III. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là kiểm định mối quan hệnhân quảgiữa chỉsốgiá chứng khoán và tỷgiá trong thời kỳnghiên cứu, kết quảnghiên cứu sẽ cho biết chỉsốgiá chứngkhoán có tác động đến tỷ giá và ngược lại hay chỉ có tác động một chiều từtỷ giá đến chỉ số chứng khoán hay ngược lại, tức sự thay đổi của chỉ số giá chứng khoán sẽ làm thay đổi đến chính sách tỷ giá. Để tìm ra mối quan hệ nhân quảtrên, học viên sử dụng các mô hình kinh tế lượng vì vậy phương pháp nghiên cứu định lượng là kim chỉ nam cho vấn đềnghiên cứu trong luận văn. Theo Bryman và Bell (2007) đãđịnh nghĩa phương pháp nghiên c ứu định lượng như sau: phương pháp nghiên cứu định lượng nhấn mạnh đến việc thu thập và phân tích số liệu. Phương pháp này được thực hiện thông qua các cách như sau: (i) kếthừa những nghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệgiữa lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu, và cách này nhấn mạnh đến việc kiểm định các lý thuyết đểrút ra kết luận; (ii) thông qua những vấn đềthực tế đang xảy ra hay những mô hình quy phạm trong khoa học tựnhiên và (iii) cụ thể hóa các quan điểm xã hội, một thực thểxã hội. Trong luận văn, học viên sửdụng các phương pháp kinh tế lượng khác nhau, đặc biệt là sửdụng các phương pháp nghiên cứu theo Benjamin (2006), sau đó thu thập các dữ liệu về tỷgiá và chỉ sốgiá chứng khoán và rút ra kết luận vềmối quan hệnhân quảgiữa hai biến nghiên cứu. Dựa trên kết quả nghiên cứu, học viên tiếp tục đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu trước đây của các tác giảkhác nhằm kiểm định lại tính đúng đắn của mô hình.
Có nhiều phương pháp kinh tế lượng khác nhau đã đư ợc sử dụng khi nghiên cứu mối quan hệgiữa tỷgiá hối đoái và giá chứng khoán. Các phương pháp này đều dựa trên những mô hình, quy trình phân tích sốliệu chuỗi thời gian. Nếu các chuỗi dữliệu nghiên cứu là những chuỗi thời gian có kỳvọng, phương sai và hiệp phương sai không đổi theo thời gian, hay còn gọi là các chuỗi dừng, phương pháp hồi quy bình phương nhỏnhất OLS có thể được sửdụng mà vẫn đảm bảo tính vững và tính hiệu quảcủa mô hình. Ngoài ra, phần lớn các nghiên cứu trước đây đều sửdụng mô
hình VARđểkiểm định quan hệnhân quảgiữa các biến số. Tuy nhiên, trong kinh tế có nhiều biến số mà giá trị quan sát của nó là các chuỗi không dừng do đó sẽ hạn chế khả năng phân tích nếu áp dụng các phương pháp hồi qui thông thường. Để phân tích các chuỗi không dừng này, mô hình VAR được bổ sung nhân tố hiệu chỉnh sai số. Với mô hình VAR tổng quan có thể có hai mô hình với nhân tố hiệu chỉnh sai sốlà ECM và VECM. Bên cạnh đó, các mô hình ARCH vàGARCH được sử dụng trong một số trường hợp các chuỗi thời gian với các biến động thay đổi theo thời gian và bịchia khúc, nghĩa là có các giai đoạn biến động rấtcao, sau đó là các giai đoạn yên tĩnh (Benjamin Tabak 2006). Việc phân tích mối quan hệgiữa tỷ giá USD/VND và chỉ số chứng khoán VNINDEX được thực hiện bằng cách dựa trên mô hình VAR. Ngoài ra, mô hình GARCH để áp dụng nhằm loại bỏ các nhân tốbiến động ngẫu nhiên trong dữliệu chuỗi thời gian.