cứu được hoàn thành dựa trên cơ sở nghiên
cứu của Benjamin (2006) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷgiá của nền kinh tế Brazil Trong nghiên cứu của Benjamin (2006), tác giả thu thập
dữ liệu là giá đóng cửa hàng ngày, bao gồm 1922 quan sát từ Bloomberg, trong giai
đoạn từ 01/8/1994 đến 14/5/2002 tại São Paulo Stock Exchange Index
(IBOVESPA) và tỷ giá hối đoái (Real/Đôla Mỹ), qua đó tìm ra mối quan hệ nhânquả giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá của Brazil
Trong bài nghiên cứu, học viên chỉ phân tích mối quan hệ của một biến kinh tế
vĩ mô với chỉ số giá chứng khoán Vì trong thời gian gần đây, thị trường ngoại hối
và thị trường chứng khoán đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thị trường tàichính, chính vì thế, mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoạihối, hay cụ thể hơn là giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái, đóng vai trò quantrọng trong việc đầu tư, phòng ngừa rủi ro và hoạch định chính sách trên thị trườngtài chính
Trên thế giới hiện có hai cách tiếp cận về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái vàgiá chứng khoán Đầu tiên là cách tiếp cận truyền thống (traditional approach), cho
Trang 8rằng tỷ giá hối đoái tác động đến giá chứng khoán Sự thay đổi trong tỷ giá ảnh
hưởng đến giá trị của doanh nghiệp qua việc thay đổi mức độ cạnh tranh và thay đổi
trong giá trị của tài sản cũng như n ợ của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến lợinhuận và giá trị vốn cổ phẩn của doanh nghiệp đó
Cách tiếp cận thứ hai liên quan đến danh mục đầu tư (portfolio approach) Sự
thay đổi trong giá chứng khoán có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi trong tỷ giá thông
qua việc điều chỉnh cơ cấu danh mục khi điều chỉnh dòng tiền ngoại tệ Nếu giá cổphiếu có xu hướng tăng lên và ổn định, dòng ngoại tệ sẽ tăng lên Tuy nhiên, nếugiảm giá cổ phiếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tài sản của nhà đầu tư, điều này sẽ dẫntới việc giảm nhu cầu về tiền và lãi suất thấp, gây ra việc nhà đầu tư sẽ không thựchiện đầu tư nữa trong giai đoạn giảm giá tiền tệ Do đó, đứng trên quan điểm này,giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá với tương quan nghịch chiều
Trong bài nghiên cứu, học viên sử dụng chỉ số giá chứng khoán VNINDEX tại
Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và tỷ giá bình quân liên ngânhàng USD/VND làm đại diện cho thị trường ngoại hối Để kiểm tra mối quan hệ dàihạn giữa chỉ số chứng khoán VNINDEX và tỷ giá, học viên tiến hành kiểm định
đồng liên kết bằng hai phương pháp kiểm định hai bước Engle- Granger và phương
pháp kiểm định Zivot- Andrews (1992) Ngoài ra, học viên thực hiện kiểm định mốiquan hệ nhân quả tuyến tính Granger Cuối cùng, hàm phản ứng đẩy từ mô hìnhVAR cũng được sử dụng nhằm kiểm định tính đúng đắn của hai cách tiếp cận theo
quan điểm truyền thống và quan điểm danh mục Để phát hiện mối quan hệ ngắn
hạn, cơ sở dữ liệu được tiến hành chia thành hai mẫu phụ với khoảng thời quanngắn hơn dựa vào điểm gãy nội sinh trong tỷ giá hối đoái và tiến hành các phươngpháp kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và chỉ số giá chứng khoánVNINDEX
Bài nghiên cứu gồm các phần sau: (i) phần 2 sẽ là Tổng quan các kết quảnghiên cứu trước đây, học viên sẽ tổng hợp các bài nghiên cứu của các tác giả trong
nước và nước ngoài khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và
Trang 9tỷ giá; (ii) phần 3 sẽ là phương pháp nghiên cứu và mô hình được sử dụng trongluận văn cũng như dữ liệu nghiên cứu; (iii) tiếp theo sẽ trình bày kết quả từ việc sửdụng mô hình và phương pháp nghiên cứu ở phần 3 và cuối cùng là các kiến nghị,
đề xuất của học viên
II TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Kết quả nghiên cứu nước ngoài
Dornbush (1975) và Boyer (1977) trình bày những mô hình cho thấy rằngnhững thay đổi trong giá chứng khoán và tỷ giá liên quan với nhau thông qua sựdịch chuyển vốn Sự giảm sút trong giá chứng khoán làm giảm tài sản nội địa, làmthấp đi nhu cầu về tiền và lãi suất, dẫn tới việc dòng vốn đi ra và giảm giá tiền tệ
Aggarwal (1981) đã khám phá ra mối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán
(một khi tỷ giá đồng đôla thay đổi thì kéo theo sự thay đổi trong chỉ số giá chứngkhoán) Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng chỉ số giá chứng khoánhàng tháng của nước Mỹ và ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá trong thời kỳ 1974-
1978 Dựa vào kết quả phân tích hồi quy đơn, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệcùng chiều giữa giá chứng khoán và giá trị đồng dola và mối quan hệ này mạnhtrong ngắn hạn và yếu trong dài hạn
Solnik (1987) đã kiểm tra sự tác động của một vài biến (tỷ giá, lãi suất và lạm
phát) đến giá chứng khoán Trong công trình nghiên cứu này Solnik sử dụng dữ liệu
hàng tháng từ một số thị trường (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Canada, Thụy Sĩ,Bỉ,…) Ông đã tìm thấy có một sự khẳng định giảm trong lãi suất nhưng không códấu hiệu ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán so với sự thay đổi của lạm phát và
tỷ giá
G William Schwert (1989) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến
động của giá chứng khoán Phân tích nhân tố tác động sự biến động của chứng
khoán qua việc xem xét sự biến động tỷ suất sinh lợi trái phiếu, tỷ lệ lạm phát, tốc
độ tăng trưởng của cung tiền, tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp, xem liệu
Trang 10các yếu tố này có tương quan thay đổi thế nào trong thời gian xem xét Dữ liệu đượcthu thập từ Mỹ, bao gồm tỷ suất sinh lợi của chứng khoán từ, lãi suất ngắn hạn vàdài hạn, tỷ suất sinh lợi đối với trái phiếu doanh nghiệp dài hạn, tỷ lệ lạm phát từ
1857 – 1987, chỉ số công nghiệp từ 1889 – 1987, cung tiền từ 1867 – 1987 Phương
pháp được sử dụng là hồi quy GLS, mô hình VAR nhằm xem xét biến động và mối
quan hệ giữa các biến này Kết quả cho thấy rằng những biến động trong các biến
vĩ mô có thể dùng để dự đoán biến động trong tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tráiphiếu Mặc khác, những biến động trong tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và trái phiếu
có thể dự đoán ảnh hưởng của các biến vĩ mô Ngoài ra, đòn bẩy tài chính ảnh
hưởng đến độ biến động của chứng khoán và tồn tại mối quan hệ giữa khối lượng
giao dịch và sự biến động này
Bahmani-Oskooee và Sohrabian (1992) phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giáchứng khoán tỷ giá tại Mỹ Nhóm tác giả không tìm thấy mối quan hệ trong dài hạngiữa các biến, nhưng khi sử dụng mô hình nhân quả Granger (1969) thì nhóm tácgiả phát hiện mối quan hệ nhân quả
Ratner (1993) áp dụng mô hình phân tích đồng liên kết để kiểm định sự ảnh
hưởng của tỷ giá đồng USD đến chỉ số giá chứng khoán tại Mỹ thông qua việc phân
tích số liệu theo tháng từ tháng 3/1973 đến tháng 12/1989 Kết quả nghiên cứu đãcho thấy không có sự ảnh hưởng của tỷ giá đến chỉ số giá chứng khoán trong thời
kỳ nghiên cứu, ngay cả khi chia nhỏ thời kỳ nghiên cứu thành các kỳ nghiên cứukhác nhau
Mukherjee và Nake (1995) chứng minh mối quan hệ giữa giá cổ phiếu Tokyovới sáu biến kinh tế vĩ mô khi sử dụng mô hình vecto hiệu chỉnh sai số - VECM(Vecto error correction model) Nghiên cứu bao gồm 240 quan sát hàng tháng chomỗi biến trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 12 năm 1990 Kết quảnghiên cứu kết luận rằng quan hệ giữa giá cổ phiếu thị trường Tokyo và tỷ giá hối
đoái, lượng cung tiền, sản phẩm công nghiệp thì tích cực Tuy nhiên quan hệ giữa
giá cổ phiếu với lạm phát và lãi suất thì lại hỗn hợp
Trang 11Ajayi và Mougoue (1996) phân tích mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷgiá tại tám nước phát triển (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Anh và Mỹ).Nhóm tác giả sử dụng mô hình điều chỉnh sai số và họ tìm thấy mối quan hệ giữahai biến trên trong cả dài hạn và ngắn hạn.
Yi Qiao (1997) sử dụng chỉ số chứng khoán theo ngày và tỷ giá giao ngay thuthập từ thị trường tài chính của Hong Kong, Tokyo và Singapore trong giai đoạn từ
ngày 1 tháng 3 năm 1983 đến ngày 15 tháng 6 năm 1994 để kiểm định xem có mối
quan hệ những biến kinh tế này không Tác giả sử dụng phương pháp kiểm địnhnhân quả Granger cho kết quả rằng sự thay đổi của giá chứng khoán bị gây ra bởi sự
thay đổi của tỷ giá tại Tokyo, Hongkong nhưng không được tìm thấy tại thị trường
Singapore Theo mối quan hệ ngược lại từ giá chứng khoán đến tỷ giá, kết quả chothấy chỉ tồn tại ở Tokyo Do đó, thị trường Tokyo tồn tại có mối quan hệ hai chiềugiữa lợi nhận chứng khoán và sự thay đổi trong tỷ giá Tác giả cũng sử dụng môhình VAR để phân tích mối quan hệ ổn định trong dài hạn giữa tỷ giá và chứngkhoán tại thị trường tài chính Đông Nam Á Kết quả cho thấy có mối quan hệ dàihạn ổn định giữa giá chứng khoán và tỷ giá đối với mức độ khác nhau ở cả ba thị
trường trên
Abdalla and Murinde (1997) đã phát hiện ra mối quan hệ đa chiều giữa tỷ giá
và giá chứng khoán tại Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, và Philippines Tác giả sử dụng
số liệu tháng từ tháng 1/1985 đến tháng 7/1994 Mô hình điều chỉnh sai số (an error
correction) được sử dụng làm nền tảng nghiên cứu, đã cho kết quả về một mối quan
hệ nhân quả duy nhất từ tỷ giá đến giá chứng khoán tại tất cả các quốc gia nghiêncứu, ngoại trừ Philippines Vì vậy, nhóm tác giả thấy rằng chỉ số giá chứng khoán
có ảnh hưởng lên tỷ giá
Ajayi và các cộng sự (1998) đã sử dụng dữ liệu theo ngày và kết luận rằng cómối quan hệ nhân quả giữa chỉ số giá chứng khoán đến thị trường tiền tệ tại
Indonesia và Philippines, trong khi đó tại Hàn Quốc đã cho kết quả ngược lại
Không có mối quan hệ cụ thể nào khi quan sát mẫu tại HongKong, Singapore, Thái
Trang 12Lan hay Malaysia Tuy nhiên, tại Đài Loan, nhóm nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệnhân quả hai chiều giữa chỉ số giá chứng khoán và thị trường tiền tệ.
Zhao và Xing-Qiu (1999) nghiên cứu quan hệ giữa lạm phát, sản phẩm côngnghiệp, và giá cổ phiếu trong nền kinh tế Trung Quốc Nghiên cứu sử dụng dữ liệugiá cổ phiếu hàng tháng từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 3 năm 1998 và cho kết quả
là có ý nghĩa phủ định giữa giá cổ phiếu và lạm phát Tương tự sản phẩm côngnghiệp cũng có ý nghĩa phủ định ảnh hưởng lên giá cổ phiếu
Granger và cộng sự (2000) đã tìm thấy một mối quan hệ nhân quả mạnh giữachỉ số giá chứng khoán và tỷ giá tại HongKong, Malaysia, Thái Lan và Đài Loan.Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo ngày từ ngày 03/1/1986 đến 16/6/1998 Hơnthế nữa, họ đã kết luận rằng kết quả nghiên cứu đã phù hợp theo quan điểm truyềnthống (traditional approach) tại Hàn Quốc, trong khi đó quan điểm danh mục
(portfolio approach) được tìm thấy tại Philippines
Chien – Chung Nieh và Cheng –Few Lee (2001) phân tích mối quan hệ giữagiá chứng khoán và tỷ giá hối đoái cho các quốc gia thuộc khối G7 (Canada, Pháp,
Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ) bằng hai phương pháp nhân quả EG hai bước và kiểmđịnh đồng liên kết tối đa hóa hàm hợp lý Johansen Sử dụng số liệu thị trường theo
ngày từ năm 1993 đến năm 1996 với 618 quan sát, hai tác giả phát hiện ra rằngtrong dài hạn, không có bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào giữa giá chứng khoán và tỷgiá hối đoái Ngoài ra, trong ngắn hạn, chỉ tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và giáchứng khoán trong thời gian một ngày tại một số quốc gia nhất định (Đức, Canada,Anh, Ý, Nhật) Chính vì thế, nhóm tác giả kết luận rằng, các nhà đầu tư không thểdùng diễn biến của một biến tài chính này để dự báo xu hướng tương lai cho biến tàichính kia
Naeem Muhammad và Sbdul Rrasheed (2002) kiểm định mối quan hệ dài hạn
và ngắn hạn giữa giá chứng khoán và tỷ giá, sử dụng dữ liệu chỉ số chứng khoán và
tỷ giá giữa đồng tiền các nước từ 4 nước Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka vàBangladesh) so với đồng đôla Mỹ Dữ liệu được sử dụng là theo tháng trong giai
Trang 13đoạn 1/1994 đến 12/2000 Phương pháp sử dụng của của tác giả là kiểm định đồng
liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) , kiểm định nhân quả Granger Kết quả làkhông có mối quan hệ giữa tỷ giá và chứng khoán đối với Pakistan và Ấn độ, không
có mối quan hệ ngắn hạn tại Bangladesh và Sri Lanka Tuy nhiên có mối liên hệnhân quả giữa các biến này tại Bangladesh và Sri Lanka trong dài hạn
Agus Harjit và Carl McGowan (2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá vàgiá chứng khoán bằng cách sử dụng kiểm định nhân quả Granger và đồng liên kếtJohansen cho bốn nước Đông Nam Á (Indonesia, Philippines, Singapore và Thái
Lan) trong giai đoạn 1993 – 2002 Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả tại
Thái Lan và Singapore Thậm chí, trong thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính, haithị trường này vẫn di chuyển cùng nhau Kết quả từ kiểm định Johansen cho thấyrằng có đồng liên kết giữa chỉ số chứng khoán và tỷ giá đối với tất cả các quốc gia.Kết quả từ phân tích VAR chỉ ra rằng mỗi chỉ số chứng khoán được giải thích bởichỉ số chứng khoán khác Mô hình ECM cho thấy chứng khoán và tỷ giá không điềuchỉnh sai số trong mối quan hệ dài hạn trừ trường hợp sự điều chỉnh của đồng đôla
Singapore đối với sự điều chỉnh chỉ số Straits Times và Rupiah đối với sự điều
chỉnh chỉ số Jakarta Compoiste Qua nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của
tỷ giá và giá chứng khoán tại các quốc gia ASEAN trong dài hạn Sự thay đổi của tỷgiá và giá chứng khoán phản ánh giao dịch quốc tế đặc biệt tại khu vực ASEAN.Quan hệ nhân quả giữa tỷ giá và giá chứng khoán này cho thấy rằng tốc độ pháttriển kinh tế bị ảnh hưởng bởi những biến này
Benjamin Tabak (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷgiá của nền kinh tế Brazil Dữ liệu được thu thập là giá đóng cửa hàng ngày, baogồm 1922 quan sát từ Bloomberg, trong giai đoạn 1/8/1994 đến 14/5/2002 tại SãoPaulo Stock Exchange Index (IBOVESPA) và tỷ giá hối đoán (Real/ Đôla Mỹ) Dữliệu hàng tháng không được sử dụng vì không thể phân tích được ảnh hưởng củanhững thay đổi trong dòng vốn ngắn hạn Ông chia toàn bộ mẫu ra làm hai mẫu nhỏ
hơn (1/8/1994 đến 12/1/1999 và 13/1/1999 đến 14/5/2002) Ông thực hiện kiểmđịnh tính dừng, đồng liên kết nhằm kiểm tra mối quan hệ trong dài hạn Kêt quả là
Trang 14không tồn tại quan hệ này trong dài hạn, tuy nhiên có mối quan hệ tuyến tính từ giáchứng khoán tới tỷ giá, điều này phù hợp với cách tiếp cận danh mục: giá chứngkhoán ảnh hưởng tỷ giá với tương quan âm Ngoài ra, tác giả cũng tìm ra mối quan
hệ phi tuyến từ tỷ giá đến giá chứng khoán phù hợp với quan điểm truyền thốngrằng tỷ giá ảnh hưởng đến giá chứng khoán
Kurihara (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và chỉ số chứngkhoán Nhật Bản trong gian đoạn tháng 3 năm 2001 tới tháng 9 năm 2005 với dữliệu được sử dụng là theo ngày Ông sử dụng chỉ số chứng khoán Nhật Bản, chỉ sốchứng khoán Mỹ, tỷ giá (Yên/Đôla Mỹ), lãi suất tại Nhật… Kết quả cho thấy lãisuất trong nước không ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán Nhật Bản Tuy nhiên, tỷgiá và chỉ số chứng khoán Mỹ có tác động đến chỉ số chứng khoán Nhật Bản Qua
đó thể hiện chính sách nới lỏng trong năm 2001 đã ảnh hướng đến chỉ số chứng
khoán Nhật Bản
Lucia Morales (2007) nghiên cứu về mối quan giữa giá chứng khoán và tỷ giáhối đoái tại các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu (Cộng Hòa Séc, Hungary, Ba Lan,Slovakia) và một số quốc gia phát triển (Mỹ, Đức, Anh) Dữ liệu được thu thậptheo ngày từ năm 1999 đến 2006, cả mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa hai biến
số này đều được tác giả phân tích Tác giả sử dụng kỹ thuật đồng liên kết Johansen,
mô hình VECM, và kiểm định nhân quả Granger tiêu chuẩn để phân tích mối quan
hệ giữa hai biến số tài chính này Bài nghiên cứu phát hiện ra rằng không có bất cứbằng chứng nào thể hiện tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán có xu hướng di chuyểncùng với nhau cả trong dài hạn và ngắn hạn, ngoại trừ trường hợp của Slovakia, nơi
có mối quan hệ đồng liên kết trong hai biến số này Kết quả từ kiểm định đồng liênkết chỉ ra rằng trong hầu hết các trường hợp, không thể bác bỏ giả thiết không có
đồng liên kết cho thấy không có mối quan hệ dài hạn giữa thị trường chứng khoán
và tỷ giá Ngoài ra, tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều giữa tỷ giá và giá chứngkhoán tại một số quốc gia như Hungary, Ba Lan và Cộng Hòa Séc
Trang 15Gabe J de Bondt (2008) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán
để dự đoán sự thay đổi của giá chứng khoán trong tương lai trên một phạm vi lớn
gồm 12 quốc gia bao gồm Mỹ, Đức, Nhật, Úc, Canada, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan,Anh, Thụy Điển, Belgium và Áo trong giai đoạn từ 1/1978 đến 9/2005 Dữ liệu baogồm chỉ số giá chứng khoán vào cuối tháng, tỷ suất sinh lợi của chứng khoán từThomson Financial Datastream Các biến khác như cổ tức, lãi suất trong dài hạn
làm đại diện cho lãi suất phi rủi ro, phần bù rủi ro chứng khoán, tỷ giá, giá hàng hóađược thu thập từ Global Financial Data Tác giả sử dụng kiểm định hai bước bởiEngle và Granger Đầu tiên, ước lượng mối quan hệ dài hạn bằng phương pháp hồi
quy nhỏ nhất OLS sau đó xem xét mối quan hệ ngắn hạn bởi ước lượng hợp lý cực
đại (Maximum Likelihood Estimation) Kết quả cho thấy tỷ giá là một nhân tố tácđộng đến giá chứng khoán trong ngắn hạn đối với toàn bộ các quốc gia quan sát trừ
Mỹ Ngoài ra, giá hàng hóa, cung tiền cũng tác động đến hầu hết các quốc gia.Hwey –Yun Yau, Chien –Chung Nieh (2009) nghiên cứu về mối quan hệ giữa
tỷ giá và giá chứng khoán tại Đài Loan và Nhật Bản bằng phương pháp TECM Kếtquả kiểm định thực nghiện cho thấy tồn tại một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa
tỷ giá NTD/JPY và giá chứng khoán tại Nhật Bản và Đài Loan trong khoảng thờigian nghiên cứu Tuy nhiên, sự mất cân xứng trong quan hệ đồng liên kết chỉ tồn tại
ở thị trường tài chính Đài Loan Bài nghiên cứu còn phát hiện ra rằng không có mối
quan hệ nhân quả giữa hai biến số trong ngắn hạn
Oana A Batori, Dimitrios Tsoukalas và Paolo Miranda (2010) kiểm tra ảnh
hưởng của tỷ giá lên chỉ số thị trường chứng khoán Mẫu gồm 7 quốc gia EU ( sử
dụng dữ liệu theo ngày từ 1999 đến 2009) Phương pháp sử dụng là kiểm tra đồngliên kết, vector hiệu chỉnh sai số (VECM) và mô hình VAR cùng kiểm định nhânquả Granger Kết quả từ các mô hình cho thấy rằng mức độ đầu tư nước ngoài ảnh
hưởng đến thị trường chứng khoán thông qua tỷ giá, dựa vào chiều thay đổi của thịtrường chứng khoán bởi sự thay đổi trong giá trị tiền tệ Kết quả cũng cho thấy một
quốc gia là một nước xuất khẩu ròng khi có sự giảm giá tiền tệ sẽ không khiến thị
trường chứng khoán phát triển mạnh Trái lại, ở hầu hết các quốc gia, sự giảm giá
Trang 16tiền tệ sẽ làm cho thị trường chứng khoán đi xuống, điều này có thể được giải thíchrằng khi đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng mạnh hơn lên thị trường tài chính hơn làcác doanh nghiệp xuất khẩu Kiểm định nhân quả cho thấy không có mối quan hệnhân quả rõ ràng giữa thị trường chứng khoán tác động tới tỷ giá hay ngược lại,
điều này cho thấy tỷ giá và thị trường chứng khoán hoạt động như một hệ thống tácđộng liên tục lẫn nhau
Mu-Lan Wang và các cộng sự (2010) tìm thấy mối quan hệ đồng tích hợp giữagiá dầu thô, giá vàng, tỷ giá USD với chỉ số chứng khoán của các nước Đức, Nhật,
Đài Loan, Trung Quốc Kết quả mà tác giả đưa ra qua phân tích nhân quả Granger
thì giá vàng và chỉ số chứng khoán của Đài Loan hoàn toàn độc lập nhau, giá vàngchỉ tác động đến tỷ giá ngoại tệ USD/NT
Sarbapriya Ray(2012) sử dụng dữ liệu hàng tháng giá đóng cửa của chứngkhoán và tỷ giá của 5 nước châu Á ( HongKong, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Singapore) trong giai đoạn 1/2002 đến 12/2010 Phương pháp được sử dụng là kiểmđịnh đồng liên kết Johansen Kiểm định đồng liên kết Johansen cho thấy không cóđồng liên kết giữa giá chứng khoán và tỷ giá tại Ấn Độ và Hàn Quốc Đồng thờikhông có tương quan tại hai nước này nhưng có mối quan hệ tại HongKong, Nhật
Bản và Singapore Điều này có nghĩa là không có sự di chuyển cùng nhau giữa 2biến và không có biến nào có thể được dự báo bởi giá trị quá khứ của biến kia tại
Ấn Độ và Hàn Quốc Kiểm định nhân quả Granger chỉ ra rằng có mối quan hệ một
chiều ở Singapore và Ấn Độ từ giá chứng khoán đến tỷ giá Ta có thể nói rằng giáchứng khoán ảnh hưởng đến tỷ giá của đôla Singapore và rupee Ấn Độ và giáchứng khoán có thể dùng để dự đoán tỷ giá tại nước đó Điều này không xảy ra tạiNhật Bản, Hongkong và Hàn Quốc và người tham gia thị trường sẽ không thể dùngthông tin từ một thị trường để dự đoán cho thị trường khác được
Husam Rjoub (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và
tỷ giá tại Turkey, đồng thời xem giá chứng khoán Mỹ là thị trường toàn cầu trongngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn 8/2001 đến 8/2009 Tác giả sử dụng phương
Trang 17pháp kiểm định đồng liên kết, kiểm định nhân quả Granger và phân tích phản ứngxung lực (impulse response tests) Kết quả cho thấy kiểm định đồng liên kết chothấy có đồng liên kết trong dài hạn; kiểm định nhân quả Granger chỉ ra rằng có mốiquan hệ 2 chiều giữa tỷ giá và giá chứng khoán, và phân tích phản ứng xung lực chỉ
ra rằng cú sốc trong giá chứng khoán, tỷ giá, giá chứng khoán Mỹ chỉ là nhất thời.Một cách tổng quát, nếu giữa tỷ giá và giá chứng khoán tồn tại một mối quan
hệ dài hạn, các nhà đầu tư có thể dùng thông tin ở thị trường này để dự báo xu
hướng tương lai của thị trường kia và ngược lại Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ tồn
tại ở một số quốc gia nhất định Chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng qua lạicũng khác nhau giữa các nền kinh tế qua các giai đoạn Hay nói cách khác, mức độ
và chiều hướng quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán là đặc trưng tại mỗiquốc gia
Trang 18Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài
tỷ giá
3 G William
Schwert
(1989)
Dữ liệu được thu thập từ
Mỹ, bao gồm tỷ suất sinhlợi của chứng khoán từ, lãisuất ngắn hạn và dài hạn, tỷsuất sinh lợi đối với tráiphiếu doanh nghiệp dàihạn, tỷ lệ lạm phát từ 1857
– 1987, chỉ số công nghiệp
từ 1889 – 1987, cung tiền
từ 1867 – 1987 Phương
pháp được sử dụng là hồi
quy GLS, mô hình VAR
Nghiên cứu ảnh hưởng của cácnhân tố như tỷ suất sinh lợi tráiphiếu, tỷ lệ lạm phát, tốc độ
tăng trưởng của cung tiền, tốc
độ tăng trưởng các ngành công
nghiệp đến sự biến động của giáchứng khoán
Những biến động trong các biến vĩ mô cóthể dùng để dự đoán biến động trong tỷsuất sinh lợi của cổ phiếu và trái phiếu.Mặc khác, những biến động trong tỷ suấtsinh lợi của cổ phiếu và trái phiếu có thể
dự đoán ảnh hưởng của các biến vĩ mô
Ngoài ra, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến
độ biến động của chứng khoán và tồn tại
mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và
sự biến động này
4 Bahmani- Sử dụng mô hình nhân quả Phân tích mối quan hệ giữa chỉ Nhóm tác giả không tìm thấy mối quan hệ
Trang 195 Ratner
(1993)
Mô hình phân tích đồngliên kết thông qua việcphân tích số liệu theo tháng
từ tháng 3/1973 đến tháng12/1989
Kiểm định sự ảnh hưởng của tỷ
giá đồng USD đến chỉ số giá
chứng khoán tại Mỹ
Không có sự ảnh hưởng của tỷ giá đến chỉ
số giá chứng khoán trong thời kỳ nghiêncứu, ngay cả khi chia nhỏ thời kỳ nghiêncứu thành các kỳ nghiên cứu khác nhau
6 Mukherjee
và Nake
(1995)
Sử dụng mô hình vectohiệu chỉnh sai số - VECM(Vecto error correctionmodel) Nghiên cứu baogồm 240 quan sát hàngtháng cho mỗi biến trong
giai đoạn từ tháng 1 năm
1971 đến tháng 12 năm
1990
Phân tích mối quan hệ giữa giá
cổ phiếu Tokyo với sáu biếnkinh tế vĩ mô
Quan hệ giữa giá cổ phiếu thị trườngTokyo và tỷ giá hối đoái, lượng cung tiền,sản phẩm công nghiệp thì tích cực Tuynhiên quan hệ giữa giá cổ phiếu với lạmphát và lãi suất thì lại hỗn hợp
7 Ajayi và
Mougoue
(1996)
Sử dụng mô hình điềuchỉnh sai số
Phân tích mối quan hệ giữa giáchứng khoán và tỷ giá tại tám
nước phát triển (Canada, Pháp,Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Anh và
Mỹ)
Có mối quan hệ giữa hai biến tỷ giá và giáchứng khoán trong cả dài hạn và ngắnhạn
8 Yu Qiao
(1997)
Sử dụng chỉ số chứngkhoán theo ngày và tỷ giágiao ngay thu thập từ thị
trường tài chính của Hong
Kong, Tokyo và Singapore
Kiểm định mối quan hệ giữa tỷgiá và chỉ số giá chứng khoán từthị trường tài chính của HongKong, Tokyo và Singapore
Sự thay đổi của giá chứng khoán bị gây rabởi sự thay đổi của tỷ giá tại Tokyo,
Hongkong nhưng không được tìm thấy tại
thị trường Singapore Theo mối quan hệ
ngược lại, kết quả cho thấy chỉ tồn tại ở
Trang 20trong giai đoạn từ ngày 1tháng 3 năm 1983 đến ngày
15 tháng 6 năm 1994 Sử
dụng phương pháp kiểm
định nhân quả Granger và
mô hình VAR
Tokyo Do đó, thị trường Tokyo tồn tại có
mối quan hệ hai chiều giữa lợi nhận chứngkhoán và sự thay đổi trong tỷ giá
Ngoài ra, kết quả cho thấy có mới quan hệdài hạn ổn định giữa giá chứng khoán và
tỷ giá đối với mức độ khác nhau ở cả bathị trường trên
Phân tích mối quan hệ nhân quảgiữa chỉ số giá chứng khoán vàthị trường tiền tệ tại Indonesia,Philippines, Hàn Quốc,
HongKong, Singapore, Thái
Lan, Malaysia, Đài Loan
Có mối quan hệ nhân quả giữa chỉ số giáchứng khoán đến thị trường tiền tệ tại
Indonesia và Philippines, trong khi đó tại
Hàn Quốc đã cho kết quả ngược lại
Không có mối quan hệ cụ thể nào tạiHongKong, Singapore, Thái Lan hayMalaysia Tuy nhiên, tại Đài Loan xuấthiện mối quan hệ nhân quả hai chiều giữachỉ số giá chứng khoán và thị trường tiềntệ
Nghiên cứu quan hệ giữa lạmphát, sản phẩm công nghiệp, vàgiá cổ phiếu trong nền kinh tếTrung Quốc
Kết quả là có ý nghĩa phủ định giữa giá cổphiếu và lạm phát Tương tự sản phẩmcông nghiệp cũng có ý nghĩa phủ định ảnh
hưởng lên giá cổ phiếu
Trang 21tỷ giá tại HongKong, Malaysia,
Thái Lan và Đài Loan
Có mối quan hệ nhân quả mạnh giữa chỉ
số giá chứng khoán và tỷ giá tại các nướctrên
Kết quả nghiên cứu đã phù hợp theo quan
điểm truyền thống (traditional approach)
tại Hàn Quốc, trong khi đó quan điểmdanh mục (portfolio approach) được tìmthấy tại Philippines
đa hóa hàm hợp lý
Johansen Sử dụng số liệuthị trường theo ngày từ
năm 1993 đến năm 1996
với 618 quan sát
Phân tích mối quan hệ giữa giáchứng khoán và tỷ giá hối đoáicho các quốc gia thuộc khối G7
(Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật
Bản, Anh, Mỹ)
Trong dài hạn, không có bất kỳ mối quan
hệ đáng kể nào giữa giá chứng khoán và
tỷ giá hối đoái Trong ngắn hạn, chỉ tồn tạimối quan hệ giữa tỷ giá và giá chứngkhoán trong thời gian một ngày tại một sốquốc gia nhất định (Đức, Canada, Anh, Ý,Nhật)
đồng tiền các nước từ 4nước Nam Á so với đồngđôla Mỹ Dữ liệu được sử
dụng là theo tháng trong
giai đoạn 1/1994 đến12/2000 Phương pháp sử
dụng của của tác giả làkiểm định đồng liên kết,
mô hình hiệu chỉnh sai số
Kiểm định mối quan hệ dài hạn
và ngắn hạn giữa giá chứngkhoán và tỷ giá tại 4 nước Nam
Á Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka
và Bangladesh
Kết quả là không có mối quan hệ giữa tỷgiá và chứng khoán đối với Pakistan và
Ấn độ, không có mối quan hệ ngắn hạn tại
Bangladesh và Sri Lanka Tuy nhiên cómối liên hệ nhân quả giữa các biến này tạiBangladesh và Sri Lanka trong dài hạn
Trang 22(ECM) , kiểm định nhânquả Granger
và mô hình ECM
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷgiá và giá chứng khoán tại bốn
nước Đông Nam Á (Indonesia,
Philippines, Singapore và Thái
Lan) trong giai đoạn 1993 –
2002
Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quảtại Thái Lan và Singapore, có đồng liênkết giữa chỉ số chứng khoán và tỷ giá đốivới tất cả các quốc gia
Kết quả từ phân tích VAR chỉ ra rằng mỗichỉ số chứng khoán được giải thích bởi chỉ
số chứng khoán khác Mô hình ECM chothấy chứng khoán và tỷ giá không điềuchỉnh sai số trong mối quan hệ dài hạn trừ
trường hợp sự điều chỉnh của đồng đôlaSingapore đối với sự điều chỉnh chỉ sốStraits Times và Rupiah đối với sự điều
chỉnh chỉ số Jakarta Compoiste
16 Benjamin
Tabak
(2006)
Dữ liệu được thu thập là
giá đóng cửa hàng ngàytrong giai đoạn 1/8/1994đến 14/5/2002 tại São
Paulo Stock ExchangeIndex (IBOVESPA) và tỷgiá hối đoán (Real/ ĐôlaMỹ) Thực hiện kiểm địnhtính dừng, đồng liên kếtnhằm kiểm tra mối quan hệ
Nghiên cứu mối quan hệ giữagiá chứng khoán và tỷ giá củanền kinh tế Brazil
Kêt quả là không tồn tại quan hệ này trongdài hạn, tuy nhiên có mối quan hệ tuyếntính từ giá chứng khoán tới tỷ giá, điềunày phù hợp với cách tiếp cận danh mục.Ngoài ra, có mối quan hệ phi tuyến từ tỷ
giá đến giá chứng khoán phù hợp với quanđiểm truyền thống rằng tỷ giá ảnh hưởngđến giá chứng khoán
Trang 23trong dài hạn.
17 Kurihara
(2006) Dữ liệu được sử dụng làtheo ngày.
Nghiên cứu mối quan hệ giữacác biến vĩ mô và chỉ số chứngkhoán Nhật Bản trong gian đoạn
tháng 3 năm 2001 tới tháng 9năm 2005
Kết quả cho thấy lãi suất trong nướckhông ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán.Tuy nhiên, tỷ giá và chỉ số chứng khoán
Mỹ có tác động đến chỉ số chứng khoánNhật Bản
và kiểm định nhân quảGranger
Nghiên cứu về mối quan giữagiá chứng khoán và tỷ giá hối
đoái tại các nền kinh tế chuyểnđổi Đông Âu (Cộng Hòa Séc,
Hungary, Ba Lan, Slovakia) vàmột số quốc gia phát triển (Mỹ,
Đức, Anh)
Tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán không
có xu hướng di chuyển cùng với nhau cả
trong dài hạn và ngắn hạn, ngoại trừ
trường hợp của Slovakia, nơi có mối quan
hệ đồng liên kết trong hai biến số này.Không có mối quan hệ dài hạn giữa thị
trường chứng khoán và tỷ giá Ngoài ra,
tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiềugiữa tỷ giá và giá chứng khoán tại một sốquốc gia như Hungary, Ba Lan và CộngHòa Séc
đại (Maximum Likelihood
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng
đến giá chứng khoán để dự đoán
sự thay đổi của giá chứng khoán
trong tương lai tại 12 quốc gia
bao gồm Mỹ, Đức, Nhật, Úc,
Canada, Đan Mạch, Pháp, Hà
Lan, Anh, Thụy Điển, Belgium
và Áo trong giai đoạn từ 1/1978
Kết quả cho thấy tỷ giá là một nhân tố tác
động đến giá chứng khoán trong ngắn hạnđối với toàn bộ các quốc gia quan sát trừ
Mỹ Ngoài ra, giá hàng hóa, cung tiềncũng tác động đến hầu hết các quốc gia
Trang 24Nghiên cứu về mối quan hệ giữa
tỷ giá và giá chứng khoán tại
Đài Loan và Nhật Bản
Tồn tại một mối quan hệ cân bằng dài hạngiữa tỷ giá NTD/JPY và giá chứng khoántại Nhật Bản và Đài Loan Tuy nhiên, sựmất cân xứng trong quan hệ đồng liên kếtchỉ tồn tại ở thị trường tài chính Đài Loan
Và không có mối quan hệ nhân quả giữahai biến số trong ngắn hạn
đồng liên kết, vector hiệu
chỉnh sai số (VECM) và
mô hình VAR cùng kiểm
định nhân quả Granger
Kiểm tra ảnh hưởng của tỷ giálên chỉ số thị trường chứngkhoán tại 7 quốc gia EU từ 1999
đến 2009
Kết quả cho thấy rằng mức độ đầu tư nướcngoài ảnh hưởng đến thị trường chứngkhoán thông qua tỷ giá, dựa vào chiều
thay đổi của thị trường chứng khoán bởi
sự thay đổi trong giá trị tiền tệ Kết quảcũng cho thấy một quốc gia là một nướcxuất khẩu ròng khi có sự giảm giá tiền tệ
sẽ không khiến thị trường chứng khoánphát triển mạnh Trái lại, ở hầu hết cácquốc gia, sự giảm giá tiền tệ sẽ làm cho thị
trường chứng khoán đi xuống Kiểm định
nhân quả cho thấy không có mối quan hệnhân quả rõ ràng giữa thị trường chứng
khoán tác động tới tỷ giá hay ngược lại
22 Mu-Lan
Wang và
các cộng sự
phân tích nhân quả Granger Phân tích mối quan hệ giữa giá
dầu thô, giá vàng, tỷ giá USDvới chỉ số chứng khoán của các
Giá vàng và chỉ số chứng khoán của Đài
Loan hoàn toàn độc lập nhau, giá vàng chỉ
Trang 25(2010) nước Đức, Nhật, Đài Loan,
Trung Quốc
tác động đến tỷ giá
23 Sarbapriya
Ray(2012) Sử dụng dữ liệu hàng thánggiá đóng cửa của chứng
khoán và tỷ giá Phương
pháp được sử dụng là kiểmđịnh đồng liên kết Johansen
và kiểm định nhân quảGranger
Phân tích mối quan hệ giữa chỉ
số giác chứng khoán và tỷ giátại năm nước châu Á (
HongKong, Ấn Độ, Nhật Bản,Hàn Quốc và Singapore) trong
phân tích phản ứng xunglực (impulse response tests)
Nghiên cứu mối quan hệ giữathị trường chứng khoán và tỷ giátại Turkey, đồng thời xem giáchứng khoán Mỹ là thị trườngtoàn cầu trong ngắn hạn và dàihạn trong giai đoạn 8/2001 đến8/2009
Có đồng liên kết trong dài hạn; và có mối
quan hệ 2 chiều giữa tỷ giá và giá chứngkhoán, và phân tích phản ứng xung lực chỉ
ra rằng cú sốc trong giá chứng khoán, tỷgiá, giá chứng khoán Mỹ chỉ là nhất thời
Trang 262.2 Kết quả nghiên cứu trong nước
Nguyễn Phú Hiếu (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô
đến chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu thực
hiện trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 12 năm 2009 Kết quả nghiêncứu cho thấy, trong dài hạn chỉ số chứng khoán bị tác động ngược chiều của yếu tốlạm phát và lãi suất bình quân của thị trường liên ngân hàng, trong ngắn hạn chỉ sốchứng khoán bị tác động cùng chiều bởi chính nó với độ trễ (1 tháng và 4 tháng)
đồng thời bị tác động ngược chiều bởi yếu tố lãi suất với độ trễ (4 tháng)
Lê Xuân Sang (2012) nghiên cứu tác động của các biến vĩ mô như lãi su ất, tỷgiá, lạm phát và giá vàng đến VNI-Index Dữ liệu được sử dụng theo tháng từ tháng
01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy: sự thay đổi của
lạm phát và lãi suất có tác động ngược chiều với chỉ số VNI-Index (phù hợp với kỳvọng của đề tài nghiên cứu) Tuy nhiên diễn biến giá vàng lại tác động cùng chiềuvới chỉ số VNI-Index là không phù hợp với cơ sở lý thuyết Trong mô hình không
có sự xuất hiện của biến tỷ giá, điều này chứng tỏ yếu tố tỷ giá trong giai đoạnnghiên cứu không tác động đến VNI-Index hoặc nếu có chỉ là tác động gián tiếp vàrất yếu trong dài hạn
Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Quyết (2013) nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ giáhối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ ChíMinh Dữ liệu được lấy từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2012 Bài nghiêncứu sử dụng số liệu chuỗi thời gian theo tháng và phương pháp phân tích số liệudựa trên kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định nhân quả Granger, mô hình VAR vàhàm phân rã phương sai Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa giá cổ phiếu với tỷgiá hối đoái tại bậc trễ 2 và lãi suất tại bậc trễ 1 Đồng thời giá chứng khoán còn bị
tác động bởi chính nó tại bậc trễ 1 và 2
Trang 27III MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chỉ số giá chứngkhoán và tỷ giá trong thời kỳ nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sẽ cho biết chỉ số giáchứng khoán có tác động đến tỷ giá và ngược lại hay chỉ có tác động một chiều từ tỷ
giá đến chỉ số chứng khoán hay ngược lại, tức sự thay đổi của chỉ số giá chứng
khoán sẽ làm thay đổi đến chính sách tỷ giá Để tìm ra mối quan hệ nhân quả trên,học viên sử dụng các mô hình kinh tế lượng vì vậy phương pháp nghiên cứu định
lượng là kim chỉ nam cho vấn đề nghiên cứu trong luận văn Theo Bryman và Bell(2007) đã định nghĩa phương pháp nghiên c ứu định lượng như sau: phương pháp
nghiên cứu định lượng nhấn mạnh đến việc thu thập và phân tích số liệu Phương
pháp này được thực hiện thông qua các cách như sau: (i) kế thừa những nghiên cứutrước đây cho thấy mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu, và cách này
nhấn mạnh đến việc kiểm định các lý thuyết để rút ra kết luận; (ii) thông qua nhữngvấn đề thực tế đang xảy ra hay những mô hình quy phạm trong khoa học tự nhiên và(iii) cụ thể hóa các quan điểm xã hội, một thực thể xã hội Trong luận văn, học viên
sử dụng các phương pháp kinh tế lượng khác nhau, đặc biệt là sử dụng các phươngpháp nghiên cứu theo Benjamin (2006), sau đó thu thập các dữ liệu về tỷ giá và chỉ
số giá chứng khoán và rút ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa hai biến nghiêncứu Dựa trên kết quả nghiên cứu, học viên tiếp tục đối chiếu với kết quả của cácnghiên cứu trước đây của các tác giả khác nhằm kiểm định lại tính đúng đắn của môhình
Có nhiều phương pháp kinh tế lượng khác nhau đã đư ợc sử dụng khi nghiêncứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Các phương pháp này đềudựa trên những mô hình, quy trình phân tích số liệu chuỗi thời gian Nếu các chuỗi
dữ liệu nghiên cứu là những chuỗi thời gian có kỳ vọng, phương sai và hiệp phương
sai không đổi theo thời gian, hay còn gọi là các chuỗi dừng, phương pháp hồi quy
bình phương nhỏ nhất OLS có thể được sử dụng mà vẫn đảm bảo tính vững và tínhhiệu quả của mô hình Ngoài ra, phần lớn các nghiên cứu trước đây đều sử dụng mô
Trang 28hình VAR để kiểm định quan hệ nhân quả giữa các biến số Tuy nhiên, trong kinh tế
có nhiều biến số mà giá trị quan sát của nó là các chuỗi không dừng do đó sẽ hạnchế khả năng phân tích nếu áp dụng các phương pháp hồi qui thông thường Đểphân tích các chuỗi không dừng này, mô hình VAR được bổ sung nhân tố hiệuchỉnh sai số Với mô hình VAR tổng quan có thể có hai mô hình với nhân tố hiệuchỉnh sai số là ECM và VECM Bên cạnh đó, các mô hình ARCH và GARCH được
sử dụng trong một số trường hợp các chuỗi thời gian với các biến động thay đổitheo thời gian và bị chia khúc, nghĩa là có các giai đoạn biến động rất cao, sau đó là
các giai đoạn yên tĩnh (Benjamin Tabak 2006) Việc phân tích mối quan hệ giữa tỷ
giá USD/VND và chỉ số chứng khoán VNINDEX được thực hiện bằng cách dựatrên mô hình VAR Ngoài ra, mô hình GARCH để áp dụng nhằm loại bỏ các nhân
tố biến động ngẫu nhiên trong dữ liệu chuỗi thời gian
3.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit roots test)
Mô hình kiểm định Dickey Fuller bổ sung (Augmented Dickey Fuller,1981)hay mô hình ADF được sử dụng để kiểm tra tính dừng cho chuỗi dữ liệu với cả xu
hướng và hệ số chặn Mô hình ADF(p) được tổng quát bằng phương trình sau:
= + (1 − ) + + ∑ ∆ + (1)
Để xác định trật tự của các biến trễ trong phương trình (1), chỉ tiêu Thông tin
Bayesian Schwarz được sử dụng cũng như thiết lập thêm yêu cầu về độ nhiễu trắng(white noise residuals) cho kết quả của mô hình kiểm định Nếu mô hình cho ra kếtquả với sự tự tương quan, trật tự của các biến trễ sẽ tiếp tục được điều chỉnh cho
đến khi không còn hiện tượng tự tương quan
Bên cạnh đó, sự sai lầm trong việc phủ định giả thiết chuỗi dữ liệu là chuỗikhông dừng thường có nguyên nhân là do lực kiểm định thấp (low power) của kiểm
định nghiệm đơn vị Vì vậy, Kwiatkowski, Phillips, Schmidt và Shin (1992) đã đề
xuất một phương pháp kiểm định với giả thiết chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng Mô hìnhkiểm định được cho bởi phương trình sau:
Trang 29KPSS = ∑ ( ) (2)Với
= ∑ (3)
Và
= ∑ + ∑ (1 −( )) ∑ (4)
Trong đó: T là số quan sát, L là độ dài của trễ và e i ’s là các phần dư.
Thêm vào đó, các chuỗi dữ liệu về tỷ giá và chỉ số giá chứng khoán thường
chứa đựng các điểm gãy nội sinh (structural breaks), nên chúng tôi cũng đã tiếnhành một kiểm định nghiệm đơn vị khác cho phép thể hiện các điểm gãy trong cấutrúc dữ liệu Chúng tôi sử dụng kiểm định Zivot và Andrews (1992), được cho bởi
mô hình đề xuất như sau:
∆ = + (1 − ) + + (ϗ) + ∑ + ∆ + (5)
Với (ϗ) = 1 khi t > ϗ ; ϗ cho thấy vị trí của điểm gãy
Ý tưởng chính của kiểm định Zivot- Andrews là lựa chọn các điểm gãy có kếtquả ít ủng hộ nhất cho giả thiết chuỗi dữ liệu là không dừng
3.1.2 Kiểm định đồng liên kết (Cointegration)
3.1.2.1 Phương pháp hai bước Engle và Granger (1987)
Lý thuyết đồng liên kết được phát triển bởi Granger (1981) và được hoàn thiệnbởi Engle và Granger vào năm 1987 Theo đó, các biến số chuỗi thời gian khôngdừng có thể sẽ trở thành các chuỗi dừng bằng cách kết hợp tuyến tính giữa các biến
số này Và như thế, giữa các biến số này có quan hệ đồng liên kết với nhau Quan
hệ đồng liên kết này hàm ý rằng tồn tại một mối quan hệ ổn định trong dài hạn giữacác biến số Ngay cả khi mối quan hệ giữa các biến số rời khỏi mức cân bằng do cácnhân tố tác động trong ngắn hạn thì theo thời gian, mức độ phân tán của các biến số
sẽ giảm dần và tiến về mức độ cân bằng tổng thể
Trang 30Kiểm định đồng liên kết hai bước Engle- Granger gồm hai bước sau: Bước đầutiên, kiểm tra trật tự liên kết của các biến Sau đó, sử dụng kiểm định quan hệ hồiqui giữa các biến bằng phương pháp OLS đơn giản.
= + + (6)
= + + (7)
Cuối cùng, dùng kiểm định ADF đối với chuỗi phần dư và Giả thiết
không có đồng liên kết sẽ bị bác bỏ nếu các chuỗi phần dư là chuỗi dừng
3.1.2.2 Kiểm định đồng liên kết với điểm gãy nội sinh
Gregory và Hansen (1996) đã áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị Zivot vàAndrews (1992) để trình bày cách kiểm định đồng liên kết của Engle- Granger, chophép các điểm gãy nội sinh trong cấu trúc chuỗi dữ liệu Mô hình kiểm định được
cho bởi phương trình sau:
= + + ϗ (ϗ) + + (8)
Bước tiếp theo là kiểm tra xem chuỗi phần dư của phương trình là chuỗidừng hay có nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định ADF tiêu chuẩn
3.1.3 Hàm phản ứng đẩy và kiểm định nhân quả (casuality test)
Mô hình VAR đa biến được sử đụng để kiểm định quan hệ nhân quả tuyếntính Nếu như giữa tỷ giá và giá chứng khoán không có mối quan hệ đồng liên kết,
mô hình VAR được cho bởi công thức:
∆ = + ∑ ∆ + ∑ ∆ + (9)
∆ = + ∑ ∆ + (10)
Ngược lại, nếu tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái và giá
chứng khoán, mô hình VAR nên được bổ sung thành phần hiệu chỉnh sai số:
∆ = + ( + ) + ∑ ∆ + ∑ ∆ + (11)
∆ = + ( + ) + ∑ ∆ + ∑ ∆ + (12)
Trang 313.2 Cơ sở dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ
giá và chỉ số giá chứng khoán trong thời kỳ nghiên cứu, tác giả sử dụng dữ liệu thứcấp Theo Boslaugh (2007), dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập không nhằm đểtrả lời cho bất kỳ một câu hỏi nghiên cứu cụ thể nào và người sử dụng dữ liệu nàykhông tham gia vào quá trình thu thập để tạo ra dữ liệu trên Theo như (Bryman,Bell (2007) thì việc sử dụng dữ liệu thứ cấp có một lợi thế rất lớn là tiết kiệm đượcchi phí và thời gian vì khi sử dụng dữ liệu này, người sử dụng không tốn thời gian
và chi phí để tính toán mà chỉ thu thập số liệu và tập trung vào việc xử lý số liệu
Tuy nhiên, việc sử dụng dữ liệu thứ cấp cũng có khuyết điểm chính là tính khôngthống nhất trong phương pháp tính toán ra số liệu Mỗi đơn vị sẽ quy định và
phương pháp khác nhau trong việc tính toán số liệu thứ cấp từ dữ liệu sơ cấp Trong
bài luận văn, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp chính là chỉ số giá chứng khoánVNINDEX tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và tỷ giá bìnhquân liên ngân hàng được cung cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Chỉ số giá chứngkhoán chính là chỉ số đóng cửa vào cuối phiên giao dịch và được thu thập từ Sởgiao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Nguồn dữ liệu của tác giả sử dụngtrong luận văn đều đáng tin cậy vì được thu thập từ Ngân hàng nhà nước và Sở giaodịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.1: Biến động tỷ giá liên ngân hàng (USD/VND)
Trang 32Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần quyết định điều chỉnh biên
độ tỷ giá Vào ngày 24 tháng 3 năm 2009, lần đầu tiên kể từ năm 2007, Ngân hàngNhà nước tăng biên độ tỷ giá USD và Việt Nam đồng lên +/-5% Mục đích chính
của đợt thay đổi biên độ tỷ giá như trên được Ngân hàng Nhà nước giải thích làgiúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị
trường và tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án
sản xuất kinh doanh trong năm 2009 Đây là đợt điều chỉnh có biên độ lớn nhất
Tuy nhiên, đến ngày 25 tháng 11 năm 2009, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏngbiên độ tỷ giá lên +/-3% do tình trạng chênh lệch lớn giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá
ở thị trường không chính thức, giá trị chênh lệch đến 2.000 đồng Thông điệp của
Ngân hàng Nhà nước trong đợt điều chỉnh tỷ giá nhằm điều hành tỷ giá trong mốiquan hệ lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế, điềuchỉnh linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá sẽ điều chỉnh lên17.961VND/USD từ ngày 26/11/2009 So với tỷ giá ngày 25/11/2009 thì giá thamchiếu đã tăng đến 5,44% Đây chính là đợt điều chỉnh tăng mạnh nhất trong các
năm Qua Hình 1 biểu diễn biến động tỷ giá trong kỳ quan sát thì tồn tại một sốđiểm gãy nội sinh bắt đầu từ ngày 25/11/2009 Điểm gãy nội sinh này cũng được
Trang 33giải thích bằng việc thay đổi biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm
trên Hơn thế nữa, việc điều chỉnh biên độ lần này là rất lớn nên sẽ ảnh hưởng đến
thị trường chứng khoán Điều này sẽ được kiểm chứng qua mô hình định lượng ởphần sau
Hình 3.2 biểu diễn biến động của chỉ số chứng khoán VNINDEX cùng giai
đoạn Vào ngày 12/3/2007, VNINDEX đã đ ạt mức 1170.7, mức điểm cao nhất
trong lịch sử chỉ số này
Hình 3.2: Biến động của chỉ số chứng khoán VNINDEX
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Từ khi thị trường chứng khoán được chính thức đi vào hoạt động cho đến năm
2005 là giai đoạn thị trường dao động với trạng thái gật gù, ngoại trừ cơn sốt chứngkhoán vào năm 2001, khi đó chỉ số VNIndex đạt cao nhất là 571,04 điểm vào sáutháng đầu năm, nhưng sau đó vào sáu tháng cuối năm các cổ phiếu niêm yết giảm
tới 70% giá trị Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 được xem là giai đoạn bùng
nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VNIndex đạt đỉnh 1.170,67
điểm, HaSTC Index đạt 459,36 điểm cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ về khối
Trang 34lượng niêm yết cũng như giá tr ị giao dịch của nhà đầu tư Đặc biệt sự ra đời và áp
dụng Luật chứng khoán mới đã thực sự làm cho thị trường phát triển mạnh hơn.Tuy nhiên, cùng với sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng bị
ảnh hưởng rất lớn qua đó thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phát triển thăng
trầm cùng với tiến trình hồi phục của nền kinh tế
Từ hình 3.1 và 3.2 cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ sốchứng khoán VNINDEX tăng trưởng nhanh trong giai đoạn tỷ giá ổn định Ngượclại, chỉ số chứng khoán VNINDEX bắt đầu giảm mạnh trong giai đoạn có nhiềubiến động trong tỷ giá Điều này tạo ra nhiều cơ hội để nghiên cứu về mối liên hệgiữa thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái Việt Nam Nghiên cứu được thựchiện trên toàn bộ mẫu quan sát từ 2002 đến 2012 Đồng thời, chia mẫu quan sátthành hai mẫu phụ Mẫu phụ thứ nhất bắt đầu từ 01/11/2002 đến 26/11/2009 Mẫuphụ thứ hai bắt đầu từ 27/11/2009 đến 25/07/2012
Vì vậy, mẫu dữ liệu của luận văn được sử dụng là tỷ giá bình quân liên ngânhàng và chỉ số chứng khoán VNINDEX theo ngày trong giai đoạn từ 01/11/2002
đếm 25/7/2012 nên tổng số quan sát là 2337 Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ
cấp và được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Sở giao dịch chứngkhoán thành phố Hồ Chí Minh Mục đích của việc sử dụng số liệu theo ngày lànhằm quan sát sự ảnh hưởng dòng di chuyển vốn trong ngắn hạn Để thuận tiện choviệc sử dụng kết quả, các biến trong mô hình được đặt tên như sau: FX cho biến tỷgiá và VNI cho biến chỉ số giá chứng khoán VNINDEX
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chú trọng tham khảo kết quả của những nghiêncứu trước để làm nền tảng trong quá trình xây dựng làm cơ sở để tiếp cận một cáchkhoa học nhất đối với dữ liệu nghiên cứu Đặc biệt, phương pháp nghiên cứu và kếtquả nghiên cứu của Benjamin (2006) được sử dụng làm nền tảng cho bài luận văn.Tất cả các số liệu trong nghiên cứu đã đư ợc chuyển hóa sang logarit theo cơ số
e Mục đích của việc chuyển hóa dữ liệu sang logarit nhằm giảm bớt độ phân tán
Trang 35cao, cũng như có một số quan sát có giá trị bất thường của dữ liệu gốc và việc dùng
dữ liệu dưới dạng logarit sẽ thuận lợi hơn trong việc nhận dạng và phân tích dữ liệu
IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích thống kê mô tả
Dựa vào dữ liệu nghiên cứu, kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hìnhnghiên cứu như sau:
Bảng4.1: Kết quả mô tả thống kê
Trang 36Hai giá trị thống kê mô tả trong Bảng 4.1 là Skewness và Kurtosis Hai giá trịnày giúp hình dung về hình dáng của phân phối Skewess là một đo lường mức độlệch của phân phối còn gọi là hệ số bất đối xứng, khi:
Skewess = 0 : phân phối cân xứng
Skewess > 0 : phân phối lệch phải
Skewess < 0 : phân phối lệch trái
Trong khi đó, Kurtosis là một đại lượng đo mức độ tập trung tương đối của các
quan sát quanh trung tâm của nó trong mối quan hệ so sánh với hai đuôi, khi :
Kurtosis = 3 : phân phối tập trung ở mức độ bình thường
Kurtosis > 3 : phân phối tập trung hơn mức độ bình thường Tuy nhiên hìnhdạng của đa giác tần số trông sẽ khá cao và nhọn với hai đuôi hẹp
Kurtosis < 3 : phân phối tập trung hơn mức bình thường nhưng hình dạngcủa đa giác tần số là một đa giác tù với hai đuôi dài
Từ hai tiêu chuẩn nêu trên và kết quả thống kê mô tả cho thấy: hai biến trong
mô hình nghiên cứu có giá trị Skewness > 0 nên phân phối lệch phải
Giá trị Kurtosis của VN-INDEX nhỏ hơn 3 điều này cho thấy hình dạng của đagiác phân phối sẽ tù hơn với hai đuôi dài nghĩa là bi ến này có sự biến động ít, biến
thiên dao động không cao trong thời gian khảo sát nghiên cứu
Trong khi đó Kurtosis của biến tỷ giá lớn hơn 3 do đó phân phối giá trị của
biến tỷ giá tập trung hơn mức bình thường, hình dạng của đa giác tần số khá cao vànhọn với hai đuôi hẹp nghĩa là tỷ giá có những biến động mạnh và bất thường trongthời gian khảo sát và nghiên cứu
4.2 Kết quả kiểm tra tính dừng
Để kiểm tra tính dừng của dữ liệu, kiểm định nghiệm đơn vị bằng AugmentedDickey Fuller và KPSS được sử dụng Kết quả kiểm định được thể hiện trong Bảng
4.2
Trang 37Bảng 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị (Toàn mẫu)
Biến ADF-level ADF-1stdif KPSS-level KPSS -1stdif.VNI -1.218259 -20.00464* 0.794445* 0.085745
FX -1.071579 -48.29962* 1.279160* 0.047092
Nguồn: Tác giả tính dựa trên Eview 6.0
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy: kiểm định ADF ở sai phân bậc 1(1st difference) của biến FX và VNI có giá trị lớn hơn ADF của biến FX và VNI ởmức Level: điều này chỉ ra rằng Giả thiết:H0(biến không dừng) không thể bị bác bỏ
ở các mức Level (at levels) nhưng được bác bỏ ở sai phân bậc 1 (1stdifference) củatất cả bốn biến với mức ý nghĩa 5% Hay nói cách khác, chu ỗi dữ liệu được sử dụngtrong mô hình không dừng ở sai phân bậc nhất của logarit tự nhiên
Tuy nhiên, do chuỗi dữ liệu chứa điểm gãy nội sinh nên kiểm định nghiệm
đơn vị tiếp tục được sử dụng để kiểm tra tính dừng nhưng lần này kiểm định được
dựa trên mô hình Zivot và Andrew (1992) Bảng 4.3 trình bày kết quả kiểm định vàcho thấy rằng không thể bác bỏ giả thiết nghiệm đơn vị đối với chỉ số giá chứng
khoán Nhưng bác bỏ giả thiết nghiệm đơn vị đối với chuỗi tỷ giá với mức ý nghĩa
* Mức ý nghĩa ở 1% Điểm gãy trong ngoặc [ ]
Nguồn: Tác giả tính dựa trên Eview 6.0
4.3 Kết quả kiểm định đồng liên kết
Kiểm định đồng liên kết hai bước bởi Engle và Granger (1987) được sử dụng.Kết quả của phương pháp kiểm định trên cho thấy giữa các chuỗi dữ liệu không có